VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Vị tướng quân Đại Nam kháng lệnh, 2 lần tiêu diệt chỉ huy Pháp (P1) (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1318737)

hoanglan22 02-22-2020 17:31

Vị tướng quân Đại Nam kháng lệnh, 2 lần tiêu diệt chỉ huy Pháp (P1)
 
3 Attachment(s)
Khi triều chính lung lay, thời cuộc chuyển vần, lịch sử Xă Tắc chuẩn bị bước sang thời hiện đại đầy nước mắt, dân tộc vẫn c̣n có những người con dũng cảm, đầy tiết tháo. Có người không c̣n khả năng giúp nước th́ lo giữ trọn khí tiết, có người v́ không giữ được thành mà tự tận, có người lại kháng lệnh triều đ́nh đến cùng, nuôi hy vọng bảo toàn Giang Sơn. Đây là câu chuyện của tướng Hoàng Kế Viêm, một trong những con người như vậy.

Thôn Văn La, xă Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng B́nh là nơi có thế đất “thượng sơn hạ thủy, rồng chầu hổ phục”. Nơi đây có tiếng về khoa bảng. Từ xa xưa Văn La có hội “Tư văn” tập hợp những nhà nho, khoa bảng bàn luận chuyện văn chương thế sự.

Dù ở xa chốn Kinh thành, nhưng Văn La vẫn tự xây dựng được trường làng riêng cho ḿnh. Nơi đây nổi lên có họ Hoàng và họ Đỗ, người dân vẫn ví von rằng “việc quan họ Hoàng, việc làng họ Đỗ”.

Đời thứ tư họ Hoàng ở Văn La có Hoàng Văn Hoán làm quan tới chức “Đông cung văn chức” đây là chức quan chuyên phục vụ dạy dỗ Thái tử; đời thứ năm là Hoàng Kim Xán làm đến Hiệp biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ h́nh dưới triều Minh Mạng và được phong tước Ṭng Nhất phẩm.

Hoàng Kim Xán làm quan thanh liêm, hết ḷng v́ Giang Sơn Xă Tắc, báo ơn Vua. Khi ông mất từ Vua đến quan không ai không khóc, người dân thương tiếc ông, ông c̣n được nhắc đến như một người mẫu mực giúp Triều định trị quốc an dân.

Hoàng Kế Viêm
Hoàng Kim Xán có người con trai là Hoàng Kế Viêm sinh ra ở Khánh Ḥa. Trong suốt 10 năm ṛng Hoàng Kế Viêm học hỏi được rất nhiều từ cha ḿnh, nhất là về đạo lư của Nho gia. Đến năm 13 tuổi th́ cha mất, Hoàng Kế Viêm về quê nhà ở thôn Văn La, tại quê nhà ông đă hiểu hơn và thông cảm sâu sắc với cuộc sống khó khăn của người dân, h́nh thành nên tính cách của ông sau này.

Năm 1843 thời vua Minh Mạng, Hoàng Kế Viêm thi đỗ cử nhân, ông được bổ nhiệm vào Tư vụ, hàm Quang Lộc tự khanh. v́ thông minh và có đức hạnh nên ông được Hoàng tộc chọn làm Pḥ mă, kết duyên cùng con gái thứ 5 vua vua Minh Mạng là công chúa Hương La.

Theo lệ nhà Nguyễn lúc đó th́ đă được chọn làm Pḥ mă rồi th́ không được đi thi nữa, cũng không được trao chức quan, trừ phi có việc đại sự th́ đích thân Vua sẽ triệu hồi giao cho việc nước. Chính v́ thế Hoàng Kế Viêm sau khi đậu thi Hương đă không thể tiếp tục thi Hội hay thi Đ́nh.

Thế nhưng năm 1845 công chúa Hương La mất, Hoàng Kế Viêm được làm quan văn Quang lộc tự khanh, sang năm 1846 th́ làm Lang trung bộ Lại. Sau đó ông cũng kinh qua các chức vụ khác nhau nhưng đều cố gắng làm tốt, không phụ ḷng dân chúng và sự ủy thác của Triều đ́nh.

Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh dân rất nghèo, lại có mâu thuẫn Lương – Giáo, Triều đ́nh cử Hoàng Kế Viêm làm Tổng đốc vùng An – Tĩnh. Tại đây ông mở mang nông nghiệp, phát triển giao thông, giải quyết được các mối bất ḥa trong dân chúng.

