VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Đây là ba nghi án chấn động triều Nguyễn (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1297503)

troopy 11-30-2019 08:17

Đây là ba nghi án chấn động triều Nguyễn
 
5 Attachment(s)
Có 3 nghi án chấn động triều Nguyễn mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tranh luận bởi những nghi án này đều liên quan đến “lư lịch” của các vua.

Dù hàng trăm năm trôi qua, nhưng 3 nghi án dưới triều Nguyễn: vua Minh Mạng triệt ḍng đích hoàng tử Cảnh, vua Tự Đức là con ai, vua Bảo Đại là con ai vẫn c̣n những điều bí ẩn, để lại cho hậu thế biết bao thắc mắc.

Vua Minh Mạng triệt ḍng đích hoàng tử Cảnh?
Vụ Mỹ Đường (con trai hoàng tử Cảnh) thông dâm với mẹ đẻ xảy ra dưới triều vua Minh Mạng đă đặt ra câu hỏi, liệu vua có dựng nên câu chuyện tội lỗi này để triệt ḍng đích hoàng tử Cảnh (con trưởng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan)?

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1575101640

Hoàng tử Cảnh hồi làm con tin ở bên Pháp.
Theo Đại Nam liệt truyện, Mỹ Đường, con trai lớn của Hoàng tử Cảnh và bà Tống Thị Quyên (con trai thứ hai là Mỹ Thùy). Theo truyền thống “phụ truyền tử kế”, hoàng tử Cảnh sẽ nối nghiệp Gia Long. Nhưng không may, hoàng tử mất trước khi thân phụ lên ngôi (năm 1801) khi mới 21 tuổi. Khi vua Gia Long ở ngôi, tuổi đă cao, các quan xin dựng ngôi Trừ nhị (người dự bị để nối ngôi vua). Có người xin lập hoàng tôn Mỹ Đường, vua không nghe. Năm 1820, vua qua đời, Hoàng tử Đảm lên ngôi lấy niên hiệu là Minh Mạng.

Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đă thực hiện nhiều cải cách lớn cả trong lẫn ngoài. Trong việc gia đ́nh, vua cho làm lại gia phả nhà Nguyễn (phân biệt thân sơ, phiên hệ, đế hệ)

Vụ việc Mỹ Đường thông dâm với mẹ đẻ là Tống Thị Quyên được sử sách của triều Nguyễn chép diễn ra vào cuối năm Minh Mạng thứ 5 (1824). Sách Đại Nam thực lục cho biết: Trước đó, có người cáo Mỹ Đường là người dâm dật, thông gian với mẹ đẻ là Tống Thị Quyên. Lê Văn Duyệt đem chuyện tâu kín. Vua sai bắt thị Quyên giao cho Lê Văn Duyệt d́m chết và cấm Mỹ Đường không được vào chầu hầu. Đến nay Mỹ Đường dâng sớ nói có bệnh xin nộp trả ấn sách và xin miễn làm thứ nhân, về ở nhà riêng. Vua với các công thần vào bàn và y cho. Tháng 2 năm Minh Mạng thứ 6 (1825), Mỹ Đường đă có tội ở nhà riêng, thường đến thăm con ở xă An Ḥa, có người cho là trốn tâu lên. Vua bảo rằng: Hành vi của nó (Mỹ Đường) hơn là chó lợn, trẫm nghĩ cái t́nh Anh Duệ hoàng thái tử không nỡ làm tội, nay lại nghe kẻ bậy bạ xui khiến, muốn làm ǵ chăng? Liền sai thị vệ bắt về, phái binh canh giữ rồi tha.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1575101640

Chân dung vua Minh Mạng.
Trong cuốn Chuyện các ông hoàng triều Nguyễn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng việc vua Minh Mạng giết chị dâu và giam các cháu là nỗi đau của hoàng tộc. Chuyện này có nhiều chi tiết hư hư thực thực không lấy làm chắc chắn. Ngay cả nhà sử học Trần Trọng Kim cũng phải thú nhận rằng: Việc ngài (Minh Mạng) giết chị dâu là bà vợ hoàng tử Cảnh và các cháu, th́ không thấy sách nào chép cả, chỉ thấy một đôi người truyền ngôn như thế mà thôi. Việc ấy thực hư thế nào không rơ.

