Một con cá heo được t́m thấy trong t́nh trạng đă chết trên bờ biển. Những ǵ người ta có thể đoán được sau khi nh́n con cá heo, là nó đă cố gắng nuốt con mồi của ḿnh. Dường như bạch tuộc đă khiến cá heo không thể thở nối đến chết.

Cá heo mũi chai tên Gilligan “chết ngạt” v́ ăn bạch tuộc
Năm 2015, một con cá heo mũi chai tên Gilligan đă bị phát hiện “chết ngạt” trên băi biển Úc. Điều đặc biệt là Gilligan đang cố gắng nuốt một con bạch tuộc khổng lồ nặng 2,1 kg và xúc tu của con mồi đă chặn đường hô hấp của cá heo.
Một nghiên cứu mới cho biết đây là lần đầu tiên một cá heo được phát hiện chết ngạt v́ bạch tuộc như vậy, tờ National Geographic đưa tin.
Nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Nahiid Stephens, tại Đại học Murdoch của Úc, cho biết: "Con cá heo dường như cực kỳ tham ăn và nghĩ rằng: Ta sẽ nuốt toàn bộ nó”.
Khi Gilligan được t́m thấy trên băi biển phía nam thành phố Perth của Úc, nó được mang đến pḥng thí nghiệm của Stephens để xét nghiệm. Lúc đó, một phần của con bạch tuộc vẫn tḥ ra từ miệng Gilligan.
Cá heo đă nhiều lần được phát hiện giết và ăn thịt bạch tuộc. Do đó, Stephens tiến hành xét nghiệm để t́m hiểu tại sao con cá heo khỏe mạnh này lại chết.

Xúc tu của bạch tuộc đă chặn đường thở của cá heo
Đầu tiên, nhà khoa học phải gỡ con bạch tuộc ra.
"Nó thực sự là một con bạch tuộc khổng lồ, tôi cứ kéo măi và nghĩ rằng: Chúa ơi, nó vẫn c̣n", Stephens nói và thêm rằng con bạch tuộc có chiều dài 1,3m khi kéo thẳng xúc tu ra.
Kết quả xét nghiệm xác cá heo vừa được công bố trên tạp chí Marine Mammal Science, cho thấy vấn đề nảy sinh khi Gilligan nuốt bữa ăn cuối đời.
Theo nghiên cứu, cá heo là loài vật có thể vô hiệu hóa nắp thanh quản của chúng để mở to cổ họng và nuốt thức ăn lớn.
Nhưng con bạch tuộc dường như đă dùng xúc tu tóm lấy thanh quản của Gilligan, khiến nó không thể thở và chết ngạt, Stephens cho biết.
"Con bạch tuộc đă chết, nhưng phần xúc tu vẫn c̣n hoạt động", Stephens nói.
Dù không ai thắng trong t́nh huống này, "con bạch tuộc vẫn thực hiện được chiêu trả thù cuối cùng”, Stephens nhận định.
VietBF © Sưu Tầm