Thu phục quân Cờ Đen
Lúc này tại Trung Quốc, cuộc khởi nghĩa Thái B́nh Thiên Quốc thất bại, tàn quân chạy đến vùng biên giới với Đại Nam h́nh thành nên cac đội quân Cờ Vàng, Cờ Đen, Cờ Trắng quấy nhiễu cướp bóc của người dân, các quan lại hết sức vất vả mà không sao dẹp được v́ họ là quân có vũ trang.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582392515

Chiến hào do quân Cờ Đen dựng ở gần Bắc Ninh. (Ảnh từ hinhanhlichsu.org)
Triều đ́nh cử Hoàng Kế Viêm làm Tổng đốc Lạng – Bằng – Ninh – Thái (phụ trách các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Ninh). Tại đây Hoàng Kế Viêm đă thu phục được quân cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu, rồi cùng đội quân này tấn công đánh bại quân cờ trắng và cờ vàng, giúp ổn định vùng biên giới.

Kháng lệnh Triều đ́nh, đánh bại quân Pháp, giành lại Bắc hà
Năm 1873 chỉ huy quân Pháp đánh Bắc hà là Francis Garnier cho quân đánh chiếm Hà Nội, ngày 20/11/1873 quân Pháp công phá thành Hà Nội. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương cùng con là Nguyễn Tri Lâm lên mặt thành đốc quân chống giữ.

Nhưng trước vũ khí hiện đại và hỏa lực rất mạnh của quân Pháp, Nguyễn Tri Lâm tử trận, Nguyễn Trị Phương bị thương nặng rồi bị bắt. Quân Pháp cố thuyết phục Nguyễn Tri Phương đầu hàng theo ḿnh, nhưng ông tuyệt thực rồi mất chứ quyết không chịu hàng.

Hai tuần sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp tấn công chiếm luôn một loạt các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Ninh B́nh và Nam Định. Trong t́nh thế đó Hoàng Kế Viêm được Triều đ́nh cử làm Thống đốc Quân vụ đại thần, là Tổng Chỉ huy quân đội triều đ́nh tại bắc hà.

Lúc này Triều đ́nh muốn nghị ḥa, thông qua ngoại giao trao đổi nhằm chuộc lại những vùng đất bị mất. Đứng trước lựa chọn, Hoàng Kế Viêm đă không theo lệnh Vua, ông chỉ huy quân Triều đ́nh phối hợp cùng quân Cờ Đen và người dân quyết chiến với quân Pháp.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582392515

3 ṿng chiến lũy của quân Cờ Đen ở phía bắc Hưng Hóa. (Ảnh từ hinhanhlichsu.org)
Khi quân Pháp tiến đánh Nam Định th́ quân Cờ Đen tấn công chiếm lại Phủ Hoài và các tiền đồn khác ở gần thành Hà Nội. Thấy t́nh thế nguy cấp Garnier vội xin thêm quân từ Sài G̣n rồi quay lại giữ thành Hà Nội.

Dù triều đ́nh đă phái Trần Đ́nh Túc ra bắc thương lượng với người Pháp, nhưng Hoàng Kế Viêm kháng lệnh. Ông cho một đội quân mai phục ở Cầu Giấy, trong khi một cánh quân khác tấn công thành Hà Nội.

Khi Francis Garnier cùng Trần Đ́nh Túc đang hội đàm buổi thứ hai trong thành Hà Nội, th́ quân Triều đ́nh và quân Cờ Đen tấn công vào thành. Francis Garnier bỏ cuộc hội đàm ra ngoài thành nghênh chiến. Quân Pháp lợi dụng có trọng pháo hiện đại liền liên tục bắn trả, trước hỏa lực mạnh mẽ của quân Pháp, quân Đại Nam liền rút lui theo đúng kế hoạch tính từ trước.

