![]() |
Nhật kư thời sự hôm nay 21/5/2022
1 Attachment(s)
Thủ tướng Australia Scott Morrison thừa nhận thất cử, sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng của ông thất bại trước Công đảng. "Tối nay tôi đă nói chuyện với lănh đạo phe đối lập và thủ tướng sắp tới, Anthony Albanese, và tôi đă chúc mừng ông ấy về chiến thắng trong cuộc bầu cử", ông Morrison nói trong bài phát biểu trên truyền h́nh ở Sydney ngày 21/5.
Ngày 21-5, Bộ Ngoại giao Nga công bố danh sách gồm 963 công dân Mỹ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Liên bang Nga. Trong số những người này có Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken... Nga cắt khí đốt sang Phần Lan. Erdogan nói chuyện qua điện thoại với thủ tướng Phần Lan và TT Thụy Điển. Các cuộc tập trận của quân đội Mỹ được lên kế hoạch v́ mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. Nga thông báo nhà máy thép ở Azov đă bị chiếm hoàn toàn. BOE đă đạt được 30 triệu đơn đặt hàng màn h́nh OLED từ Apple, nhưng một sự thay đổi thiết kế gần đây có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động. Một báo cáo mới cho biết Apple đang có kế hoạch sản xuất 150 triệu tấm nền OLED cho iPhone 14, nhưng nhà cung cấp BOE đó có thể bị loại bỏ 30 triệu đơn đặt hàng dự kiến v́ vấn đề thiết kế. Thông tin này xuất phát từ báo cáo của The Elec, nơi nguồn tin cho biết BOE “vẫn chưa nhận được sự chấp thuận từ Apple để sản xuất tấm nền OLED cho loạt smartphone iPhone 14 sắp tới”. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chỉ ngoại giao mới chấm dứt được chiến sự ở nước này trong bối cảnh đàm phán với Nga đang bế tắc. Phương Tây rót thêm hàng tỷ đô la viện trợ cho Ukraine vào ngày 20/5 khi Nga điều phối lực lượng sau sự sụp đổ rơ ràng của thành phố cảng Mariupol và giao tranh bùng phát ở trung tâm công nghiệp của nước này ở phía đông. Một cuộc thăm ḍ mới cho thấy, tỉ lệ chấp thuận của dân chúng đối với Tổng thống Joe Biden đă xuống đến mức thấp nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông vào tháng 5, với những bi quan ngày càng tăng trong các Đảng viên Dân chủ của chính ông. |
Thủ tướng Australia Scott Morrison mới đây đă có bài phát biểu thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử năm 2022 và gửi lời chúc tới người chiến thắng là ông Anthony Albanese.
Ngày 21/5 (giờ địa phương), cử tri Australia đă đi bỏ phiếu bầu chính phủ mới. Theo đó, khi kết quả cuộc bầu cử dần ngă ngũ, Thủ tướng đương nhiệm của Australia là Scott Morrison đă lên tiếng thừa nhận thất bại trước đối thủ là lănh đạo Đảng Lao động Anthony Albanese. Trong bài phát biểu tối 21/5, ông Morrison đă gọi đây là một "đêm khó khăn đối với đảng Tự do và Quốc gia". Thủ tướng Australia chia sẻ: "Đêm nay là một đêm khó khăn với đảng Tự do và Quốc gia. Chúng tôi luôn khiêm tốn và chiến thắng cũng vậy. Chiến thắng luôn là một sự khiêm tốn và nên được duy tŕ như vậy". <blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr"><a href="https://twitter.com/hashtag/BREAKING?src=hash&am p;ref_src=twsrc%5Etf w">#BREAKING</a>: The Labor party has defeated Scott Morrison's Coalition government and Anthony Albanese will become the 31st Prime Minister of Australia. <br><br>Full story: <a href="https://t.co/Q0bBP98X4c">https://t.co/Q0bBP98X4c</a> <a href="https://t.co/YAoPPIgEif">pic.twit ter.com/YAoPPIgEif</a></p>— news.com.au (@newscomauHQ) <a href="https://twitter.com/newscomauHQ/status/1527979968336392194? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 21, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> Ông Morrison cho biết ông đă nói chuyện với lănh đạo đảng Lao động Anthony Albanese, người được truyền thông Australia dự đoán sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo. Ông phát biểu: "Tối nay, tôi đă nói chuyện với Lănh đạo phe đối lập và Thủ tướng sắp tới Anthony Albanese. Tôi đă chúc mừng ông ấy về chiến thắng trong cuộc bầu cử tối nay. Ở đất nước này, vào thời điểm như thế này, khi chúng ta nh́n ra khắp thế giới, và đặc biệt là khi chúng ta thấy những người ở Ukraine đấu tranh cho tự do và quyền tự do của họ, tôi nghĩ vào một đêm như tối nay, chúng ta có thể suy ngẫm về sự vĩ đại của nền dân chủ của chúng ta". Thủ tướng nói thêm: "Vào một đêm như tối nay, chúng ta cần thừa nhận sự vận hành nền dân chủ của chúng ta, luôn tin tưởng vào người Australia và phán quyết của họ. Tôi đă luôn sẵn sàng để nhận phán quyết của họ và tối nay họ đă đưa quyết định. Tôi xin gửi lời chúc đến ông Anthony Albanese và Đảng Lao động. Tôi chúc ông và chính phủ của ông mọi điều tốt đẹp nhất. Giờ chúng ta vẫn đang trong quá tŕnh kiểm phiếu. Tôi tin rằng điều quan trọng là đất nước chúng ta có sự chắc chắn và đất nước chúng có thể tiến lên. Đặc biệt là trong tuần này với các cuộc họp quan trọng đang được tổ chức". Cũng trong bài phát biểu nhận thua, Thủ tướng Morrison tuyên bố sẽ thôi giữ vị trí lănh đạo đảng Tự do và nhận trách nhiệm về thất bại trong cuộc bầu cử năm nay. Như vậy, đảng Tự Do và Quốc gia sẽ cần t́m ra một nhà lănh đạo mới thay thế ông Morrison. Ông chia sẻ: "Gửi tới những đồng nghiệp của tôi tối nay, những người đă phải tiếp nhận tin tức rất khó khăn và đă mất vị trí của ḿnh, tôi với tư cách là người lănh đạo chịu trách nhiệm. Đó là gánh nặng và đó là trách nhiệm của một nhà lănh đạo. Bởi vậy, tôi sẽ bàn giao quyền lănh đạo tại cuộc họp sắp tới của đảng để đảm bảo đảng có thể được phát triển dưới sự lănh đạo mới. Tôi đă nhận được đặc ân lớn khi trở thành nhà lănh đạo của đảng và lănh đạo quốc gia vĩ đại này. Và lư do tôi có thể làm được điều đó là tôi đă được rất nhiều người ủng hộ". Minh Hạnh (Theo ABC) |
Ngày 21-5, Bộ Ngoại giao Nga công bố danh sách gồm 963 công dân Mỹ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Liên bang Nga. Trong số những người này có Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken...
Theo Hăng tin TASS của Nga, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rơ biện pháp nói trên được đưa ra nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga. Danh tính các công dân Mỹ bị cấm nhập cảnh vào Nga được đăng tải cụ thể trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga. Trong danh sách này có các quan chức hàng đầu của Mỹ gồm Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken, Giám đốc Cơ quan T́nh báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray và các quan chức Mỹ khác đă được Bộ Ngoại giao Nga công bố lệnh cấm nhập cảnh trước đó. Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Nga sẵn sàng đối thoại trung thực với Washington, đồng thời ngăn cản người dân Mỹ và các cơ quan có thẩm quyền kích động chứng bài người Nga. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Nga không t́m kiếm sự đối đầu và sẵn sàng đối thoại trung thực, tôn trọng lẫn nhau. Hăng tin Reuters (Anh) nhận định lệnh cấm nhập cảnh nói trên chỉ có tác động tượng trưng, nhưng sẽ khiến quan hệ giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Washington càng xấu thêm kể từ lúc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24-2. |
Nga vừa ngưng cung cấp khí đốt cho Phần Lan - động thái leo thang mới nhất trong các tranh căi với phương Tây về chi trả cho năng lượng từ Nga.
Công ty Khí đốt Gazprom khổng lồ của Nga xác nhận họ đă hoàn toàn ngừng xuất khẩu khí đốt cho Phần Lan lúc 04:00 giờ GMT sáng thứ Bảy. Phần Lan nói tất cả nguồn cung từ Nga đă dừng lại, nhưng không có sự gián đoạn nào cho các khách hàng dùng khí đốt. Helsinki đă từ chối thanh toán cho khí đốt nhập từ Nga bằng đồng rúp. Nhưng quyết định ngưng cung cấp khí đốt cho Phần Lan diễn ra sau khi có thông báo rằng nước này sẽ xin gia nhập khối NATO. Mặc dù Nga mở cuộc xâm lược Ukraine hôm 24/2, Nga tiếp tục cung cấp khí đốt cho nhiều nước châu Âu. Sau khi nhiều nước phương Tây trừng phạt Nga v́ cuộc chiến, Nga nói các quốc gia "không thân thiện" phải trả cho khoản mua khí đốt bằng đồng tiền của nước này, điều mà EU coi là h́nh thức hăm dọa. Sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga là một yếu tố dẫn đến khủng hoảng giá sinh hoạt mà nhiều người tiêu dùng ở châu Âu đang phải đối mặt. Phần Lan nhập khẩu phần lớn khí đốt từ Nga nhưng khí đốt chỉ chiếm chưa đầy 1/10 tổng năng lượng tiêu thụ của nước này. Hôm thứ Bảy, công ty nhà nước Gasgrid Finland nói trong một thông cáo rằng nguồn cung khí đốt qua điểm dẫn khí Imatra đă ngưng từ hôm 21/5. Trước đó, công ty năng lượng nhà nước Gasum của Phần Lan mô tả động thái của Nga là "rất đáng tiếc". "Tuy nhiên, chúng tôi đă chuẩn bị cẩn thận cho t́nh huống này và chừng nào không có sự gián đoạn trong mạng lưới dẫn khí, chúng tôi sẽ có thể cung cấp khí đốt cho tất cả các khách hàng trong những tháng tới," CEO của Gasum Mika Wiljanen nói trong một thông cáo. B́nh luận về vấn đề này, người phát ngôn điện Kremlin nói "rơ ràng là không ai sẽ cung cấp bất cứ thứ ǵ miễn phí cả". Chủ nhật tuần trước, Nga đă cắt nguồn cung cấp điện cho Phần Lan. Phía Nga đă đe dọa sẽ trả đũa nếu Phần Lan nộp đơn xin nhập khối NATO. Trong một diễn biến khác, công ty dầu khí quốc doanh Nga Rosneft cho biết hôm thứ Sáu rằng cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder thông báo ông sẽ không c̣n làm việc trong ban quản trị của công ty nữa. Ông Schröder bị chỉ trích ngày một nhiều từ công chúng v́ đă giữ một vị trí nhiều lợi lộc trong công ty Rosneft. Ông đă từ chối chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà ông coi là bạn, về quyết định xâm lược Ukraine. |
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đă điện đàm với Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về gia nhập NATO và các tổ chức khủng bố.
Ngày 21/5, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto thông báo ông đă có cuộc điện đàm “cởi mở và thẳng thắn” với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thảo luận về việc Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trước đó, nhà lănh đạo Ankara đă đặt câu hỏi liệu Phần Lan và Thụy Điển có nên được phép tham gia liên minh quân sự hay không. Sau cuộc điện đàm, trên trang mạng Twitter, Tổng thống Niinisto bày tỏ: “Tôi đă tuyên bố rằng với tư cách là các đồng minh NATO, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cam kết đảm bảo an ninh của nhau và mối quan hệ của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Phần Lan lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi h́nh thức và biểu hiện của nó. Đối thoại chặt chẽ sẽ tiếp diễn.” Trong khi đó, Hăng thông tấn Quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin cùng ngày, Tổng thống Erdogan cũng có cuộc điện đàm với Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson, bày tỏ Ankara mong muốn Stockholm có những biện pháp cụ thể liên quan đến mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về các tổ chức khủng bố. Nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Thụy Điển dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí áp đặt đối với Ankara từ năm 2019 sau cuộc tấn công của nước này vào Syria. Ngày 18/5 vừa qua, Phần Lan và Thụy Điển đă chính thức nộp đơn gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ đă bày tỏ ư kiến phản đối, cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các đối tượng có liên quan tới nhóm chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và những người ủng hộ Giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính hồi năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. |
Tổng thống Mỹ-Hàn ngày 21/5 nhất trí tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn hơn và triển khai thêm vũ khí của Mỹ nếu cần thiết nhằm “răn đe” Triều Tiên, đồng thời mở rộng liên minh để đối phó với các thách thức khu vực và toàn cầu.
Phát biểu trong hội nghị tại Seoul ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết liên minh kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước cần phát triển thêm không chỉ để đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên mà c̣n nhằm giữ cho khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương “tự do và cởi mở” và bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Biden đến châu Á với tư cách Tổng thống Mỹ và cũng là lần đầu tiếp xúc với tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon, người mới nhậm chức cách đây hơn 10 ngày. Cuộc gặp gỡ thân thiện giữa hai vị lănh đạo diễn ra trong bối cảnh có thông t́nh báo rằng Triều Tiên có khả năng phóng thử tên lửa. Tổng thống Hàn Quốc mong muốn có được đảm bảo từ phía Mỹ liên quan đến tăng cường khả năng răn đe trước các mối đe dọa từ Triều Tiên. Trong một tuyên bố chung, ông Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ bảo vệ Hàn Quốc với cả vũ khí hạt nhân nếu cần thiết. Hai bên cũng nhất trí xem xét mở rộng các cuộc tập trận quân sự kết hợp, vốn đă được thu hẹp lại trong những năm gần đây nhằm giảm căng thẳng với Triều Tiên. Mỹ hứa sẽ triển khai “khí tài chiến lược”, có thể gồm máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm tên lửa hoặc tàu sân bay, nếu cần thiết để răn đe Triều Tiên. Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp, ông Biden bày tỏ sẵn sàng gặp nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu ông Kim quan tâm đến đàm phán nghiêm túc. Ngoài ra, ông Biden cho biết Washington đă đề nghị cung cấp vaccine COVID-19 cho cả Triều Tiên và Trung Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Yoon cũng đă đề nghị viện trợ cho Triều Tiên trong cuộc chiến với đợt bùng phát COVID-19 mới được ghi nhận tại nước này, nhưng cho đến nay B́nh Nhưỡng vẫn chưa phản hồi. Triều Tiên ngày 21/5 báo cáo thêm 200.000 ca có triệu chứng sốt, đă 5 ngày liên tiếp nước này ghi nhận mức cao kỷ lục. Ngoài ra, ông Biden cũng muốn nhân chuyến thăm này “mời chào” các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Mỹ. Đáng chú ư, tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc sắp tới đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất xe và pin chuyên dụng tại Mỹ. Trước đó, hai nhà lănh đạo đă tham quan nhà máy sản xuất chip của tập đoàn Samsung. Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca gởi về bài tường tŕnh: “ Không nên để cho an ninh quốc gia và kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào những quốc gia không chia sẻ các giá trị của chúng ta”. Tuyên bố của ông Joe Biden tại nhà máy chip điện tử của hăng Samsung, ở Pyeongtaek ở phía nam Seoul, tóm lược mục tiêu chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ tại Hàn Quốc, đó là thắt chặt quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ, đặc biệt là nhằm bảo đảm các chuỗi cung ứng. Chuyến thăm Seoul là rất quan trọng đối với tổng thống Biden, bởi v́ tập đoàn Hàn Quốc đă đầu tư 17 tỷ đôla để xây dựng tại bang Texas một nhà máy sản xuất chất bán dẫn, một lĩnh vực chủ chốt mà từ nhiều tháng qua đang gặp t́nh trạng khan hiếm. Ông Joe Biden đến đây cũng là nhằm quảng bá cho "Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái B́nh Dương", một sáng kiến nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng. Sau ngày đầu tiên tập trung vào các vấn đề kinh tế, trong cuộc họp thượng đỉnh hôm nay, tổng thống Biden sẽ thảo luận với đồng nhiệm Hàn Quốc về hợp tác quốc pḥng. Về phía tổng thống Yoon Suk Yeol, mục tiêu sẽ là được Hoa Kỳ tái khẳng định quyết tâm bảo vệ lănh thổ Hàn Quốc bằng mọi phương tiện cần thiết, vào lúc mà vẫn có nguy cơ một hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên trong thời gian ông Biden công du châu Á ". Trong thông cáo chung đưa ra hôm nay sau cuộc họp thượng đỉnh, hai tổng thống Mỹ Hàn đă đề nghị trợ giúp Bắc Triều Tiên chống đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại nước này. Riêng tổng thống Biden cho biết ông đă đề nghị cung cấp vac-xin ngừa Covid cho B́nh Nhưỡng, nhưng đă không được trả lời. |
Trong cuộc thăm ḍ mới đây tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đă giảm xuống mức 39%, con số thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức.
Kênh NBC News trong một cuộc thăm ḍ về một loạt vấn đề nước Mỹ đang phải đối th́ tỷ lệ tín nhiệm đối với chính quyền của Tổng thống Biden đă giảm xuống c̣n 39%, con số thấp nhất từ trước tới nay. Cũng theo NBC News, tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Biden từ tháng 9/2021 đă dao động trong khoảng 40% đến 43%. Tuy nhiên sự ủng hộ đối với các chính sách của Nhà Trắng trong thời gian gần đây liên tiếp sụt giảm so với khoảng thời gian đầu nhiệm kỳ. 56% người được hỏi cho biết họ không hài ḷng với các chính sách của chính quyền Biden nói chung. Phần lớn những người được phỏng vấn (khoảng 75%) cho biết "đất nước đang đi sai hướng." Trong khi đó cách đối phó đại dịch của ông Biden nhận được sự ủng hộ của 59% người Mỹ, nhưng chính sách kinh tế và kiềm chế lạm phát của ông chỉ nhận được lần lượt 33% và 23% sự đồng t́nh từ những người được hỏi. Về vấn đề Ukraine, chỉ khoảng 41% số người được hỏi tỏ ra hài ḷng với các chính sách hiện tại. 62% người được hỏi nói rằng thu nhập của gia đ́nh họ đang giảm so với chi phí sinh hoạt, 28% cho biết nó vẫn ở mức cân bằng và 6% c̣n lại cho rằng thu nhập của họ tăng nhanh hơn chi phí sinh hoạt. Số phiếu thăm ḍ hiện tại của Tổng thống Biden gần tương đương với người tiền nhiệm cựu Tổng thống Donald Trump ở cùng thời điểm trong nhiệm kỳ, theo một cuộc thăm ḍ trước đó do Đại học Monmouth thực hiện. Dữ liệu thăm ḍ được đưa ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng ở Mỹ, nguyên nhân phần lớn là do khó khăn trong chuỗi cung ứng, chính quyền Biden cho rằng một phần là do t́nh h́nh ở Ukraine và sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 không diễn ra như kỳ vọng. C̣n theo Sputnik, chính quyền Biden không muốn thừa nhận trách nhiệm về t́nh h́nh kinh tế tồi tệ ở Mỹ hiện tại và đổ hết lỗi cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như COVID-19. Lạm phát ở Mỹ hiện tại vào khoảng 8,5% mặc dù một số nhà kinh tế nói rằng con số đó có thể tăng gấp đôi. Mức tăng 50 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là mức cao nhất trong hơn 20 năm, với việc ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ đến năm 2023 nếu cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. |
CHIẾN TRANH THÔNG TIN NGA - UKRAINA VÀ SỰ NGU MUỘI CỦA NHIỀU T̉A BÁO VIỆT NAM
Kim Van Chinh --- “Hồi xưa, khi Nga c̣n đồng nghĩa với Liên Xô XHCN (trước năm 1991), báo tiếng Nga phát hành ở Moskva và các thành phố lớn của Nga và Liên Xô nói chung đúng là chuẩn mực cả về thông tin và các thông số khác của báo chí…” Xin được phép đặt một dấu hỏi nghi ngờ đối với lời khẳng định chắc như đinh đóng cột trên đây, thưa anh Kim Van Chinh. Bauxite Việt Nam --- 1. BỐI CẢNH Báo chí Việt Nam đa phần là “lá cải”, ai cũng biết, thương mại hóa ở tŕnh độ đỉnh cao: hàng mấy chục ngh́n con người với 779 ṭa gọi là báo hoạt đông đưa tin nhộn nhịp. 100% phải là quốc doanh hoặc đeo mác ăn theo quốc doanh v́ VN không cho phép báo tư nhân hoạt động… Tuy nhiên, một số báo là bộ mặt của một nền báo chí quốc gia, ăn lương bao cấp rất hậu hĩnh từ ngân sách quốc gia, phải tuân thù nguyên tắc mà Nhà nước yêu cầu: thông tin phải chính xác, trung thực, khách quan, kịp thời… Vậy mà khi đưa tin về cuộc chiến Nga - Ukraina, hầu hết các báo Việt Nam không những không làm tṛn nhiệm vụ mà Nhà nước giao, mà lại c̣n a dua đưa tin bậy bạ, tin fake, tin đểu do các báo Nga đăng tải rồi báo Việt đăng lại… 2. TUYÊN TRUYỀN CỦA NGA HIỆN NAY Hồi xưa, khi Nga c̣n đồng nghĩa với Liên Xô XHCN (trước năm 1991), báo tiếng Nga phát hành ở Moskva và các thành phố lớn của Nga và Liên Xô nói chung đúng là chuẩn mực cả về thông tin và các thông số khác của báo chí… Nhưng từ khi nước Nga đổ đốn, phản lại nhân loại, phản lại chính cả nhân dân chính nghĩa Nga, theo đuổi các học thuyết phát xít, phản động, phản nhân loại, dị hợm để đưa quân xâm lược Ukraina và nhiều nước khác, đàn áp tự do dân chủ ở chính nước Nga… th́ nền báo chí Nga đă trở thành một công cụ, cao hơn một công cụ, nó là vũ khí sắc bén để nhồi sọ, tuyên truyền, áp chế tư tưởng trước hết là đối với chính người dân của họ. Sau đó nó là công cụ, vũ khí đánh lận con đen, tuyên truyền quốc tế, đánh lừa dư luận, lừa những người cả tin, đơn giản, nhất là những người hay coi báo chí Nga là chuẩn mực… Sự dị hợm của báo chí Nga (cả báo h́nh, báo viết và báo mạng) lại được bè lũ cầm quyền phụ trách truyền thông như Pskov, Lavrov, Shoigu, Soliviev… đẩy lên đỉnh cao của sự lừa dối. Chúng là bè lũ đă tôn thờ và vận dụng giỏi nhất hơn cả ông thầy của chúng là Goebbels, trùm truyền thông Đức Quốc xă, người từng dạy: "Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức th́ nó sẽ trở thành sự thật" Các nhà tâm lư học gọi đây là 'ảo tưởng về sự thật'. 3. MẤY VÍ DỤ a/ Nga thua đau trong cuộc tấn công đợt 1 vào Ukraina. Vậy mà báo Nga nhai đi nhai lại luận điểm “Chiến dịch quân sự đặc biệt đă hoàn thành mục tiêu trong đợt 1”. b/ Nga chiếm đảo Rắn của Ukraina ngay từ ngày đầu cuộc chiến. Đến đầu tháng 5, quân Nga ở đây bị quân Ukraina bắn hỏa tiễn từ UAV cháy cả trực thăng và tàu chiến, phá hủy các công sự… (đă có nhiều video của Ukraina công bố các tin này ngày 9-5). Vậy mà báo Nga đồng loạt đăng tin quân Nga đă triệt thoái 2 đợt tấn công chiếm đảo của quân Ukraina, có sự trợ giúp của t́nh báo Anh, quân Nga hạ nhiều máy bay, tàu chiến… (xem ảnh). Chỉ có điều các báo Nga không hề có video và ảnh minh họa, hoặc lấy video của chính phía Ukraina công bố… c/ Trận chiến quân Ukraina tấn công bằng pháo binh hủy diệt 2 cây cầu phao của quân Nga bắc qua sông để vượt sông Severodonnetsk là trận đánh tầm cỡ vệ tinh cũng thấy, diệt 75 xe tăng, hơn 1000 lính, làm bại ư đồ vượt sông của Nga… Vậy mà hai hôm sau, báo Nga đưa tin quân Nga gây thiệt hại nhiều cho quân Ukraina tại chiến trường này, bắn phá 1 cầu vượt sông của Ukraina, làm nhụt ư muốn vượt sông của Ukraina… 4. SỰ KHỐN CÙNG (KHỐN NẠN) CỦA BÁO VIỆT Hăy xem các báo Việt đưa tin về chiến sự Nga - Ukraina (xem các ảnh tôi dẫn) Tôi phải dùng từ khốn cùng, khốn nạn, v́ tôi học theo Lenin, đó là cách cụ Lenin đă từng gọi các luận điểm sai trái trong tuyên truyền báo chí, lư luận… Làm báo, chắc trong ṭa soạn phải có người biết tiếng Anh, tiếng Pháp… Nếu chỉ đọc tiếng Nga th́ báo Ukraina có rất nhiều tờ có phiên bản tiếng Nga… Việc thẩm định chéo nguồn tin, tra cứu lại tin, lấy thêm tin ở các nguồn tin đối lập, trung gian là việc tuy cũng vất vả nhưng không quá khó trong thời đại ngày nay… Vậy mà rất nhiều báo Việt hầu như chỉ sống sượng đăng lại các tin fake, tin đểu, tin láo của các báo Nga? Không những vậy, họ c̣n đăng tài cả các ư phân tích mà truyền thông Nga cài cắm để phục vụ cho mục đích, mưu đồ den tối và phi nghĩa của họ… Như vậy báo chí Việt Nam đă không hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà nước đă giao: thông tin phải trung thực, chính xác, trung lập và kịp thời. Họ không xứng đáng hưởng tiền ngân sách từ thuế của người dân đóng góp. Chính họ, có thể do ngu đần, có thể do lệnh ai đó đă ra lệnh sai, có thể do họ đă trót quá tin vào báo Nga, có thể họ bị Nga mua chuộc, trả tiền… Bất cứ lư do ǵ, họ đă mắc tội với người dân Việt Nam ở chỗ đă đánh lừa và nói dối họ… K.V.C. |
4 Attachment(s)
Bà chủ trung tâm Thuư Nga và chồng hạ cánh xuống SG vào hôm qua
|
Kế hoạch chấm dứt chính sách trục xuất người di cư của Biden bị chặn.