Ông Xuân cũng thừa nhận sách Đại Nam thực lục cũng có những điều khó hiểu. Ông đă đặt ra một số nghi vấn như sau: Một người như Mỹ Đường xung quanh có biết bao thê thiếp trẻ trung, đẹp đẽ, sao Mỹ Đường không thỏa măn tính dâm dật ấy mà lại đi thông gian với mẹ? Nếu việc loạn luân ấy không may đă diễn ra th́ diễn ra trong pḥng the nơi công phủ kín đáo làm sao có người biết để báo cho Lê Văn Duyệt? Phải chăng đây là một thủ đoạn chính trị. Vua Minh Mạng dựng ra chuyện tội lỗi ấy để triệt ḍng đích hoàng tử Cảnh? Việc làm này có liên quan ǵ đến sự kiện vua Minh Mạng cho làm lại gia phả nhà Nguyễn (phân biệt thân sơ, phiên hệ, đế hệ) không? Dẫu vậy, đến nay vẫn chưa có nhà sử học nào tháo gỡ được cái án này cả.

Vua Tự Đức là con ai?
Lúc c̣n ở ngôi, vua Thiệu Trị luôn canh cánh bên ḷng chọn Hồng Bảo, con lớn của vợ thứ (Quư nhân Đinh Thị Hạnh) hay Hồng Nhậm con Quư Phi Phạm Thị Hằng (Từ Dũ Thái hậu) kế vị. Tháng 11 năm 1847 vua băng hà, đ́nh thần triều Nguyễn, đứng đầu là Trương Đăng Quế theo di huấn của vua đưa Hồng Nhậm lên ngôi, lấy niên hiệu là Tự Đức.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1575101640

Hoàng thái hậu Từ Dụ, thân mẫu của vua Tự Đức.
Liền ngay sau đó, dư luận thời bấy giờ đă dấy lên thông tin cho rằng: Hồng Nhậm là con đẻ của Trương Đăng Quế, hoặc Trương Đăng Quế tư thông với bà Phạm Thị Hằng, Hồng Nhậm là con đẻ của hai người. Hồng Nhậm lên ngôi là do Trương Đăng Quế sắp đặt

Trong cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, tác giả Yoshiharu Tsuboi có dẫn lời của Giáo sĩ Paul Gally trong bức thư gửi giáo sĩ Barrau của Hội Thừa sai Paris (15.1.1852), có đoạn viết: “Ông hoàng Bảo, cũng gọi là An Phong, với tư cách là trưởng nam của vua Thiệu Trị, tự nhiên đáng lẽ phải kế vị nhà vua... Nhưng ông Cai Trương, mà người ta thường gọi là Ông Quế, vị thượng thư đầy quyền lực ở triều đ́nh đă cướp ngôi của ông, để dành cho con rể của ông ta là Tự Đức”.

Sách Nguyễn Phúc tộc thế phả th́ cho biết: “Sử nhà Nguyễn chép về việc của An Phong quận vương quá vắn tắt, chứng tỏ thiếu minh bạch. Di chiếu đức Hiến Tổ (vua Thiệu Trị), tuy có chép trong Quốc triều chính biên, nhưng dính vào việc phế truất ông đương nhiên phải có đại thần Trương Đăng Quế và bà Từ Dũ”.

Theo cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q.Thắng - Nguyễn Bá Thế: “Dư luận đương thời cho rằng Trương Quang Đản (con Trương Đăng Quế) là con vua Thiệu Trị, c̣n Tự Đức mới là con của Trương Đăng Quế tư thông với bà Từ Dũ”.

