Bị "ốm" ngoài vũ trụ thì như thế nào? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức > School | Kiến thức 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Bị "ốm" ngoài vũ trụ thì như thế nào?
Một sự cố nhỏ ở Trái Đất cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở trên vũ trụ.

Những quy trình đơn giản như tiêm, lấy mẫu máu hay rửa vết thương cũng trở nên rất khó khăn trong môi trường không trọng lực.

Hãy lấy ví dụ về trường hợp một người bị đau tim. Ngay cả những phi hành gia mạnh khỏe nhất cũng có thể bị đau tim do môi trường của không gian rất khắc nghiệt với con người. Lúc đó, hành động hồi sức tim phổi CPR mà chúng ta vẫn sử dụng trên trái đất cũng không thể thực hiện được bởi thiếu một trong những điều quan trọng nhất: trọng lực. Cố gắng tạo áp lực ở lồng ngực khi cơ thể đang trôi nổi giữa không trung sẽ chỉ khiến 2 người bị đẩy ra xa nhau.

"Những tình huống cấp cứu khẩn cấp với phi hành gia thường là tình huống sống còn với cả nạn nhân lẫn phi hành đoàn vì có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm. Chắc chắn là họ không thể có sự trợ giúp từ bên ngoài. Một trong những tình huống nguy hiểm nhất chính là đau tim và cần hồi lại chức năng của tim phổi" - Tiến sĩ Jochen Hinkelbein, nhà vật lý cấp cao thuộc Bệnh viện Đại học Cologne (Đức), phát biểu.

Các tình huống khẩn cấp trong không gian

Sau hơn 50 năm lịch sử bay vào vũ trụ, các nhà khoa học đã xác định được một số nguy cơ tiềm ẩn với cơ thể con người khi bước vào môi trường không trọng lực.

Say chuyển động không gian (space motion sickness - SMS) thường xảy ra trong 48 giờ đầu tiên, khiến người bệnh mất cảm giác ăn ngon, chóng mặt, buồn nôn.

Sau khoảng 6 tháng ở trên trạm vũ trụ, các phi hành gia bắt đầu bị loãng xương và teo cơ. Ngoài ra, họ có thể bị thiếu máu, suy giảm hệ thống miễn dịch và hoạt động của hệ tim mạch được tái cấu trúc do tình trạng trôi nổi của cơ thể khiến tim không phải hoạt động nhiều để bơm máu. Phi hành gia Scott Kelly và một số đồng nghiệp ở độ tuổi 40, 50 còn chia sẻ về tình trạng thay đổi thị lực. Một số người phải dùng kính trong các chuyến bay.

"Bạn có thể bị mất khoảng 1% mật độ xương mỗi tháng, đây là tình trạng điển hình mà các phi hành gia thường mắc phải. Không phải thường xuyên giẫm chân xuống đất khiến mật độ xương của bạn giảm. Trong tương lai, nếu muốn đưa con người lên sao Hỏa, đây là điều mà chúng ta phải vượt qua. Nếu con người ở trong không gian 10 đến 20 năm, theo tiến hóa, có lẽ chúng ta sẽ mất đi bộ xương vì không còn dùng đến chúng. Con người sẽ chỉ còn là một khối thịt khổng lồ mà thôi" - phi hành gia Mark Kelly phát biểu.

Những quy trình y tế phức tạp vẫn chưa thể thực hiện bên trong các con tàu vũ trụ hay trạm không gian. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống trên trái đất giúp các nhà khoa học xem xét và cân nhắc cho nhiệm vụ trên vũ trụ. Đó chính là hoạt động hỗ trợ y tế cho con người tại hai cực, dưới biển sâu hay trên những ngọn núi nguy hiểm và cao nhất thế giới.


Phi hành gia Scott Kelly trong chuyến hành trình 1 năm trên trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: Scott Kelly/NASA.

Từ Nam cực tới sao Hỏa

Từng thực hiện 5 chuyến du hành vũ trụ cho NASA, chinh phục đỉnh Everest và giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe cho Chương trình Nam cực của Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Parazynski cho biết cung cấp hỗ trợ y tế ở Nam cực là một trong những công việc đầy thách thức. Tới 8 tháng trên mỗi năm, hoạt động cấp cứu ở đây là điều không thể.

Các cư dân ở Nam cực sẽ sử dụng kháng sinh cho những bệnh như viêm ruột thừa và chỉ gọi cấp cứu khi dược phẩm không thể phát huy tác dụng. Đây là lúc "y tế từ xa" - chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân từ xa thông qua công nghệ truyền thông - được viện tới.

"Chúng tôi phải làm rất nhiều việc ở Trạm Nam cực vì không có bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi có thể được một chuyên gia lâm sàng tư vấn và thực hiện siêu âm tim. Qua video được truyền trực tiếp ở trạm, họ có thể nhận được hướng dẫn điều chỉnh máy dò để có được hình ảnh cần thiết đảm bảo tim hoạt động như ý muốn" - Tiến sĩ Parazynski chia sẻ.

Tiến sĩ Parazynski là một trong những người hỗ trợ mạnh mẽ cho y tế từ xa và hướng dẫn từ xa, đặc biệt dạy cách gây mê, cung cấp một số chẩn đoán chuyên khoa và tiến hành chữa bệnh.

"Một ngày nào đó, những kỹ thuật này sẽ giúp chúng ta khi chúng ta trở lại mặt trăng hay lên sao Hỏa" - Tiến sĩ Parazynski phát biểu.

