VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Miệng kề miệng, loài kiến không hôn nhau mà đang "nôn" vào miệng nhau (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1551626)

TinNhanh247 12-05-2021 19:34

Miệng kề miệng, loài kiến không hôn nhau mà đang "nôn" vào miệng nhau
 
4 Attachment(s)
Đó là một cách để kiến trao đổi thông tin với nhau.

Kiến là một loài sống theo cộng đồng, chúng có mạng lưới xă hội và các cá thể giao tiếp với nhau, tương tự như con người chúng ta. Tuy nhiên, con người trao đổi thông tin qua qua lời nói, chữ viết và internet,... th́ lũ kiến làm có cách làm khác, chúng nôn vào miệng nhau.

Theo Adria LeBoeuf, trợ lư giáo sư và đứng đầu một pḥng thí nghiệm tại Đại học Fribourg ở Thụy Sĩ, hầu hết các loài côn trùng đều có ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Tuy nhiên, đối với côn trùng xă hội, phần ruột trước đă trở thành một loại 'dạ dày xă hội'. Những ǵ bên trong phần ruột giữa và sau sẽ được tiêu hóa, trong khi những thứ trong phần ruột trước là để chia sẻ.


‘Trophallaxis’ là từ dùng để chỉ hành vi trào ngược thức ăn vào miệng một sinh vật khác, rất phổ biến ở những loài có tính xă hội cao như kiến. Các chất dinh dưỡng và protein được truyền từ dạ dày xă hội của cá thể này sang dạ dày xă hội của cá thể khác, và thông qua một loạt các trao đổi này, kiến tạo ra một "hệ thống tuần hoàn xă hội" kết nối mỗi thành viên trong đàn với nhau.

Kiến thợ mộc (Camponotus) liên tục truyền các chất dinh dưỡng cho nhau theo cách này. Nếu bạn nh́n vào một tổ kiến, trong một phút, bạn có thể thấy 20 lần hành vi này diễn ra.


Hành vi này không chỉ đơn thuần là giúp kiến trao đổi chất dinh dưỡng, mà chúng c̣n tạo ra một mạng xă hội tiêu hóa, mà trong đó thông tin và năng lượng tuần hoàn liên tục thông qua tổ kiến cho những con kiến nào cần. Điều này giống như cách bộ năo của bạn có thể tiết ra một loại hormone và truyền nó đến hệ thống tuần hoàn để đi đến gan của bạn.

Lebouf nói rằng một đàn kiến không chỉ là một tập hợp các cá thể kiến, mà c̣n là một “siêu sinh vật theo tổ”, tất cả những con kiến hoạt động cùng nhau như một cơ thể, giống như cách một cơ thể có các mô và cơ quan thực hiện những công việc hỗ trợ cho mục đích chung.


LeBoeuf và nhóm đă phân tích thành phần dạ dày xă hội của kiến thợ mộc ở cả tổ tự nhiên và trong môi trường thí nghiệm. Họ đă xác định được 519 protein được truyền xung quanh đàn kiến, trong đó có 27 protein phổ biến được t́m thất ở tất cả cá thể.

Các nhà nghiên cứu nhận định kiến thợ kiếm thức ăn, biến thức ăn đó thành các protein cụ thể và sau đó truyền đi xung quanh. Khi tổ kiến lớn hơn, chúng sẽ có nhiều protein dự trữ hơn, đóng vai tṛ như một nguồn thức ăn cô đặc. Thậm chí, nhiều kiến trưởng thành c̣n không cần thức ăn, chúng sẽ hấp thụ nguồn protein dinh dưỡng này, nhường thức ăn cho cá thể khác cần hơn.

Bằng cách phân tích loại protein được t́m thấy, LeBoeuf và đồng nghiệp có thể biết được sự khác biệt giữa tổ kiến mới và cũ, cũng như sự khác biệt giữa tổ kiến trong môi trường thí nghiệm và tổ tự nhiên, v́ tổ tự nhiên có sự đa dạng protein trong dạ dày xă hội cao hơn nhiều.


Họ cũng có thể phát hiện ra vai tṛ của một con kiến thông qua dạ dày xă hội của nó. Những con kiến có nhiệm vu chăm sóc con non sẽ có lượng protein chống lăo hóa cao hơn, có khả năng đảm bảo chúng sống sót để chăm sóc cho thế hệ tương lai.

Việc nghiên cứu các hệ thống như trao đổi chất dinh dưỡng ở kiến có thể giúp các nhà khoa học hiểu rơ hơn về cách thức phân chia trao đổi chất trong các sinh vật.


All times are GMT. The time now is 04:39.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03598 seconds with 9 queries