VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Giá đất hiếm phá kỉ lục liên tiếp ở Trung Quốc: Lô hàng 60 tỉ đồng bị "hốt gọn" sau 3 phút (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1546768)

Cupcake01 11-25-2021 13:32

Giá đất hiếm phá kỉ lục liên tiếp ở Trung Quốc: Lô hàng 60 tỉ đồng bị "hốt gọn" sau 3 phút
 
1 Attachment(s)
Ngày 10/11 vừa qua, giá đất hiếm đă phá vỡ kỉ lục 10 năm trong cuộc đấu giá được tổ chức ở Trung Quốc.

Nguyên nhân cho việc này đến từ sự phát triển của các ngành công nghiệp mới nổi, kết hợp với nguồn cung bị thắt chặt và sự hợp nhất của các ngành công nghiệp ở cấp quốc gia tại Trung Quốc. Những người trong cuộc cho rằng đây có thể là dấu hiệu đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên giá đất hiếm của Trung Quốc bị bán thấp một cách phi lư.

Giá đất hiếm tăng kỷ lục

Cụ thể, trong ṿng 3 phút sau khi mở cửa, cuộc đấu giá Công nghệ cao lần thứ 85 của Tập đoàn Đất hiếm Bắc Trung Quốc ghi nhận 4 lô hàng tổng cộng 20 tấn neodymium praseodymium được chốt với "mức giá trên trời" ở mức 930.000 nhân dân tệ/tấn (tương đương 145.452 USD). Điều đó đồng nghĩa với việc 20 tấn đất hiếm này có giá 2,9 triệu USD, khoảng 60 tỉ VNĐ.

Theo quy định đấu giá, bước giá nhỏ nhất là khoảng 770USD/5 tấn, bước giá lớn nhất là khoảng 3.000USD/5 tấn. Mức giá này đă phá kỷ lục cao nhất tính từ tháng 11/2011 tới nay.

Đáng lưu ư, trước đó, ngày 28/10, giá bán của lô đất hiếm tương tự mới chỉ có 735.000 nhân dân tệ/tấn (115.000USD, tương đương mức tăng giá khoảng 26% chỉ sau 2 tuần).

Giá đất hiếm đang tăng đột biến ở Trung Quốc. Các loại được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. Giá đă tăng gần gấp đôi trong năm nay.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1637847116

T́nh trạng thiếu đất hiếm nội địa đang xuất hiện khi Trung Quốc, quốc gia chiếm 70% sản lượng đất hiếm toàn cầu, đang áp dụng hạn ngạch để duy tŕ kho tài nguyên chiến lược được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại, máy tính đến các phương tiện năng lượng mới.

T́nh trạng thiếu điện của quốc gia cũng đă làm trầm trọng thêm t́nh trạng gián đoạn nguồn cung, trong khi giá hàng hóa tăng cao đang làm tăng chi phí sản xuất.

Nhà nghiên cứu Mysteel cho biết, việc tăng giá đất hiếm đă khiến nhu cầu sụt giảm, làm các nhà sản xuất nam châm lưỡng lự trong việc mua hàng.

Nhu cầu về nam châm vĩnh cửu, ch́a khóa cho xe điện và tuabin gió tăng cao khi các chính phủ và các công ty tăng cường nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon.

Nguồn thu nhập lớn

Lợi nhuận của các công ty đất hiếm cũng được cải thiện rất nhiều. China Minmetals Rare Earth cho biết trong một thông báo gần đây rằng mục tiêu doanh thu năm 2021 của công ty là 2,7 tỷ nhân dân tệ (422 triệu USD), tăng khoảng 63% so với doanh thu hoạt động năm 2020 là 1,66 tỷ nhân dân tệ (250 triệu USD).

Những người trong ngành cho rằng, việc tăng giá vừa qua là do tác động hai chiều của cung và cầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến nguồn cung rơ ràng hơn.

Giám đốc thương mại của một công ty đất hiếm trong nước nói với Hoàn Cầu rằng giá tăng là kết quả của nhu cầu thị trường cao và nguồn cung thiếu hụt.

Ông nói: "Tất cả các mặt hàng số lượng lớn đang tăng đáng kể trong những tháng gần đây và đất hiếm chắc chắn không phải là ngoại lệ".

Các yếu tố cơ bản về cung và cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy giá đất hiếm tăng lên, do quư 4 là mùa cao điểm truyền thống của đất hiếm - các chuyên gia nhận định.

Nguồn cung đất hiếm từ Úc, chiếm 10% sản lượng đất hiếm nhẹ toàn cầu, bị thắt chặt dẫn đến sản lượng neodymium praseodymium oxit trong quư 3 giảm 10% so với quư trước và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn nữa, xuất khẩu đất hiếm của Myanmar đă bị thu hẹp do đại dịch toàn cầu.

Đồng thời, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tiếp tục duy tŕ ở mức cao. Trong tháng 10, lượng đất hiếm xuất khẩu đạt 4.330,4 tấn, tăng 89,27% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu đất hiếm cộng dồn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay đă vượt 39.967 tấn, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc cũng tăng lên 3,44 tỷ nhân dân tệ, tăng 78,5% so với cùng kỳ năm trước.

Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, nói với Hoàn Cầu rằng Trung Quốc không có nghĩa vụ phải là "nhà cung cấp đất hiếm" cho thế giới, lưu ư rằng đất hiếm của Trung Quốc phải đảm bảo an toàn cho nguồn cung chuỗi và sự phát triển bền vững của môi trường.

Ông Lin nói: "Trên cơ sở này, đất hiếm của Trung Quốc phải được bán với giá đúng như dành cho đất hiếm".

Vào tháng 3, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc tuyên bố rằng đất hiếm của nước này không được bán với giá "đất hiếm" mà chỉ được bán với giá của "đất".

Giá đất hiếm của Trung Quốc đạt mức cao lịch sử. Mặc dù nó có thể đi xuống giống như các mặt hàng số lượng lớn khác, nhưng nó có thể không bao giờ trở lại mức rất thấp như trước đây v́ chi phí môi trường tăng và các yếu tố khác, ông Lin đánh giá.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 15:35.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03929 seconds with 9 queries