Tư vấn Việt kiều nên vào nhà dưỡng lăo không? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tư vấn Việt kiều nên vào nhà dưỡng lăo không?
Bên Tây vào nhà dưỡng lăo là chuyện quá b́nh thường. Tuy rằng có được cái này th́ cũng xác định mất cái khác, không đâu hoàn hảo cả. Tuy văn hóa khác, thường người già Việt kiều hay thích ở với con với cháu. Nhưng thử hỏi chả giúp ǵ mà chỉ làm con cháu thêm việc th́ nên mời vào nhà dưỡng lăo. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

Có nên đưa cha mẹ già vào nhà dưỡng lăo là vấn đề gây tranh căi trong rất nhiều cộng đồng, chẳng riêng cộng đồng người Việt ở Mỹ. Đă có nhiều bài báo viết về vấn đề này, đề cập cái được và cái mất. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ dám đưa ra những nhận định mang tính chất cá nhân dựa trên những thực tế xảy ra quanh ḿnh.


H́nh Minh Họa. Photo Courtesy: cliparts.co

Cali Today News - Thực ra, đây là hệ quả tất yếu của lối sống công nghiệp. Tôi không bàn đến văn hóa người phương tây hay cụ thể ở đây là những gia đ́nh người Mỹ hiện đại, v́ mối quan hệ gia đ́nh của họ không khắn khít như người châu Á chúng ta. Với số đông người Mỹ, con cái đến 18 là cha mẹ hết trách nhiệm, và phải dọn ra ở riêng. Trong khi đó, có rất nhiều gia đ́nh Á châu có đến ba bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Tôi chỉ dám “soi nội t́nh riêng” của người Việt ở Mỹ, cụ thể hơn là ở vùng Vịnh San Francisco.

Có rất nhiều lư do để người ta đưa cha mẹ ḿnh vào nhà dưỡng lăo. Tất nhiên, tôi không bàn đến những “nghịch tử” chỉ muốn đẩy cha mẹ ḿnh đi cho khuất mắt. Có lần ngồi ở văn pḥng nhăn khoa, nghe cô gái mắng sa sả mẹ ḿnh y như cụ là cục nợ của cô này, tôi bất b́nh nhưng chỉ biết đứng dậy bỏ ra ngoài.

Quỹ thời gian eo hẹp luôn là lư do đầu tiên. Một ngày quay cuồng với công việc mưu sinh, đưa đón và coi bài vở con cái, công chuyện nhà, hóa đơn, xe cộ, … Nội chừng đó những việc li ti đă khiến con người ta chỉ muốn tối đến lăn quay ra ngủ. Có muốn cũng không kiếm đâu ra thêm thời gian cho bố mẹ.

Lư do thời gian dẫn đến hậu quả từng mức độ. Con cái không nói chuyện với cha mẹ thường xuyên; thiếu sự quan tâm ân cần, hay chăm sóc cha mẹ tốt theo đúng yêu cầu y tế; Nếu cha mẹ sống riêng, trái gió trở trời th́ con cái vẫn phải chạy đi chạy lại trông nom, cố gắng lắm cũng không kéo dài măi được.

Vào nhà dưỡng lăo lúc này sẽ là giải pháp tối ưu. Ở đó, người già (nhất là những người có bệnh) được chăm sóc y tế đầy đủ, có y tá túc trực 24/24, được phục vụ chu đáo. Người làm con sẽ không c̣n mỗi đêm thức giấc, sẽ không c̣n phải bận tâm nhắc cha mẹ ḿnh uống thuốc mỗi ngày đúng giờ và phải kiểm tra thuốc, sẽ không c̣n đau đầu nghĩ thực đơn vừa theo được yêu cầu bác sĩ, vừa hợp khẩu vị, vân vân và vân vân.

Như vậy, quỹ thời gian của mỗi gia đ́nh sẽ được điều chỉnh lại đôi chút. Một phần dành cho việc lui tới nhà dưỡng lăo thăm cha mẹ, c̣n lại dành cho bản thân và gia đ́nh để tái tạo sức lao động và duy tŕ hạnh phúc. Trọn vẹn đôi đường.

Có một số cụ ông, cụ bà khi về già thay đổi tính nết, trở nên khó chịu, khó tính và hay bắt bẻ, chắp nhặt con cháu một cách vô ư thức. Tôi từng chứng kiến mẹ của người bạn, vừa được cho ăn chu đáo nhưng hễ có ai tới nhà, lập tức cụ “mách” lại rằng ḿnh chưa được ăn, bị bỏ đói và ghẻ lạnh. Cũng có những gia đ́nh đă chọn giải pháp mướn người đến chăm sóc riêng, nhưng các cụ lại bẳn tính, kiếm chuyện để đẩy người làm đi.