Garnier đem trọng pháo cùng quân truy đuổi theo, đến cầu giấy quân Pháp bị quân Đại Nam mai phục đánh bại, tướng chỉ huy Francis Garnier cùng hơn 100 binh sĩ bị tử trận. Thừa thắng Hoàng Kế Viêm cho quân tiến đánh Nam Định, Hải Dương, Ninh B́nh, quân Pháp bị bao vây chặt trong các thành lũy. T́nh thế Bắc hà hoàn toàn đảo ngược và quân nhà Nguyễn làm chủ cuộc chiến.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582392515

Francis Garnier bị quân Cờ đen đâm chết trong trận Cầu Giấy. (Ảnh được đăng trên trên báo La Conquête du Delta Du Tonkin và tạp chí Le Tour Du Monde của Pháp)
Cái chết của chỉ huy khiến quân Pháp hoảng loạn, t́nh thế bất lợi, hơn 1 tháng sau phải rút hết khỏi Bắc hà, quân nhà Nguyễn lấy lại được Hà Nội và các tỉnh khác.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) vang dội khiến quân Pháp hoang mang, người dân Bắc hà nô nức, tuy nhiên Triều đ́nh vẫn đặt hy vọng hơn vào đàm phán thương lượng.

Cuộc đàm phán giữa Triều đ́nh và quân Pháp diễn ra và có được Hiệp ước Thương mại kư ngày 31/8/1874. Theo hiệp ước này quân Pháp không giữ được nên trả lại cho nhà Nguyễn các tỉnh Ninh B́nh, Nam Định và Hà Nội; c̣n 6 tỉnh Nam kỳ tách khỏi Đại Nam để đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.

Đồng thời Triều đ́nh buộc Hoàng Kế Viêm cùng quân Cờ Đen phải rút về miền ngược.

Đặt lợi ích người dân lên trên hết, Hoàng Kế Viêm kháng lệnh Triều đ́nh, tiếp tục ở lại giữ vùng đất Bắc hà.

c̣n tiếp

Trần Hưng

hoanglan22 02-22-2020 17:42

Vị tướng quân Đại Nam kháng lệnh, 2 lần tiêu diệt chỉ huy Pháp (P2)
 
6 Attachment(s)
Trong bối cảnh Hoàng Kế Viêm giúp Đại Nam giữ được Bắc Hà, th́ lúc này tại Pháp, Đệ nhị Đế chế sụp đổ và nước Pháp chuyển sang Đệ tam cộng ḥa. Giới lănh đạo chính trị Pháp có nhiều liên hệ gắn bó với ngân hàng và công nghiệp, xem vấn đề chinh phục thuộc địa là một vấn đề sinh tử của nước Pháp, mà Đại Nam cũng nằm trong số đó.

Quyết tử cùng thành Hà Nội

Tháng 3/1882, đại tá Henri Rivière được cử làm chỉ huy, đưa đội quân với trang bị vũ khí đầy đủ ra Bắc hà. Viên Thống đốc dân sự đầu tiên của Pháp ở thuộc địa Nam Kỳ giải thích với Triều đ́nh Huế rằng hành động này chỉ là để bảo vệ Pháp kiều.

Trước t́nh thế đó Hoàng Kế Viêm cùng Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội – Ninh B́nh) là Hoàng Diệu cùng kư vào bản sớ dâng vua Tự Đức xin cho quân Triều đ́nh ở Sơn Tây ra chống cự. Thế nhưng nhà Vua lại cho rằng Hoàng Diệu “giữ địch, pḥng địch không phải lúc”, trách Hoàng Kế Viêm “làm rối rít t́nh thế”, Vua cũng lệnh rằng “nên rút đi th́ hơn”.

Hoàng Diệu rất lo lắng xây dựng tuyến pḥng thủ chống Pháp. Từ năm 1880 đến 1882 ông 3 lần dâng sớ về Triều đ́nh xin chi viện nhưng không nhận được hồi âm. Dù thế Hoàng Diệu vẫn nỗ lực củng cố tuyến pḥng thủ.

Ngày 25/4/1882, H.Riviere gửi tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giải binh, thế nhưng Hoàng Diệu khước từ. Quân Pháp tấn công dưới sự yểm trợ của đạn pháo. Hoàng Diệu và các tướng sĩ cùng người dân Hà Nội đă dũng cảm quyết ngăn quân Pháp, khiến quân Pháp bị thiệt hại nặng và phải rút ra ngoài.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582393032

Chỉ huy quân Pháp ở Bắc Hà Henri Rivière. (Ảnh từ wikipedia.org)
Trong lúc cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân Pháp có phần bất lực trước sự kháng cự của thành Hà Nội, th́ Việt gian bị Pháp mua chuộc đă làm nổ tung kho thuộc súng trong thành. Khói bụi bay mù khắp thành, nhờ đó quân Pháp phá được cổng phía tây thành Hà Nội và tràn vào trong. Quân sĩ Triều đ́nh nhiều người hoảng sợ và bỏ chạy.