Những thông tin trên, có lẽ xuất phát từ một loạt các sự kiện liên quan đến việc tranh giành quyền lực giữa hai anh em Hồng Bảo và Hồng Nhậm.

Trong cuốn Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Khánh có lư giải việc này như sau: Ngay hôm đăng quang, lấy niên hiệu là Tự Đức, chàng trai trẻ Nguyễn Phúc Hồng Nhậm đă phải chứng kiến cảnh tượng bi đát, anh trai chàng là Nguyễn Phúc Hồng Bảo uất ức ngất (có tư liệu nói thổ huyết) giữa triều đường. Phái Hồng Bảo sau đó đă tung nhiều tin tức gây dư luận không hay cho Tự Đức như chuyện gây mối ngờ Tự Đức không phải là con vua Thiệu Trị, mà chính là con của Trương Đăng Quế. Bà vợ ông này chơi thân với bà Phạm Thị Hằng, đă t́m cách đánh tráo đôi trẻ sơ sinh, để đưa con họ Trương vào thế chỗ, giành ngai vàng.

Thực hư chuyện này thế nào đến nay vẫn chưa ai rơ. Nhưng từ đó đến nay, nghi án vua Tự Đức là con ai vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Vua Bảo Đại là con ai?
Vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ, nhưng chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại), con bà Hoàng Thị Cúc (Đức Từ Cung). Theo một số nghiên cứu, vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Điều này đă gây ra nhiều đồn đại về việc ai là người cha thực sự của vua Bảo Đại.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1575101640

Chân dung vua Khải Định.
Trong sách Chuyện các bà trong cung, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, ông Phụng hóa Công Bửu Đảo vốn bị mang tiếng là bất lực. Vợ đầu của ông là bà phủ thiếp Trương Như Thị Tịnh không chịu nổi ông đă dứt áo đi tu.

Năm 1907, sau khi vua Thành Thái bị phế truất, người Pháp định đưa Bửu Đảo lên ngôi, nhưng ngặt một nỗi ông đă 23 tuổi mà vẫn không có con. Đ́nh thần không muốn đặt lên ngai vàng một người vô hậu như vậy nên phải chấp nhận đưa Duy Tân là con vua Thành Thái lên ngôi vua.

Năm 1912, một phép lạ đă xảy ra, bà Hoàng Thị Cúc (Đức Từ cung) phủ thiếp của ông Phụng hóa Công có thai (sau sinh ra Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy) và nhận là của ông hoàng. Sự kiện này đă dấy lên những mối hoài nghi ngay bên trong hoàng tộc ai là tác giả cái bào thai đó.

Để xác minh thực hư, bà Tiên cung (mẹ Bửu Đảo) và bà Thánh cung (chính thất của vua Đồng Khánh) đă sai đào một cái hố (sâu khoảng 2 tấc), bảo cô Cúc nằm sấp, để cái bụng có mang nằm lọt dưới hố, rồi dùng roi đánh tra hỏi cô Cúc lấy ai mà vu cho ông Phụng hóa công. Cô Cúc cắn răng chịu đựng h́nh phạt và chỉ đinh ninh một lời khai đích thị có mang với Bửu Đảo. Thế là các bà mừng rỡ công bố cho hoàng tộc biết Phụng hóa công sắp có con.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1575101640

Vua Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thụy (sau là vua Bảo Đại).
Tuy nhiên, theo lời kể của một số nhân vật thân tín với hoàng tộc như ông Phan Văn Dật và ông Ngũ đẳng Thị vệ Nguyễn Đắc Vọng, th́ cái thai trong bụng cô Cúc không phải là của Phụng Hóa công, mà cô đă có thai với Hường Đ. từ trước.

