VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Mobile News|Tin Di Động (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=177)
-   -   Ứng dụng WhatsApp: 90% liên kết độc hại phát tán từ đây (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1487932)

nguoiduatinabc 07-16-2021 02:47

Ứng dụng WhatsApp: 90% liên kết độc hại phát tán từ đây
 
1 Attachment(s)
Theo dữ liệu ẩn danh được ghi nhận từ Kaspersky Internet Security for Android. Ứng dụng nhắn tin là một trong những nguồn lừa đảo phổ biến nhất. Phần lớn các liên kết độc hại được phát hiện được gửi qua WhatsApp.

Ứng dụng WhatsApp chiếm (89,6%). Tiếp theo là Telegram (5,6%). Viber đứng ở vị trí thứ ba với 4,7% và Hangouts chưa đến 1%.


Các quốc gia có số lượng các cuộc tấn công lừa đảo cao nhất là Nga (46%), Brazil (15%) và Ấn Độ (7%). Trên toàn cầu, 480 sự cố được ghi nhận mỗi ngày.

Các ứng dụng nhắn tin vượt xa mạng xă hội khoảng 20% vào năm 2020 về mức độ phổ biến và mục đích sử dụng (công cụ được yêu thích nhất để giao tiếp). Kết quả khảo sát cũng cho thấy vào năm 2020, lượng người dùng toàn cầu của các ứng dụng nhắn tin lên tới 2,7 tỉ người và dự kiến sẽ tăng lên 3,1 tỷ vào năm 2023 - gần 40% dân số thế giới.

Trước thực trạng này, giải pháp Kaspersky Internet Security for Android đă bổ sung một tính năng mới là Safe Messaging (Nhắn tin an toàn). Nó sẽ ngăn người dùng mở các liên kết độc hại mà họ nhận được trong các ứng dụng nhắn tin (WhatsApp, Viber, Telegram, Hangouts) và SMS. Sau khi phân tích, Kaspersky phát hiện 91.242 lần người dùng nhấp vào liên kết trong ứng dụng nhắn tin trên ṭan cầu trong giai đoạn tháng 12/2020 đến tháng 5/2021.

Theo thống kê, Kaspersky Internet Security for Android đă phát hiện số lượng liên kết độc hại lớn nhất trong WhatsApp, một phần do nó là tŕnh nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu. Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có liên kết lừa đảo là Nga (42%), Brazil (17%) và Ấn Độ (7%). Tỉ lệ này ở Việt Nam là 0,001%.

Liên kết độc hại được ghi nhận ở ứng dụng Telegram có số lượng ít nhất nhưng có sự phân bổ về vị trí địa lư tương tự với WhatsApp, phần lớn ở Nga (56%), Ấn Độ (6%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4%). Số lượng sự cố được ghi nhận cao nhất ở Nga có thể v́ người dùng Telegram ở quốc gia này rất cao.

Dựa trên số liệu thống kê, Viber và Hangouts ghi nhận số lượng liên kết độc hại ít hơn. Sự khác biệt chính giữa 2 ứng dụng này là khu vực bị ảnh hưởng. Số sự cố ghi nhận qua Viber được xác định chủ yếu ở Nga với 89% và Cộng đồng các quốc gia độc lập - Ukraine (5%) và Belarus (2%). Phần lớn các phát hiện trên Hangouts là từ Hoa Kỳ (39%) và Pháp (39%).

Xét về số lượng các cuộc tấn công lừa đảo được ghi nhận trên mỗi người dùng WhatsApp, Brazil và Ấn Độ dẫn đầu với lần lượt là 177 và 158 lừa đảo. Đồng thời, người dùng Nga phải đối mặt với số sự cố lừa đảo trên Viber là 305 và Telegram là 79.

Tatyana Shcherbakova - nhà Phân tích cấp cao về nội dung web tại Kaspersky cho biết: “Số liệu cho thấy lừa đảo qua ứng dụng nhắn tin vẫn là một trong những phương thức phổ biến nhất. Điều này có thể v́ độ phổ biến của các ứng dụng cũng như khả năng tích hợp công cụ tấn công từ tội phạm mạng. Việc xác định lừa đảo đôi khi gặp nhiều khó khăn chỉ v́ một vài thay đổi hoặc lỗi nhỏ.

Cảnh giác kết hợp với công nghệ chống lừa đảo là sẽ là công cụ đáng tin cậy trong cuộc chiến chống lừa đảo trong các ứng dụng nhắn tin”.

koorlie 07-16-2021 04:07

Quote:

Theo thống kê, Kaspersky Internet Security for Android đă phát hiện số lượng liên kết độc hại lớn nhất trong WhatsApp, một phần do nó là tŕnh nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu. Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có liên kết lừa đảo là Nga (42%), Brazil (17%) và Ấn Độ (7%). Tỉ lệ này ở Việt Nam là 0,001%.
Ghi thế này đọc thoáng qua dễ hiểu lầm.

--> "Tỉ lệ này ở Việt Nam là 0,001%"

Xem đó th́ tệ nạn tin nhắn lường gạt ở VN là quá thấp, chỉ có 1 phần ngàn của 1 phần trăm, người đọc sẽ so với Nga hay Ấn thật là không thấm ǵ, Nga th́ đến 42% luôn!

Như vậy th́ VN vẫn c̣n được quyền an tâm.

Nhưng không phải!

V́ bài này chỉ viết riêng cho WhatsApp, ghi con số nhỏ xíu của VN xen kẽ vô chi vậy?

Bởi v́ dân VN chuyên môn xài đồ Tàu và Việt lai Tàu, Zalo, WeChat vv... Th́ trong đó các tin bịp dày đặc hằng hà sa số không c̣n đủ sức thống kê nổi.

Tin nhắn lường gạt của Tàu dồn sang VN như sông biển mỗi ngày, bằng tiếng Việt bằng tiếng Anh đầy đủ, cộng thêm tin bịp của VN nhập chung, hết thuốc chữa luôn !!!

Con số 1 phần trăm ngàn của WhatsApp không có là cái đinh gỉ ǵ cả.


All times are GMT. The time now is 15:45.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03992 seconds with 9 queries