Tưởng tượng, một ngày tối mặt căng thẳng với công việc, về đến nhà c̣n bao nhiêu việc phải lo nghĩ, nhưng lại bị cằn nhằn, trách cứ. Trong những trường hợp này, việc chăm sóc cha mẹ sẽ trở thành gánh nặng tinh thần.

“Mỗi cây mỗi cành, mỗi người mỗi cảnh.” Suy cho cùng, con người ta chưa hẳn đưa cha mẹ ḿnh cho người khác chăm sóc v́ t́nh thương không c̣n đầy, cũng không phải không c̣n quan tâm, chẳng qua điều kiện sống không cho phép họ chăm sóc cha mẹ ḿnh tốt hơn. Trong khi nhà dưỡng lăo đáp ứng và giải quyết được tất cả những khó khăn “chẳng biết tỏ cùng ai” của những người làm con trong đời sống công nghiệp.
Về mặt lư đều đúng và đều đáng thông cảm. Nhưng xét về mặt t́nh?

Người lớn tuổi cần ǵ nhất trên quăng đời c̣n lại? Tôi tin số đông cần sự hiện diện của con cháu chung quanh, cần sự quan tâm, và cần t́nh cảm. Dứt họ ra khỏi những điều này, không có bệnh sẽ thành có bệnh; có bệnh sẽ thành bệnh nặng hơn. Đó là tâm bệnh!

Nếu các cụ ở San Jose th́ sẽ may mắn hơn v́ ở đây có một vài nhà dưỡng lăo có y tá Việt, phục vụ thức ăn Việt và sẽ gặp được nhiều người Việt để bầu bạn. Nhưng ở những thành phố khác th́ sao?

Tôi từng đến thăm một người quen sống trong nhà dưỡng lăo của chính phủ ở một thành phố phía đông vùng Vịnh, mới thấy những mối liên hệ văn hóa và cộng đồng của cụ bị thu hẹp lại rất nhiều. Từ việc ẩm thực (đồ ăn), giải trí (TV), sinh hoạt (giao tiếp), tất cả không có chút ǵ dính dáng đến văn hóa Việt. Như vậy, người già đă cô đơn lại càng cô đơn hơn.

Bậc cha mẹ nào sinh con ra cũng đều mong muốn con ḿnh thành đạt. Có những người cha, người mẹ tần tảo hy sinh suốt đời cho con, nhưng đến cuối đời v́ hoàn cảnh cuộc sống nên phải vào nhà dưỡng lăo. Tất nhiên, “nước mắt chảy xuôi” nên tôi tin chắng cha mẹ nào trách móc con cái. Có người c̣n vui vẻ sống ở “nhà người ta” để con ḿnh khỏi bận ḷng. Nhưng đôi khi tôi tự hỏi, thực sự trong sâu thẳm các cụ có buồn, có cảm thấy bị tổn thương không? Nếu xét theo giá trị văn hóa và truyền thống người Việt Nam, đây có là điều đáng chê trách những người làm con?

Gia đ́nh là một tế bào của xă hội, chịu ảnh hưởng và chi phối của xă hội. Phải chăng khi cuộc sống càng ngày càng công nghiệp hóa, sự bận rộn đă khiến con người dần dần đánh mất hết những giá trị gia đ́nh cốt lơi một cách vô thức?!

Chúng ta đang ra sức ǵn giữ văn hóa Việt ở xứ người, nhưng liệu có ai đă xem xét vấn đề này dưới khía cạnh giá trị văn hóa cần được ǵn giữ? Cá nhân tôi nghĩ, khi người Việt chúng ta dạy con trẻ yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ, chúng ta nên đem chuyện này ra nói với chúng khi c̣n nhỏ. Tất nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống, những lư do khách quan và chủ quan trong cuộc đời khi đứa trẻ trưởng thành, nhưng sẽ đau ḷng khi thế hệ người Việt thứ ba, thứ tư lớn lên với suy nghĩ rằng đưa cha mẹ chúng vào nhà dưỡng lăo khi tuổi già đến là điều đương nhiên, rất b́nh thường!

Mời quư vị xem tiếp Kỳ 2: Nước mắt chảy xuôi, thương yêu thế nào cho đúng cách?

Hương Giang

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 04-14-2015
Reputation: 43322


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,550
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Nursing home.gif
Views:	0
Size:	12.6 KB
ID:	756630  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,100 Times in 5,088 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:58.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07939 seconds with 12 queries