Ông Nguyễn Đắc Xuân cho biết, được sự giúp đỡ của Bửu Dương, ông đă đọc 17 cuốn vở gồm 1.700 trang viết tay của thầy Ưng Đồng (con trai cụ Hường Đ) viết về lịch sử gia đ́nh và họ hàng nhà ḿnh. Qua tập di cảo đồ sộ ấy, ông đă lọc ra được một số chi tiết liên quan đến sự việc Vĩnh Thụy chính là con Hường Đ (Hường Để). Bửu Đảo đă nhờ hoàng thân Hường Đ. thuộc bậc ông, nhưng tuổi cùng trang lứa cháu giúp đỡ, san sẻ khó khăn không có con nối dơi, nên ông Hường Đ. đă ra tay giúp cháu.

Trong cuốn Bảo Đại hoàng đế cuối cùng, tác giả Lư Nhân Phan Thứ Lang đă dẫn một số giả thuyết của ông Phạm Khắc Ḥe (một cận thần của vua Bảo Đại): Vĩnh Thụy là con của hai người đầy tớ phục vụ trong gia đ́nh Phụng hóa công, nam tên là Thừa Quang, nữ tên là Thị Út, sau đổi là Thị Cúc. Nhưng đó là một chuyện hoang đường, sai về cơ bản v́ nó không để ư đến một sự thật là Vĩnh Thụy rất giống vua Khải Định. Vĩnh Thụy là con một ông quan to ở Bộ Lễ là Dương Quảng Lược, em ruột của mẹ Vua Khải Định và điều đó cắt nghĩa v́ sao Vĩnh Thụy lại giống Khải Định… Tuy có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng vẫn chưa có lập luận nào đứng vững, chưa có tác giả nào dám khẳng định và cam kết ḿnh biết rơ sự thật ai là cha đẻ của Bảo Đại. Trong khi đó, các đương sự có đủ thẩm quyền trả lời về vấn đề này đă trở thành người thiên cổ.

VietBF@ sưu tầm.