Hôm 20/05, Thẩm phán Robert Summerhays ở thành phố Lafayette, bang Louisiana, đă ra phán quyết rằng chính sách Title 42 cho phép nhanh chóng trục xuất người di cư do lo ngại về việc lây lan Covid-19 sẽ được duy tŕ khi vụ kiện bởi hơn 20 bang được đưa ra ṭa. Nhà Trắng cho biết họ sẽ tuân thủ phán quyết, nhưng cũng sẽ đưa ra kháng cáo. "Thẩm quyền thiết lập chính sách y tế công cộng trên toàn quốc nên thuộc về Trung tâm Dự pḥng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), chứ không phải một ṭa án quận nào", Thư kư Báo chí của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố. Mặc dù Tổng thống Biden đă cam kết đảo ngược các chính sách nhập cư thời Trump khi c̣n đương chức, Trung tâm CDC, dưới sự lănh đạo của ông Biden, đă gia hạn Title 42 vào tháng 8/2021 và một lần nữa vào tháng 1/2022, do các biến thể Delta và Omicron. |
Tổng thống Joe Biden và tân tổng thống của Hàn Quốc ngày thứ Bảy nhất trí tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn hơn và triển khai thêm vũ khí của Mỹ nếu cần thiết để răn đe Triều Tiên, đồng thời đề nghị gửi vaccine COVID-19 và có thể gặp Kim Jong Un.
Ông Biden và ông Yoon Suk-yeol cho biết liên minh hàng thập niên của hai nước cần phát triển không chỉ để đối mặt với các mối đe dọa từ Triều Tiên mà c̣n để giữ cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương "tự do và rộng mở" và bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu. Hai nhà lănh đạo hội kiến tại Seoul trong lần tiếp xúc ngoại giao đầu tiên kể từ khi tổng thống Hàn Quốc nhậm chức 11 ngày trước. Cuộc hội kiến giữa hai đồng minh diễn ra trong bối cảnh thông tin t́nh báo cho thấy lănh tụ Triều Tiên Kim Jong Un đang chuẩn bị tiến hành các vụ thử hạt nhân hoặc phi đạn. Ông Yoon trước đó đă t́m kiếm thêm những bảo đảm rằng Mỹ sẽ tăng cường sự răn đe của ḿnh trước các mối đe dọa từ Triều Tiên. Trong một tuyên bố chung, ông Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ pḥng vệ Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết. Hai bên nhất trí xem xét mở rộng các cuộc tập trận quân sự kết hợp, vốn đă giảm quy mô trong những năm gần đây v́ COVID-19 và nỗ lực giảm căng thẳng với Triều Tiên. Mỹ cũng hứa sẽ triển khai "khí tài chiến lược" - thường bao gồm máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm bắn phi đạn hoặc hang không mẫu hạm - nếu cần thiết để răn đe Triều Tiên, theo tuyên bố. Cả hai nhà lănh đạo cho biết họ cam kết giải trừ hạt nhân Triều Tiên và sẵn ḷng tiến hành ngoại giao với B́nh Nhưỡng. "Về việc liệu tôi có gặp nhà lănh đạo Triều Tiên hay không, điều đó sẽ phụ thuộc vào việc liệu ông ấy có thành tâm hay không và ông ấy có nghiêm túc hay không," ông Biden nói trong một cuộc họp báo chung. Ông nói Washington đă đề nghị cấp vaccine COVID-19 cho Trung Quốc và Triều Tiên, nước đang chống chọi với đợt bùng phát đầu tiên mà họ đă thừa nhận. "Chúng tôi không nhận được phản hồi," ông Biden nói. Triều Tiên báo cáo hơn 200.000 bệnh nhân mới bị sốt ngày thứ năm liên tiếp vào ngày thứ Bảy, nhưng nước này này có rất ít vaccine hoặc phương thức điều trị hiện đại cho đại dịch. Liên minh Mỹ-Hàn Quốc, vốn bắt đầu từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, phải phát triển hơn nữa để giữ cho vùng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương "tự do và rộng mở," ông Biden nói. Ông nói liên minh được xây dựng dựa trên sự chống đối việc thay đổi biên giới bằng vũ lực - dường như nhắc tới cuộc chiến của Nga ở Ukraine và các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan. Tuyên bố chung kêu gọi ǵn giữ ḥa b́nh và ổn định ở eo biển Đài Loan và tự do hàng hải ở Biển Đông. Khi được các phóng viên hỏi về phản ứng khả dĩ từ Bắc Kinh, cố vấn an ninh quốc gia Kim Sung-han của ông Yoon cho biết những vấn đề đó liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Hàn Quốc, khi các tàu của nước này sử dụng các tuyến đường đó "V́ vậy, tôi nghĩ rằng sẽ khó có lư do để Trung Quốc trả đũa hoặc hiểu lầm về điều này," ông nói. Những thay đổi trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng đă tạo động lực mới cho Mỹ và Hàn Quốc làm sâu sắc hơn mối quan hệ của họ, ông Yoon nói, đồng thời kêu gọi hợp tác về pin điện và chất bán dẫn. |
T́m lời giải cho hiện tượng Trung Quốc: V́ sao tham nhũng nặng nhưng phát triển thần kỳ?
Nguyễn Văn Lung - 20 – 5 – 2022 Quá tŕnh phát triển kinh tế của Trung Quốc từ lúc mở cửa dường như luôn được vận hành theo các cỗ xe tam mă. [1] Con ngựa đầu tiên là cá thể kinh doanh – biết hoặc nhận thấy được cơ hội sản xuất và cung cấp những sản phẩm được thị trường đón nhận. Con ngựa này, tuy nhiên, lại thường thiếu vốn về tư liệu sản xuất. Con ngựa thứ hai là công ty nhà nước – có vốn, có tư liệu sản xuất, và đặc biệt là có mối quan hệ “trọng yếu” với hệ thống ngân hàng nhà nước độc quyền. Nhưng cả hai con ngựa này cũng không làm nên tṛ trống ǵ nếu không có được sự chấp thuận từ con ngựa thứ ba: một quan chức cầm trịch tại địa phương – người có khả năng giúp mối quan hệ công tư c̣n lạ lẫm thời mới mở cửa dễ dàng được hệ thống chính trị cộng sản ở địa phương “làm ngơ”. Nền tảng phát triển kinh tế không giống ai ngay từ trứng nước này liệu có vai tṛ ǵ trong sự song hành kỳ lạ giữa tham nhũng và phát triển tại Trung Quốc? Hay nó c̣n có nhiều lư giải đằng sau? Thấu hiểu căn cơ dẫn đến hiện trạng “tham nhũng nhưng phát triển” tại Trung Quốc sẽ là một phản chiếu tốt cho việc nghiên cứu tham nhũng tại Việt Nam. “Nghịch lư Đông Á” (East Asian paradox) Mối quan hệ kỳ lạ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế tại Trung Quốc (và mở rộng ra là một số quốc gia Đông Á khác) luôn là một vấn đề đáng chú ư. Làm sao Trung Quốc có thể phát triển thần kỳ đến như vậy khi mà vấn nạn tham nhũng của nước này có thể nói là đứng đầu thế giới, cả về số lượng lẫn khối lượng tài sản tham nhũng? Đây luôn là một câu hỏi gây khó dễ cho các nhà nghiên cứu trong suốt hai thập niên trở lại đây. Nhiều học giả Trung Quốc thừa nhận, về lư thuyết, tham nhũng là trở ngại phổ biến nhất và lớn nhất đối với sự phát triển của một quốc gia. [2] Một lượng tài sản khổng lồ, thay v́ được đẩy vào thị trường, vào sản xuất và các hoạt động sinh lợi khác, lại bị đưa vào túi riêng của các quan chức. Điều này làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh, cản trở và tạo ra khó khăn cho các hoạt động hành chính đơn giản nhất. Giới học giả Trung Quốc tất tả đi t́m lư do, và họ nhận thấy hiện tượng này không chỉ xảy ra tại Trung Quốc. Nghiên cứu đầu tiên sử dụng thuật ngữ “East Asian paradox” (và cũng thường được trích dẫn nhiều nhất) có tên gọi “Development and corruption: The East Asian paradox” của Andrew Wedeman. Được xuất bản vào năm 2002, nghiên cứu ghi nhận lại hiện tượng nghịch lư khi những quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc hay Thái Lan phát triển như vũ băo mặc cho tham nhũng lan rộng. [3] Vào năm 2004, nghiên cứu khác của hai tác giả Rock và Bonnett t́m ra được một số đặc trưng c̣n thú vị hơn. Họ nhận thấy đối với các quốc gia đang phát triển, tham nhũng sẽ chỉ gây hại cho những nước có quy mô dân số và kinh tế nhỏ. C̣n với các quốc gia có quy mô lớn và vừa công nghiệp hóa (như Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc), tham nhũng và phát triển lại được cho là có mối quan hệ tịnh tiến thuận chiều. [4] Như vậy, nghịch lư tham nhũng nhưng phát triển là một hiện tượng kinh tế – chính trị – xă hội xảy ra không chỉ ở Trung Quốc. Song nhiều người đồng thuận rằng Trung Quốc có lẽ là trường hợp điển h́nh và kỳ lạ nhất, khi mà kể từ thập niên 1980, tốc độ tăng trưởng của quốc gia đông dân nhất thế giới này là tṛm trèm 10%. Cùng lúc đó, quan lại Trung Quốc là tầng lớp hưởng lợi và “ăn trên ngồi trước” đối với những thành quả mà nền kinh tế mở cửa mang lại. Trung Quốc và phần c̣n lại Để hiểu v́ sao Trung Quốc khác biệt, chúng ta cần hiểu khái niệm “developmental corruption”, hay mô h́nh “tham nhũng thịnh vượng hóa”. [5] Đây là mô h́nh thường thấy ở hầu hết các con rồng châu Á như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Hiểu đơn giản, tham nhũng tại những quốc gia này được thể chế hóa bằng mối quan hệ chính trị khăng khít giữa các chính đảng và giới thương chủ, tài phiệt, và đại tư bản. Trong đó, sau khi đầu tư và t́m kiếm các nguồn lợi phát triển kinh tế, giới kinh doanh, tư bản dùng một lượng tiền thu được để xây dựng và củng cố sự lớn mạnh của các chính đảng thủ cựu về mặt xă hội – chính trị, có xu hướng thả lỏng quy định về lao động/ phúc lợi, tạo mọi điều kiện cho hoạt động kinh doanh và tích lũy của cải của doanh nghiệp. Nói cách khác, họ là các chính đảng cánh hữu. Như vậy, tham nhũng tại những quốc gia này có thể cực kỳ trầm trọng và tạo nên hệ thống dây mơ rễ má chính trị không thể cắt đứt. Việc bỏ qua nhiều yêu cầu về lao động và phúc lợi cũng thường xuyên gây ra những xung đột và khủng hoảng quyền dân sự. Song có một điều chắc chắn là cả bộ máy, dù tham nhũng, lại hoạt động theo hướng ủng hộ các chính sách kinh tế vĩ mô, mở rộng cơ hội làm ăn và phát triển kinh tế. Ảnh: Lee Jae-yong, người đứng đầu tập đoàn Samsung, bị bắt tại Hàn Quốc vào năm 2017 với cáo buộc tham ô và đưa hối lộ. Ảnh: Getty. Tham nhũng ở những nước trên là một điều kiện cần (precondition) để phát triển kinh tế nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này xảy ra không phải v́ tham nhũng tạo động lực cho phát triển. Theo cách lư giải của tác giả Chalmers Johnson, vấn đề ở chỗ nếu thiếu vắng các hoạt động tham nhũng này, sự bất ổn chính trị của hệ thống thượng tầng và bộ máy hành chính thiếu hiệu quả sẽ làm giảm, hoặc thậm chí là gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế. [6] Như vậy, tham nhũng thịnh vượng hóa, hay cũng thường được tiếp cận với khái niệm “tham nhũng cấu trúc” (structural corruption), là tổng ḥa mối liên minh chính trị lợi ích giữa một chính quyền, chính đảng cánh hữu và các đồng minh thương mại của ḿnh. Chính quyền ban hành các chính sách tạo mọi điều kiện cho những nhà tài phiệt, kinh tế mở rộng kinh doanh và thu lợi nhuận. Chỉ số GDP từ đó tăng cao. Đổi lại, giới doanh nghiệp và tài phiệt đổ tiền vào những chính trị gia/ chính đảng cánh hữu này để bảo đảm rằng họ có thể tiếp tục giữ vững vị thế chính trị và tạo ra không gian chính sách phù hợp để giới chủ có thể thu được lợi ích kinh tế một cách nhanh chóng và thuận lợi. Như vậy, đối với các quốc gia có mô h́nh “developmental corruption”, chúng ta có thể lư giải phần nào đó nghịch lư giữa tham nhũng và phát triển kinh tế thần tốc. Trong một số trường hợp (nền kinh tế mới, có nhiều nguồn đầu tư, phát triển kinh tế hữu cơ, v.v.), tham nhũng vừa giúp bôi trơn những tranh chấp chính trị, vừa giúp giảm thiểu rào cản quan liêu cho các quyết định có lợi cho việc phát triển kinh tế thần tốc. Tuy nhiên, tham nhũng ở Trung Quốc lại không phải là tham nhũng thịnh vượng hóa. Lịch sử của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy họ chỉ sử dụng vũ lực để xác lập quyền lực. Với bản năng của một tập đoàn chính trị cánh tả, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chưa bao giờ cần đến mối liên minh với giới thương chủ để duy tŕ quyền lực, rồi từ đó buộc phải xây dựng các chính sách ủng hộ tuyệt đối sự phát triển và bành trướng của giới thương chủ. Hoàn toàn trái ngược với những con rồng châu Á khác, tham nhũng tại Trung Quốc đa phần mang h́nh dạng “tham nhũng săn mồi”, hay “predatory corruption”. Tại đó, những cá nhân, nắm các vai tṛ và vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, ḅn rút lợi ích kinh tế từ sự phát triển chung. Tuy nhiên, điều này càng khiến mối liên hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế tại Trung Quốc đặc biệt. Nó có thể là mô h́nh nhà nước duy nhất nơi tham nhũng săn mồi có thể đồng hành với phát triển kinh tế. Một thoáng lịch sử Nếu lấy biến “tham nhũng” để xem xét và đánh giá, lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể được chia làm hai giai đoạn: lịch sử thời Mao và hậu Mao. Điểm khác nhau giữa hai thời kỳ này là ǵ? Tham nhũng thời Mao không phải là không tồn tại, nhưng v́ nhiều lư do, giá trị và tầm ảnh hưởng của chúng là không đáng kể. Lư do chủ đạo là v́ từ thời điểm lá hồng kỳ cộng sản được treo ở Tử Cấm Thành của Bắc Kinh, Trung Quốc đă cùng Mao trải qua vô số những cuộc cải cách chết người. Từ quá tŕnh quốc hữu hóa tài sản, Đánh Tư sản, Đánh Cánh hữu đến Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa, những cuộc “nội chiến mini” dai dẳng và tai hại khiến năng lực sản xuất, năng lực giao thương và thậm chí là năng lực nông nghiệp của Trung Quốc sụt giảm trầm trọng. Trong thời khắc của nạn đói, của sống c̣n, tham nhũng lúc ấy là câu chuyện của những cán bộ địa phương nhận một hai quả trứng gà để nhắm mắt làm ngơ trước việc người nông dân mang con gà ra chợ đen bán để kiếm chút tiền đong gạo. [7] Đó là câu chuyện sống c̣n của con người giữa hai phía nhà nước – nhân dân, t́m cách cộng sinh trong sự thống trị của tư duy cộng sản cực đoan, như lời của giáo sư Frank Dikotter mô tả. Lịch sử của tham nhũng thời hậu Mao th́ hoàn toàn khác. Với Đặng Tiểu B́nh, tham nhũng sẽ là một phần chấp nhận được của phát triển kinh tế tại Trung Quốc. Nhiều người hay nhớ đến câu nói của ông: “Mèo trắng, mèo đen đều là mèo cả, miễn là bắt được chuột”. Tuy nhiên, c̣n một nhận định khác quan trọng không kém về quản lư nhà nước của Đặng: Để phát triển kinh tế, một số người sẽ phải giàu trước. [8] Từ chuyến Nam tuần (Southern tour) và nỗ lực thực hiện các chính sách tự do hóa kinh tế có phần hùng hổ của Đặng, quan chức Trung Quốc thời điểm đó nhận thức được quyền lợi của họ trong công cuộc làm giàu “toàn dân”. Ảnh: Đặng Tiểu B́nh (giữa) trong chuyến công du các tỉnh phía Nam Trung Quốc vào năm 1992 nhằm bảo vệ và thúc đẩy các nỗ lực cải cách kinh tế. Ảnh: AP. Biện pháp “làm giàu” của quan chức Trung Quốc không có ǵ quá mới lạ so với Việt Nam hay quá tŕnh chuyển đổi của các quốc gia Liên Xô hậu cộng sản khác. Các nguồn lực trước nay đều được nhà nước quản lư nay bắt đầu được thị trường hóa, cổ phần hóa, chuyển giao cho tư nhân với những mức giá không ai biết thế nào là đúng. Điều này tạo ra khoảng trống cho những mối quan hệ thân hữu và các khoản chi phí lót tay khổng lồ. Nguồn cung hạn chế của một số tư liệu sản xuất trọng yếu như vốn (từ các ngân hàng, các nguồn tài trợ nước ngoài thông qua chính phủ), đất đai, tài nguyên khoáng sản, v.v. cũng là lư do cơ bản cho việc tạo ra “những người giàu trước”. Kèm theo đó là quá tŕnh đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống hạ tầng cơ sở, một trong những cơ hội tham nhũng và tham ô kinh điển nhưng cũng đẩy nhanh quá tŕnh phát triển kinh tế quốc gia. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ năm 1978 cho đến 2006, Trung Quốc phân phối tổng cộng 489 tỷ Mỹ kim chi thường xuyên và một khoản gần 2 ngh́n tỷ Mỹ kim từ “ngân sách đặc biệt” (extra budget) để chi cho xây dựng. [9] Điều ǵ tạo nên sự khác biệt giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu hậu cộng sản? Như vậy, tham khảo các hệ thống tham nhũng thịnh vượng hóa của Đông Á với liên minh chính trị giữa giới thương chủ và các chính đảng cánh hữu; đồng thời t́m hiểu bản chất lịch sử của quá tŕnh cải cách tại Trung Quốc, chúng ta nhận thấy tham nhũng tại Trung Quốc không có những đặc trưng nào quá đáng kể. Điều này càng rơ ràng hơn nếu chúng ta so sánh hiện tượng tham nhũng tại Trung Quốc với các h́nh thức tham nhũng săn mồi, tham nhũng thoái hóa (degenerative corruption) hay tham nhũng phi giao dịch (non-transactive corruption), vốn rất phổ biến tại Nga hay những quốc gia Đông Âu thời kỳ hậu cộng sản. Vậy trước khi muốn hiểu hiện tượng Trung Quốc, sẽ rất có ích nếu chúng ta có thể trả lời được câu hỏi: Làm thế nào mà Trung Quốc không rơi vào bẫy tham nhũng hậu thị trường hóa như Nga và các quốc gia Đông Âu đă mắc phải? Trước tiên, có thể nhắc đến nền tảng và tiềm năng phát triển của Trung Quốc, so sánh với Nga và các quốc gia Đông Âu khác. Cân nhắc với toàn thể Liên Xô nói chung và Nga nói riêng, nền kinh tế Trung Quốc cùng thời điểm thật không có ǵ để so sánh. [10] Trước cải cách, Trung Quốc là một quốc gia nghèo với mô h́nh kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm. Trong khi đó, Liên Xô bản chất đă là một quốc gia có thu nhập trung b́nh với nền tảng kinh tế công nghiệp hóa có thể được coi là quá mức (over-industrialised). Vào năm 1980, 75% lao động Trung Quốc được sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Liên Xô vào năm 1990, con số đó chỉ là 15%. H́nh ảnh một chợ tự phát bán nông sản ở Hợp Ph́, tỉnh An Huy, Trung Quốc vào năm 1986. Hơn 70% dân số nước này vào thời điểm đó làm việc trong ngành nông nghiệp. Ảnh: Adrian Bradshaw/ Daily Mail. Với những thông tin trên, có thể thấy tiềm năng phát triển của Nga cũng như các quốc gia Đông Âu gần như đă tới hạn. Nếu không có những biện pháp hiện đại hóa để thay máu nền kinh tế và cạnh tranh vị trí dẫn đầu trong các ngành công nghiệp mới, năng lực bứt phá phát triển của các quốc gia này là rất thấp. Riêng với Trung Quốc, tiềm năng phát triển của họ là khổng lồ, cân nhắc dân số, lănh thổ, tài nguyên – chỉ là nó chưa được ghi nhận đúng đắn tại thời điểm đó mà thôi. Như vậy, dù tham nhũng thời kỳ mới bắt đầu thị trường hóa ở cả hai quốc gia có thể giống nhau, sức bật và không gian phát triển của Trung Quốc vẫn vượt trội hoàn toàn so với Liên Xô. [11] Thêm vào đó, cũng v́ dư địa phát triển c̣n lớn, khả năng thử sai, cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế, cơ hội học hỏi và áp dụng tri thức từ các quốc gia phát triển phương Tây dường như là vô tận đối với chính quyền Trung Quốc. Những thông tin trên giúp ta khẳng định rằng việc Trung Quốc phát triển trong khi Liên Xô thụt lùi sau khi tự do hóa thị trường, không đơn giản là câu chuyện mèo nào cắn mỉu nào, ai giỏi hơn ai trong quản lư kinh tế và tham nhũng. Một phần lư do lớn nằm ở thực trạng và dư địa phát triển kinh tế quốc gia. Điểm thứ hai rất đáng để chú ư, được nhóm tác giả Shleifer và Vishny chỉ ra vào năm 1993. [12] Theo đó, khó khăn lớn nhất của Liên Xô là thị trường hóa khi sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản không c̣n, trong khi Trung Quốc thị trường hóa với bộ máy chính trị vẫn hoạt động và thậm chí hừng hực khí thế “đổi mới”. Điều này dẫn đến sự khác biệt thể chế giữa “tham nhũng tập trung” (centralised corruption) và “tham nhũng phi tập trung” (decentralised corruption), một vấn đề đă được đề cập trong bài viết “Bóng ma của những ṭa tháp chọc trời” từng đăng tải trên Luật Khoa. [13] Tóm tắt lư giải của Shleifer và Vishny, với môi trường chính trị đơn nhất, tập trung và có trên dưới, cấu trúc tổ chức chính trị của Đảng Cộng sản giúp cho tiến tŕnh tham nhũng, hối lộ “có trật tự hơn” và được “hiệu quả hóa”. Các khoản chi bôi trơn được cân nhắc tương đối đầy đủ cho các ban ngành. Quan trọng nhất, những khoản này sau khi chi xong sẽ bảo đảm công việc được hanh thông ở tất cả các mặt quản lư hành chính nhà nước. Nó tương tự với việc khi gia đ́nh bạn chi hối lộ, trả tiền bảo kê cho một bí thư phường, điều này sẽ giúp bạn yên ổn làm ăn, bởi hệ thống Đảng Cộng sản ít ra có tính thống nhất, thứ bậc, và ổn định cao. Tuy nhiên, trong một thị trường mới nổi, nơi Đảng Cộng sản không c̣n thống trị, các nhóm bảo trợ chính trị tản mác vẫn c̣n lộn xộn đấu tranh với nhau, việc chi tiền cho một cá nhân lănh đạo địa phương chưa chắc đă giúp hộ gia đ́nh của bạn có thể an tâm tập trung sản xuất. Như vậy, dù bản chất xấu của tham nhũng không thay đổi, tham nhũng tập trung trong môi trường chính trị c̣n tồn tại sự thống nhất của Đảng Cộng sản lại có “hiệu năng” cao hơn hẳn tham nhũng phi tập trung tại các quốc gia Đông Âu sau khi Liên Xô tan ră. Đây là điều mà chúng ta thường ít nghĩ đến trong quản lư tham nhũng. Yếu tố quan trọng cuối cùng, vẫn là về vấn đề c̣n hay không c̣n Đảng Cộng sản, nhưng trọng tâm th́ đặt vào câu chuyện kiểm tra giám sát tham nhũng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đúng là hệ thống an ninh – công an của các quốc gia cộng sản vẫn có năng lực giám sát các hành vi tham nhũng của quan chức. Tuy nhiên, vai tṛ quan trọng nhất, có tính thẩm quyền, có tính kế hoạch và xuyên suốt nhất lại chính là hệ thống cán bộ của chính Đảng Cộng sản. Tại các quốc gia Liên Xô cũ, việc cấu trúc và hệ thống của Đảng Cộng sản sụp đổ hoàn toàn đồng nghĩa với việc cơ chế giám sát, tự kiểm soát của nội bộ đảng không c̣n ư nghĩa. Hệ thống cảnh sát – an ninh từ đó thành rắn mất đầu và tự thân họ tham gia vào các hoạt động tham nhũng, kết nối với các thế lực chính trị mới nổi. Trung Quốc may mắn không phải tự do hóa thị trường trong hoàn cảnh dở khóc dở cười như thế. Đúng là tham nhũng có xảy ra ở Trung Quốc sau mở cửa, và tham nhũng ấy th́ lại là tham nhũng săn mồi như chúng ta đă tŕnh bày. Song so với Nga hay các quốc gia Đông Âu khác, cấu trúc và thượng tầng chính trị của Trung Quốc vẫn c̣n nguyên vẹn. Điều này giúp cho các nỗ lực duy tŕ tính chính danh của đảng, nỗ lực thanh lọc các đảng viên quá biến chất và gây ảnh hưởng đến uy tín đảng, cũng như các hoạt động xử lư sai phạm trong nội bộ đảng vẫn tiếp tục được duy tŕ trong quá tŕnh tự do hóa thị trường. Và thực tế cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải không cố gắng trong những hoạt động này. Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Bộ Chính trị và cựu Bộ trưởng Bộ Công an, là một trong những quan chức cấp cao nhất bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc. Ông bị kết án tù chung thân vào năm 2015. Ảnh: CCTV. Kể từ đầu thập niên 1980 đến nay, các chính quyền Trung Quốc đă trải qua hai chiến dịch chống tham nhũng. Năm 1988, chính quyền khởi tố 190 cán bộ đảng, quan chức cấp cao. Con số này là 1.118 vào năm 1990, và 2.285 vào năm 1995. Kể từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc khởi tố hơn 2.500 cán bộ cấp cao mỗi năm. [14] Con số “ổn định” này phần nào cho thấy năng lực giám sát và răn đe nhất định trong nội bộ đảng. Hiểu về tham nhũng ở Trung Quốc Những tổng hợp và phân tích chi tiết trên có lẽ giải thích được một phần lớn những khúc mắc về vị trí và bản chất của tham nhũng tại Trung Quốc, dưới góc nh́n nghiên cứu so sánh. Một phần của bài toán v́ sao Trung Quốc tham nhũng nhưng vẫn có chỉ số tăng trưởng ấn tượng so với các quốc gia khác, mà đặc biệt là những nền cộng ḥa Liên Xô cũ, cũng được giải đáp ở một mức độ nhất định. Chúng ta cũng đă cơ bản thấy được nền tảng của mô h́nh tham nhũng Trung Quốc khác và giống ở điểm ǵ so với các con rồng châu Á. Vấn đề c̣n lại cần quan tâm là điều ǵ thật sự xảy ra trong môi trường tham nhũng Trung Quốc. Để trả lời câu hỏi này, người viết t́m đến nghiên cứu của những tác giả đầu ngành trong nghiên cứu tham nhũng tại Trung Quốc, điển h́nh như Giáo sư Sun Yan (Đại học City New York), Giáo sư Ting Gong (Đại học Phúc Đán), Giáo sư Guo Yong (Đại học Thanh Hoa) hay Giáo sư Xiaobo Lü (Đại học Texas). Mỗi người sẽ có một cách lư giải rất riêng về hiện tượng, hệ quả, và cách hiểu đúng đối với tham nhũng tại Trung Quốc. Tổng ḥa tất cả có thể giúp ích cho quá tŕnh thấu hiểu tham nhũng ở Trung Quốc và cơ hội học tập cho Việt Nam. Đối với Giáo sư Guo Yong, ông nhấn mạnh rằng tham nhũng tại Trung Quốc thật ra không có tính “văn hóa” hay là một “căn bệnh thể chế nan y” của nền văn minh Trung Quốc. [15] Điều này không phải để nói rằng văn hóa và nền tảng thể chế không quan trọng. Văn hóa tặng quà, thói quen quan hệ thân t́nh, tổ chức tiệc tùng khi bàn chuyện làm ăn hay công việc nhà nước luôn tạo ra khó khăn cho quản lư tham nhũng. Lằn ranh giữa tham nhũng, hối lộ và các mối quan hệ cá nhân trở nên mờ nhạt. Xiaobo Lü cũng đồng t́nh với Guo Yong rằng vấn đề của tham nhũng nằm ở chỗ bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa thể tiến hóa thành công thành một hệ thống quan liêu theo mô h́nh Weberian (“Weberian bureaucracy”, hay “rational bureaucracy”, hiểu đơn giản là mô h́nh quan liêu lư tính với những đặc trưng tối ưu cho hoạt động tập thể). [16] Theo cách tiếp cận của hai tác giả này, phát triển kinh tế hiệu quả vượt bậc là một thành tựu về quản lư vĩ mô của Đảng Cộng sản Trung Quốc. C̣n tham nhũng chỉ là hệ quả của quá tŕnh tiến hóa tổ chức. V́ vậy, đối với mô h́nh của Trung Quốc, tham nhũng và thành tựu kinh tế là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Chỉ cần Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tiến hóa thành công với mô h́nh Weberian, việc độc tài hay không sẽ không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quản lư tham nhũng. Đây có thể nói là góc nh́n thú vị mà ít ai trong các nhóm đối lập tại Việt Nam hay Trung Quốc cho rằng có thể xảy ra. Giáo sư Ting Gong th́ thừa nhận rằng tham nhũng ở Trung Quốc quả là mang hơi hướng “săn mồi”, nơi mà các cá nhân quan chức lạm quyền và gây khó dễ để kiếm tiền. [17] Tuy nhiên, một lượng lớn trường hợp tham nhũng tại Trung Quốc thật ra cũng bắt đầu với các liên minh chính trị – kinh tế nhỏ lẻ tại địa phương, như chúng ta đă kể đến ở phần mở đầu của bài viết. Những liên minh chính trị kinh tế này cũng là những nhóm sống dai hơn so với các kiểu tham nhũng nhỏ lẻ sau nhiều chương tŕnh chống tham nhũng vào thập niên 1980 và 1990, dẫn đến khái niệm mà Gong gọi là “tham nhũng tập thể” (collective corruption). Hiển nhiên, khác với các quốc gia Đông Á khác, các nhóm thương chủ kinh tế vẫn không có đủ năng lực “nói chuyện” với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc như cách các tài phiệt Đông Á thương thảo với lănh đạo đảng phái chính trị nước họ. Jack Ma (phải) và Pony Ma, hai trong số những ông chủ giàu nhất Trung Quốc, trong buổi lễ vào năm 2018 kỷ niệm 40 năm nước này tiến hành cải cách. Các thương chủ của Trung Quốc vẫn luôn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Ảnh: Wang Zhao/ AFP. Tuy nhiên, giới thương chủ vẫn có thể “nói chuyện” với lănh đạo đảng tại địa phương. Mặc khác, cũng cần cân nhắc rằng phần lớn các chương tŕnh kinh tế và cải tổ tại Trung Quốc được chính quyền trung ương trao thẩm quyền tự quyết rất đáng kể cho các địa phương. Điều này cho thấy mô h́nh tham nhũng thịnh vượng hóa vẫn tồn tại ở cấp độ tỉnh, huyện tại Trung Quốc. Và tỉnh, huyện của Trung Quốc th́ đă có lượng dân số, quy mô kinh tế không thua kém các quốc gia khác. Giáo sư Sun có cách tiếp cận gần giống với giáo sư Gong, nhưng lại pha chút yếu tố địa lư. Theo ư Sun, nên phân loại ra hai kiểu tham nhũng và hối lộ tại Trung Quốc, gồm tham nhũng giao dịch (transactive corruption) và tham nhũng phi giao dịch (non-transactive corruption). [18] Trong đó, tham nhũng phi giao dịch là những tham nhũng cá nhân và gây hại cho phát triển kinh tế địa phương (ví dụ như măi lộ, tiền bảo kê cho các cửa hàng mua bán, chi phí bôi trơn giấy phép, v.v.). Những hành vi tham nhũng này không có tính giao dịch, v́ nó chỉ là lạm quyền. Ngược lại, tham nhũng giao dịch là tham nhũng cá nhân nhưng có thể tạo ra cơ hội kinh doanh mới, tham gia ngành mới, tạo điều kiện chung cho xă hội phát triển. Một số biểu hiện cơ bản của tham nhũng giao dịch có thể kể đến như nhận hối lộ từ các ngành dịch vụ công nghiệp, sáng kiến công nghệ mới chưa được quy định hay cấp phép trong luật, từ đó tạo khoảng trống cho hoạt động của doanh nghiệp. Hoặc nhận hối lộ để vận động cho việc luật hóa và cải thiện yêu cầu kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ. Hoặc tại Trung Quốc, vấn đề tham nhũng liên quan đến sở hữu trí tuệ thật ra tạo động lực sản xuất khá tốt cho các doanh nghiệp tại đây. Một điểm nhấn quan trọng trong nghiên cứu của Sun là bà cho rằng các dạng tham nhũng không giao dịch xuất hiện nhiều ở các khu vực hẻo lánh, nông thôn, nơi tự thân đă ít thu hút đầu tư vốn và nhân lực. Trong khi đó, tại các thành thị mới phất, tham nhũng giao dịch lại thống trị, từ đó tạo ra một liên minh khăng khít giữa các thương chủ, giới lập nghiệp và các quan chức đô thành có tư tưởng ủng hộ phát triển kinh tế (pro-growth). *** Những ghi nhận trên, dù có vẻ dài, chỉ là một số điểm nhấn khởi đầu cho một ngành nghiên cứu mênh mông nhưng rất có tiềm năng và đặc biệt quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế Việt Nam trong tương lai. Sự khác lạ của hiện tượng tham nhũng tại Trung Quốc, so sánh với mô h́nh tham nhũng thịnh vượng hóa của nhiều quốc gia châu Á khác, cùng với sự thất bại của nhiều quốc gia cộng ḥa Liên Xô cũ, cho chúng ta một cái nh́n toàn cảnh hơn về hiện tượng tham nhũng và những định hướng phân tích định tính lẫn định lượng về chúng. Chúng ta cũng có thể thấy được sự tương đồng nhất định của Việt Nam với Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu. Hiểu biết lư luận và thực tiễn của hiện tượng tham nhũng trên thế giới chắc chắn có thể giúp Việt Nam t́m ra những lời giải của ḿnh trong tương lai, có hoặc không có sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam. N.V.L. |
3 trường hợp Trung Quốc thao túng thương mại khiến các nước xa lánh
Nền kinh tế kế hoạch tập trung của Trung Quốc không có các yếu tố có thể kiềm chế những hành vi thương mại tàn nhẫn và hung hăn, điều nước này vẫn đang thể hiện 3 trường hợp gần đây đối với phân bón, thép, và thịt lợn là điển h́nh của việc Trung Quốc thao túng thương mại và khiến các nước dần xa lánh. Khi nền kinh tế Trung Quốc đă phát triển tới một quy mô khổng lồ, phương pháp tiếp cận chỉ huy từ trên xuống đối với kinh tế, đặc biệt là đối với chính sách thương mại, đă gây mất ổn định và bắt đầu khiến một số đối tác thương mại xa lánh. Các quốc gia đó, đặc biệt là các quốc gia châu Á nhỏ hơn, chỉ có một phản ứng thích hợp: chịu đựng những tác hại về kinh tế do Bắc Kinh áp đặt trong khi t́m cách tách rời thương mại với Trung Quốc. Tại sao Trung Quốc có thể thao túng thương mại một cách tàn nhẫn và hung hăn? Mặc dù tất cả các quốc gia đều thao túng chính sách thương mại phục vụ lợi ích của nước ḿnh, nhưng ĐCSTQ đă thể hiện một cách tiếp cận đặc biệt tàn nhẫn và hung hăn. Ở các quốc gia khác, có hai vấn đề kiềm hăm những hành vi như vậy. Một là nguy cơ bị xa lánh bởi các đối tác thương mại quan trọng. Cựu Tổng thống Donald Trump đă dám thách thức Trung Quốc trong “cuộc chiến thương mại” năm 2019 bởi v́ ông và nhóm tư vấn của ông cho rằng Bắc Kinh đang tỏ ra thù địch hết mức có thể. Trong khi đó, Trung Quốc dường như không quan tâm việc bị các nước khác xa lánh. Đối với hầu hết các quốc gia khác, áp lực trong nước là một yếu tố kiềm chế khác, điều dường như không tồn tại ở Trung Quốc. Mọi loại thuế quan, hạn ngạch và hạn chế đều tạo ra kẻ thắng người thua trong nước. Ví dụ, việc đánh thuế vào thép nhập khẩu làm lợi cho các nhà sản xuất thép trong nước trong khi những bên sử dụng thép chịu tổn thất. Áp lực từ những bên chịu tổn thất kiềm chế phần lớn việc sử dụng hành vi gây hấn trong chính sách thương mại của các quốc gia. Nhưng nền kinh tế kế hoạch từ trên xuống của Trung Quốc ít phải đối mặt với áp lực như vậy, cho phép Bắc Kinh thay đổi chính sách thương mại mà không cần cân nhắc đến hạn chế đó, và thực hiện điều đó một cách thường xuyên để phù hợp với thậm chí các nhu cầu nhất thời. Tuy nhiên, có một cái giá phải trả cho hành vi đó của Bắc Kinh. Ba ví dụ gần đây minh họa cách cư xử của Bắc Kinh và cách thức những hành vi của Bắc Kinh cuối cùng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Khủng hoảng phân bón kéo dài Đầu năm 2021, giá năng lượng tăng đă đẩy giá phân bón ở Trung Quốc lên cao. Trong một nền kinh tế thị trường thực sự, việc tăng giá sẽ làm tăng nguồn cung và gia tăng việc t́m kiếm các sản phẩm thay thế. Nhưng các nhà hoạch định chính sách từ trên xuống của Trung Quốc ít nhạy cảm hơn với giá cả. Thay v́ cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Bắc Kinh t́m cách giảm bớt t́nh trạng thiếu hụt tạm thời bằng cách ra lệnh tạm dừng tất cả hoạt động xuất khẩu phân bón. Việc chuyển hướng nguồn cung đă làm giảm áp lực giá ở Trung Quốc nhưng khiến các đối tác thương mại của Trung Quốc bị thiếu hụt phân bón và gia tăng áp lực giá lên họ. Không có sản phẩm thay thế ngay lập tức, thiếu phân bón và giá cao buộc các đối tác thương mại này phải ngừng hoạt động sản xuất trên đất đai của họ. T́nh trạng thiếu lương thực gia tăng, đặc biệt vào năm 2022 với việc mất nguồn cung cấp ngũ cốc từ Nga và Ukraine. Trong khi đó, việc thiếu hụt nguồn xuất khẩu phân bón từ Nga đă khiến tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, phải tiếp tục đối mặt với t́nh trạng thiếu phân bón và giá cao, điều sẽ không xảy ra nếu ngay từ đầu Trung Quốc đă cho phép các nhà sản xuất đẩy mạnh sản xuất. Thao túng thép, Trung Quốc mất uy tín Thao túng thép là một ví dụ khác. Sau nhiều thập niên Trung Quốc dư thừa sản lượng thép và bán phá giá để thúc đẩy xuất khẩu, nhiều hoạt động sản xuất thép ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đă phải dừng hoạt động. Đến năm 2020, Trung Quốc sản xuất khoảng một nửa lượng thép của thế giới. Năm đó, các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh đột ngột quyết định cắt giảm sản lượng, phần lớn là v́ đại dịch nhưng bề ngoài là v́ lư do môi trường. Giá cả tăng lên ở khắp mọi nơi. Trong khi các đối tác thương mại của Trung Quốc cố gắng thiết lập lại hoạt động sản xuất, các nhà hoạch định ở Bắc Kinh quyết định rằng cách để giảm bớt áp lực giá trong nước không phải là tái sử dụng công suất sản xuất nhàn rỗi mà là hạn chế xuất khẩu bằng cách tăng thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thép và nới lỏng các hạn chế trước đây đối với nhập khẩu thép phế liệu. Những động thái này đă ổn định giá cả ở Trung Quốc nhưng lại gia tăng t́nh trạng khan hiếm và áp lực giá ở những nơi khác. Biện pháp của Trung Quốc không được các nước phương Tây và các nơi khác ủng hộ. Trung Quốc bị coi là một nguồn cung không đáng tin cậy. Nếu v́ bất kỳ lư do nào đó, Bắc Kinh một lần nữa muốn gia tăng xuất khẩu thép, nước này sẽ đối mặt với những người mua ít nhiệt t́nh hơn. T́nh huống sẽ khác nếu nước này phớt lờ các nhà hoạch định của ḿnh, tuân theo tín hiệu thị trường và tăng sản lượng. Các bên cung cấp thịt lợn dè chừng trước Trung Quốc Câu chuyện về thịt lợn Trung Quốc bắt đầu sớm hơn một chút. Năm 2018, Trung Quốc tiêu thụ khoảng một nửa lượng thịt lợn của thế giới, một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Ngoài việc tự sản xuất, Trung Quốc c̣n nhập khẩu khoảng 17% nguồn cung toàn cầu. Khi cơn sốt dịch tả lợn châu Á buộc Trung Quốc phải tiêu hủy khoảng 40% đàn lợn của ḿnh, giá đă tăng vọt trên toàn cầu. Các nền kinh tế khác phản ứng bằng cách chuyển sang các loại thực phẩm khác và bắt đầu quá tŕnh tự xây dựng đàn gia súc của họ. Trung Quốc lại quay sang sử dụng chính sách thương mại. Nước này cắt giảm thuế nhập khẩu thịt lợn từ 12% xuống 8%, tăng gấp đôi lượng nhập khẩu, nhưng lại làm hoạt động xây dựng lại sản xuất trong nước chậm lại. Cuối cùng, Trung Quốc cũng đă xây dựng lại đàn lợn của ḿnh, cùng lúc Bắc Kinh quay lại áp thuế thịt lợn nhập khẩu là 12%. Bất cứ nhà sản xuất nào đă từng đáp ứng nhu cầu tức thời của Trung Quốc trước đó đều trở nên thừa thịt lợn mà không thể bán được ngoại trừ với giá chiết khấu. Họ sẽ đều cân nhắc khi muốn làm ăn với Trung Quốc trong tương lai. Các quốc gia xem xét lại việc tiến hành thương mại với Trung Quốc Nếu Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, các nhà lănh đạo doanh nghiệp của họ sẽ đưa ra các quyết định có tính lâu dài hơn đối với các đối tác thương mại. Nếu Trung Quốc là một quốc gia ít mang tính chỉ huy hơn, th́ Bắc Kinh sẽ cân nhắc các lợi ích trong nước khi đưa ra các quyết định chính sách. Nhưng đây là một nền kinh tế kế hoạch, từ trên xuống, không phải chịu nghe phàn nàn từ bất cứ đối tượng nào. Các nhà lănh đạo và các nhà hoạch định của nước này không chú ư đến các mối quan hệ thương mại và cũng không quan tâm tới các phàn nàn từ trong nước. Nếu như trước đây Trung Quốc c̣n là một nền kinh tế nhỏ, th́ việc thiếu những sự kiềm chế trong chính sách thương mại trên sẽ chẳng ảnh hưởng nhiều đến các đối tác thương mại của nước này. Nhưng Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường và cũng không phải là một nền kinh tế nhỏ. Những thay đổi đột ngột mà Bắc Kinh thực hiện có tác động sâu sắc đến những nước khác. Nhận thức được tất cả những điều này, các nhà lănh đạo ở hầu hết các quốc gia khác sẽ xem xét lại việc tiến hành thương mại với Trung Quốc nếu họ để ư đến những hậu quả lâu dài. Cách tiếp cận của Bắc Kinh đang làm tổn hại đến triển vọng kinh tế dài hạn của Trung Quốc. Tác giả Milton Ezrati là biên tập viên của The National Interest - một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Nhân lực tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested - một công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Trước khi gia nhập Vested, ông từng là nhà chiến lược thị trường và nhà kinh tế trưởng cho Lord, Abbett & Co. Ông cũng thường xuyên viết bài cho City Journal và viết blog cho Forbes. Cuốn sách mới nhất của ông có tựa đề là: Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live (Ba thập niên tiếp theo của toàn cầu hóa, nhân khẩu học, và cách chúng ta sinh sống). Đức Duy |
Zelensky: 700.000 binh sĩ bảo vệ Ukraine hiện nay.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh vào ngày 21 tháng 5 rằng 700.000 người Ukraine đang chiến đấu trên khắp đất nước, Ukrainska Pravda đưa tin. |
Đây là những ước tính chỉ dấu về tổn thất chiến đấu của Nga tính đến ngày 21/5, theo Lực lượng vũ trang Ukraine.
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">These are the indicative estimates of Russia’s combat losses as of May 21, according to the Armed Forces of Ukraine. <a href="https://t.co/gogysbDrUA">pic.twit ter.com/gogysbDrUA</a></p>— The Kyiv Independent (@KyivIndependent) <a href="https://twitter.com/KyivIndependent/status/1527926088340582400? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 21, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> |
Mỹ dự kiến sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa HIMARS và hệ thống pḥng không Patriot cho Ukraine theo gói 40 tỷ USD - Washington Post
<blockquote class="twitter-tweet"><p lang="en" dir="ltr">The US is expected to deliver the HIMARS missile system and Patriot air defense system to Ukraine under the $40 billion package - Washington Post <a href="https://t.co/PqYMIyj3KZ">pic.twit ter.com/PqYMIyj3KZ</a></p>— Visegrád 24 (@visegrad24) <a href="https://twitter.com/visegrad24/status/1527899603055550465? ref_src=twsrc%5Etfw" >May 21, 2022</a></blockquote> <script async src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8"></script> |
Bồ Đào Nha cung cấp 250 triệu euro cho Ukraine.
**** Zelensky: Nga phong tỏa 22 triệu tấn lúa ḿ tại các cảng của Ukraine. Tổng thống Zelensky nói thêm rằng Nga ăn cắp mùa màng của Ukraine. Theo Bộ chính sách nông nghiệp Ukraine, xuất khẩu ngũ cốc bị giới hạn ở mức 500.000 tấn mỗi tháng, so với 5 triệu tấn trước chiến tranh. **** Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 21/5 nói rằng nhiều vụ phóng tên lửa có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi chống lại Nga ở Donbas. Họ nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước cung cấp hệ thống MLRS, nhờ đó Ukraine sẽ có thể chủ động và tự do hóa lănh thổ của ḿnh. **** |
Cách đây chưa đầy ba năm, trong khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ không bảo vệ các đồng minh không trả đủ tiền cho đặc quyền, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă than thở về “cái chết năo của NATO”. Mọi thứ dường như c̣n tồi tệ hơn khi Tổng thống Biden rút quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan (một phái bộ của NATO). Nhưng hóa ra NATO không chết năo cũng không tan vỡ. Cuộc xâm lược vô cớ của Nga vào Ukraine đă mang lại cho liên minh một sức sống mới, khiến liên minh trở nên thống nhất về mặt chính trị và quân sự đáng gờm hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Và tất cả là nhờ người mà không ai ngờ tới nhất - Putin bạo chúa.