Nhưng ở trên sao Hỏa, độ trễ của truyền thông lên tới 20 phút khiến cho y tế từ xa gần như là điều không thể. Tiến sĩ Parazynski cho biết, sử dụng đường truyền quang học hoặc gửi tin nhắn theo xung ánh sáng có thể làm tăng tốc độ truyền tin.

Tương lai của y học trong không gian

Tiến sĩ Matthieu Komorowski, chuyên gia gây mê thuộc Bệnh viện Charing Cross (London, Anh), cho biết nhìn vào cách các hoạt động y tế khẩn cấp được thực hiện ở các môi trường khắc nghiệt có thể giúp chúng ta xác định thiết bị y tế cần thiết nhất, yêu cầu cần có của người chịu trách nhiệm về y tế trên vũ trụ và thậm chí là các loại điều kiện chúng ta phải đương đầu.

Với một nhiệm vụ dài ngày trong vũ trụ, rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả với những ứng viên khỏe mạnh nhất được lựa chọn làm phi hành gia. Bức xạ sẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất cần phải vượt qua.

"Những chấn thương bị mất máu cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi nếu cần phải truyền máu thì không có ngân hàng máu nào trên sao Hỏa. Việc thiếu các sản phẩm máu cần thiết có thể dẫn đến việc truyền máu tươi - một thủ tục y tế thường được áp dụng trong quân đội. Trong trường hợp này, độ tương thích về máu có thể sẽ trở thành yếu tố chọn lựa quan trọng với các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa" - TS Komorowski phát biểu.

Chuyên gia này khẳng định với nhiệm vụ trên sao Hỏa, những kỹ năng y tế cơ bản cần được đào tạo cho cả phi hành đoàn.

"Thử tưởng tượng nếu như phi hành gia chịu trách nhiệm về y tế lại là người gặp nạn thì sao" - tiến sĩ Komorowski bộc bạch.

"Một "siêu bác sĩ phẫu thuật" - người có thể thực hiện rất nhiều thủ thuật và ca mổ chuyên khoa khác nhau - sẽ rất có ích trên không gian nhưng lại gần như không thể bởi lẽ không chỉ là một bác sĩ giỏi, trước tiên, người đó cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của một phi hành gia.

Tiến sĩ Komorowski cho biết các công cụ trí tuệ nhân tạo - chẳng hạn hệ thống hỗ trợ ra quyết định - có thể giúp phi hành đoàn chẩn đoán và điều trị một số tình trạng y tế. Parazynski bổ sung khả năng sử dụng robot phẫu thuật từ xa và thực hiện các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên, vấn đề không trọng lực cần phải được xem xét kỹ càng.

Phẫu thuật trong không gian sẽ rất khó khăn. Máu sẽ không tụ lại chỗ vết mổ và bạn phải kiểm soát việc mất máu cũng như khả năng nhiễm trùng vết thương. Không khí trong tàu vũ trụ đầy nang tóc và da chết trôi nổi xung quanh. Giữ cho vết thương sạch sẽ thực sự là một thách thức.

Ngay cả những thủ thuật đơn giản như lấy máu hoặc tiêm IV cũng rất khó khăn. Từng làm nhiệm vụ y tế trên tàu không gian, Parazynski cho biết ông đã thực hiện rất nhiều lần lấy máu. Để làm được ông phải dính chặt tất cả thiết bị - băng y tế, gạc, khăn lau và một số thiết bị khác - lên trên tường bằng băng dính. Máy đo huyết áp phải quấn quanh túi truyền dịch để tạo giọt.

Không giống như trên xe cứu thương hay trong phòng mổ, các thiết bị y tế trên tàu vũ trụ được cất ở rất nhiều ngăn và khu vực khác nhau. Parazynski khẳng định cần phải có những cải tiến về thiết kế trong tương lai.

Tính ổn định của thuốc trong không gian cũng giảm sút, do đó, nó cần được đóng gói đặc biệt để lưu trữ được lâu hơn. Các phi hành gia cũng phải học cách tạo dịch truyền tĩnh mạch vì việc lưu trữ thứ chất lỏng này có thể chiếm dụng nhiều không gian. Một chiếc máy in 3D - như bản mẫu đang được sử dụng tại trạm không gian - có thể được dùng trong việc tạo ra các thiết bị y tế cần thiết trong tương lai.

Không những thế, sau khi hạ cánh xuống sao Hỏa, mọi thứ còn khó khăn hơn.

"Ở trên trạm không gian, nếu có vấn đề y tế nguy cấp, điều may mắn là bạn có thể trở lại quỹ đạo trái đất rất nhanh. Trên sao Hỏa, nếu bạn không may bị bệnh và không có giải pháp ở đó, bạn sẽ là người tiên phong" - ông nhận xét.

Mặc dù một nhiệm vụ trên sao Hỏa hiện tại là chưa có nhưng không phải là không thể trong tương lai, đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu và nhà khoa học đang phân tích tất cả khía cạnh để loại bỏ chướng ngại và giảm thiểu rủi ro.

"Con người là những nhà thám hiểm. Chúng ta không có sự lựa chọn. Đưa robot lên sao Hỏa không phải là cách. Hơn hết, chúng ta phải là người khởi hành, phải đưa con người lên các hành tinh này. Đây có thể là một cuộc hành trình dài bởi có nhiều thách thức và khó khăn. DNA của con người là khám phá và chúng ta sẽ không dừng lại" - phi hành gia Mark Kelly phát biểu.

VietBF © sưu tầm

troopy
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-26-2017
Reputation: 24659


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 71,264
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	76.8 KB
ID:	1061731  
troopy_is_offline
Thanks: 73
Thanked 5,463 Times in 4,733 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 24 Post(s)
Rep Power: 82 troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08229 seconds with 12 queries