Gibbs 03-21-2024 07:26

VUA GIA LONG
(Mặc dù bị chửi từ nam tới bắc nhưng Nguyễn Ánh vẫn điều hành quốc gia ổn thỏa và hùng mạnh, ông ta hiểu cách làm vua.)
Nếu bạn cũng 15 tuổi như Nguyễn Phúc Ánh (cỡ mới vào lớp 10), gia đ́nh chết hết, bơ vơ giữa một xứ sở xa lạ cách quê nhà gần 1200 cây số, lại có một kẻ thù sở hữu sức mạnh vô địch như Tây Sơn luôn săn đuổi ngày đêm, bạn sẽ làm ǵ tiếp theo?
Ḿnh muốn nghe phương án hành động của bạn. Bạn sẽ tính toán ra sao để sống sót trong ṿng 25 năm, báo thù, lấy lại nhà cửa và lên ngôi hoàng đế, hoàn thành cuộc chơi ở độ khó cao nhất. Let the game begin.
Riêng ḿnh nghĩ đến là thấy nản mẹ rồi, chắc kiếm cái chùa nào đó dưới miệt vườn đi tu cho nhanh, game over. Hoặc treo cổ, hy vọng random ra được character khác với cốt truyện đỡ phức tạp hơn.
Nguyễn Ánh, năm 15 tuổi từ một vương tử trở thành một đứa nhỏ lang thang không nhà không cửa. Ông đă tan nát cơi ḷng chứng kiến cảnh từng người thân của ḿnh bị đóng cũi giải đi xử tử. Kư ức đau đớn đó luôn hằn sâu trong tâm trí cậu bé. Quân Tây Sơn đă truy sát tận cùng họ Nguyễn Phúc trong khi đôi bên không có oán hận ǵ, thù này không sâu sao được?
17 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh trở thành Đại nguyên soái - lănh tụ chống Tây Sơn ở Gia Định. Lúc ấy Tây Sơn đang độ mạnh nhất, mọi thứ của Nguyễn Ánh đều không thể so b́ được, cả nhân lực lẫn thực lực. Ông thua rất nhiều trận, đếm cũng không hết. Nhiều hôm phải quây quần cùng với quân sĩ ngồi ăn bữa cơm chỉ có rau và cá muối.
Bao phen lênh đênh trên biển nhịn đói nhịn khát, Nguyễn Ánh cứ nghĩ số ḿnh đến đây đă tận. Như lần ông vào cửa sông do thám th́ quân Tây Sơn phát hiện, ra sức truy sát. Đến khi Tây Sơn không c̣n rượt nữa th́ thuyền ông đă long đong trên đại dương được 7 ngày. Thức ăn hết, nước ngọt cũng hết, Nguyễn Ánh ngẩng mặt lên trời khóc th́ bỗng đâu có nước ngọt tràn đến.
Người ta nói là trời cứu ông, nhưng có thể là do Cửu Long giang đổ ra biển sau mùa lũ, lượng nước quá dồi dào nên chưa bị mặn. Rồi có phen Nguyễn Ánh bị pḥ mă Trương Văn Đa t́m diệt đến tận Côn Đảo nhưng gặp băo. Cơn băo đó không giết ông mà lại cứu vớt ông. Nguyễn Ánh trôi dạt giữa biển cả dưới băo tố vần vũ điên cuồng mà không chết, thật kỳ tích.
Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn là v́ trách nhiệm phục hưng lại gia tộc đă bị thảm sát đặt nặng lên đôi vai, quyết tâm của ông là vậy và mục đích sống của ông cũng là thế. Như người thường th́ Nguyễn Ánh cạo đầu đi tu cho nhanh, việc ǵ phải ĺ lợm đến mức đặt bản thân vào cửa tử biết bao nhiêu lần, từ hai bàn tay trắng đối đầu với đoàn quân hùng mạnh nhất thời đó.
Có thể Nguyễn Ánh không phải một minh quân v́ các sai lầm trong đời của ḿnh, nhưng ông cũng không phải là hôn quân.
Khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 18 không phải là những quốc gia có lănh thổ hành chính rơ rệt được quy định theo công pháp quốc tế ngày nay, mà là những khu vực ảnh hưởng theo từng ḍng họ, khi mạnh th́ bành trướng, khi yếu th́ co cụm.
Hai trăm năm ly khai bên bờ sông Ranh đă biến Đàng Trong thành một xứ sở với văn hóa và sắc tộc hoàn toàn khác biệt với Đàng Ngoài.
Đàng Ngoài là nước An Nam, c̣n Đàng Trong là nước Quảng Nam.