Trong t́nh thế khó khăn, Hoàng Diệu vẫn b́nh tĩnh cùng binh lính cố ngăn quân Pháp. Thế nhưng một số quân Triều đ́nh hoảng sợ đă bỏ thành mà chạy khiến quân số c̣n lại không đủ để giữ thành. Biết không thể giữ được thành, Hoàng Diệu lệnh cho binh sĩ rút hết, ông dùng máu đỏ viết tờ di biểu tạ tội rồi tuẫn quốc.

Đoạn cuối tờ di biểu của Hoàng Diệu viết rằng: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thần chết có quản ǵ, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân Vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng.” (theo Việt sử toàn thư).

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582393032

Quân Pháp tấn công thành Hà Nội. (Ảnh từ wikipedia.org)
Cái chết của Hoàng Diệu khiến đông đảo sĩ phu và người dân Bắc hà thương tiếc. Ông được người Hà Nội đưa vào “đền trung liệt” để thờ cùng Nguyễn Tri Phương trên g̣ Đống Đa.

Nhà văn Sơn Nam viết rằng: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp ǵ của dân”.

Hoàng Kế Viêm kháng lệnh Vua, cùng dân Bắc hà chống Pháp
Noi gương Hoàng Diệu, người dân Hà Nội và Bắc hà thành lập các đội quân chống Pháp gọi là quân “vũ dũng”. Hoàng Kế Viêm tận dụng các đội quân này, phối hợp để chống Pháp.

Lúc này vua Tự Đức nghĩ có thể thương thuyết để người Pháp rút khỏi Bắc hà giống như năm 1873, nên lệnh cho Hoàng Kế Viêm rút về Mỹ Đức và giải tán các đội quân “vũ dũng” do các sĩ phu lập để chống Pháp. Hoàng Kế Viêm đă giải tŕnh với Vua rằng người Pháp muốn thôn tính cả Giang Sơn, với trách nhiệm là Thống đốc quân vụ đại thần ông không thể rút lui “nếu tuân theo Dụ rút hết ‘đoàn dũng’ về Thái Nguyên, c̣n quân lính của thần th́ rút về Thục Luyện, thế th́ khi lâm sự khó mà ứng phó được”. Vua Tự Đức tức giận cho rằng Hoàng Kế Viêm dám trái lệnh Vua: “Có phải ngươi tự cho là tướng ngoài cơi không cần tuân lệnh Vua gửi tới phải không?”

Thế nhưng Vua Tự Đức là cháu nội Minh Mạng, trong khi Hoàng Kế Hoàng lấy con gái vua Minh Mạng tức cô ruột vua Tự Đức. Ngoài quan hệ vua tôi, th́ trong gia đ́nh vua Tự Đức gọi Hoàng Kế Viêm là bác dượng và xưng là cô gia. V́ thế dù rất tức giận Vua cũng không quên mối quan hệ thân tộc trong gia đ́nh: “Hôm nay xin đánh, mai lại xin đánh, nếu đánh mà không thắng, mẹ con nhà ta biết lấy đất nào mà nương tựa đây?”

Cuối cùng th́ Hoàng Kế Viêm vẫn kháng lệnh vua, tiếp tục cùng quân và dân Bắc hà chống lại cuộc xâm lược của người Pháp.

Trận Cầu Giấy: Thêm một chỉ huy Pháp tử trận
Sau khi chiếm thành Hà Nội, Henri Rivière cho quân tiến đánh Nam Định. Quân Triều đ́nh ở Nam Định kiên cường chống trả khiến quân Pháp dù chiếm được thành nhưng bị thiệt hại nặng nề, nhiều binh sĩ tử trận trong đó có trung tá Carreau.

Việc mất đi những sĩ quan cao cấp khiến chính phủ Pháp lo lắng và hạ lệnh quân Pháp ở Bắc hà chỉ can thiệp khi thấy cần thiết. Quyết định này cho thấy người Pháp lưỡng lự trước những thiệt hại khi đưa quân ra Bắc hà.

Khi quân Pháp tiến đánh Nam Định th́ 4.000 quân Triều đ́nh tấn công thành Hà Nội. Rivière phải về Hà Nội cố thủ đồng thời xin thêm viện binh.

Thời gian này Hoàng Kế Viêm huy động 15 đến 20 ngàn quân Triều đ́nh, quân Cờ Đen và đội quân “vũ dũng” mới lập trong dân liên tục tấn công quân Pháp.