Theo hồ sơ của NATO, một năm trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, vào tháng 2 năm 2021, có khoảng 4.600 binh sĩ dưới sự chỉ huy trực tiếp của khối tại biên giới phía đông của liên minh. Trong khi đó năm nay, số lượng binh sĩ NATO đóng tại đây đă tăng gấp gần 10 lần, lên mức 40.000 người. Cuối năm ngoái và đầu năm nay, Nga bắt đầu đẩy nhanh triển khai quân đội và thiết bị quân sự dọc theo biên giới chung với Ukraine và tuyên bố đây là động thái pḥng thủ để đáp lại tham vọng mở rộng về phía đông của NATO. Đáp lại, NATO cũng đă củng cố sườn phía đông của ḿnh với nhiều binh sĩ và năng lực quân sự hơn. Một tháng sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, có 40.000 binh sĩ dưới sự chỉ huy trực tiếp của NATO hiện diện ở sườn đông. Ba Lan tăng từ 1.000 người lên 10.500 người. Trong khi bốn nhóm chiến đấu mới được thành lập ở Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria. Ngoài ra, theo các thỏa thuận song phương, nhiều quốc gia châu u đă yêu cầu bổ sung binh sĩ Mỹ tại quốc gia của họ, nâng tổng số binh sĩ Mỹ ở châu u lên khoảng 100.000 người, mức cao nhất kể từ năm 2005. Do sự gây hấn của Nga, các thành viên NATO ở châu u đă cam kết tăng đáng kể chi tiêu quốc pḥng, đạt mục tiêu 2% GDP của khối. The Saigon Post |
Trịnh B́nh An: Đừng dùng chữ "nó" như Phạm Minh Chính
Ngày 13 tháng 5 năm 2022, một clip video bỗng chốc trở nên "vai-rô" trên khắp các mạng xă hội. "Rơ ràng, ṣng phẳng! Mẹ nó! Sợ ǵ!". Phát biểu đầy "khí thế" của ông Phạm Minh Chính – thủ tướng nhà nước Việt Nam Cộng Sản trước cuộc gặp gỡ Ngoại Trưởng Antony Blinken – được phát ra từ trang YouTube của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. "Mẹ nó!" là câu chửi thề "Con mẹ nó!", hay, "Mẹ nó, cái thằng Mỹ"? Nếu là câu chửi đổng th́ phạm lỗi ăn nói thô tục, c̣n nếu dùng "nó" để chỉ người thứ ba th́ phạm lỗi dùng sai chữ. Ông thủ tướng thuộc vào trường hợp nào? Bài viết này sẽ nêu lên một số nhận định về cách dùng chữ "nó". *** Phan Khôi viết về chữ "Nó" Đoạn văn sau đây được trích trong bài "Phép Làm Văn - Bài Thứ II - Cách Đặt Đại Danh Từ" của chí sĩ Phan Khôi, đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn, số 73, ngày 9/10/1930, trang 13. (Bắt đầu trích) Chữ nó dùng xưng sự vật Chữ nó, trước kia ta chỉ dùng xưng hạng người mà ta lấy làm khinh hèn, chớ không mấy khi dùng mà xưng sự vật. Vậy nên khi trong câu trên có danh từ chỉ về sự vật mà câu dưới muốn nhắc lại, thật là khó ḷng quá. Như trên nói con ḅ, th́ dưới phải nhắc là con ḅ ấy; trên nói cái tư tưởng ǵ đó, th́ dưới phải nhắc lại cái tư tưởng ấy. Chữ mà lôi thôi như vậy th́ văn không tài nào cho gọn cho hay được. Gần đây có nhiều người dùng chữ nó mà chỉ về sự vật. Như mấy bài của ông Trần Trọng Kim đăng trong tập báo nầy cũng có dùng một vài lần; c̣n tôi th́ tôi dùng luôn. Dùng như vậy, ban đầu thấy hơi lạ một chút, nhưng về sau quen đi, tiện lợi lắm. Tôi muốn nói, về ngôi thứ ba số một nên dùng chữ y, chữ va, chỉ về người, c̣n để riêng chữ nó chuyên chỉ về sự vật. Như vậy, về sự vật sẽ có một đợi (đại) danh từ nhứt định; và về người dầu hạng người nào cũng khỏi bị kêu bằng tiếng nó, là tiếng nghe cộc cằn và có ư khinh bỉ quá. Trong sự tiện lợi lại có ngụ ư cái b́nh đẳng đôi chút. (Hết trích) Như thế, từ rất lâu, chữ "nó" đă được coi là cách gọi khinh bỉ, không nên dùng. Khi dùng "nó" cho sự vật, có lẽ các cụ Phan Khôi, Trần Trọng Kim đă nghĩ tới tiếng Anh hay tiếng Pháp chăng? Như chữ "it" tiếng Anh được dùng cho sự vật, thú vật. Con nít cũng là "it", tới khi lớn mới chia ra "he" cho nam, "she" cho nữ. Khi đề cập tới một nhóm, một tổ chức, một cơ quan, nhiều người dùng "nó". Ví dụ: "Ngày hôm qua tôi đến sở xă hội nhưng nó đóng cửa v́ dịch Covid". Chữ"nó" thay cho "sở xă hội," ngôi thứ ba số ít. Tuy nhiên, để nghe nghe lịch sự hơn, nên thay "nó" bằng "họ". Về nghĩa, "họ" đúng hơn, v́ ám chỉ "những người làm việc trong sở", chỉ có "họ" mới đóng cửa, nghỉ làm; chứ cái sở, "nó" không thể tự đóng cửa. Nhiều bạn trẻ ngày nay thích dùng "nó" khi nhắc tới vợ, chồng, bạn bè,... dù biết họ tỏ sự thân mật với nhau nhưng không nên lạm dụng. Trường tiểu học, giờ tập làm văn, từng dạy tôi rằng: "Nó" là đại danh từ chỉ dùng cho con nít và thú vật". Cho nên, gọi đứa nhỏ là "nó", gọi con mèo là "nó", th́ được; nhưng gọi cô bồ hay anh bạn là "nó" th́ không nên. Đại danh từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Có vô số từ để chỉ ngồi thứ ba: "anh ấy, ông ấy, cô ấy ..." Nói nhanh th́ thành "ảnh, ổng, cổ ..." Ngay khi nhắc tới người nhỏ tuổi hơn vẫn có thể nói một cách nhă nhặn: "cháu ấy, em ấy, nhỏ đó …" Thậm chí với thú nuôi trong nhà, người ta cũng t́m những cách gọi nghe thiệt êm tai: "em miu nhà tôi, chú cún của anh…" Trong "Truyện Tấm Cám", chàng hoàng tử gọi con chim vàng anh nghe dịu nhỉu: "Vàng ảnh, vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo". Và từ rất xa xưa, ca dao Việt đă nhân cách hóa loài vật và gọi chúng một cách thân mật và lịch sự: "Chú chuột đi chợ đường xa. Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo". Khi không biết là nam hay nữ, có thể dùng "y, hắn, va" như cụ Phan Khôi đă nhắc. Tuy nhiên, ngày nay, các đại danh từ này có thể nghe không thuận tai với một số người, ta nên cẩn thận khi dùng. Có người sẽ bảo: Không dùng "nó" mà dùng "thằng chả, con mẻ, ả ta..." th́ lịch sự nỗi ǵ? Thưa đúng, khi đă không ưa th́ có nhiều cách gọi rất chi là…"phong phú". *** Bốn trường hợp nên dùng "Nó" Nên tránh "nó" nhưng "nó" vẫn có giá trị của "nó". Đây là 4 trường hợp nên dùng "nó". Thứ nhất, với kẻ đáng khinh, đáng ghét. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện có bài thơ "Tôi Biết Nó, Thằng Nói Câu Nói Đó". Chỉ với 4 câu, ai cũng biết "nó" là kẻ nào. "Không có ǵ quư hơn độc lập tự do!" Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó. Việc nó làm, tội nó phạm ra sao. Thứ hai, ngược lại thứ nhất, với người ḿnh rất yêu. Khi đó, "nó" chứng tỏ mối quan hệ hết sức gần gũi giữa hai người. Truyện "Bỏ Vợ" của nhà văn Hồ Biểu Chánh viết như sau: “Hương thân Đáng nói: - Thưa bà, có việc ǵ bà sai cô Hai đây đi cũng được, bà đi làm chi cho nhọc ḷng. - Nó mắc con, nó đi đâu được mà đi. Phần th́ nó khờ quá, nó hiểu việc ǵ đâu”. Cô Hai Hương là con ruột, nên bà mẹ gọi cô là "nó", cách gọi thân thương của người Nam Bộ. C̣n lại, trong suốt tất cả các tác phẩm của ông, Hồ Biểu Chánh luôn luôn dùng những cách xưng hô rất thuần hậu, nhă nhặn, như "ông chồng tui, cô Ba, bà Hội Đồng ..." Thứ ba, để chỉ thú vật không... cưng. Nhà văn Stephen King có tác phẩm kinh dị "It", truyện kể về một con nhện thành tinh. Dịch tiếng Việt thành "Nó", nghe rùng rợn chứ? Thứ tư, nhằm mô tả một thân phận đáng thương. Ví dụ tuyệt vời nhất là ca khúc "Nó" của nhạc sĩ Anh Bằng. Thằng bé âm thầm đi vào ngơ nhỏ. Tuổi ấu thơ đă mang nhiều âu lo. Ngày nó sống kiếp lang thang, Ngẩn ngơ như chim xa đàn. Nghĩ ḿnh tủi thân muôn vàn. Mẹ nó qua đời khi c̣n tấm nhỏ, Một chén cơm chiều nên ḷng chưa no. Cuộc sống đói rách bơ vơ, Hỏi ai ai cho nương nhờ, Chuỗi ngày tăm tối vô bờ. Chữ "nó" được lặp đi lặp lại nhiều lần, làm nổi rơ thân phận bọt bèo của một đứa nhỏ côi cút. Thế nhưng, xin chú ư tới câu hát tiếp theo: Đêm đêm nó ngủ, một manh chiếu rách co ro, Một thân côi cút không nhà. Thân em lá cỏ, bạn quen ai có đâu xa, Thằng Tư, con Tám hôm qua, trên phố lê la. Chỉ đổi một chữ, "nó" thành "em", nhạc sĩ đă bày tỏ t́nh thương yêu tŕu mến như muốn giang tay ôm lấy mảnh đời bơ vơ nhỏ dại. *** Tản mạn về "Nó" So với tiếng Việt, đại danh từ trong tiếng Tàu khá đơn giản. Ngôi thứ nhất là "Ngă" tức "Ta", ngôi thứ hai là "Nhĩ" tức "Ngươi" ("Ngộ" và "Nị" nếu phát âm giọng Quảng Đông). Hăy nghe cách Lư Bạch xưng hô trong "Tương Tiến Tửu". Bài thơ bắt đầu bằng chữ "quân". "Quân"có nghĩa là vua (quân vương), chồng (phu quân), nhưng giữa đàn ông với nhau "quân" được dùng để tỏ ḷng cung kính. Vừa bắt đầu tiệc rượu, Lư Bạch dùng "quân" để tỏ ư cung kính với những người có mặt. Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai Bôn lưu đáo hải bất phục hồi. Bác chẳng thấy Sông Hoàng từ trời nước đổ xuôi Một mạch xuống biển không hề quay lui? Giữa bài, Lư Tiên Sinh vẫn c̣n rất "lịch sự", gọi họ Sầm là "ông thầy giáo Sầm", họ Đan là "cậu học tṛ Đan Khâu", và vẫn "quân" với mọi người khác. Hội tu nhất ẩm tam bách bôi Sầm phu tử, Đan Khâu sinh Tương tiến tửu Bôi mạc đ́nh Dữ quân ca nhất khúc Thỉnh quân vị ngă trắc nhĩ thinh Gặp nhau, nên uống một lần ba trăm chén. Hỡi thầy Sầm, hỡi tṛ Đan Khâu, Rượu sắp mời rồi, Chớ ngừng chén. V́ các bác, ta hát một bài. Mời các bác, v́ ta, nghiêng tai nghe. Thế nhưng tới cuối bài thơ, chữ "quân" bị quăng phứt đi, và được thay bằng "nhĩ"(ngươi). Ngũ hoa mă Thiên kim cừu Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu. Này ngựa năm xoáy, Này áo cừu ngàn vàng. Bảo trẻ con đi đổi rượu ngon. Cùng ngươi phá tan nỗi buồn muôn thuở. Có thể giả thuyết rằng, Lư Bạch "nói thơ" từ khi tiệc bắt đầu. Rồi vài câu ở đây, mấy câu ở kia trong suốt bữa tiệc. Và tới khi túy lúy say rồi, "Túy Tiên" quên béng "phép tắc, lễ nghi", lúc cao hứng lên, ai cũng thành " bồ tèo" hết! *** Do sự đơn giản trong đại danh từ tiếng Hoa nên tôi được nghe một giai thoại thú vị: Khi truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung vừa mới ra đời khoảng năm 1961, báo chí Sài G̣n chỉ nhận được theo h́nh thức feuilleton, tức là từng kỳ một, qua các tờ báo tiếng Hoa được gởi từ Hong Kong. Dịch giả Hàn Giang Nhạn đă dịch nhuyễn nhừ nhiều "Truyện Chưởng Kim Dung" nhưng vẫn có lúc bị chưng hửng. Đó là khi dịch "Tiếu Ngạo Giang Hồ". Ở nửa đầu câu chuyện, nhân vật Nhạc Bất Quần được Kim Dung miêu tả như một đấng trượng phu rất quang minh chính đại, do đó, Hàn Giang Nhạn đă dành cho họ Nhạc đại danh từ rất cung kính: "tiên sinh". Thế nhưng, đùng một cái, sư phụ kính yêu của Lệnh Hồ Xung té ra lại là một thứ ngụy quân tử, xảo trá, gian ác hết nước nói. Lúc đó dịch giả mới ngắc ngứ, lỡ nâng lên hạng "tiên sinh" rồi, bây giờ làm sao sửa đây? Khó trách người dịch, bởi v́ ngôi thứ ba trong chữ Tàu chỉ có một chữ là… "Nó"! Chữ Tàu: "Nó" 她 chỉ người nữ, viết với bộ Nữ - "Nó" 他 chỉ người nam, viết với bộ Nhân. Cả hai chữ này đều đọc theo âm Hán Việt là "Tha", nên "tha nhân" 他人 có nghĩa "người ngoài, người khác". Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe anh người Việt gốc Hoa nào đó nói như vầy: "Ông già vợ của tui đó hả? "Nó" không có ở nhà". Chuyện mua vui, nhưng qua đó thấy được sự phong phú của Việt ngữ. *** Người miền Nam thường chê "ăn nói chỏng lỏn" cho những ai không biết "dạ, thưa" hay không biết xưng hô. Dùng chữ "nó" sai cũng tạo cho người nghe cảm giác "chỏng trơ", "chỏng lỏn". Vậy nên, ông bà ta mới dạy rằng: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe". Sẽ dịu dàng, dễ nghe hơn khi tránh dùng chữ "nó". Tiếng Việt vốn phong phú, xin đừng làm nghèo "nó" đi. *** Tái bút: Tưởng cũng nên viết thêm một chút cho chữ "nó" trong câu kết. Theo lư mà nói, "nó" thay cho "tiếng Việt" cũng... okay v́ chỉ sự vật; nhưng về t́nh th́ không ổn, nghe có vẻ coi thường. Khi gặp trường hợp như vậy phải đổi nguyên câu để tránh đi chữ "nó". Tái tái bút: C̣n về ông thủ tướng, không muốn nhắc tới "nó" nữa, thiệt đúng là tức cười (vừa buồn cười, vừa tức ḿnh). |
Tỷ phú Elon Musk tố cáo những tuyên bố trong một bản tin rằng ông đă quấy rối t́nh dục một tiếp viên hàng không trên máy bay tư nhân vào năm 2016 là “hoàn toàn không đúng sự thật”.
Tờ Business Insider hôm 19/5 đưa tin, công ty SpaceX của Musk đă phải trả 250.000 USD vào năm 2018 để giải quyết khiếu nại quấy rối t́nh dục từ một tiếp viên máy bay tư nhân giấu tên, người đă cáo buộc Musk khoe thân thể với cô ấy. Bài báo dẫn lời một người giấu tên cho biết cô là bạn của nữ tiếp viên hàng không. Theo bài báo, người bạn đă cung cấp lời chứng như một phần của quá tŕnh dàn xếp riêng tư. “Tôi thách kẻ nói dối này, người cho rằng bạn của cô ấy đă nh́n thấy tôi ‘khoe thân thể’, rằng chỉ cần mô tả một thứ, bất cứ thứ ǵ (như sẹo, h́nh xăm... trên người Musk) mà công chúng không nh́n thấy. Cô ấy sẽ không thể làm được điều đó, bởi v́ nó chưa bao giờ xảy ra”, ông Musk viết trên Twitter vào cuối ngày 20/5. Reuters không thể xác minh độ xác thực của thông tin từ Business Insider. Musk và SpaceX không trả lời yêu cầu b́nh luận của Reuters về câu chuyện trên hoặc về các tweet của Musk. Trong một tuyên bố với Reuters hôm thứ 20/5, Business Insider nói: “Chúng tôi bảo vệ câu chuyện của ḿnh dựa trên các tài liệu, phỏng vấn, và những ǵ nói lên việc đó”. Business Insider dẫn lời một người bạn của nữ tiếp viên hàng không cho biết ngoài cáo buộc “khoe cơ thể”, Musk c̣n xoa đùi nữ tiếp viên hàng không và đề nghị mua cho cô một con ngựa nếu cô ấy chịu “làm hơn nữa” trong một lần mát-xa trên máy bay. Theo Business Insider, nữ tiếp viên hàng không tin rằng việc cô từ chối chấp nhận đề nghị của Musk đă làm ảnh hưởng đến cơ hội làm việc của cô tại SpaceX và khiến cô phải thuê một luật sư vào năm 2018. Công ty của Musk đă đưa ra dàn xếp ngoài ṭa án, bao gồm thỏa thuận không tiết lộ thông tin vốn là điều ngăn cản tiếp viên hàng không được nói về sự việc, Business Insider cho biết. Trang tin này không nêu tên người bạn hay tên tiếp viên hàng không. Ông Musk, cũng là giám đốc điều hành của Tesla và đang trong nỗ lực gây tranh căi để mua lại Twitter, hôm thứ Tư nói rằng ông sẽ bỏ phiếu cho Đảng Cộng ḥa thay v́ Đảng Dân chủ, dự đoán rằng sẽ có một “chiến dịch thủ đoạn bẩn thỉu chống lại tôi sau đó”. Trong bài báo của Business Insider, Musk được trích dẫn nói rằng câu chuyện của nữ tiếp viên hàng không là một “tác phẩm ăn khách có động cơ chính trị” và “c̣n rất nhiều điều khác trong câu chuyện này”. Vào tối 20/5, Musk lần đầu tiên viết ḍng tweet: “Các cuộc tấn công chống lại tôi nên được nh́n nhận qua lăng kính chính trị - đây là cách thức tiêu chuẩn (đáng khinh bỉ) của họ - nhưng không có ǵ ngăn cản tôi đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp và quyền tự do ngôn luận của bạn”. Ông cũng tweet rằng bài báo nhằm can thiệp vào việc mua lại Twitter. |
Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ, Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
Dầu thô sẽ được sử dụng để cung cấp cho các kho dự trữ xăng dầu chiến lược của Trung Quốc. Những cuộc đàm phán giữa hai bên đang được tiến hành ở cấp chính phủ với rất ít sự tham gia trực tiếp của các công ty dầu mỏ. Giá dầu nói chung đă tăng trong năm nay do cuộc cung đột ở Ukraine, nhưng giá dầu thô của Nga trên đà giảm do làn sóng trừng phạt của phương Tây. Khi các nước Châu Âu tiếp tục thúc đẩy các lệnh cấm và phong tỏa đối với dầu của Nga, Bắc Kinh đă nắm bắt cơ hội tiếp cận Moskva để có một thỏa thuận tốt về dầu. Những cuộc đàm phán giữa hai bên đang được tiến hành ở cấp chính phủ với rất ít sự tham gia trực tiếp của các công ty dầu mỏ. Jane Xie, nhà phân tích dầu cao cấp tại Kpler, nói với Bloomberg: “Vẫn c̣n nhiều khả năng để bổ sung dự trữ và đây sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc làm như vậy, nếu dầu được cung cấp với các điều kiện hấp dẫn về mặt thương mại”. Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ chú trọng xuất khẩu năng lượng sang hướng Đông, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang t́m cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu khí của Nga. Ông nhấn mạnh Nga cần bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho các nước châu Á. Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đă và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc – nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới – nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu. Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. |
Trong thông báo ngày 20/5, giới chức Thượng Hải cho biết đă phát hiện 3 trường hợp dương tính mới bên ngoài khu vực cách ly một ngày trước đó, cho thấy hành tŕnh mở cửa trở lại vào ngày 1/6 của thành phố vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Tổng số ca nhiễm tại thành phố này tăng từ 719 lên 858 ca trong ngày 19/5, với 3 ca nhiễm được phát hiện ngoài khu vực cách ly. Giới chức địa phương cho biết, 3 người mới được phát hiện ở trong cùng một gia đ́nh và đă tiêm 3 liều vắc xin. Họ được phát hiện trong quá tŕnh xét nghiệm thường xuyên ở quận Thanh Phố và đă không rời khỏi thị trấn nơi sinh sống trong 14 ngày qua. Gần 230.000 người của thị trấn đă phải tiến hành xét nghiệm lại. Đây là lần đầu tiên Thượng Hải phát hiện các trường hợp dương tính ngoài khu vực cách ly kể từ ngày 16/5 không ghi nhận ca bệnh cộng đồng nào ở toàn bộ 16 quận trên toàn thành phố. Số ca nhiễm cũng có xu hướng gia tăng bên trong các khu vực đang được kiểm soát chặt chẽ. Số liệu thống kê cho thấy, các ca Covid-19 mới đă tăng 19,3% lên 858 trường hợp trong 24 giờ qua. Trong đó, các trường hợp có triệu chứng tăng 7,3% lên 88 người, trong khi số ca tử vong lần đầu tiên về 0 sau hơn một tháng kể từ 18/4. Tuy nhiên, thành phố hiện vẫn c̣n hơn 250 ca nặng và nguy kịch tính đến 19/5. Hiện tại, phần lớn các quy định pḥng dịch vẫn chưa được gỡ bỏ. Người dân sống tại nhiều quận nội thành Bắc Kinh được yêu cầu làm việc tại nhà. Các trường học đóng cửa, và nhà hàng chỉ được phép bán suất ăn mang đi. Những cơ sở, dịch vụ không thiết yếu như gym, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim cũng dừng hoạt động. Lưu lượng phương tiện giao thông trên đường sụt giảm mạnh, phần lớn các ga tàu điện chưa thể mở cửa trở lại. Theo quan chức địa phương, Thượng Hải vẫn sẽ mở cửa trở lại các công viên ở ngoại ô từ Chủ nhật, trong khi các công viên trong thành phố có thể mở cửa từ tháng 6 nếu đáp ứng các điều kiện pḥng dịch. 4 tuyến tàu điện ngầm cũng được mở lại từ Chủ nhật trong kế hoạch từng bước trở lại b́nh thường theo 3 giai đoạn, với giai đoạn bắt đầu từ 22/5. |
Sao! Những thằng và con khốn nạn chúng mày (bọn VN Dâm Chủ tại Bolsa, bọn đài TV SBTN, thằng Mai Phi Long, thằng Đỗ Dzũng v...v...) chúng mày nghĩ sao về thằng chó già ngủ gật mà chúng mày đă bầu cho nó. Lên tiếng đi đồ khốn. Chồng, vợ con chúng mày đă đi làm đĩ hay đi cướp của để sống chưa? Chúng mày c̣n chút lương tâm nào để nhận ra cái thằng già ngủ gật ông nội của chúng mày đă làm hỏng cả nước Mỹ ra sao chưa? Tổ cha cả họ nhà chúng mày.
|
Nhưng đoàn quan chức nhà nước cấp cao, cấp Thủ tướng, cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng mà nhốn nháo túm tụm, râm ran buôn chuyện tầm phào, sử dụng ngôn ngữ mách qué, vỉa hè “Mẹ nó! Sợ ǵ!” th́ rất không b́nh thường. Cái không b́nh thường đó trở thành điều kinh ngạc, ḱ lạ với văn minh công nghiệp Mỹ. H́nh ảnh ḱ lạ không b́nh thường liền được tung lên mạng xă hội Mỹ.