Đó là lư do phải nghiêm chỉnh nh́n nhận hai Đàng là hai vương quốc khác nhau.
Nguyễn Nhạc không cho Nguyễn Huệ đánh ra bắc v́ ông cũng thừa nhận Đàng Ngoài là một nước lớn có truyền thống lâu đời, và cho rằng dù đời ông có chiếm được th́ đời con cháu ông cũng không giữ được.
Nguyễn Ánh là người thừa kế chính danh và hợp pháp của nước Đàng Trong, thủ đô Phú Xuân. Đất nước đó do ông tổ Nguyễn Hoàng lập ra và kết thúc khi Nguyễn Cư Trinh vẽ nét bút cuối cùng.
Tổ quốc của Nguyễn Ánh mất về tay người khác là Tây Sơn, th́ nghĩa vụ của ông ta là phải lấy lại.
Vương tử Nguyễn Ánh đă cố gắng rất nhiều, thua liên tục nhưng không đ̣i lại được nên phải mời đồng minh.
Vấn đề nằm ở chỗ này nên nhiều người nói Ánh là kẻ bán nước Việt Nam.
Nhưng lúc đó làm quái ǵ có nước Việt Nam, ông ta chỉ đ̣i lại đất Đàng Trong của tổ tiên do người khác cưỡng đoạt.
Khái niệm "Việt Nam thống nhất" hay "non sông h́nh chữ S" chỉ có khi vua Gia Long ghép 2 đàng lại về sau. Đừng đem bản đồ Việt Nam thế kỷ 20 rồi đánh giá t́nh h́nh thế kỷ 18.
Chưa kể Ánh mời Xiêm để đ̣i lại đất và đuổi Tây Sơn, chứ không phải mời Xiêm vào để cướp hiếp giết dân ổng.
Nhà Đường sau loạn An Lộc Sơn đă rất yếu sinh lư, không c̣n đủ sức chống lại đế chế Thổ Phồn xâm lược. Quân Thổ Phồn chiếm được Trường An, buộc vua Đường phải cầu viện đến quân Hồi Hột, vốn cũng là một đế chế thảo nguyên hùng mạnh cùng thời. Việc này về sau không ai đánh giá là vua Đường bán nước.
Chủ quyền của mỗi quốc gia được khẳng định chính xác kể từ lúc thế giới h́nh thành trật tự cố định sau thế chiến thứ 2.
Nên từ mốc đó trở đi chuyện xâm lược mới bị quốc tế lên án dữ dội. Trong cái thời phong kiến và thực dân, hay thời đại của chinh phạt và khởi nghĩa, biên giới các quốc gia bị thay đổi liên tục.
Đại khái thằng nào mạnh thằng đó ăn, chẳng có luật pháp quốc tế can thiệp, cũng chẳng có ai quan ngại sâu sắc giùm. Cho nên khi bị đánh th́ chỉ có hai cách:
Một là tự lực cánh sinh nếu cảm thấy tự tin rằng ḿnh đủ sức khô máu được với đối phương.
Như Anh thắng Pháp trong đại thủy chiến Trafalgar, Tôn Quyền thắng Tào Tháo ở Xích Bích... Đây là thượng sách.
Hai là khi chịu không nổi nhiệt nữa, do kẻ thù quá bá đạo th́ gọi đồng minh đến cứu.
Giống như cách vua Đường, vua Triều Tiên, chúa Nguyễn Phúc Ánh, hay các liên minh chống Napoleon, Cách mạng Mỹ... thực hiện. Đây là hạ sách.
Nói chung trước 1945, giỏi th́ t́m cách đ̣i lại đất, dở th́ mất đất về tay người, tệ hơn nữa là bị sáp nhập và biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Nên ḿnh mới nói, đừng đem quan điểm chủ quyền thế kỷ 20 áp đặt cho tiền nhân của những thế kỷ trước. V́ những thứ ḿnh lên án gay gắt bây giờ, ngày đó người ta lại nghĩ khác.
Xét về tŕnh độ học vấn th́ Nguyễn Huệ học cao hơn Nguyễn Ánh.
Nguyễn Huệ xuất thân trong một gia đ́nh trung lưu giàu có (chứ không phải nông dân như nhiều bạn tưởng), thành ra từ bé đă được học hành tử tế. Thầy của Nguyễn Huệ rất nghiêm, ḷ luyện của ông giáo bắt buộc đứa nào học vơ th́ phải học cả văn, lôi thôi tống cổ ra khỏi lớp, không nói nhiều. Nguyễn Nhạc v́ gánh kinh tế cho gia đ́nh nên bỏ học sớm. Trong lúc anh trai đang chèo thuyền dọc sông Côn kết giao cùng giới hắc đạo, th́ Nguyễn Huệ vẫn phải mài đít trên ghế nhà trường. Ban ngày luyện vơ, ban đêm đọc sách, viết chữ cực đẹp. 18 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông loại giỏi, sau đó lên núi theo anh hành tẩu giang hồ.
