VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Duyên Huế (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1391752)

florida80 09-30-2020 20:35

Duyên Huế
 
1 Attachment(s)
Tôi nhớ măi câu nói của một danh nhân về Huế: “… Du khách đến rồi lại đi, âu cũng là quy luật, nhưng ra đi, khách vẫn không vơi được nỗi tương tư Huế, bởi Huế là thơ, là nhạc, là mộng và bao giờ cũng đẹp…” Đó là nét duyên sâu lắng ám ảnh kỳ lạ của xứ Huế.

https://i.imgur.com/OJGJomx.jpg


Đêm sông Hương khắc khoải, chơi vơi một giọng ca Huế vút cao rồi loang ra, tan vào hư không giữa trời, mây, sông, nước… Một cánh diều bay bổng trên nền trời sắc tím, tiếng mái chèo đập nước dưới chân cầu Tràng Tiền… Rồi bước chân ai ngập ngừng, như muốn thời gian ngừng lại trong tâm thức v́ những bất ngờ khám phá bên những di tích lịch sử đă nhuộm màu thời gian… Ai măi muốn thả hồn ḿnh trong không gian u tịch, xanh mướt để lưu giữ măi những khoảnh khắc nắng thuỷ tinh rơi rớt hoài trên những ṿm cây suy tư trong nhà vườn xứ Huế… Người ta đến với Huế như thế đấy, để rồi măi vấn vương cùng những nét duyên, rất riêng tư không sao trộn lẫn được…

Tất cả những điều đó là thật, khi mà người ta cảm nhận Huế bằng một tấm ḷng. Cũng như sông Hương đă đọng lại trong tâm thức dân Huế một t́nh cảm thiêng liêng, êm đềm. Sông Hương như một dải lụa xanh vắt ngang kinh thành Huế, chứng kiến biết bao sự biến thiên của lịch sử và đây cũng là cội nguồn nảy sinh và nơi hội tụ biết bao thú vui xứ Huế. Thả thơ, ca Huế, đua thuyền, ngủ đ̣… là những thú vui tồn tại măi qua bao thế hệ người dân cố đô. Ngay cả thú thưởng trà của nơi này cũng khác hẳn những vùng miền khác. Ca dao cũng có câu:

Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà kiểu Huế, ngâm nôm Thuư Kiều

Một cuộc trà là một dịp mà người thưởng trà gặp gỡ để đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự, để hàn huyên và nhắc lại những sự kiện vui buồn vừa đi qua đời họ… Uồng trà theo kiểu Huế biểu hiện lối ứng xử, hành vi giao tiếp và cả ân t́nh giữa người với người. Trước kia, vào buổi chiều tà, các gia đ́nh quư tộc Huế sai người nhà chèo thuyền trên hồ Tịnh Tâm, mang trà bỏ vào những nụ sen rồi lấy dây buộc lại. Mờ sáng hôm sau, người ta lại chèo thuyền đến, lấy trà về để pha uống. Chén trà Huế đúng điệu làm theo kiểu “mắt trâu – lật đật”, có đáy tṛn và nặng nên khi có ngoại lực tác động vào th́ chén dao động như con lật đật, nhưng cuối cùng luôn trở về vị trí cân bằng. Người ta cho rằng việc các tầng lớp quư tộc ở Huế thích dùng bộ chén “mắt trâu – lật đật” để thưởng trà là v́ họ coi chúng là biểu tượng cho sự vươn dậy và lớn mạnh của quê hương trước mọi biến cố thăng trầm của đời sống và lịch sử…



Huế lại có một cách tiêu khiển rất thanh tao, đó là thú thả thơ hay c̣n gọi là chơi cờ bạc bằng thi ca. Đó là lối đánh bạc bằng trí tuệ, sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm của tầng lớp nho sỹ đất kinh kỳ. Cái hay của tṛ thả thơ là người ta dùng văn chương để làm cái gốc rễ của một thú giải trí tao nhă.. Người thắng cuộc th́ vui sướng v́ được cả tiền và trên hết là khoe được với thiên hạ tài thi phú và vốn hiểu biết uyên thâm của ḿnh. Tuy vậy, cũng thật trớ trêu khi những kẻ “ngắn chữ”, học đ̣i hay những kẻ quê mùa, dân dă cũng muốn thử vận may với những người thuộc tầng lớp kẻ sỹ, nho gia và cuối cùng họ đă thắng cuộc. Họ thắng cuộc bởi cái quê kệch và cả vận may của chính họ. C̣n những bậc nho sỹ do quá tự tin vào tài năng và sự suy đoán của ḿnh nên lắm lúc cũng nếm mùi thua đau…