Nh́n những quan chức đứng đầu Chính phủ Việt Nam mang tư thế địa chính trị Việt Nam, mang tầm vóc của dân tộc Việt Nam văn hiến đến cuộc giao tiếp quốc tế mà như xă viên hợp tác xă nông nghiệp túm tụm đầu bờ đợi nghe tiếng kẻng xuống đồng, như mấy bà nội trợ rỗi việc ngồi lê đôi mách, người dân Việt Nam phải ngao ngán lắc đầu rồi cúi gằm mặt giấu đi nỗi thất vọng với đám quan chức mang danh Chính phủ Việt Nam và giấu đi nỗi xấu hổ với thế giới. Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng thực sự đúng tầm phải là những chính khách. Thế giới đang đầy biến động dữ dội quyết định sự c̣n mất của trái đất, quyết định sự an nguy của loài người. Đất nước đang ngập những thử thách ngặt nghèo. Người dân dù gian nan kiếm sống vẫn đau đáu với vận mệnh nước ḿnh và khắc khoải lo lắng cho số phận người dân Ukraina trước đạn pháo, tên lửa của độc tài Putin sầm sập trút xuống Mariupol, trút xuống Kharkiv. Nghĩ suy, lo toan của chính khách không thể đứng ngoài thời cuộc, đứng ngoài những vấn đề của người dân, không thể thấp hơn mặt bằng xă hội. Những lo toan đó phải thường trực, đầy ắp trong nghĩ suy của chính khách, không có chỗ cho những chuyên vụn vặt, mách qué chen vào. Những chính khách đại diện cho một Chính phủ, một đất nước, một nền văn hoá, gặp gỡ, giao tiếp với những chính khách đại diện cho một Chính phủ, một đất nước, một nền văn hoá khác, trước khi giao tiếp phải vừa tự t́m hiểu, vừa được chuyên gia ngoại giao và chuyên gia nghiên cứu về văn hoá nước sở tại bồi dưỡng, nhắc nhở về thân thế những yếu nhân, những nét đặc sắc, riêng tư của chính khách nước sở tại và cả những chính khách có mối liên hệ đặc biệt với Việt Nam. Nhắc nhở cả hành vi, tư thế, ngôn ngữ ngoại giao. Không có được những kiến thức chính trị, cả những điều tối thiểu của văn hoá ngoại giao cũng không có được, ở ngay nhiệm sở bộ Ngoại giao Mỹ, những quan chức Chính phủ Việt Nam vẫn bô bô gọi những chính khách Mỹ là thằng nọ, thằng kia như ngôn ngữ mấy ông xe ôm chờ khách, nói chuyện với nhau ở vỉa hè, như ngôn ngữ ở chốn tứ chiếng, bến xe, bến tàu. |
Hà Nguyên
(VNTB) – Giới kinh doanh bất động sản thường phối hợp với những người nổi tiếng tới các khu đất quay phim, chụp h́nh, đăng tải lên mạng xă hội nhằm làm “nóng” thị trường bất động sản, thổi giá đất lên cao bán kiếm lời. Đến ngày 20-5-2022, Ngọc Trinh vẫn giữ những h́nh ảnh về lô đất 11 ha ở trang Instagram cá nhân. Trước đó, trên mạng xă hội, người mẫu Ngọc Trinh “khoe” lô đất mới mua của cô có diện tích 11 ha tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Cô cho biết: “Đón b́nh minh tại khu đất mới thân yêu của ḿnh. Xuất sắc 10/10 luôn. Không biết cả nhà chấm bao nhiêu điểm”. Bài đăng của cô thu hút gần 500 b́nh luận với những lời chúc mừng, khen lô đất cũng như quảng cáo về vị thế, cảnh đẹp của khu homestay này. Theo những h́nh ảnh được đăng tải, lô đất thuộc hẻm 61, thôn B’Lao Srê, xă Đại Lào, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thế nhưng theo ông Đoàn Kim Đ́nh, Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc cho biết đă kiểm tra, xác minh, khu đất do Ngọc Trinh đăng tải trên mạng xă hội thuộc hẻm 61, thôn B’Lao Srê, xă Đại Lào, Bảo Lộc. Kết quả cho thấy trong các hồ sơ, thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất, không có người nào là Trần Thị Ngọc Trinh (Ngọc Trinh) đứng tên lô đất nói trên. Ngoài ra, các dự án homestay do địa phương cấp phép thời gian qua cũng không có tên của Ngọc Trinh. Liệu có phải ở đây là một vụ việc thuần là nói cho sướng miệng, hay c̣n có động cơ vụ lợi khác ở đàng sau chuyện khoe của cải không phải/ chưa phải là của ḿnh về mặt pháp lư? Trước đó, Ngọc Trinh không ít lần bị khán giả bóc phốt việc dùng hàng giả. Cô c̣n bị chỉ trích khi cố t́nh đạo nhái các thiết kế đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Zuhair Murad, Givenchy, Dolce&Gabbana… Thực tế th́ đến nay dường như chưa có quy định pháp lư nào về chế tài hành vi khoe khoang của cải. Tuy nhiên ở cụ thể trường hợp kể trên của cô người mẫu Ngọc Trinh, rất có thể đây là một hợp đồng quảng cáo được phía chủ đất đưa ra đối với Ngọc Trinh, qua đó nhằm làm giá cho phần diện tích 11 héc ta này trong các áp phe về bất động sản du lịch sau đó. Hay nói theo cách ngờ vực của giới c̣ đất th́ liệu đây có phải kịch bản Ngọc Trinh vờ mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để ‘lùa gà’? Hồi đầu tháng 5, khi xuất hiện trên Vlog của một người bạn thân, Ngọc Trinh được cho là gây sốc khi tiết lộ: “Sắp tới tui sẽ đập hộp khu đất mới mua 11 ngàn héc ta tại Bảo Lộc”. Người bạn liền nhắc khéo: “11 héc ta chứ không phải 11 ngàn héc ta, tính ra là 11 ngàn mét vuông đất mới đúng. Mọi người thông cảm, Ngọc Trinh đi học dở toán lắm nhưng tiền vào tài khoản không thấy cộng thiếu một đồng”. Tuy nhiên khi ấy, nhiều người vẫn bán tín bán nghi liệu đây có phải là một màn nổ mới nhằm PR cho bản thân của người đẹp Trà Vinh giữa scandal đạo nhái hay không? Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc, ông Đoàn Kim Đ́nh nh́n nhận đây là chiêu tṛ mà giới bất động sản thường sử dụng dưới “sự tiếp tay” của những người nổi tiếng để thổi phồng giá đất nhằm lôi kéo người từ các địa phương khác tới mua đất. Ông Đ́nh nói thêm là những năm qua, tại Lâm Đồng thường xuyên xuất hiện thông tin người nổi tiếng thuộc giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu… tới các địa phương mua đất với diện tích lớn. Tuy nhiên, hầu hết những thông tin này đều là tṛ bịp của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản núp bóng dưới h́nh thức cá nhân hoặc hộ gia đ́nh. Giới kinh doanh bất động sản thường phối hợp với những người nổi tiếng tới các khu đất quay phim, chụp h́nh, đăng tải lên mạng xă hội nhằm làm “nóng” thị trường bất động sản, thổi giá đất lên cao bán kiếm lời. Tuy nhiên có một thực tế là các hành vi nhằm lũng đoạn thị trường đất đai như trên đă không phải chịu bất kỳ sự chế tài điều chỉnh nào của pháp luật dân sự lẫn h́nh sự, trong khi lợi nhuận thu về từ các bên liên quan là có thật. Đến cuối ngày 20-5 th́ trước việc bị tố “chiêu tṛ”, “lùa gà”, Ngọc Trinh thừa nhận cô không phải chủ nhân của 11 ha đất ở Lâm Đồng. Chủ đất thực sự là người quản lư của cô (?!) |
Hăng tin ABC News cho biết các đại bác do Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine đều không được trang bị hệ thống máy tính tối tân, giúp cải thiện hiệu quả và độ chính xác của vũ khí. Đại bác M777 155mm hiện đang được quân đội Ukraine sử dụng trong cuộc chiến chống Nga.
Ngũ Giác Đài không phủ nhận việc cung cấp các loại đại bác không có máy tính, nhưng khẳng định họ nhận được “phản hồi tích cực” từ phía Ukraine về những vũ khí “chính xác và hiệu quả cao” này. Khi tṛ chuyện với ABC News, một chính trị gia ẩn danh của Ukraine cũng lặp lại ư kiến tích cực đó. Tuy nhiên, vị chính trị gia này cũng bày tỏ sự thất vọng rằng những đại bác đă không được trang bị hệ thống máy tính kỹ thuật số. |
Ông Biden mang một thông điệp với hai nước đồng minh thân thiết nhất ở châu Á: Hoa Kỳ sẽ hợp tác sâu hơn với hai nước này, đặc biệt yểm trợ các chương tŕnh của Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm hiện đại hóa khả năng quốc pḥng và phát triển năng lực quân sự tấn công của hai nước.
Thật may mắn cho Biden: Từ hơn 20 năm qua, chưa có tổng thống Mỹ nào nhận được sự ủng hộ công khai, nhiệt t́nh của lănh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc cùng một lúc. Hai nước này đă gác qua một bên những khó chịu – Nhật đô hộ Hàn trước đây, sử dụng phụ nữ Hàn để phục vụ lính Nhật – để mạnh dạn hợp tác với Hoa Kỳ trong lúc này. Ông Biden cũng mang theo một thông điệp rơ ràng nhắm tới Trung Quốc, làm ơn đừng bắt chước những ǵ Nga đă làm ở Ukraine ở bất kỳ xứ châu Á, và đặc biệt là ở Đài Loan. Nếu nị không nghe th́ ngộ sẽ trừng phạt mạnh hơn Nga đấy nhé. Thật may mắn cho Biden: Chiến tranh có chiều hướng bất lợi cho Nga, chứng kiến thế giới xúm vào bênh Ukraine khiến Trung Quốc có thể suy nghĩ cẩn thận khi muốn tấn công Đài Loan. Ngoài phần mềm (tinh thần chiến đấu, dư luận quốc tế…) c̣n có phần cứng (soái hạm, tăng, drone…) |
Quân Nga sau khi rút khỏi Kiev lại tiếp tục thất bại tại Kharkov, c̣n trận Donbass được loan báo rầm rộ vẫn chưa thực sự khởi đầu. Giờ đây có thể ngăn chận mối đe dọa từ Matxcơva, « cơ hội duy nhất chỉ đến có một lần trong một thế hệ ». Biden đă thắng Putin, và việc Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Ukraina c̣n nhằm dằn mặt Tập Cận B́nh.
Phần Lan, Thụy Điển và NATO : Chuyện ǵ phải đến đă đến Sự kiện Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO tiếp tục được các tuần báo chú ư. Trong bài « Phần Lan, Thụy Điển, hồi kết của trung lập », L'Express nhắc đến cuộc tập trận Locked Shield của NATO ở Estonia.Ít nhất 8.000 vụ tấn công phối hợp vào 5.500 hệ thống vi tính dân sự và quân sự của Berylie, một đảo quốc ảo : đó là thách thức mà 24 ê-kíp phải đối phó trong. Ê-kíp thắng trận chính là Phần Lan, quốc gia vừa xin gia nhập NATO. Đất nước Bắc Âu có một trong những quân đội được chuẩn bị chu đáo nhất châu Âu với 280.000 quân có thể huy động lập tức, trang bị vũ khí hiện đại, một chế độ « quốc pḥng toàn dân » và dư luận nhạy cảm với mối đe dọa từ Nga. Le Figaro Magazine nhận xét người Phần Lan « nhớ dai ». Năm 1939, Stalin tung 450.000 quân tấn công « xứ tuyết » nhỏ bé, tưởng rằng nuốt chửng ngay, nhưng một tháng sau Phần Lan vẫn chống chọi được. Tờ báo cánh hữu Pháp đề ngày 24/12/1939 chạy tựa « Ở phía bắc hồ Ladoga, người Phần Lan giành hai trận thắng, một phần quân xô-viết bị bao vây ». Nhưng cuối cùng sau khi ngưng bắn, hồ Ladoga rộng nhất châu Âu thuộc về Liên Xô cho đến nay. Trung lập « kiểu Phần Lan » có cái giá của nó, và nay Helsinki đă quyết định chia tay. Theo The Economist, ông Vladimir Putin chỉ có thể tự trách chính ḿnh. Nhật báo Thụy Điển Aftonbladet (Courrier International trích dịch) khẳng định « Nếu Putin không xâm lược Ukraina, chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra ». Tờ Expressen hoan nghênh « Rốt cuộc Thụy Điển trở thành một quốc gia b́nh thường » và cổ vũ « Đừng sợ hăi, nhưng hăy sẵn sàng » đối phó với Nga. Đức, Nhật vốn chủ ḥa, sắp tới sẽ có bom nguyên tử ? Không chỉ hai nước Bắc Âu. Le Point lưu ư đến « Đức và Nhật, các nước chủ ḥa tái vũ trang ». Cú sốc Ukraina có thể thúc đẩy Tokyo và Berlin trở thành cường quốc quân sự thứ ba và thứ tư thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhà b́nh luận Luc de Barochez cho rằng không có ǵ mang tính biểu tượng hơn sự đảo lộn địa chính trị do cuộc xâm lăng Ukraina gây ra, khiến hai nước lớn bại trận trong Đệ nhị Thế chiến năm 1945 phải thay đổi quan điểm. Tại Đức và Nhật Bản, ngân sách quân sự tăng vọt, phe diều hâu thắng thế trước bồ câu. Thủ tướng Olaf Scholz cam kết dành 100 tỉ euro trong 5 năm, và tại Tokyo, đồng nhiệm Fumio Kishida thuyết phục phe đa số diễn dịch lại Hiến Pháp chủ ḥa. Berlin và Tokyo tăng ngân sách quốc pḥng lên 2 % GDP thay v́ lần lượt là 1,3 và 1 % như hiện nay. Như vậy Nhật Bản với 100 tỉ đô la/năm sẽ có ngân sách quân sự thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, c̣n Đức theo bén gót với 85 tỉ đô la. Trật tự sức mạnh thay đổi, khiến Pháp bị bỏ xa phía sau. Nhưng theo tác giả th́ chẳng có ǵ phải lo lắng. Liên Hiệp Châu Âu sẽ an ninh hơn, với một nước Đức có quân đội xứng tầm với trọng lượng kinh tế. Tương tự, châu Á cũng ổn định hơn với một Nhật Bản mạnh mẽ, vào lúc sự bành trướng của Trung Quốc và những khiêu khích của Bắc Triều Tiên biến châu lục này thành thùng thuốc súng. Tokyo cần phải hành động nhiều hơn để bảo vệ không gian dân chủ tại Ấn Độ-Thái B́nh Dương. Sự chuyển đổi từ « loài ăn cỏ » sang « loài ăn thịt » liệu có bền vững ? Phe chủ ḥa lâu nay vẫn nhiều ảnh hưởng tại Đức và Nhật, nhưng bỗng dưng chỉ trong vài tuần lễ, quan niệm của chính giới Đức thay đổi hẳn, ư tưởng thương mại sẽ thuần hóa được gấu Nga trở thành ảo tưởng. Ở Nhật, sự thay đổi có chậm chạp hơn, nhưng tại đất nước kịch liệt chống hạt nhân sau hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, ông Shinzo Abe vừa đ̣i hỏi việc Nhật trang bị đầu đạn hạt nhân Mỹ. Tại Berlin, các chuyên gia c̣n đi xa hơn, nếu Donald Trump quay lại năm 2024, lực lượng răn đe có thể là của châu Âu hay Đức thay v́ Hoa Kỳ ? Lời đe dọa vũ khí nguyên tử của Vladimir Putin đă để lại dấu ấn, và với nhịp độ này, không loại trừ một ngày nào đó Đức và Nhật Bản sở hữu bom nguyên tử. Lịch sử lặp lại : Nga thất bại ở Kharkov như quân Stalin 80 năm trước Trên thực địa Ukraina, The Economist nhận thấy « Tại Kharkov, Nga một lần nữa lại kiệt sức », lực lượng Ukraina đang phản công. Tuần báo Anh nhắc lại cách đây 80 năm, Hồng quân cũng đă từng tấn công vào Izyum, thành phố phía nam Kharkov ngày 12/05/1942 nhưng đại bại, trên 170.000 người lính xô-viết tử trận. Về sau Nikita Khrushchev đă mỉa mai « thiên tài » của người tiền nhiệm Stalin. Giờ đây một lần nữa quân Nga lại tập trung xung quanh Izyum, và đang phải rút khỏi Kharkov, ở một số nơi phải lui hẳn sang bên kia biên giới. Nga cũng có một số thành công nho nhỏ, chẳng hạn đă gần như chiếm trọn Luhansk, và hai thành phố kỹ nghệ Slovyansk, Kramatorsk. Thế nhưng mỗi ngày chỉ tiến được một, hai kilomet, và thiệt hại rất nhiều. Đôi bên đấu pháo với nhau thay v́ xung trận bằng xe tăng. Việc quân Nga tiến chậm không có ǵ đáng ngạc nhiên, v́ trên lư thuyết lực lượng tấn công phải nhiều gấp ba quân pḥng thủ, trong khi Nga rất thiếu người dù đă huy động cả các cựu quân nhân, hứa trả lương cao. C̣n phía Ukraina hết sức tự tin, các chiến đấu cơ hoạt động trên bầu trời Donbass dù rất gần lực lượng pḥng không của quân Nga ở miền đông. Tuy nhiên trải dài lực lượng trên hàng trăm kilomet – chỉ riêng ở Donbass, và trên tổng cộng 1.300 kilomet ; chuyển từ thế thủ sang thế công là một thách thức lớn. Thế nên hiện « chưa mèo nào cắn mỉu nào », cơ quan t́nh báo Mỹ cho là đang trong ngơ cụt. Nhưng Kiev không tin vào tuyên bố này, và trước chiến tranh Ukraina cũng đă từng bị đánh giá thấp. Chính quyền Biden chiến thắng Putin ở Ukraina Cũng về cuộc xâm lăng Ukraina, L'Express đánh giá Mỹ chiến thắng, c̣n Sa hoàng Putin đă thất bại. Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden đă chọn một thời điểm mang tính biểu tượng là Ngày của Mẹ 08/05 (theo thông lệ Mỹ) cho chuyến viếng thăm bất ngờ Ukraina. Bà đă gặp Olena Zelenska, phu nhân tổng thống Volodymyr Zelensky - ôm hôn, tặng hoa, chụp ảnh, tuyên bố chung trước báo chí...Nhà sử học Françoise Coste nhận định : « Việc Nhà Trắng để cho đệ nhất phu nhân đến đất nước Ukraina đang chiến tranh là một cái tát thẳng cánh cho Putin. Đó là cách để nói rằng ông ta chẳng chủ động được ǵ trên thực địa, và chứng tỏ chính quyền Biden rất tự tin ». Sắp bước sang tháng thứ ba của cuộc chiến, nỗi sợ đă chuyển bên. Sau khi đẩy lùi quân Nga khỏi thủ đô Kiev hồi tháng Tư, đến giữa tháng Năm quân Ukraina đă buộc đội quân của Putin tiếp tục nếm mùi thất bại ở Kharkov, thành phố lớn thứ nh́. C̣n trận « đại tiến công » Donbass được loan báo cách đây một tháng th́ vẫn chưa bắt đầu. Mariupol dù đă bị san bằng thành b́nh địa, những người hùng ở Azovstal vẫn bám trụ, và Kiev vẫn chưa công nhận kết thúc cuộc di tản. Tổng cộng số thiệt hại nhân mạng của Nga là khổng lồ : 20.000 lính tử trận, theo Ukraina, c̣n xe tăng, trực thăng bị các hỏa tiễn Javelin, Stinger bắn cháy vô số kể. Tướng Ben Hodges, từng tham gia chiến tranh Irak và Afghanistan dự báo « Trước cuối mùa hè này, Nga sẽ đạt mức huy động tối đa năng lực quân sự. Ukraina không chỉ chận được đà tiến của địch mà c̣n tổng phản công, và đến tháng Chín, sẽ t́m lại đường biên giới ngày 23/02 ». Ông cho rằng giờ đây có khả năng chận đứng hẳn mối đe dọa từ Matxcơva, « cơ hội duy nhất chỉ đến có một lần trong một thế hệ ». Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin cũng từng tuyên bố « muốn làm Nga yếu đi đến mức không thể tái diễn việc xâm lược như ở Ukraina ». Mỹ ủng hộ Ukraina chống xâm lăng c̣n nhằm răn đe Trung Quốc Để đạt mục đích này, Washington và các đồng minh đă bóp nghẹt kỹ nghệ quốc pḥng Nga, cấm bán cho Matxcơva tất cả phụ tùng và vật liệu bán dẫn (cần cho hỏa tiễn). Thế nên Uralvagonzavod, nhà máy xe tăng lớn nhất nước đă phải ngưng sản xuất. Nhưng mục tiêu chiến lược của « sen đầm quốc tế » Mỹ vượt quá chiến trường Ukraina, « sự ủng hộ mạnh mẽ Kiev c̣n nhằm răn đe các nhà lănh đạo khác ». Theo nhận xét của chuyên gia Max Bergmann, đây c̣n là thông điệp cho Tập Cận B́nh và các nước châu Phi. Trong viễn cảnh đó, việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO đóng vai tṛ quan trọng. Thật là thảm hại cho Putin : Phần Lan mang lại thêm 1.340 km đường biên giới chung với NATO, và biển Baltic đang trở thành « ao nhà của NATO ». C̣n Hắc Hải, đường xuất khẩu chính cho ngũ cốc Ukraina và Nga, đóng vai tṛ chủ chốt cho an ninh lương thực thế giới, các nhà chiến lược Mỹ đă nghĩ đến việc ổn định lâu dài. Muốn vậy, theo tướng Hodges, cần cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, gắn bó hơn với Rumani, ủng hộ Ukraina và hỗ trợ cho nền dân chủ non trẻ Gruzia. Diễn tiến t́nh h́nh được Bắc Kinh theo dơi sát, hy vọng sưởi ấm lại quan hệ với Washington và đang thông qua một kênh ở Canada để mong Mỹ bỏ một số cấm vận dưới thời ông Donald Trump. Khi truyền h́nh Nga đổi giọng Về đối nội, Le Point chú ư đến sự kiện một đại tá về hưu công khai phê phán quân đội Nga trên truyền h́nh, nhưng sau đó đă bị Kremlin nhanh chóng chấn chỉnh. Ông Mikhail Khodaryonok, 68 tuổi, hôm 17/05 trên kênh Rossiya1 đă kêu gọi : « Hăy ngưng uống thuốc an thần thông tin, nói thẳng ra là t́nh h́nh ngày càng tệ hơn cho chúng ta (…). Ukraina có thể huy động trên một triệu quân đă được huấn luyện, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc ». Những người tham dự sững sờ. Người dẫn chương tŕnh Olga Skabeiva, được mệnh danh là « búp bê sắt của Putin » v́ tài tuyên truyền, cắt ngang : « Nhưng đó không phải là một quân đội chuyên nghiệp » - « Chẳng sao, Ukraina sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng ». Cũng theo vị đại tá, « Trên chiến trường, chiến thắng thuộc về bên có tinh thần chiến đấu cao nhất » và ông nhấn mạnh « Cả thế giới đang chống lại chúng ta ». Vladimir Putin không thể h́nh dung được một quảng cáo ngược chiều như vậy trong chương tŕnh truyền h́nh có nhiều người xem nhất. Chuyên gia Andrei Kolesnikov của Viện Carnegie cho rằng ông đại tá không thể xuất hiện trước ống kính trong thời điểm kiểm duyệt gắt gao như thế, nếu không phải là người bảo thủ. Đơn giản là Khodaryonok phản ánh suy nghĩ của những người ủng hộ Putin. Người dẫn chương tŕnh nổi tiếng hiếu chiến là Vladimir Soloviev sau khi soái hạm Moskva bị đánh ch́m cũng đă chỉ trích gay gắt. Các blogger thân chính quyền như Yuri Podolyaka với 2,1 triệu người theo dơi trên Telegram bị chấn động nặng nề, đả kích các cấp chỉ huy sau vụ một tiểu đoàn bị thiệt hại lớn khi cố vượt qua sông Severski Donets, có thể trên 400 lính đă thiệt mạng và gần 80 xe bọc thép bị phá hủy. Kremlin đă ra tay. Trong một chương tŕnh sau đó, vị đại tá về hưu đă đổi giọng, và « búp bê sắt của Putin » không phải cắt lời. Matxcơva phải nói lời từ biệt với năng lượng ở Bắc Cực Tuần báo L'Express cũng giải thích « Cuộc chiến tranh ở Ukraina đă ảnh hưởng đến tham vọng của Nga tại Bắc Cực như thế nào ». Dự án Arctic LNG 2 ở bán đảo Gydan, Xibêri, nơi nhiệt độ có thể xuống đến -60°C, lẽ ra sẽ cho ra sản phẩm khí hóa lỏng (GNL) vào năm 2023 và ba năm sau đạt sản lượng gần 20 triệu tấn/năm. Nhưng do xâm lăng Ukraina, tập đoàn Total của Pháp dưới sức ép đă rút lui, và Linde của Đức cũng vậy. Không có tài chính và công nghệ phương Tây, dự án này đành dở dang. Giải pháp duy nhất là quay sang Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chỉ ủng hộ bằng miệng v́ không muốn bị phương Tây trừng phạt. Ḥa b́nh nào cho Ukraina ? L’Express tuần này đặt vấn đề « Phải chăng thế hệ baby-boomer đă làm kiệt quệ đất nước ? ». L’Obs đề cập đến « Hồi kết của tham vọng » : sau đại dịch, quan niệm về việc làm đă thay đổi. Le Point đăng ảnh tân thủ tướng Pháp, bà Élisabeth Borne trước cuộc khủng hoảng nợ, lạm phát, cải cách…Riêng Courrier International nh́n sang « Ukraina : Liệu có thể có ḥa b́nh ? ». Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Der Tagesspiegel ở Berlin kêu gọi « Đừng quên giải pháp ngoại giao ». Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeir, từng giữ chức ngoại trưởng hai nhiệm kỳ dưới thời bà Merkel, và ngoại trưởng hiện nay, bà Annalena Baerbock có thể dùng phương cách ngoại giao con thoi, hy vọng nước chảy đá ṃn. The Observer xuất bản ở Luân Đôn th́ cho rằng « Nhượng lănh thổ không hẳn là thất bại ». Theo tờ báo Anh, nên tách biệt khái niệm « độc lập » và « toàn vẹn lănh thổ », như Ba Lan, Hungary, Gruzia đă từng bị mất đất nhưng vẫn là các quốc gia độc lập. Đàm phán ḥa b́nh chắc chắn sẽ tập trung vào việc vẽ lại các đường biên giới, và nguy hiểm nằm ở đây. Tổng thống Volodymyr Zelensky tuy đă lănh đạo một cách can đảm cuộc kháng chiến, nhưng nếu ông chấp nhận nhượng Crimée để chấm dứt chiến tranh chẳng hạn, sẽ có nguy cơ bị kết tội phản bội lại độc lập của đất nước. Courrier International cũng trích dịch The Atlantic, kể lại câu chuyện một gia đ́nh ở Lukachivka, một ngôi làng miền bắc Ukraina phải sống chung với năm người lính Nga trong hầm nhà vào lúc quân Nga chiếm đóng. Nhà Horbonos gồm hai vợ chồng và người con trai ban đầu rất sợ hăi, năm người lính Nga gồm bốn từ Xibêri và một người Tatar cũng không bao giờ rời vũ khí. Ban đầu họ nói cùng giọng điệu tuyên truyền : họ đến để cứu người Ukraina, chống Mỹ, và một khi « chiến dịch đặc biệt » kết thúc, tất cả có thể sống hạnh phúc dưới chế độ Putin. Nhưng bà chủ nhà Ukraina đáp trả rằng không cần ai cứu vớt, cũng chẳng có một người lính Mỹ nào ở Ukraina. Dần dà những người lính Nga tỏ ra thất vọng trước thực tế chiến trường. Đối thoại bắt đầu dễ dàng hơn với những câu chuyện về các món ăn truyền thống, và rồi những người lính thổ lộ họ theo binh nghiệp chỉ v́ tiền, người th́ nợ nần, người do chi phí thuốc thang...Rốt cuộc họ đă xin lỗi gia đ́nh v́ những ǵ đă gây ra. Tác giả cho rằng đây là trường hợp hiếm hoi người Nga phải đối mặt với thực tế và nạn nhân trực tiếp. |
