VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2020 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   Báo động! Báo động về hành vi sai trái chưa từng có của TQ ở Biển Đông (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1348956)

PinaColada 05-24-2020 00:45

Báo động! Báo động về hành vi sai trái chưa từng có của TQ ở Biển Đông
 
3 Attachment(s)
Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái “chưa từng có” ở Biển Đông. Bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông có chủ đề “Đi qua những vùng biển tranh chấp” diễn ra ngày 15/5 vừa qua. Đó là Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đẩy mạnh một loạt các hành vi sai trái ở mức độ “chưa từng có tiền lệ” trên Biển Đông.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590280941

Bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia tại Hội thảo.
Những hành vi gây hấn nguy hiểm

Theo nữ chuyên gia người Malaysia, từ đầu năm 2020, Biển Đông đă trở thành “điểm nóng” chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc đă triển khai số lượng lớn tàu tới các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước và có những hành vi khiêu khích và quấy rối nguy hiểm.

Bà Sumathy Permal cũng cho biết, Trung Quốc cũng đă lợi dụng t́nh h́nh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực để tiếp tục có những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại mà điển h́nh là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 2/4.

Đáng chú ư, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6/2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đă bị tàu Trung Quốc đâm ch́m ở gần băi Cỏ Rong trên Biển Đông.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590280941

Trung Quốc liên tục triển khai tàu thực hiện hành vi khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông. Ảnh: AP
“Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các băi đá ở Biển Đông và xây dựng các công tŕnh trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa” và "khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này thông qua chiến lược Biển xanh 2020, bà Sumathy Permal nhấn mạnh.

Vị nữ chuyên gia này nêu rơ, một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong suốt hơn 10 năm qua là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm các tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác.

Đáng lo ngại hơn, hành vi này của Trung Quốc không những duy tŕ liên tục trong suốt nhiều năm qua mà c̣n tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia và đă đạt ngưỡng “chưa từng có tiền lệ” trong khoảng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Trung Quốc đă “rảnh tay” hơn trong việc đối phó với Covid-19.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590280941

Cùng với việc ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa” và "khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc cũng đă công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể mới ở Biển Đông. Ảnh:
AFP
Duy tŕ biện pháp pháp lư và ngoại giao

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường trên Biển Đông trong thời gian qua, bà Sumathy Permal cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc – cần tiếp tục duy tŕ các biện pháp pháp lư và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc.

Cụ thể, các nước trong khu vực đă nhất trí về một khuôn khổ pháp lư trong việc bảo vệ các tài nguyên, khoáng sản ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép của Trung Quốc cũng như không để Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây rối, cản trở hoạt động khai thái, đánh bắt cá và thăm ḍ dầu khí hợp pháp của các nước trong khu vực cùng các đối tác khác. Ngoài ra, một số quốc gia trong khu vực, dù không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông như Indonesia cũng tham gia đề xuất các giải pháp và khuôn khổ pháp lư và ngoại giao để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.

Hiện đă có ít nhất 3 cơ chế và khuôn khổ pháp lư và ngoại giao khác nhau có sự tham gia của cả các nước có tranh chấp như Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam và các nước không có tranh chấp ở Biển Đông như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm giải quyết t́nh h́nh căng thẳng hiện nay.

Tuy nhiên, bà Sumathy Permal cho rằng, các khuôn khổ pháp lư và ngoại giao nói trên dù khá đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn chưa đủ sức buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng sai trái của ḿnh. Trên thực tế, dù nhiều lần tuyên bố tôn trọng các thoả thuận hợp tác, đối thoại và tránh có các hoạt động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn liên tục khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại về những hành vi gây hấn khiến t́nh h́nh khu vực trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy, các khuôn khổ pháp lư và ngoại giao này vẫn chưa đủ tính ràng buộc pháp lư cần thiết để buộc Trung Quốc chấm dứt những hành động sai trái của ḿnh. Tương tự như vậy, Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) dù đă được Trung Quốc và ASEAN thông qua năm 2012 và được coi là một văn kiện quan trọng trong việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng bởi cũng không mang tính ràng buộc.

Trong khi đó, việc đẩy nhanh tiến tŕnh đàm phán thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (COC) – với tính ràng buộc pháp lư cao – được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông lại đang gặp rào cản lớn cũng do đại dịch Covid-19 khiến các cuộc đàm phán về COC không thể diễn ra trực tiếp theo lộ tŕnh đă được các bên nhất trí thông qua.

“Tôi vẫn cho rằng, việc tiếp tục thúc đẩy tiến tŕnh đàm phán COC trong thời gian tới [khi dịch Covid-19 qua đi-PV] là rất quan trọng. Tuy nhiên, kết quả đàm phán có thể sẽ rất khác biệt so với trước đây nếu xét đến những ǵ đang diễn ra trên thực địa để đảm bảo rằng sự thành công trong việc thông qua COC là một kết quả xứng đáng với những nỗ lực và quyết tâm chính trị của các nước tham gia đàm phán”, bà Sumathy Permal nêu rơ./.

VietBF@ sưu tầm.

ha buon 05-24-2020 04:03

Nói nhiều với cộng sản TQ cũng vô ích, tất cả thế giới dẹp bỏ lợi ích cá nhân cùng đồng ḷng đánh nó trên mặt trận kinh tế, chính trị và nếu cần là quân sự th́ mới dẹp được tụi chệt này, tuy khó nhưng phải có một số nước lớn đồng ḷng mới mong đạt được

perry 05-24-2020 08:48

ca the gioi chung tay danh cho bon nay mot tran la het co tinh tham vong.

ICEEXPRESS 05-24-2020 10:51

chi co cho bon nay vai trai apple nguyen tu thi moi hy vong bon China dog nay ngoan ngoan


All times are GMT. The time now is 17:37.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03438 seconds with 9 queries