Nguyễn Ánh khốn khó từ lúc thơ ấu, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một chỗ nên không được cắp sách đến trường, gặp gỡ bạn thân và cô giáo hiền như bao đứa bé cùng trang lứa khác.
Bản thân Ánh không hiểu ngoại ngữ, nên khi mấy ông Tây xí xố tâu bày đều phải nhờ các quan phiên dịch giùm, bù lại cậu rất hay chữ Nho và có thể làm thơ. Tính Ánh vốn ṭ ṃ nên thấy cái ǵ lạ đều t́m cách học cho bằng được, nhất là các bản vẽ vũ khí và những cách đắp lũy xây thành, đóng tàu, cũng như nhiều thứ khác.
Nguyễn Ánh đặt mua được nhiều sách vở và địa đồ bên châu Âu, th́ nhờ chăm học mà hiểu gần hết.
Tuy đường giáo dục c̣i cọc, nhưng bù lại kỹ năng mềm của Nguyễn Ánh rất khéo, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Nguyễn Huệ khiến người ta rùng ḿnh khi đối diện v́ uy vũ của ông. Th́ Nguyễn Ánh được người phương Tây đánh giá là cử chỉ rất dễ thương và ḥa nhă, cấp dưới cũng kính trọng v́ Nguyễn Ánh đối xử với họ rất tốt và thân mật.
Một điểm rất hay của Nguyễn Ánh là ông ta nắm được tâm lư con người và dùng nó để thực hiện kế hoạch của ḿnh.
Cả Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh đều cưỡng bức đi lính, nhưng Tây Sơn th́ bắt bừa băi, già trẻ lớn bé bắt hết. C̣n Nguyễn Ánh th́ bắt mọi người làm nông nghiệp, ai lười biếng th́ sung quân. Ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Nếu thu từ 70-100 thùng lúa sẽ được "khuyến măi" như sau:
-Dân thường sẽ được miễn đào kênh, đắp thành một năm.
-Binh lính sẽ được miễn đi đánh nhau một năm.
Thành ra sau khi Tây Sơn hủy diệt Nam Bộ th́ Nguyễn Ánh đă hồi sinh nó nhanh chóng nhờ kích thích mọi người hăng say lao động. Đó là việc thứ nhất.
Việc thứ hai, lúc Tây Sơn hạ xong thành Gia Định đă xảy ra vụ thảm sát Chợ Lớn vô cùng nghiêm trọng. Nhà văn Sơn Nam cho rằng có khoảng 10000 người chết, thây trôi tắc cả sông, cả tháng sau không ai dám ăn tôm cá ở đó. Nói chung ghê gấp 100 lần khủng bố nhà hát Bataclan ở Paris.
Về sau lúc Nguyễn Ánh hạ được thành Quy Nhơn, đổi tên thành B́nh Định, dân chúng cũng sợ hăi v́ không biết có bị thảm sát không. Nhưng trái lại, Nguyễn Ánh nghiêm cấm bất cứ h́nh thức cướp bóc nào và xử cực nghiêm những ai dám làm hại dân Quy Nhơn, trọng dụng những người chịu đầu hàng, đồng thời tha thuế 3 năm. Chính thế cho nên Quy Nhơn yên b́nh và Nguyễn Ánh về sau vẫn giữ được nơi này, dù nó là đất tổ nhà Tây Sơn.
Lúc thống nhất Việt Nam th́ công việc càng khó hơn nữa, v́ lúc này đất đai rộng gấp 3 lần ngày trước, lại thêm đủ nhóm dân tộc với tính cách và lịch sử khác nhau. Vua Gia Long cho lập các kho vận trữ lúa gạo (kho B́nh Chuẩn Thương), cắt cử quan lại chăm lo việc cứu đói dân chúng.
Mặc dù bị chửi từ nam tới bắc nhưng Nguyễn Ánh vẫn điều hành quốc gia ổn thỏa và hùng mạnh, ông ta hiểu cách làm vua.
PHẠM VĨNH LỘC


All times are GMT. The time now is 21:19.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05161 seconds with 9 queries