Phạm Lê Đoan
(VNTB) - Murphy Oil - Mỹ đầu tư 300 triệu USD vào t́m kiếm thăm ḍ dầu khí tại Việt Nam. Tin tức cho biết, chiều 13-5-2022, theo giờ địa phương tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đă tiếp ông Roger Jenkins, Tổng giám đốc Murphy Oil. Đây là tập đoàn lớn của Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực thăm ḍ và khai thác dầu khí tại Hoa Kỳ và Canada và đang phát triển trữ lượng tại Australia, Brazil, Đông Nam Á. Trong năm 2020, sản lượng của Tập đoàn đạt hơn 174.000 thùng dầu mỗi ngày. Năm 2021, doanh thu của Công ty đạt 2,8 tỷ USD. Tập đoàn đă đầu tư khoảng 300 triệu USD vào công tác t́m kiếm thăm ḍ tại Việt Nam và hiện đang điều hành các lô dầu khí tại Bể Cửu Long, Bể Phú Khánh. Tập đoàn cũng đang hợp tác với Công ty Thăm ḍ và Khai thác dầu khí (PVEP) tích cực triển khai phát triển Dự án Lạc Đà Vàng (Bể Cửu Long) với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD. Tại cuộc gặp, lănh đạo Murphy Oil đánh giá cao thị trường Việt Nam, báo cáo về các hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là tiến độ phát triển Dự án Lạc Đà Vàng và đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy tiến độ của Dự án; trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục các hoạt động t́m kiếm thăm do tại các lô thuộc quyền điều hành theo đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam ngỏ lời mong muốn phía Murphy Oil tiếp tục phối hợp với các đối tác Việt Nam là PVN, PVEP giải quyết các vấn đề liên quan. Nguồn tin cũng cho biết ông Phạm Minh Chính đă chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các đề xuất của Tập đoàn Murphy Oil, triển khai các công việc cần thiết để thúc đẩy tiến độ của Dự án Lạc Đà Vàng. Mỏ Lạc Đà Vàng nằm ở Lô 15/1-05 ở Bể Cửu Long, cách bờ khoảng 120 km. Đây là mỏ dầu, có khí đồng hành. Sau một thời gian dài từ quư 2/2020 đến nay, do các đối tác trong liên doanh chưa thống nhất phương án phát triển mỏ. Hồ sơ vụ việc ghi nhận từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết như sau: Tháng 4-2007, Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) được kư giữa PVN và tổ hợp nhà thầu gồm PVEP POC (1) (40%), Total E&P (35%) và SK Innovation (25%), PVEP làm nhà điều hành. Tháng 8-2015, sau khi Total E&P rút khỏi PSC, th́ PVEP và Murphy đă kư thỏa thuận chuyển nhượng 35% cổ phần cho Murphy Oil. Theo đó, cơ cấu PSC c̣n: PVEP (40%), Murphy Oil (35%), SK Innovation (25%). Tháng 3-2018, PVEP tiếp tục kư thỏa thuận chuyển nhượng thêm 5% cổ phần cho Murphy Oil. Theo đó, cơ cấu mới trong PSC, Murphy Oil làm nhà điều hành. Các hoạt động trong Lô dầu khí này, tương ứng các đánh giá, phê duyệt kỹ thuật, có thể chia làm 2 giai đoạn, khi PVEP làm nhà điều hành và sau khi Murphy Oil làm nhà điều hành. Ghi nhận về giai đoạn PVEP làm nhà điều hành, th́ sau một số hoạt động gồm thu nổ địa chấn và triển khai 3 giếng khoan thăm ḍ và thẩm lượng, PVEP POC đă phát hiện hai tiềm năng dầu khí gồm Lạc Đà Nâu (2009) và Lạc Đà Vàng (2010) trong Lô dầu khí 15/1-05. Sau khi đánh giá, thẩm định trữ lượng dầu khí, PVEP lập Báo cáo trữ lượng (RAR) và Kế hoạch phát triển mỏ đại cương (ODP) mỏ Lạc Đà Vàng, nhưng chưa phê duyệt. Kết quả trữ lượng mà PVEP lập báo cáo RAR và ODP là 490 triệu thùng dầu tại chỗ và 61 triệu thùng dầu thu hồi (khả năng khai thác được). Đến giai đoạn Murphy làm nhà điều hành, th́ sau khi nhận quyền điều hành từ tháng 3-2018, Murphy Oil tiến hành khoan 1 giếng khoan tái thẩm lượng và cập nhật lại báo cáo ODP, trong đó, trữ lượng đă có sự thay đổi. Trữ lượng dầu tại chỗ từ mức 490 triệu thùng đă thay đổi, lên đến 1,1 tỷ thùng, c̣n trữ lượng thu hồi, từ 61 triệu thùng lên 63 triệu thùng (các con số đă làm tṛn). Năm 2019, ODP này được Tổng giám đốc PVEP phê duyệt. Từ ODP này, Murphy Oil thuê nhà thầu Ranhill Worley lập thiết kế tổng thể (FEED) để phát triển mỏ. Song song tiến độ FEED, trên cơ sở ODP (giữ nguyên trữ lượng đă phê duyệt), Murphy Oil lập báo cáo phát triển mỏ (FDP) tŕnh PVEP/PVN xem xét trước khi tŕnh Bộ Công Thương phê duyệt. Vào đầu năm 2020, sau khi rà soát lại, PVEP đă phát hiện có sai sót về trữ lượng và yêu cầu nhà điều hành Murphy điều chỉnh lại FDP. Ngược lại, do không được phê duyệt FDP, dù trước đó ODP đă phê duyệt có các thông số về trữ lượng giống nhau, Murphy nhờ Đại sứ quán Hoa Kỳ can thiệp. Từ cuối năm 2020 và 2021, Đại sứ quán Hoa Kỳ đă liên hệ PVEP, PVN và Chính phủ Việt Nam, đề nghị làm rơ nguyên nhân v́ sao có sự khác biệt quan điểm về đánh giá trữ lượng và phương án phát triển mỏ, v́ FEED được triển khai trên cơ sở ODP đă phê duyệt. Tháng 11-2021, sau khi điều chỉnh về trữ lượng, FDP (do Murphy tŕnh) đă được PVEP thông qua để tŕnh lên Bộ Công Thương và PVN, nhưng vẫn chưa thể phê duyệt do chưa thống nhất về phương án phát triển mỏ. Điểm bất cập là FDP do nhà điều hành Murphy lập chưa phải là phương án tối ưu, nhưng nội dung FDP này lại dựa trên cơ sở ODP mà PVEP đă phê duyệt và thiết kế FEED đă hoàn tất, kéo theo chi phí phát sinh. Do đó, theo ư kiến chuyên gia, thay v́ trao đổi qua lại, để xử lư vướng mắc hiện nay, nên chăng Bộ Công Thương và PVN sớm chỉ đạo PVEP, nhà điều hành Murphy cập nhật thêm phương án phát triển chung (ngoài phương án tự phát triển hiện nay). Được biết, các bên hiện đang tích cực trao đổi để điều chỉnh lại ODP và FDP chính xác hơn. Tính đến hiện tại th́ phía Việt Nam đưa ra nhận định, Lạc Đà Vàng là mỏ trung b́nh, có sản lượng ước khoảng từ 20.000 đến 25.000 thùng dầu/ngày và 25 triệu feet khối khí/ngày (khí đồng hành). Ước tính, chi phí giá vốn khoảng 65 USD/thùng dầu (mức ḥa vốn), khá cao. Với tổng mức đầu tư (CAPEX) lên đến 700 triệu USD, chưa bao gồm chi phí lịch sử, hiển nhiên trữ lượng cần phải được chính xác hóa để gia tăng hiệu quả đầu tư. Giá dầu hiện đang trên 100 USD/thùng và chưa có dấu hiệu giảm sâu, ít nhất trong ṿng 5 năm nữa (v́ những ảnh hưởng sâu rộng từ chiến tranh Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt), nên việc sớm có giải pháp để đưa mỏ vào khai thác thương mại cũng là một trong những lợi thế mà các bên liên quan đang nhắm đến. |
Giới chức Nga đă phong tỏa tài khoản ngân hàng của chi nhánh Google tại nước này. Chi nhánh Google tại Nga sẽ nộp đơn xin phá sản v́ không thể tiếp tục duy tŕ hoạt động.
|
"Chính quyền Nga đă tịch thu tài khoản ngân hàng của văn pḥng Google tại Nga khiến chúng tôi không thể tuyển dụng hay trả lương cho các nhân viên tại Nga, trả tiền cho các nhà cung ứng dịch vụ và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khác", Hăng tin Reuters trích thông báo của Google ngày 18-5.
Google tại Nga đă thông báo ư định nộp đơn phá sản với nhà chức trách Nga, thông báo cho biết thêm. Theo Reuters, đây là lần đầu tiên tất cả tài sản của Google tại Nga bị nhà chức trách địa phương đóng băng. Hồi tháng 4, Google đă bị phong tỏa 1 tỉ rúp (khoảng 15 triệu USD) sau khi một kênh truyền h́nh của Nga khiếu nại v́ bị Google đóng kênh YouTube. Nhà chức trách Nga trước đó thông báo đă phong tỏa 2 tài sản của Google chi nhánh Nga nhưng không nói rơ trị giá bao nhiêu. Google không trả lời ngay lập tức về lư do chính xác khiến họ phải nộp đơn phá sản. Công ty của Mỹ đă đối mặt nhiều áp lực từ chính quyền Nga khi không xóa các nội dung mà Matxcơva mô tả là bất hợp pháp và không phù hợp. Hồi tháng 12 năm ngoái, nhà chức trách Nga đă phạt Google khoản tiền khổng lồ 7,2 tỉ rúp v́ liên tục phớt lờ các yêu cầu của Matxcơva. Google đă tạm dừng phần lớn hoạt động tại Nga kể từ khi Matxcơva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Căng thẳng leo thang khi YouTube, một nền tảng chia sẻ video thuộc Google, chặn truy cập một số kênh của truyền thông nhà nước Nga. Doanh thu của Google chi nhánh Nga là 134,3 tỉ rúp trong năm 2021, theo Hăng thông tấn Interfax. |
Mối quan tâm đến suy thoái kinh tế đă tăng cao kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lăi suất huy động lên 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000.
Theo bài viết trên báo The Straits Times, trong vài tháng qua, các nhà kinh tế và công chúng đều bận tâm với vấn đề lạm phát. Đó là điều dễ hiểu v́ tỷ lệ lạm phát đă đạt mức cao nhất trong nhiều năm ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, những ngày gần đây, Google Trends đă chỉ ra rằng sự quan tâm đến kịch bản suy thoái kinh tế đang tăng lên đột biến. Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc tế lao động 1/5 vừa qua, Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long đă cảnh báo về một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào năm 2023 hoặc 2024. Mối quan tâm đến suy thoái kinh tế đă tăng cao kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lăi suất huy động lên 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000 - và báo hiệu thêm hai đợt tăng tương tự vào tháng Sáu và tháng Bảy. Tuy nhiên, để giải tỏa cho thị trường tài chính, Chủ tịch Fed Jerome Powell chỉ rơ rằng mức tăng 0,75 điểm phần trăm, mà một số đồng nghiệp theo xu hướng “diều hâu” (thắt chặt tiền tệ) của ông ủng hộ, không phải là điều mà Ủy ban thiết lập lăi suất của Fed “đang tích cực cân nhắc”. Đối phó với lạm phát Lạm phát đang gia tăng, vốn được thúc đẩy bởi giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt. Cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng như các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt ở Trung Quốc làm đứt găy các chuỗi cung ứng vốn đă mong manh và làm tăng chi phí vận tải, cũng làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. V́ vậy, trọng tâm của Fed là đối phó với lạm phát. Trong phiên điều trần và tại cuộc họp báo ngày 4/5, ông Powell đă thừa nhận rằng phần lớn lạm phát được thúc đẩy từ phía cung, phát sinh từ giá lương thực và nhiên liệu cũng như những sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng, và Fed không thể làm được ǵ nhiều cho những vấn đề đó. Ông nhấn mạnh rằng thị trường lao động Mỹ đang bị thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6%. Bằng h́nh thức nào đó thông qua chính sách tiền tệ hạn chế, Fed hy vọng đưa thị trường lao động nước này trở lại trạng thái cân bằng, từ đó giúp ngăn chặn ṿng xoáy giá cả-tiền lương. Ông thừa nhận sẽ có một số tác động tiêu cực liên quan đến việc này, rất có thể sẽ bao gồm thất nghiệp nhiều hơn và giá tài sản tăng. Tuy nhiên, ông cho rằng nỗi đau lớn hơn sẽ đến từ việc không đối phó với lạm phát và để t́nh trạng này trở nên khó có thể thay đổi. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Fed có thể thực hiện được điều mà ông Powell gọi là “hạ cánh mềm” (tăng lăi suất mà không gây suy thoái kinh tế). Ông thừa nhận đây không phải là công việc dễ dàng, và lịch sử đă chứng minh điều này. Trong 14 chu kỳ tăng lăi suất gần đây nhất của Fed, 11 lần kết thúc là t́nh trạng suy thoái. Điều đáng lưu ư là trong lịch sử, các cuộc suy thoái đă diễn ra sau những đợt tăng giá mạnh về lương thực và nhiên liệu, như giai đoạn 1973-1975, 1981-1983, 1990-1991 và 2007-2008. Thắt chặt chính sách tiền tệ trở thành điểm yếu Nhiệm vụ của Fed thậm chí sẽ c̣n khó khăn hơn v́ bối cảnh hiện này là kinh tế Mỹ dù không suy thoái nhưng đang suy yếu. Trong một tín hiệu cảnh báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quư 1/2022 đă thu hẹp một cách đáng kinh ngạc, giảm 1,4% tính trên cơ sở hàng năm. Đây lần đầu tiên kinh tế suy giảm kể từ tháng 4/2020, và sẽ không có kích thích tài khóa để giải cứu vào thời điểm này. Mặc dù báo cáo việc làm tháng Tư của Mỹ là tốt, với 428.000 việc làm được tạo ra, nhưng đó là một chỉ số tụt hậu. Các chỉ báo hướng tới tương lai đang có xu hướng giảm. Ví dụ, chỉ số của Viện quản lư cung ứng (ISM) đă và đang giảm kể từ tháng 11/2021, mặc dù vẫn nằm trong vùng tích cực (cho thấy sự mở rộng, nhưng với tỷ lệ thấp nhất trong 5 tháng). Thành phần tuyển dụng của ISM cũng giảm và chỉ ở mức 50,9 (chỉ dấu trên 50 thể hiện cho tăng trưởng), cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm có khả năng sẽ chậm lại trong tương lai. Trong một dấu hiệu suy yếu đáng quan ngại khác, thị trường nhà ở của Mỹ đang chậm lại sau những sự gia tăng mạnh mẽ về lăi suất thế chấp trong ba tháng qua khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn tăng. Khi sự chậm lại này lan rộng ra nền kinh tế trong những tháng tới, sự suy giảm trên thị trường nhà ở sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác như xây dựng, hàng lâu bền, nội thất và thiết bị gia dụng. Trên hết, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến tài sản phát sinh từ giá cổ phiếu giảm mạnh, từ đó dẫn đến việc hủy hoại tài sản trị giá hàng ngh́n tỷ USD. Điều này sẽ dẫn đến cắt giảm chi tiêu tiêu dùng – động cơ chính của nền kinh tế Mỹ. Những khó khăn ở châu Âu và Trung Quốc Ngoài Mỹ, các nền kinh tế lớn khác cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khác. Điều này làm gia tăng nguy cơ tất cả các nền kinh tế lớn đều sẽ tăng trưởng chậm lại cùng một lúc. Tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) yếu kém, với tốc độ tăng trưởng hàng quư chỉ đạt 0,2% trong quư 1/2022. Một lệnh cấm vận dầu mỏ đă được lên kế hoạch đối với Nga và sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine có thể khiến khu vực này rơi vào suy thoái. Ở Trung Quốc, nhiều thành phố chiếm khoảng 40% GDP của nước này đang bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần. Mục tiêu tăng trưởng chính thức là 5,5% của Trung Quốc dường như nằm ngoài tầm với. Hầu hết các nhà kinh tế đă hạ thấp dự báo tăng trưởng đối với Trung Quốc xuống c̣n từ 4-5%, và thậm chí những dự báo đó có thể c̣n bị cắt giảm hơn nữa nếu chính sách "Không COVID" (Zero COVID) của nước này kéo dài. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đă giảm xuống 3,9% vào tháng Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020, so với 14,7% trong tháng Ba. Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á vốn gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế nước này. Xuất khẩu của họ sang Trung Quốc sẽ đi ngang hoặc giảm, và họ sẽ nhận được ít đầu tư hơn vào cơ sở hạ tầng theo sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc khi Trung Quốc mở rộng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của riêng ḿnh để đối phó với sự suy giảm. Các quốc gia châu Á, cùng với các nền kinh tế mới nổi khác, cũng dễ bị tổn thương không chỉ đối với giá lương thực và nhiên liệu cao – hầu hết các nước này đều là những nước nhập khẩu ṛng cả hai loại hàng hóa này – mà c̣n trước sự tăng giá mạnh của đồng USD. Hăng xếp hạng tín nhiệm Fitch ước tính rằng nợ chính phủ bằng ngoại tệ trung b́nh của các nền kinh tế mới nổi đă tăng lên 31% GDP vào cuối năm 2021, từ 18% GDP vào năm 2013. Đồng USD mạnh hơn, cộng với lăi suất tăng ở Mỹ, sẽ khiến chính phủ của các nền kinh tế này tốn kém hơn trong việc trả các khoản nợ bằng đồng USD của họ. Họ cũng có thể buộc phải tăng lăi suất để ngăn chặn thất thoát vốn và đồng tiền của họ mất giá. Điều này thậm chí sẽ gây thêm áp lực lạm phát đối với những ǵ mà các nền kinh tế này đă và đang phải đối mặt. Lăi suất cao hơn sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế này. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là chính phủ các nước thu nhập thấp. Tháng Tư vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đă báo cáo rằng 60% các quốc gia này hoặc đă gặp khó khăn về nợ hoặc có nguy cơ cao bị mắc nợ, so với 30% của năm 2015. Ngoài ra c̣n có cả các khoản nợ tư nhân. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đến cuối năm 2021, dư nợ USD của các tập đoàn phi tài chính của các nước đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương là 909,4 tỷ USD, trong đó 139,3 tỷ USD đến hạn thanh toán trong ṿng một năm. Rất nhiều công ty mắc nợ ở châu Á sẽ bị căng thẳng về tài chính do đồng USD mạnh và lăi suất của Mỹ cao hơn. Một cuộc suy thoái toàn cầu là không chắc chắn, nhưng Thủ tướng Lư Hiển Long đă đúng khi cảnh báo đó là một nguy cơ cần đề pḥng. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế nghiên cứu về khả năng này. Ví dụ, Giáo sư Kenneth Rogoff thuộc Đại học Harvard, đă cảnh báo về những nguy cơ suy thoái không chỉ ở Mỹ mà c̣n ở châu Âu và Trung Quốc. Trong báo cáo mới đây về ổn định tài chính, Fed thừa nhận rằng việc tăng mạnh lăi suất sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế Mỹ và có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính. Những rủi ro này có thể sớm xuất hiện trên “màn h́nh radar” của Fed. Trong trường hợp đó, có khả năng Fed sẽ tạm dừng hoặc thậm chí quay ngược chu kỳ tăng lăi suất của ḿnh. |
BBC: Nga tuyên bố chiến thắng hoàn toàn tại nhà máy thép Azovstal
B́nh luận Lam Giang • 11:43, 21/05/22 Binh sĩ Ukraine cuối cùng ra hàng, Nga đă tuyên bố chiến thắng trong trận chiến kéo dài nhiều tháng nhằm xâm chiếm thành phố cảng Mariupol của Ukraine. Những người lính cuối cùng bảo vệ nhà máy thép Azovstal của thành phố hiện đă đầu hàng, các quan chức Moscow cho biết. Trong nhiều tháng, những binh lính này đă ẩn náu trong khu phức hợp khổng lồ, ngăn cản Nga thiết lập quyền soát hoàn toàn thành phố. Cuộc sơ tán hôm 20/05 đă đánh dấu sự kết thúc của cuộc bao vây hủy diệt nhất trong cuộc chiến tại Ukraine, với việc Mariupol giờ đây trở thành đống đổ nát hoàn toàn. Bộ Quốc pḥng Nga cho biết, thành phố Mariupol và nhà máy thép Azovstal hiện đă được "giải phóng hoàn toàn" sau khi 531 binh sĩ Ukraine rời khỏi địa điểm này. "Hệ thống hầm ngầm của khu công nghiệp, nơi các người lính ẩn náu, đă nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của lực lượng vũ trang Nga", Bộ Quốc pḥng Nga nói thêm trong một tuyên bố. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết những người bảo vệ cuối cùng c̣n lại ở nhà máy thép đă được phép rời đi. "Hôm nay các chàng trai đă nhận được một tín hiệu rơ ràng từ chỉ huy quân đội rằng các anh có thể ra ngoài và cứu lấy mạng sống của ḿnh", ông nói với một kênh truyền h́nh Ukraine hôm 20/05. Trong nhiều tuần, nhà máy thép Azovstal đă bị bao vây hoàn toàn. Các lực lượng Nga đă chặn tất cả viện trợ nhân đạo vào trong, bắn phá nhà máy từ trên không và yêu cầu những người bảo vệ c̣n lại buông vũ khí. Trong số những người bị mắc kẹt bên trong có nhiều dân thường, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người già. Đầu tháng 5, họ đă được sơ tán hoàn toàn sau các cuộc đàm phán khó khăn do Liên Hợp Quốc và Hội Chữ Thập Đỏ phối hợp trong nhiều tuần. Nhưng việc các lực lượng pḥng vệ Ukraine tiếp tục từ chối đầu hàng đồng nghĩa với việc Nga không thể kiểm soát hoàn toàn thành phố cảng chiến lược này. Đối với nhiều người Ukraine, điều này cũng biến những người bảo vệ Azovstal thành những người hùng của đất nước, những người là biểu tượng cho cuộc kháng chiến ngoan cường của Ukraine. Hàng trăm người lính ẩn náu bên trong nhà máy thép bao gồm thủy quân lục chiến, Vệ binh Quốc gia (bao gồm cả tiểu đoàn Azov), lực lượng biên pḥng, cảnh sát và các đơn vị bảo vệ lănh thổ. Ngủ lều, nguồn thực phẩm ngày càng cạn kiệt và không có nước, họ sống nhiều tuần trong các boongke và đường hầm dưới ḷng đất không thấy ánh sáng ban ngày. Khu phức hợp rộng hơn 10 kilomet vuông này là một mê cung các đường hầm được thiết kế để chống chịu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Chỉ huy của họ cho biết tất cả binh lính bị thương hiện đă được đưa đi bằng xe buưt và xe cứu thương của Nga. Số phận của những người bảo vệ Ukraine Theo các quan chức Moscow, cuộc sơ tán hôm nay có nghĩa là tổng cộng 2.439 binh lính Ukraine hiện đă đầu hàng ở nhà máy thép trong những ngày gần đây. Moscow không tiết lộ thông tin về nơi mà những người lính rời khỏi nhà máy thép hôm nay sẽ được sơ tán tới, nhưng những chuyến xe buưt trước đó đă được điều đến các vùng lănh thổ do Nga kiểm soát. Các quan chức Ukraine hy vọng họ có thể được thả như một phần của cuộc trao đổi tù nhân nhưng điều này chưa được Moscow xác nhận. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết những người lính này sẽ được đối xử "phù hợp với các luật pháp quốc tế liên quan", nhưng có lo ngại rằng điều ǵ sẽ xảy ra với họ nếu vẫn bị Nga giam giữ. Tuy nhiên, hôm thứ 17/05, các nhà lập pháp Nga đă đưa ra kế hoạch tuyên bố những người lính thuộc tiểu đoàn Azov là "tội phạm phát xít", những người không được tham gia bất kỳ cuộc hoán đổi tù nhân nào với Ukraine. Tiểu đoàn Azov, được thành lập như một lực lượng dân quân t́nh nguyện vào năm 2014 nhưng hiện là một đơn vị Vệ binh Quốc gia, từng có liên kết với nhóm cực hữu tân phát xít. Trong khi đó, văn pḥng Tổng Công tố Nga đă yêu cầu Ṭa án tối cao của nước này tuyên bố đơn vị này là một "tổ chức khủng bố" trong một nỗ lực ngăn chặn những người lính thuộc tiểu đoàn Azov được đối xử như những tù nhân chiến tranh thông thường. Lam Giang Theo BBC |
