VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Ẩn ư từ "thời khắc Trân Châu Cảng" và "khoảnh khắc Sputnik" TQ nêu khi gặp Thứ trưởng Mỹ (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1493521)

therealrtz 07-31-2021 03:35

Ẩn ư từ "thời khắc Trân Châu Cảng" và "khoảnh khắc Sputnik" TQ nêu khi gặp Thứ trưởng Mỹ
 
1 Attachment(s)
Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, một số người Mỹ miêu tả Trung Quốc như một "kẻ thù tưởng tượng."

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1627702478

Các phương tiện truyền thông trực tuyến của Trung Quốc đă bắt đầu đưa những thông tin đầu tiên vào sáng thứ Hai liên quan đến phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong khi ông gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại Thiên Tân.

Thứ trưởng Tạ Phong nói với bà Sherman: "Mối quan hệ Trung - Mỹ hiện đang đi vào bế tắc và đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng. Về cơ bản, đó là v́ một số người Mỹ miêu tả Trung Quốc như một kẻ thù tưởng tượng."

Trong một thời gian dài, khi nói về xung đột với Trung Quốc và những thách thức mà Mỹ phải đối mặt, "thời khắc Trân Châu Cảng" và "khoảnh khắc Sputnik" đă được một số người Mỹ đưa ra, ông Tạ nói thêm.

Thông thường, việc đưa tin sớm nhất về quan hệ Mỹ - Trung - mối quan hệ quan trọng nhất đối với Bắc Kinh - được chuyển tải từ các cơ quan nhà nước như Tân Hoa Xă và Đài Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc. Những bản tin đến từ các phương tiện truyền thông tin tức trực tuyến là điều không thường gặp.

Nhưng lần này, một blog của Trung Quốc chuyên về các vấn đề đối ngoại là trang đầu tiên đưa tin về phát biểu của ông Tạ, dưới dạng một video clip có phụ đề. Các phương tiện truyền thông trực tuyến của Trung Quốc như Guancha do tư nhân điều hành có trụ sở tại Thượng Hải - đă trích dẫn và gửi thông tin đến hàng trăm triệu điện thoại thông minh trên toàn quốc.

Về phần ḿnh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục công bố những chỉ trích của Thứ trưởng ngoại giao với Mỹ trên trang web của ḿnh khi các cuộc đàm phán của ông với người đồng cấp phía Mỹ vẫn đang diễn ra.

Trong số các ấn phẩm theo đường lối cứng rắn của Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu là tờ báo được biết đến nhiều nhất trong số các phương tiện truyền thông nước ngoài. Trong khi đó, Guancha được mô tả là một phương tiện truyền thông tư nhân. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đang đa dạng hóa các cách thức tuyên truyền các chính sách an ninh và đối ngoại.

Bắc Kinh đă tiến hành một cuộc chiến tuyên truyền khốc liệt ở hậu trường một cách có tính toán và phức tạp, tờ Nikkei b́nh luận.

"Thời khắc Trân Châu Cảng" và "Khoảnh khắc Sputnik"

Điểm mấu chốt rút ra từ cuộc họp tại Thiên Tân là lập trường của Bắc Kinh đối với Washington không thay đổi kể từ cuộc gặp căng thẳng giữa ông Dương Khiết Tŕ, quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đă trao đổi với nhau trước máy quay TV trong hơn một giờ khi bắt đầu cuộc họp đó.

Cuộc gặp lần này giữa 2 Thứ trưởng về cơ bản là một "cuộc gặp Alaska mini".

Những phát biểu được công khai của ông Dương ở Alaska rằng Mỹ "không có đủ tư cách để nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế cường quốc", đă được công chúng Trung Quốc yêu thích và trở nên nổi tiếng

Lần này, cụm từ quan trọng là thuật ngữ "kẻ thù tưởng tượng" của ông Tạ.

Ông Tạ trích dẫn cuộc tấn công của Nhật Bản vào căn cứ của Mỹ tại Trân Châu Cảng vào năm 1941 và việc Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 vào năm 1957 trong Chiến tranh Lạnh. Việc mượn sự kiện Sputnik tượng trưng cho cuộc chiến khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc để giành vị trí dẫn đầu về công nghệ, bao gồm cả trong không gian.

Nhưng việc đề cập đến Trân Châu Cảng là một lời cảnh báo rằng Mỹ không nên so sánh Trung Quốc ngày nay với Nhật Bản ở thời điểm đó.

Về cuộc tấn công Trân Châu Cảng 80 năm trước, sự kiện này đă thay đổi số phận của Nhật Bản. Nó xảy ra sau khi Nhật Bản bị dồn ép về kinh tế do sự bao vây của các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc và Hà Lan.

Chắc chắn, áp lực quốc tế lên Trung Quốc về bản chất khác với sự bao vây ở thời điểm đó. Nhưng ngay cả một số người trong chính quyền Bắc Kinh cũng ngầm lưu ư những điểm tương đồng giữa t́nh trạng bị bao vây của Nhật Bản trước sự kiện Trân Châu Cảng và t́nh h́nh của Trung Quốc ngày nay.

Trong số đó có Yuan Nansheng, một nhà ngoại giao, đă ngầm chỉ trích "ngoại giao chiến lang", cho rằng "có kẻ thù ở tất cả các nơi đồng nghĩa với sự thất bại của ngoại giao."

Theo đó, ông Yuan chỉ ra nguy cơ bị bao vây bởi kẻ thù và lấy Nhật Bản thời chiến là một ví dụ. V́ cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, Nhật Bản đă đối đầu với Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc và cuối cùng là cả Liên Xô.

Nhưng Trung Quốc không có dấu hiệu thay đổi lập trường cứng rắn của ḿnh.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 22:53.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03930 seconds with 9 queries