Trước khi có cuộc thả thơ, nhà cái đă bỏ hàng tháng trời để chuẩn bị. Họ lục trong mớ sách cũ, lựa vài cuốn thơ của những thi sỹ nổi tiếng người Trung Quốc và Việt Nam. Họ đọc kỹ lưỡng và tinh tường để chọn ra những câu thơ hay và bí hiểm nhất ghi vào một cuốn sổ, cạnh đó họ ghi thêm những chữ sẽ được dùng để “thả” sau này. Đó là những chữ có cùng một chức năng ngữ pháp với những chữ sẽ thay nhưng khác nghĩa, khi thay vào câu thơ thả sẽ làm câu thơ có một ư nghĩa khác. Người ta viết vào mảnh giấy một câu thơ nhưng khuyết một chữ. Chữ khuyết thay bằng một ṿng tṛn. Ví như người ta chọn một câu thơ rất hay của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm: “Thoát tỷ như kim năy thức đồ” lại được ngâm thành: “Thoát tỷ như kim… ṿng… thức đồ”. Rồi họ lại cho chữ để thả như: cổ, kim, năy, khứ… nhà cái sẽ ghi chữ “năy” vào một mảnh giấy được cuộn tṛn, che kín chữ định “thả” đó, chỉ để hở câu thơ khuyết ở trên. Ai muốn đánh chữ nào th́ chọn chữ ấy để lấp vào chỗ trống. V́ quá tự tin nên nhiều bậc anh tài đă chọn những chữ rất kêu, bỏ qua những chữ b́nh thường và chịu thua đau…

Thế rồi, trong khi người ta đang tranh nhau chọn chữ thích hợp, đang say sưa với tứ thơ, th́ bỗng vút lên một làn điệu ca Huế du dương, chấp chới, làm mềm ḷng du khách. Với thú vui thả thơ này, không chỉ đơn thuần là chuyện sát phạt đỏ đen v́ có một nét đẹp rất riêng là được bồng bềnh trên mạn thuyền, sóng nước, được nghe ca Huế và ngâm vịnh thơ phú. Trăng lên cao, tiếng đàn, tiếng phách hoà cùng với giọng ca nhi càng thêm mơn man, quyến rũ. Xa xa là ngọn tháp Phước Duyên hiện ra mờ ảo trong khoảng trời đêm mênh mông… Lúc này, thú ca Huế đă làm tâm hồn lữ khách trở nên êm đềm. Đây quả là món ăn tinh thần quư giá không thể thiếu của cố đô Huế thơ mộng. Ca Huế pha lẫn giữa cái vui tươi rộn ră của điệu Bắc và âm sắc buồn thương, ai oán của điệu Nam…

ôi nhớ măi câu nói của một danh nhân về Huế: “… Du khách đến rồi lại đi, âu cũng là quy luật, nhưng ra đi, khách vẫn không vơi được nỗi tương tư Huế, bởi Huế là thơ, là nhạc, là mộng và bao giờ cũng đẹp…” Đó là nét duyên sâu lắng ám ảnh kỳ lạ của xứ Huế.

anhhaila 10-01-2020 00:55

Quote:

“… Du khách đến rồi lại đi, âu cũng là quy luật, nhưng ra đi, khách vẫn không vơi được nỗi tương tư Huế, bởi Huế là thơ, là nhạc, là mộng và bao giờ cũng đẹp…”
Xa Huế mới biết ḿnh đả tương tư ...Huế .

QQQ_Cake 10-01-2020 01:40

Always Love Hue. que tui...lol


All times are GMT. The time now is 03:51.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04130 seconds with 9 queries