Nhận được thư cứu viện của Henri Rivière, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc là đô đốc Mayer lập tức đưa quân Pháp tới ứng cứu. Quân tiếp viện đến Hà Nội ngày 14/5/1883. Có thêm viện binh, quân Pháp có ư định phản công.

Thấy quân Pháp lo pḥng thủ chặt thành Hà Nội, quân Cờ Đen đă cho người đột nhập vào thành, dán yết thị khiêu chiến, thách quân Pháp ra khỏi thành đến cánh đồng ở phủ Hoài Đức để cùng quyết chiến một phen.

Tối ngày 18/5/1883, Henri Rivière cảm thấy thành Hà Nội bất an, đă thông báo với các sĩ quan quyết định sẽ rút khỏi thành Hà Nội vào ngày 19 để đến Phủ Hoài (nay là phường Dịch Vọng thuộc quận Cầu Giấy) theo hướng Sơn Tây. Tuy nhiên kế hoạch của quân Pháp đă bị một người hầu gốc Hoa nghe được.

Quân Cờ Đen biết được kế hoạch này đă chuẩn bị ngay một trận địa mai phục ở khu vực làng Hạ Yên Khê (c̣n gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy.

4 giờ sáng ngày 19/5, quân Pháp lên đường đến Phủ Hoài theo kế hoạch, đến 6 giờ sáng quân Pháp đụng độ với quân Cờ Đen ở gần Cầu Giấy. Khi quân Pháp lọt vào trận địa mai phục, quân Cờ Đen nổ súng khiến sĩ quan cao cấp Berthe de Villers thiệt mạng.

Quân Cờ Đen có chuẩn bị sẵn đă chặn luôn đường rút của quân Pháp. Henri Rivière phải cho quân vừa đánh vừa lùi về lại thành Hà Nội. Một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582393032

Rivière trong trận Cầu Giấy 1883. (Ảnh từ wikipedia.org)
Đúng lúc đó một khẩu đại bác của Pháp bị rơi xuống ruộng lúa. Henri Rivière chỉ huy quân kéo khẩu đại bác này lên v́ không muốn vũ khí hiện đại của Pháp lọt vào tay quân Cờ Đen. Quân Cờ Đen bám sát theo quân Pháp tiến đến và nổ súng, chỉ huy Rivière cùng viên đại úy Jacquin tử trận tại chỗ.

Mất chỉ huy, quân Pháp cố gắng vừa chống cự vừa rút lại về thành trong sự truy đuổi của quân Cờ Đen. Đến 9h30 quân Pháp vào được thành Hà Nội cố thủ và cho người đến Hải Pḥng xin thêm viện binh. Henri Rivière cùng một số sĩ quan và hàng trăm binh sĩ pháp tử trận.

Chiến thắng này khiến quân Pháp ở Đại Nam lẫn chính quốc hoang mang, trong khi đó các đội quân của Đại Nam sĩ khí rất hăng.

Tuy nhiên Vua Tự Đức vội lệnh cho Hoàng Kế Viêm phải triệt thoái quân để đàm phán với người Pháp, chủ trương của Triều đ́nh đă cứu quân Pháp đang trong t́nh thế hoảng loạn.

Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
Tháng 8/1883, vua Tự Đức qua đời, Triều đ́nh Huế lục đục trong việc t́m người thay thế. Lợi dụng t́nh h́nh đó quân Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582393032

Quân Pháp đổ bộ vào Thuận An. (Ảnh từ wikipedia.org

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582393032

Lễ kư kết Hiệp ước Quư Mùi tại Thuận An-Huế. (Ảnh từ wikipedia.org)
Ngày 17/8/1883, các chiến hạm của Pháp tiến sâu và nă pháo vào các pháo đài của quân Triều đ́nh. Quân Triều đ́nh dù bắn trả nhưng do vũ khí quá lạc hậu nên cuối cùng các pháo đài đều bị phá hủy. Quân Triều đ́nh có khoảng 2.500 binh tướng bị chết hoặc bị thương, trong khi đó quân Pháp chỉ có vài chục người bị thương.

Thua trận nặng nề, Triều đ́nh nhà Nguyễn phải kư Ḥa ước Quư Mùi năm 1883. Theo ḥa ước này Triều đ́nh nhà Nguyễn công nhận sự bảo hộ của người Pháp, quân Triều đ́nh ở Bắc hà phải triệt hồi, quân Pháp có toàn quyền xử lư quân Cờ Đen.