'ĐÈN CÙ' VÀ TÁC GIẢ TRẦN ĐĨNH
Nguyễn Văn Tuấn Tôi nghiệm ra rằng lịch sử Việt Nam ḿnh thời XHCN qua giai thoại và những phát biểu riêng tư có ư nghĩa hơn là qua văn bản. Đèn Cù là một cuốn sách có rất nhiều giai thoại, và qua đó cung cấp cho chúng ta một cái nh́n khác về những người lănh đạo ở miền Bắc. Có khi nào các bạn để ư đến các bài nói chuyện của giới lănh đạo chánh trị ở Việt Nam? Tôi không nói đến những bài diễn văn mà học đọc trước công chúng hay các buổi lễ lạc; tôi nói đến những buổi tiếp xúc mang tính riêng tư hay giữa những người trong cùng hội. Nội dung của những bài nói chuyện trong các buổi họp mặt như thế, mặc dù là khách mời – guest speaker – nhưng thường là những chuyện có vẻ tầm phào, chẳng có hàm lượng tri thức ǵ cả. Có lần, trong một buổi họp mặt các phóng viên mảng khoa học, họ mời một kư giả kỳ cựu đến chia sẻ kinh nghiệm. Tựa đề bài nói chuyện được ghi trong giấy mời là "Báo chí và vai tṛ truyền tin khoa học" làm cho tôi chuẩn bị lắng nghe. Thế nhưng suốt buổi nói chuyện, ông chỉ nói về những trải nghiệm cá nhân (như cá tánh, nhậu nhẹt), những câu chuyện rời rạc (ví dụ như tai nạn nghề nghiệp), hay nói chung là những câu chuyện chẳng đâu vào đâu, thậm chí chuyện tiếu lâm liên quan đến các nhân vật quan trọng mà ông có dịp tiếp xúc. Ông nói không có note, mà giống như kể chuyện. Mọi người khen ông 'nói hay'. Nghe xong tôi không biết ḿnh học được ǵ từ bài nói chuyện. Nhưng nếu ghép những 'kư ức vụn' đó vào những câu chuyện của các tác giả khác th́ chúng ta có một bức tranh tương đối rơ nét về mấy vị lănh đạo ngoài đó. Các tác giả khác đó là Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Trần Quốc Vượng, Dương Thu Hương, Tô Hải, Lê Phú Khải, và đặc biệt là Trần Đĩnh. KƯ ỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC Nếu là người b́nh thường đọc những sách của các tác giả trên, người ta thoạt đầu sẽ thấy … khó tin. Chính tôi cũng ở trong tâm trạng đó khi đọc 'Đêm Giữa Ban Ngày' của Vũ Thư Hiên và Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín. Khó tin v́ tôi nghĩ chẳng lẽ mấy vị như HCM, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, v.v. trông có vẻ rất uy nghi mà lại có những hành xử rất ‘trần ai’ như mô tả trong sách. Nhưng sau này, đọc nhiều sách của những nhân vật trong cuộc ngoài Bắc mới thấy những sự kiện họ kể lại trong sách là rất khả tín. Những cuốn sách của các tác giả đó có tác động như mở mắt cho tôi. Tác giả Trần Đĩnh (tên thật là Trần Kim Đĩnh) mới qua đời tuần vừa qua (ngày 12/5/2022) tại Sài G̣n. Ông thọ 93 tuổi. Các bạn trẻ có lẽ không nghe hay biết đến ông, nhưng ông là một chứng nhân quan trọng. Ông là người từng chấp bút viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và từng tiếp xúc với nhiều nhân vật cộng sản cao cấp trong An Toàn Khu ở miền Bắc trong thập niên 1950. Trong vai tṛ đó, ông biết rất nhiều chuyện 'thâm cung bí sử' của các nhân vật lănh đạo miền Bắc. Những câu chuyện được ông ghi chép lại khá cẩn thận, nhưng không thể in được ở trong nước. Năm 2014, Nhà xuất bản Người Việt Books ở California ấn hành cuốn 'Đèn Cù' cho ông. Đèn Cù không hẳn là hồi kư, mà là những mảnh kư ức vụn của ông trong vai tṛ một kư giả kỳ cựu. Trong sách, ông giăi bày những cảm tưởng, ghi lại những sự kiện lịch sử, và những câu chuyện mà sách giáo khoa và văn bản chánh thức của đảng không bao giờ đề cập đến. CHUYỆN TỬ H̀NH BÀ NGUYỄN THỊ NĂM Chẳng hạn như chuyện ông HCM cải trang đi xem buổi hành h́nh bà Nguyễn Thị Năm được mô tả rất chi tiết. Trần Đĩnh kể rằng hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh th́ đeo kính râm suốt”. Khi bà Năm bị bắn chết và người ta phải đưa thi thể bà vào cái ḥm, nhưng cái ḥm thô sơ và nhỏ nên không vừa với thi thể của bà. Thế là các “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” Sau đó người ta đem thi hài của bà đi đâu chẳng có thân nhân nào biết (nghe nói sau này năm 1993 thân nhân t́m được mộ qua một nhà ngoại cảm). Đọc mà h́nh dung cảnh đó sao tôi thấy rợn người. Cần nói thêm rằng bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) như chúng ta biết là một 'đại gia' (nói theo ngôn ngữ ngày nay), nhưng cũng là một ân nhân của ông Hồ và những người lănh đạo cao cấp trong đảng. Bà đóng góp 700 lạng vàng cho Việt Minh. Con trai của bà theo Việt Minh và làm sĩ quan trong quân đội. Các lănh đạo Việt Minh thời đó như Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đều tá túc hay được bà giúp đỡ. Nói chung, bà là người tư sản và là người tốt bụng. Nhưng Nhà văn Trần Đĩnh kể trong “Đèn cù” rằng trước khi đem bà đi bắn, ông HCM Minh qua bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đ́nh, phản cách mạnh, v.v. Bài viết đậm chất đấu tố cũng là bản án dành cho bà Nguyễn Thị Năm: tử h́nh. ÔNG ĐỖ MƯỜI BỊ BỆNH TÂM THẦN? Một trong những tiết lộ thú vị nhứt của Đèn Cù là ông Đỗ Mười, theo Trần Đĩnh, là người có vấn đề tâm thần. Ông viết rằng có lúc ông Đỗ Mười phải nhập viện khoa tâm thần Việt - Xô. "Khi lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành cao cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết. Mà các cô th́ không ở nam khoa, nội tiết. Sau gien điên của Đỗ Mười đă bền bỉ truyền sang cả con trai và cháu. Đồn rằng đặc điểm là thạo ăn người". Tôi không hiểu "thạo ăn người" có ư nghĩa ǵ. Nhưng trong sách có nhiều chỗ ông viết rất khó hiểu như thế. NHÀ TƯ TƯỞNG LÊ DUẨN VÀ RAU MUỐNG Trần Đĩnh kể rằng ông Lê Duẩn thích thể hiện như là một nhà tư tưởng. Một hôm ông soạn một cương lĩnh về con người và phụ tá lái xe mời GS Trần Đức Thảo đến để nghe ông thuyết tŕnh. Khi nói xong, GS Thảo ngồi yên, không có ư kiến. Khi phụ tá của ông Duẩn nhắc nhở, GS Thảo buông một câu rằng ông chẳng hiểu ǵ cả. Thế là Duẩn nổi nóng "thượng cẳng tay hạ cẳng chân" cho GS Thảo một phen suưt chết. Lê Duẩn c̣n 'phạt' để cho GS Thảo đi bộ vài cây số về nhà. Ông Lê Duẩn đề nghị BS Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu xem một chén cơm ăn với rau muống luộc và rau muốn xào th́ ai nào giàu dinh dưỡng hơn. Tác giả viết "Tôi nghĩ ngay việc ǵ phải Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu, cứ bày lên bàn ông Duẩn hai dúm cơm, một rang mỡ, một không là kiến nó cho ư kiến nó ngay không phải chờ Phạm Ngọc Thạch chỉ thị cho ngành y tế". CHUYỆN BS PHẠM NGỌC THẠCH BS Phạm Ngọc Thạch là dân Nam bộ, Tây học, và người có cá tánh. Ông tự lái xe hơi chứ không cần tài xế. Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh kể rằng khi một đồng nghiệp Nam bộ của ông là BS Nguyễn Văn Cương qua đời ở Hải Pḥng, ông tự lái xe xuống Hải Pḥng để đưa đám. Khi tới nơi, ông thấy tượng Phật và chuông mơ c̣n trong nhà mà không đưa theo linh cữu, nên ông nổi nóng nói: "Tin hay không là chuyện riêng của các anh; c̣n tất cả chúng ta đều phải tôn trọng tín ngưỡng của người thân đă khuất’”. CHUYỆN VỀ NHỮNG "THẰNG" Chữ 'thằng' bây giờ rất nổi tiếng, nhứt là sau chuyến công du của ông thủ tướng PMC. Nhưng nếu đọc Đèn Cù, các bạn sẽ gặp rất nhiều 'thằng' được đề cập đến trong những buổi gặp mặt riêng tư. Trần Đĩnh kể rằng ông Nguyễn Chí Thanh (đại tướng) rất mê Tàu và hay nói chuyện bỗ bă. Có lần ông Thanh lư giải rằng bún là món ăn xa xỉ, rằng "thịt chó phải đi với thằng bún và"thằng mắm tôm". Nhưng ngạc nhiên là 'thằng' c̣n được dùng cho một tổ chức quốc tế. Đọc Đèn Cù, thấy có đoạn tác giả trích lại câu nói của ông Đỗ Mười nói về Liên Hiệp Quốc như sau: "Anh có biết Liên Hợp Quốc là ǵ không? Nó là thằng địch phản động, thế mà anh lại giúp nó vu cáo ta, gây sức ép với ta bằng lá thư của anh. Nó đang chửi ta vi phạm nhân quyền kia ḱa". Có một điều đáng chú ư là các nhân vật như ông HCM, Vơ Nguyên Giáp, và cả Phạm Văn Đồng không thấy họ dùng chữ 'thằng'. Chỉ có mấy người như Đỗ Mười, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, v.v. hay dùng chữ 'thằng'. Cái khác biệt giữa hai nhóm này là một bên là nhóm có học thức và một bên là hơi kém học thức. Nói chung, trong Đèn Cù, Trần Đĩnh vẽ chân dung của những người trong vai tṛ lănh đạo ngoài Bắc rất ư là ... 'trần ai'. Khó biết được bao nhiêu những ǵ kể trong sách là thật, nhưng nhiều điều được viết ra trong sách có vẻ nhứt quán với, và giải thích được, những ǵ xảy ra ngày nay. Tác giả Trần Đĩnh đă ra người thiên cổ nhưng những ǵ ông kể lại sẽ là chất liệu và chứng từ để thế hệ sau nghiên cứu về lịch sử cận đại của Việt Nam. |
Hàng ngh́n quỹ 'bị ép' phải cắt lỗ, TTCK Trung Quốc đứng trước rủi ro giảm ngày càng sâu
Theo một nhà cung cấp dữ liệu trong ngành, khoảng 2.350 quỹ pḥng hộ có danh mục đầu tư cổ phiếu trong tháng trước đă giảm xuống dưới ngưỡng thường buộc họ phải cắt giảm mức độ tiếp xúc, trong đó nhiều quỹ phải thanh lư cổ phiếu. Các nhà phân tích của China Merchants Securities thông báo những dấu hiệu căng thẳng như vậy đang ở gần mức cao nhất trong lịch sử. Không như một số thị trường khác, quy định bán cổ phiếu ở Trung Quốc lại khá phổ biến, được đặt ra để bảo vệ các nhà đầu tư quỹ pḥng hộ tránh lỗ quá lớn. Tuy nhiên, quy định này lại phản tác dụng khi thị trường giảm giá v́ nhiều quỹ buộc phải cắt giảm lượng nắm giữ cổ phiếu. Theo nguồn tin thân cận, các sàn giao dịch đă yêu cầu một số quỹ phải đánh giá áp lực đối với các danh mục của họ kể từ tháng 3. Yan Hong - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quỹ pḥng hộ Trung Quốc tại Học viện Tài chính Cao cấp Thượng Hải, cho biết: "Áp lực đối với thị trường nh́n chung là khá lớn sau đà tăng trưởng nhanh vào năm ngoái, đặc biệt là khi các quỹ buộc thanh lư bớt cổ phiếu." Bất chấp đà hồi phục ngắn ngủi, CSI 300 đă có giai đoạn ghi nhận hiệu suất tệ nhất kể từ năm 2008 trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4. Trong năm nay, chỉ số này đă giảm khoảng 17% do ảnh hưởng của các đợt phong toả, quy định với các doanh nghiệp tư nhân bị siết chặt và tâm lư nhà đầu tư đi xuống. Một loạt số liệu kinh tế mới công bố trong tháng này cũng đang cho thấy chiến lược zero Covid của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, làm dấy lên lo ngại rằng thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn. Đối với ngành quỹ pḥng hộ đă ghi nhận đà tăng 66% vào năm ngoái và quản lư tổng cộng 6,1 ngh́n tỷ NDT (903 tỷ USD) tài sản vào năm ngoái, th́ những ǵ đang diễn ra là sự đảo ngược lớn. Tính đến ngày 31/3, ngành này đang quản lư 6,35 ngh́n tỷ NDT. Hiện tại, mọi chiến lược đầu tư đều ghi nhận những khoản lỗ trong quư đầu tiên, ngoại trừ các quỹ tập trung vào hàng hoá. Yêu cầu bán, thanh lư cổ phiếu đă gây áp lực cho các quỹ vốn đang gặp khó khăn, khiến cơ hội hồi phục là rất ít. Tính đến ngày 22/4, gần 10% trong số hơn 24.500 quỹ pḥng hộ nắm giữ cổ phiếu được theo dơi bởi Shenzhen PaiPaiWang Investment & Management Co. đă ghi nhận các chứng chỉ quỹ giảm xuống dưới mức 0,8 NDT, đây là ngưỡng cảnh báo thường thấy khi các quỹ phải cắt giảm vị thế đối với các cổ phiếu xuống dưới mức 50%. Khoảng 7% quỹ được theo dơi đă trượt khỏi ngưỡng 0,7 NDT - được gọi là ngưỡng cắt lỗ, bắt buộc họ phải thanh lư. Theo báo cáo của Merchants Securities, hơn 1.000 quỹ đă thanh lư cổ phiếu trước hạn trong năm nay. Dữ liệu từ công ty tư vấn Geshang Wealth cho thấy hơn 1/4 các quỹ vị thế mua (long fund) trong tổng số họ theo dơi đă rớt khỏi ngưỡng 0,8 NDT tính đến ngày 5/5, tăng so với mức 16% vào giữa tháng 3. Xie Shiqi - nhà phân tích tại Beijing Jinzhang Investment Management Ltd., quỹ pḥng hộ liên kết với Geshang Wealth, cho biết việc họ buộc phải bán cổ phiếu khi thị trường giảm sâu như thế này không chỉ khiến thị trường c̣n giảm mạnh hơn nữa, mà c̣n ngăn cản các nhà quản lư quỹ tăng vị thế để tạo cơ hội cho sự hồi phục. Hôm thứ Sáu, CSI 300 tăng 2% sau khi các ngân hàng địa phương hạ lăi suất cơ bản đối với các khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, sự sụt giảm cho đến nay vẫn ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các nhà phân tích của Merchants Securities cho biết rủi ro các quỹ phải thanh lư cổ phiếu là tương đối lớn trong thời gian hiện tại. Quỹ định lượng Lingjun Investment là một trong những quỹ đầu tư tích cực nhất vào năm ngoái và quản lư hơn 70 tỷ NDT tính đến tháng 3. Một số chứng chỉ quỹ của họ đă giảm xuống dưới ngưỡng 0,85 NDT vào tháng trước và Lingjun cho biết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để điều chỉnh các khoản đầu tư. Trong khi các quỹ pḥng hộ ở thị trường phương Tây sử dụng ngưỡng cắt lỗ để điều chỉnh mức độ rủi ro, th́ cách tiếp cận nghiêm ngặt ở Trung Quốc lại là "độc nhất". Theo hăng tư vẫn Howbuy Wealth Management Co., quy định này ban đầu được các công ty tín thác - những nhà cung cấp quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ pḥng hộ đầu tiên của Trung Quốc, đưa ra nhằm bảo vệ khách hàng. Yan nhận định, quy định này ngày càng cho thấy nhiều sự hạn chế nhưng việc loại bỏ các yếu tố được coi là "kích hoạt" đợt bán tháo lại là một thách thức lớn. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi đó cần nhận được sự đồng t́nh từ tất cả các nhà đầu tư. Trong bối cảnh biến động như hiện tại, giới chức các sàn chứng khoán Trung Quốc đă liên hệ với các quỹ để đánh giá áp lực mà họ đang phải đối mặt và thảo luận về việc họ bán bớt cổ phiếu. Theo Shanghai Minghong Investment Management, ngưỡng cắt lỗ 0,65 là phù hợp hơn. Tham khảo Bloomberg |
"Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay"
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă bốc đồng khi nói : "Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay". Ông Trọng, 78 tuỗi, đă nói như thế vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2019). Thực tế có đúng như vậy không ? Có vài cái đúng nhưng vô số việc sai. Đúng thứ nhất là đất nước không c̣n chiến tranh, nhưng sai là chỗ chưa có đoàn kết dân tộc như đảng tuyên truyền. Chia rẽ giữa "kẻ thắng miền Bắc" và "người thua miền Nam", sau 47 năm vẫn c̣n "xa mặt cách ḷng", và hy vọng ḥa giải, ḥa hợp dân tộc c̣n xa vời vợi. Đúng thứ hai là người dân tuy chưa giầu lên toàn diện, nhưng đă có cơm ăn áo mặc, không c̣n sợ bị chết đói như sau 10 năm gọi là "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" năm 1975. Tuy nhiên, chênh lệch giầu-nghèo lại giăn ra giữa thành thị và nông thôn, giữa người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng xa và dân hải đảo. Bất công xă hội và quan liêu tham nhũng cũng đang đẩy Việt Nam ch́m sâu vào lạc hậu và chậm tiến so với các dân tộc lân bang. Lao động Việt Nam cũng thua kém công nhân các nước khác về kỹ thuật, sức lao động và khả năng ngoại ngữ. Thêm vào đó là nạn thiếu hụt nhân tài mỗi ngày một tăng cao v́ phần lớn du học sinh, sau khi học thành tài không muốn quay về giúp nước, trong khi sinh viên tốt nghiệp trong nước, v́ bị nhồi sọ "hồng hơn chuyên" nên không đủ khả năng kỹ thuật và kém ngoại ngữ làm việc. Đó là hậu quả của một số không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đă phải làm những việc của giới lao động b́nh thường để kiếm sống. Để chứng minh cho những hụt hẫng nêu trên, một bài viết của tạp chí Lư luận Chính trị ngày 23/11/2020 đă nêu lên 5 nguy cơ đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. I. Nguy cơ tụt hậu kinh tế Thứ nhất, tạp chí Lư luận Chính trị giải thích : "Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là một thực tế. Tụt hậu về kinh tế được biểu hiện trên rất nhiều mặt như thu nhập b́nh quân theo đầu người ; năng suất lao động ; năng lực cạnh tranh... Tất cả các mặt này chúng ta vẫn c̣n có nhiều hạn chế. Năng suất lao động vẫn c̣n thấp so với nhiều nước trên thế giới, do nền kinh tế vẫn đang trong mô h́nh tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất gay gắt mà nếu không đáp ứng được có thể bị thua ngay trên sân nhà". Bài viết không đi vào chi tiết, nhưng hàng hóa Việt Nam làm ra thường không có sức cạnh tranh với hàng nước ngoài vừa tốt lại bền. Hơn nữa người dân Việt Nam lại có tâm lư thích hàng ngoại hơn hàng nội nên hàng sản xuất trong nước thường lép vế. Nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như may mặc và giầy dép không cạnh tranh nổi hàng Trung Quốc v́ Bắc Kinh có chính sách nâng đỡ hàng xuất cảng cao hơn Chính phủ Việt Nam đối với hàng sản xuất trong nước. Thứ hai, giải thích sự thua kém này, Lư luận Chính trị đổ lỗi do thu nhập thấp. "Thu nhập b́nh quân đầu người của nước ta tăng lên, chúng ta đă bước vào các quốc gia có thu nhập trung b́nh nhưng vẫn c̣n khoảng cách lớn về thu nhập so với thế giới. Năm 1990, GDP b́nh quân đầu người theo thước đo thực tế của thế giới là 4.168 USD trong khi ở Việt Nam là 98 USD, chênh tới 4.070 USD (4). Đến 2017, thu nhập b́nh quân đầu người của Việt Nam khoảng 2.385 USD, thế giới khoảng 10.700 USD, chênh nhau là 8.315 USD ; năm 2018, Việt Nam khoảng 2.590 USD, thế giới khoảng 11.000 USD, chênh tới 8.410 USDb(5). Như vậy, xét về tỷ lệ, GDP trên đầu người của Việt Nam đă rút ngắn so với thế giới, từ thua kém 42,5 lần năm 1990, c̣n 4,4 lần năm 2017 và 4,2 lần năm 2018, song về con số tuyệt đối th́ vẫn tăng lên. Nếu năm 1990 là 4.000 USD, th́ năm 2018 là 8.000 USD. Sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng thấy rơ. Thu nhập b́nh quân đầu người của Việt Nam năm 2017 chỉ tương đương mức GDP b́nh quân đầu người của Malaysia năm 1990 (2.441 USD) ; của Thái Lan năm 1993 (2.208 USD) ; của Indonesia năm 2008 (2.300 USD). Như vậy, Việt Nam đi sau Malaysia 27 năm ; Thái Lan 23 năm ; sau Indonesia và Philippines 9-10 năm…". Thứ ba, Việt Nam từng khoe mức tăng trưởng của Tổng sản phẩm trong nước (GDP, Gross Domestic Product) quư IV/2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020, nhưng những con số này chỉ phù hợp với nền "kinh tế" nhỏ của riêng Việt Nam. Nó không thể so với các nền kinh tế của nước khác lớn hơn gấp nhiều lần. Điều này cũng được Lư luận Chính trị nh́n nhận : "Mặc dù chúng ta tự hào tốc độ tăng GDP cao hơn nhiều nước trên thế giới nhưng v́ quy mô GDP của Việt Nam nhỏ hơn nhiều nước nên dù tốc độ tăng cao th́ về mặt giá trị tuyệt đối GDP lại tăng không bằng các nước khác. Giá trị tăng 7% trên 1 quy mô GDP nhỏ như Việt Nam thua xa so với giá trị tăng dù chỉ 1-2% trên 1 quy mô GDP gấp chúng ta nhiều lần. Sau 15 năm, tổng GDP của Việt Nam mới chỉ tăng 160 tỷ USD, trong khi với Thái Lan, con số này là 270 tỷ USD, Malaysia là 200 tỷ USD, đặc biệt là Indonesia có mức tăng trưởng kỷ lục với 700 tỷ USD và Hàn Quốc là 850 tỷ USD (7). Việt Nam dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa lọt vào danh sách ASEAN 6 mà vẫn nằm ở top cuối của ASEAN". II. Chệch hướng xă hội chủ nghĩa Về phương diện chính trị, lo âu hàng đầu của đảng Đảng cộng sản Việt Nam sau hơn 35 năm chỉ đổi mới về Kinh tế là t́nh trạng "chệch hướng xă hội chủ nghĩa" vẫn bám trụ trong nội bộ đảng. Những nguy cơ này được bài viết của Lư luận Chính trị liệt kê : "Nguy cơ chệch hướng về chính trị là sai lầm về đường lối, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và những nguyên lư của chủ nghĩa xă hội khoa học. Về văn hóa thể hiện ở xu hướng coi nhẹ văn hóa, không giữ ǵn và phát huy được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc, chạy theo giá trị bên ngoài. Về mặt kinh tế, nguy cơ chệnh hướng thể hiện ở chỗ nhiều doanh nghiệp, kể cả tư nhân và nhà nước thoát ly khỏi sự quản lư của nhà nước, chỉ biết làm giàu, thu lợi nhuận bằng mọi cách, không gắn v́ lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân dân. Doanh nghiệp v́ lợi nhuận của ḿnh mà xả thải gây ô nhiễm môi trường, gian lận thương mại, trốn thuế, không đảm bảo lợi ích của người lao động và người tiêu dùng, doanh nghiệp móc nối với một bộ phận công chức thoái hóa biến chất trong cơ quan quản lư nhà nước để có đặc quyền, đặc lợi, h́nh thành lợi ích nhóm không trong sáng. Kinh tế nhà nước chưa thể hiện được vai tṛ chủ đạo, đầu tàu và dẫn dắt nền kinh tế". III. Diễn biến ḥa b́nh Nguy cơ thứ ba, theo tạp chí Lư luận Chính trị, đến từ diễn biến ḥa b́nh. "Nguy cơ từ những âm mưu, hành động "diễn biến ḥa b́nh" của thế lực thù địch vẫn thường trực và có những biểu hiện mới bằng tổng hợp các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xă hội, ngoại giao, an ninh... để chuyển hóa chế độ chính trị của các nước theo quỹ đạo có lợi cho họ". Cũng giống như luận điệu chống Mỹ của Ban Tuyên giáo Đảng và Hội đồng Lư luận trung ương, Lư luận Chính trị đă chỉ đích danh Mỹ khi viết : "Chiến lược "diễn biến ḥa b́nh" được tiến hành bằng tăng cường tiếp xúc, giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa, thông tin, khoa học, giáo dục ; đổ tiền của vào các nước xă hội chủ nghĩa để làm cho các giá trị Mỹ xâm nhập vào các nước này, đồng thời dùng mọi biện pháp để làm cho nhân dân, đảng viên ở các nước này chán ghét, căm phẫn Đảng cộng sản và Nhà nước xă hội chủ nghĩa, làm xuất hiện những nhân tố mới xa lạ dần với giá trị chuẩn mực của chủ nghĩa cộng sản để thay đổi chế độ". Tuy nhiên bài viết, như một thông lệ, không trưng được bất cứ bằng chứng nào về hành động của Mỹ. Vậy "diễn biến ḥa b́nh" là ǵ ? Theo giải thích của Lư luận Chính trị th́ : "Chiến lược "diễn biến ḥa b́nh" thực chất là từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ, tư tưởng, tâm lư của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là thế hệ trẻ, từ chỗ tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự lănh đạo của Đảng cộng sản, vào con đường đi lên chủ nghĩa xă hội đến chỗ phủ nhận, cổ xúy cho chủ nghĩa tư bản, tham gia vào các hoạt động chính trị để lật đổ chế độ xă hội chủ nghĩa". Đó là lư do tại sao Ban lănh đạo đảng Đảng cộng sản Việt Nam, cá biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă nhiều lần hô hào phải "tuyệt đối" trung thành và kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh. Lệnh này được ghi trong Quy định 37-QĐ/TW, ngày 05/12/2021, gồm 19 Điều cấm đảng viên không được làm : – Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng. – Phai nhạt lư tưởng cách mạng, dao động, hoài nghi ; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, đ̣i thực hiện "tam quyền phân lập", "xă hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng", đ̣i "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang"... ; "giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội". IV. T́nh trạng tham nhũng, lăng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi Nguy cơ thứ tư, theo tạp chí Lư luận Chính trị, là "t́nh trạng tham nhũng, lăng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi", trong đó có "tham nhũng quyền lực" và tham nhũng đất đai" của cán bộ cấp lănh đạo. "Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (20 - 25/1/1994) khi xác định tham nhũng là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xă hội chủ nghĩa. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định 4 nguy cơ này vẫn c̣n tồn tại. Đến Đại hội IX, Đảng nhấn mạnh : "Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất b́nh trong nhân dân và là một nguy cơ đe dọa sự sống c̣n của chế độ ta". Đến Đại hội X, đảng nhấn mạnh hơn nữa khi nói : "Tham nhũng là nguy cơ lớn đe dọa sự sống c̣n của chế độ ta : "Tích cực pḥng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lăng phí là đ̣i hỏi bức xúc của xă hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lănh đạo và quản lư trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống c̣n của chế độ ta". Dù lănh đạo và Ban Tuyên giáo đă dùng mọi từ ngữ để mô tả mức độ nguy hiểm của tham nhũng, nhưng lănh đạo, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn c̣n than : "Tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, liên kết thành các lợi ích nhóm". Do đó, sau 28 năm (1994-2022) tạp chí Lư luận Chính trị vẫn nói : "Việc "pḥng, chống chống tham nhũng là một cuộc chiến cam go, quyết liệt, kéo dài nhằm chống lại kẻ thù "nội xâm" từ chính trong nội bộ của chúng ta, thậm chí là những cán bộ lănh đạo, quản lư các cấp. Nếu không chiến thắng trong cuộc chiến này th́ chúng ta không thể hiện thực hóa các mục tiêu của chủ nghĩa xă hội". Đó là "tham nhũng kinh tế-kinh doanh", Đảng cộng sản Việt Nam c̣n phải đối mặt gay gắt với tệ nạn "tham nhũng quyền lực" về "chạy chức, chạy quyền" trong toàn xă hội, và "tham nhũng đất đai" đă được nêu lên trong Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII vừa kết thúc ngày 10/05/2022. Tệ nạn "chạy chức, chạy quyền" được Tuyên giáo đảng mô tả : "Chạy chức, chạy quyền" là một trong những t́nh trạng bổ nhiệm chức vụ/quyền hạn cho những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Đó có thể là người thân, họ hàng, cùng cánh hẩu, cùng quê, "đệ tử"... được giấu dưới vỏ bọc "đúng quy tŕnh", "đúng quy định". Vấn nạn này ngày càng trở nên ung nhọt, phổ biến không chỉ gây nhiều hệ lụy trong công tác cán bộ, gây bức xúc trong dư luận xă hội mà c̣n làm suy giảm ḷng tin của nhân dân vào Đảng và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, đ̣i hỏi cần phải có vắc xin đặc trị" (Tuyên giáo, ngày 27/09/2019) Cơ quan tuyên truyền của Trung ương đảng giải thích : "Thông qua "chạy", những kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị đă chui sâu, leo cao vào các vị trí chủ chốt trong tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xă hội. Những năm gần đây, thông tin về việc những quan chức lạm dụng chức vụ/quyền hạn được giao đă kéo bè, kéo cánh, đưa người thân, cánh hẩu vào giữ các vị trí tại các cơ quan công quyền, tạo tiền đề h́nh thành "nhóm lợi ích" cho thấy, câu chuyện cả nhà làm quan, cả họ làm quan như vưa, như chúa ở mỗi địa phương đă không c̣n là hiện tượng đơn lẻ. Vấn nạn này xảy ra, trải dài từ Bắc vào Nam : Hà Giang, Mỹ Đức (Hà Nội), An Dương (Hải Pḥng), Kim Thành (Hải Dương), Bắc Ninh, Quảng Trạch (Quảng B́nh), Hiệp Đức (Quảng Nam), B́nh Định, Cần Thơ, v.v. dẫn đến t́nh trạng một gia đ́nh, một ḍng họ "cát cứ", "thao túng", "chi phối" công tác cán bộ nói riêng, quyền lực chính trị, kinh tế của địa phương nói chung, gây bức xúc trong nhân dân". Riêng trong lĩnh vực "tham nhũng đất đai" đă được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 5/XIII (04-10/5/2022) th́ chính ông Nguyễn Phú Trọng đă đặt ra hàng loạt câu hỏi "v́ sao" như : "V́ sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xă hội ? V́ sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất c̣n lăng phí, hiệu quả thấp ; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng ? V́ sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn c̣n nhiều và phức tạp ? V́ sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và c̣n tiềm ẩn nhiều rủi ro ?... Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013 ? Đâu là do các quy định dưới luật c̣n bất cập ; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn ? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lư nhà nước ; do nhận thức chưa đầy đủ và ư thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm ?". Lư do ông Trọng thắc mắc nhiều như thế v́ Điều 53 Hiến pháp có những ngôn ngữ "mập mờ" dễ tạo cơ hội cho quan chức tham nhũng, biến đất công thành của tư để trục lợi. Điều này viết : "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lư là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lư". Nhưng khi đă nói "thuộc sở hữu toàn dân", nhưng lại "do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lư" th́ ai là chủ nhân thật sự ? Do đó, vô số quan chức địa phương đă lạm quyền để biến đất công thành đất tư và tự do buôn bán, sang nhượng có lợi cho bản thân, gia đ́nh và phe nhóm. Dó đó đă nẩy sinh ra nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đến nỗi ông Trọng phải than : "Nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi v́ đất, thậm chí bị đi tù cũng v́ đất, mất cả t́nh nghĩa cha con, anh em v́ đất... Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai". T́nh trạng này cũng đă được viết trên báo Công an Nhân dân ngay 11/04/2020 như : "Đất đai được ví như miếng mồi ngon của các quan chức tham nhũng. Chưa bao giờ nạn tham nhũng, gây thất thoát lăng phí đất đai nói riêng và tài sản công nói chung được phát hiện, xử lư nhiều như những năm vừa qua… Qua đó cũng rút ra những bài học về công tác quản lư Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, công sản c̣n nhiều kẽ hở để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lăng phí trong quá tŕnh thực thi các chính sách về kinh kế-xă hội… Hàng loạt cán bộ lănh đạo, cựu lănh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác, cả lănh đạo một số bộ, ngành… đă bị khởi tố, bắt tạm giam, kỷ luật do liên quan đến sai phạm về đất đai, công sản trong thời gian gần đây cho thấy vấn đề hết sức phức tạp…". Dưới tiêu đề : "Tư biến công sản", báo Công an nhân dân nêu ra trường hợp điển h́nh : "Trong số những vụ việc nổi cộm liên quan đến đất đai, phải kể đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng phạm. Trước đó, cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín và các cán bộ liên quan cũng bị khởi tố và bắt tạm giam v́ có những sai phạm liên quan về quản lư đất đai ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các vụ án trên được đưa ra xét xử trước pháp luật, các bị cáo nhận h́nh phạt theo quy định pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng khi phân tích về các sai phạm có tính hệ thống ở những vụ án này cho thấy, tài sản công bị "biến hóa" bởi bàn tay của các cá nhân có chức quyền". V. Tự diễn biến – tự chuyển hóa Nguy cơ thứ năm, the tạp chí Lư luận Chính trị, là : "T́nh trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, kể cả ở cấp cao chưa được ngăn chặn, đẩy lùi". Chuyện suy thoái tư tưởng và đạo đức được báo động từ khóa đảng VIII thời ông Lê Khả Phiêu lên cầm quyền, thay Đỗ Mười (1996-2001). Từ đó đến thời ông Nguyễn Phú Trọng (trải qua các khóa, XI, XII và XIII) th́ đă xuất hiện "một số không nhỏ" cán bộ, đảng viên suy đồi đạo đức và quay lưng lại với đường lối cai trị độc tài dựa trên nền tảng lạc hậu của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cứ như thế, "T́nh trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và t́nh trạng tham nhũng, lăng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xă hội" cứ "tiếp tục diễn biến phức tạp" chưa có hồi kết. Vậy "tự diễn biến" là ǵ ? Tạp chí Lư luận Chính trị trả lời : "Tự diễn biến" đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị - xă hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi, nhận thức và hành động đi ngược lại với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. "Tự diễn biến" đối với tổ chức là có những thay đổi ở tầm vĩ mô về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm suy yếu và tan ră tổ chức đó. "Tự diễn biến" từ từ, thầm lặng, làm mục ruỗng chế độ xă hội chủ nghĩa từ bên trong, dẫn tới "tự chuyển hóa", làm sụp đổ chế độ xă hội chủ nghĩa. "Tự diễn biến" diễn ra trước hết trong cá nhân cán bộ, đảng viên và nếu không được ngăn chặn kịp thời, có thể dẫn đến sự suy thoái của tổ chức, và về lâu dài, sẽ dẫn đến chuyển hóa chế độ chính trị". Đó là 5 nguy cơ đang đe dọa sự sống c̣n của chế độ, nhưng 5 nguy cơ này không do bất cứ "thế lực thù địch" nào gây ra như Đảng tuyên truyền mà do chính cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền trong Đảng chủ động. Vậy có ǵ nghịch lư trong diễn biến này không, hay Đảng đă biết do đảng viên xấu chủ mưu nhưng không dám thanh trừng cả tập thể v́ sợ Đảng sẽ tan ? Đánh chuột sợ vỡ b́nh ? Phạm Trần |
Các nhà hoạt động thân Nga tại một số quốc gia như Iran, Belarus, Venezuela… đă tung nhiều thông tin giả có lợi cho Nga, ví dụ thông tin giả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky… tự sát nhằm gây sốc thế giới. Công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ khẳng định trong báo cáo nghiên cứu mới công bố. “Dàn đồng ca xạo láo” này có vẻ rộn ràng hơn trong những ngày gần đây.
Hết kêu gọi đầu hàng đến tự sát! Trong báo cáo ngày 19 Tháng Năm, Mandiant viết: “Sau nhiều tuần cuộc xâm lược của Nga không đi đúng dự tính, một số tuyên truyền viên thân Nga đă đẩy mạnh việc phát tán các thông tin sai sự thật, trong đó có cả tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă… tự sát!”. Tin giả này chỉ là một trong số nhiều hoạt động thông tin “đen” được Mandiant theo dơi từ lúc phát hiện ra các “diễn viên” người Nga và Belarus đóng các cảnh giả bất lợi cho Ukraine để cố gắng đánh lừa người dân Nga, Ukraine và các nước khác ở châu u; hoặc ít nhất là che giấu sự thật về tội ác của Nga trong cuộc chiến tàn khốc. Các nhà phân tích cho rằng, các chiến dịch tuyên truyền đơm đặt do Nga và các “cảm t́nh viên” của họ tiến hành là bằng chứng cho thấy Kremlin vẫn đẩy mạnh chiến tranh thông tin và nỗ lực định h́nh nhận thức của thế giới về cuộc xâm lược, kéo chính nghĩa về phía ḿnh, bất chấp tội ác gây ra cho dân thường, tổn thất nặng nề khí tài quân sự và binh sĩ mà những h́nh ảnh biết nói chụp từ vệ tinh và các nạn nhân là “bằng chứng sống”. Trong một trường hợp tuyên truyền trơ trẽn khác, các tuyên truyền viên Belarus cho biết đă ghi h́nh “một ổ nhóm tội phạm đang mổ cướp nội tạng của những người tị nạn Ukraine, với sự đồng lơa của chính phủ Ba Lan” kèm theo những h́nh ảnh dàn dựng do các diễn viên ngây ngô đóng. Alden Wahlstrom, nhà phân tích cấp cao của Mandiant, nhận định: “Sự gia tăng của các hoạt động thông tin kiểu vu oan giá hoạ, bóp méo sự thật có lợi cho Nga, cả về quy mô lẫn nhịp độ, đă cho thấy Nga xem việc định h́nh thông tin dư luận và làm ô nhiễm môi trường thông tin là hoạt động rất quan trọng để che lấp những thất bại trên chiến trường. Chúng tôi quan sát và thấy những tuyên truyền viên đă sử dụng các tài sản và cơ sở hạ tầng có sẵn để dàn dựng giả mạo các h́nh ảnh và video sai lạc nhắm mục tiêu vào quân đội và chính quyền Ukraine trong cuộc xâm lược. Đầu tư tiền bạc và công sức cho hoạt động làm giả không hề giảm mà c̣n tăng đều theo thời gian”. Mandiant không nói thẳng chính phủ Nga đứng sau tin giả Zelensky tự sát nhưng nói bóng gió nó giống như một phần trong chiến thuật tuyên truyền của Nga. Dàn đồng ca Theo các chuyên viên về thủ đoạn tuyên truyền “đen” quốc tế, trong nhiều thập niên và từ thời Liên Xô, việc dàn dựng tích cực các thông tin giả được xem là phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đó và Nga sau này. C̣n nhớ, Tháng Ba qua, Facebook và YouTube đă phải xóa bỏ một video “deepfake” sử dụng kỹ xảo kỹ thuật số được phổ biến rộng răi cho thấy Zelensky đang yêu cầu quân đội Ukraine hạ vũ khí. Ngay sau đó Zelensky thật xuất hiện trong một video khẳng định “công cuộc bảo vệ Ukraine vẫn tiếp tục”. Mức độ giả mạo của video này c̣n kém nên đă bị phát hiện dựa vào các chi tiết và chuyển động vô lư. Theo Mandiant, các thông tin sai lệch kiểu này tác động không nhiều đến cuộc chiến. Binh lính và người dân Ukraine không hề có dấu hiệu muốn buông súng sau khi xem chúng. Họ không tin lănh đạo và các tướng lĩnh lại hèn nhát như thế. Nhà máy thép tại thành phố Mariupol là bằng chúng sống cho niềm tin này. Có lẽ hiểu được quyết tâm này nên thông tin Zelensky đă tự sát trong boongke quân sự ở Kyiv chỉ được đưa lên một số rất ít trang web và blog thân Nga. Ngay từ lúc tấn công Ukraine, chính phủ Nga đă nói dối cuộc xâm lược Ukraine là “chiến dịch tiêu diệt phát xít” dù Zelensky là người gốc Do Thái. Câu chuyện tự sát giả mang một số nét tương đồng với cách nhà độc tài Đức Quốc xă Adolf Hitler tự sát chết trong boongke khi quân đội Liên Xô tiến chiếm Đông Berlin. Mandiant tin rằng các tuyên truyền viên cho Nga đă lấy cảm hứng từ đó. CNN đề nghị Đại sứ quán Nga tại Washington và Bộ Ngoại giao Belarus có ư kiến về báo cáo của Mandiant, nhưng không được hồi đáp. Khi tất cả thế giới đều hướng về Ukraine, một số quốc gia có ư đồ xấu đă tận dụng cơ hội để tung hoả mù về cuộc chiến và gieo rắc mối bất ḥa giữa đối thủ của họ với một phe tham chiến. Iran là một. Theo Mandiant, một tổ chức truyền thông ủng hộ Iran đă mạo danh nhà báo Nga khi đăng các ḍng tweet tố cáo “t́nh báo Israel đă giúp đỡ Ukraine chống lại Nga từ trước khi chiến tranh xảy ra”. Rơ ràng, mục tiêu là nhằm làm tăng căng thẳng giữa Nga và Israel v́ Israel và Iran là hai kẻ thù không đội trời chung. Các cảm t́nh viên Iran, Syria, Trung Quốc, Cuba, Venezuela, Việt Nam đóng góp rất tích cực vào luồng thông tin xạo láo, dàn dựng và bóp méo chống Nga và phương Tây. Đăng lại những thông tin chiến thắng của quân Nga, sự độc ác của quân Ukraine và “thái độ hiếu chiến, đổ dầu vào cuộc chiến” của Mỹ cũng là một chọn lựa. Trước t́nh h́nh thông tin bát nháo, thực giả lẫn lộn, chính phủ Mỹ đă cố gắng định hướng nhận thức của dư luận về cuộc chiến Ukraine theo hướng trung thực bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả việc thiết lập tài khoản của Bộ Ngoại giao trên mạng xă hội Telegram, một ứng dụng nhắn tin được nhiều người Nga sử dụng. The Saigon Post |
Phạm Thanh Nghiên: Ông Trương Văn Dũng, “Nhà hoạt động đường phố quả cảm” vừa bị bắt
Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ ông Trương Văn Dũng vừa xác nhận với tôi (PTN) thông tin chồng bà bị công an Hà Nội bắt đi lúc 7 giờ sáng nay 21/5/2022. Công an đă trực sẵn và chờ ông Dũng mở cửa ra ngoài đi tập thể dục để bắt ông. Khi chồng bị bắt, bà Hợp đang đi chợ mua thức ăn và bà biết tin do một người quen gọi điện báo. Khi bà Hợp về, ông Dũng đă bị giải đi và bà chỉ được thông báo miệng rằng chồng bà bị đưa đến số 89 Nguyễn Gia Thiều, (có lẽ trong lúc hoảng loạn, bà Hợp nhớ nhầm địa chỉ của cơ quan ANĐT. Trụ sở cơ quan an ninh điều tra CAHN là 89 Trần Hưng Đạo). Khi được hỏi ông Dũng bị bắt và bị cáo buộc tội danh ǵ? Bà Hợp trả lời bà không biết v́ bà “không được xem và cũng không được thông báo về nội dung lệnh bắt”. Việc khám nhà kéo dài gần hai giờ đồng hồ và đương nhiên không có sự chứng kiến của ông Dũng. Công an cũng ngắt đường dây Internet, tạm giữ điện thoại của bà Hợp để bà không thể liên lạc báo tin cho người thân trong quá tŕnh khám xét. Ông Trương Văn Dũng, sinh năm 1958 và là một trong những “người hoạt động đường phố” mạnh mẽ, nhiệt thành và quả cảm nhất mà tôi biết. Việc ông bị bắt đă nằm trong dự đoán của nhiều người, trong bối cảnh t́nh trạng đàn áp nhân quyền ngày một khốc liệt. Và ông Dũng, hẳn nhiên, đă chuẩn bị cho ḿnh tinh thần để đón nhận những điều tồi tệ nhất sẽ xảy đến với ḿnh. Bà Nghiêm Thị Hợp cho hay, công an yêu cầu bà có mặt tại 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào 14 giờ chiều nay để “làm việc” và… tiện mang quần áo, thuốc men cho ông Dũng. Ông Dũng có vấn đề về huyết áp và tim mạch, luôn cần sự hỗ trợ của thuốc. Ông Trương Văn Dũng bị bắt sau khi chuyến công du Hoa Kỳ của ông thủ tướng Phạm Minh Chính vừa kết thúc. Xin nhắc lại, hôm 10/5, khi chuyến đi Mỹ của ông này vừa bắt đầu, bà Trần Thị Thuư, cựu TNLT và một “đương kim” TNLT khác là ông Hồ Đức Hoà đă được thả… sang Mỹ. |
Khoảng 80 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) đă được phát hiện từ đầu tháng 05/2022 ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Canada và một số nước phương Tây khác. Ngày 20/05/2022, Tổ Chức Y Tế Thế giới kêu gọi tất các các nước chú ư theo dơi căn bệnh truyền nhiễm được cho là hiếm khi lan ra ngoài khu vực Tây và Trung Phi.
Thông cáo của WHO, được trang NHK trích dẫn, cho biết “có gần 80 ca được xác nhận ở 11 nước và nhiều ca khác có thể sẽ được thông báo”. Tổ Chức Y Tế Thế Giới “đang làm việc với nhiều nước, trong đó có những nước liên quan để mở rộng giám sát căn bệnh, nhằm phát hiện và hỗ trợ những người có thể bị nhiễm và tư vấn cho họ cách chữa bệnh”. WHO đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh nhiều nước phương Tây liên tục thông báo ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Ví dụ trong ngày 20/05, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha thông báo nhiều ca nhiễm mới. Ca đầu tiên tại Pháp được phát hiện ở vùng Paris và vùng phụ cận (Ile-de-France), trong khi bệnh nhân “không qua lại những nước có virus lây lan”. Anh thông báo có thêm 11 ca nhiễm. Tương tự, Đức và Hà Lan cũng có nhiều ca nhiễm mới. Theo AFP, Tây Ban Nha hiện là nước bị bệnh đậu mùa khỉ tác động nặng nhất ở châu Âu, với 7 ca nhiễm đậu mùa khỉ, 23 ca nhiễm khác đang chờ được xác định chủng bệnh đậu mùa. Nhà tắm hơi “El Paraiso” ở Madrid, dành cho người đồng tính, bị buộc đóng cửa ngày 20/05, do “đa số những người được xét dương tính (ở vùng Madrid) đều liên quan đến ổ dịch này”. Canada, nơi có 5 ca nhiễm đậu mùa khỉ, cho biết sẽ sử dụng nguồn dự trữ vac-xin chống bệnh đậu mùa để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ lây lan. Theo trang Radio Canada, trong buổi họp báo ngày 20/05, bác sĩ Theresa Tam, người đứng đầu ngành y tế công Canada, cảnh báo “có thể sẽ có thêm vài chục ca nhiễm mới. Tất cả những trường hợp này đang được điều tra”. |
Đă có cuộc nói chuyện ở Hoa Kỳ về việc loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO
Thổ Nhĩ Kỳ từ chối chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, điều này đă làm dấy lên một cuộc tranh luận nghiêm trọng trong liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất phản đối việc tăng số lượng thành viên NATO. Tại Hoa Kỳ, thậm chí đă có nhiều ư kiến cho rằng nên loại Ankara ra khỏi tổ chức này để người Thổ Nhĩ Kỳ không cản trở sự mở rộng của NATO. |
All times are GMT. The time now is 12:28. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.