Hoàng Kế Viêm không tuân theo Ḥa ước, tiếp tục chống Pháp
Bất chấp ḥa ước này, Hoàng Kế Viêm vẫn cùng Bắc hà kiên cường chống Pháp. Hai trung tâm chống Pháp mạnh nhất nằm ở Sơn Tây và Bắc Ninh. T́nh thế khiến quân Pháp phải xin thêm viện binh.

Ngày 3/12/1883, viện binh của Pháp kéo sang 3.600 quân, cộng với số quân hiện có, quân Pháp có 9.000 quân. Tuy nhiên tướng chỉ huy toàn quyền Bắc kỳ là Courbet cho rằng vẫn chưa đủ nên xin thêm quân nữa.

Các cuộc chiến ở Bắc hà diễn ra rất ác liệt, nhưng Triều đ́nh Huế th́ đă buông xuôi. Khi Sơn Tây, Hưng Hoá thất thủ, Hoàng Kế Viêm mới tuân lệnh Triều đ́nh về Kinh thành chờ lệnh. Nhưng biết không thể dựa vào Triều đ́nh để chống Pháp nên ông đă từ quan về quê sống ẩn dật.

Dù thế nhưng người Pháp e ngại Hoàng Kế Viêm nên thúc Triều đ́nh phải điều ông về Huế nhằm dễ quản thúc. Hoàng Kế Viêm đành về Huế với chức quan Thượng thư bộ Công nhưng thực chất là bị kiểm soát. Ông sống ở ngôi nhà của người vợ đă mất là công chúa Hương La ở làng Lại Thế.

Ngầm giúp đỡ các cuộc khởi nghĩa
Đến tháng 7/1885, người đứng đầu phe chủ chiến ở Triều đ́nh là Tôn Thất Thuyết đă bất ngờ cho quân tấn công quân Pháp ở Huế nhưng không thành. Tôn Thất Tuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn pḥng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây ông thay mặt Vua hạ chiếu Cần Vương kêu gọi cả nước chung ḷng chống Pháp.

Từ đó các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, trong đó tại vùng quê Quảng B́nh của Hoàng Kế Viêm nghĩa quân hoạt động mạnh. Lúc này quân Pháp muốn lợi dụng Hoàng Kế Viêm, yêu cầu vua Đồng Khánh phong cho ông là An phủ sứ Hữu trực kỳ để chiêu dụ các cuộc khởi nghĩa đang nổ ra khắp nơi.

Không thể từ chối v́ đang nằm trong sự kiểm soát của người Pháp và Triều đ́nh, Hoàng Kế Viêm đành nhận lời nhưng lại ngầm giúp đỡ các nghĩa quân. Ông đă t́m kế hoăn binh nhằm che chở cho các cuộc khởi nghĩa ở quê nhà Quảng B́nh; ngầm giúp đỡ cho nhóm nghĩa quân Hoàng Phúc, Đề Én, Đề Chích, giải vây cho nghĩa quân này ở căn cứ Kim Sen – Lèn Bạc (Quảng Ninh, Lệ Thủy).

Lấy lư do cần đánh các quân Cần Vương không chiêu dụ được, Hoàng Kế Viêm yêu cầu Pháp cho ḿnh 500 lính người Việt có trang bị súng trường. Biết người Pháp sẽ không bao giờ tin tưởng mà đáp ứng điều này, nhưng ông vẫn yêu cầu nhằm từ chối chống lại các cuộc khởi nghĩa, tránh bị lợi dụng.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1582393032

Mộ Hoàng Kế Viêm tại làng Văn La,huyện Quảng Ninh, Quảng B́nh. (Ảnh từ wikipedia.org)
Các bức điện trao đổi giữa Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Huế cho thấy người Pháp đă cay đắng thừa nhận không thể lợi dụng được Hoàng Kế Viêm và đành chấp nhận yêu cầu được nghỉ hưu của ông.

Là đối thủ lớn và lợi hại của người Pháp, Hoàng Kế Viêm đă khiến người Pháp phải kính nể ḿnh và gọi ông là người ”bất khả diệt, bất khả tin”.

Sau này Hoàng Kế Viêm về quê sống đến năm 1909 th́ mất, hưởng thọ 89 tuổi.

Trần Hưng


All times are GMT. The time now is 00:53.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04090 seconds with 9 queries