Lư do Tổng Thống Thiệu không giữ được Cố đô Huế - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Lư do Tổng Thống Thiệu không giữ được Cố đô Huế
VBF-Tư liệu dưới đây nhiều người chưa biết đến. Thời kỳ đó thật sự rất đen tối cho VNCH. TT Thiệu đă tin TT Ford, nhưng cuối cùng th́ chính họ lại làm ông mất ḷng tin...

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, tác giả sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" và "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu", nh́n lại những lỡ bộ đau ḷng khi phải rút bỏ Huế.
oOo

Dinh Độc Lập Ngày 25/3/1975

Làm Sao Xa Được Chốn Kinh Kỳ!

Nguyễn Tiến Hưng

Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hóa Châu, gọi tắt là Thuận Hóa. Chữ ‘Hóa’ dần dần đọc trại đi thành “Huế.”
blank

Câu chuyện lăng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen tỏa hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đ̣ nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên ḍng Sông Hương th́ sẽ thấy ḷng ḿnh lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?

Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải ĺa xa nơi Cố đô, nhưng nó c̣n làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc th́ cố thủ, lúc th́ rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng măi.

Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của VNCH. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông b́nh luận:

“Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàig̣n về việc nên giữ lại những phần nào ở QĐ I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế.”


Tiến thoái lưỡng nan

--“Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?”

TT Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ tọa của TT Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó TT Trần Văn Hương và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm:

Về phía quân sự: Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Trung tướng Đồng Văn Khuyên.
Về phía dân sự: Ngoại trưởng Vương Văn Bắc, Tổng trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.

Khi mọi người đă đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ pḥng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đă mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét t́nh h́nh quân sự bắt đầu.

Sau khi tướng Khuyên tŕnh bày về t́nh h́nh QK I và II, TT Thiệu nhấc máy điện thoại gọi tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:

-- Trung tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, th́ giữ.”
-- TT Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”
-- Trung tướng Trưởng“Ngày một ngày hai.”
-- TT Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết
định (bỏ Huế) th́ phải làm cho lẹ.”

V́ những biến cố về Huế c̣n đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đă ghi lại thật rơ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).

Cuộc họp tại Dinh Độc Lập ngày 19 tháng 3

Trong bối cảnh ấy th́ sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàig̣n để tŕnh bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng thống Nguyễn Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, v́ xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.

Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH (trang 162-163):

Tướng Trưởng tŕnh bày kế hoạch với hai giải pháp:

Kế hoạch thứ nhất: nếu quốc lộ 1 (QL 1) c̣n sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng;

Kế hoạch thứ hai: nếu QL 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng th́ rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm pḥng thủ chánh do bốn sư đoàn bộ binh và bốn liên đoàn BĐQ.

V́ lúc ấy “không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được v́ đoạn đường Huế-Đà Nẵng, Chu lai-Đà Nẵng đă bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “ 'chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ.' Chọn lựa của tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự pḥng thủ đă có trong thành phố, hay địa h́nh chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự."

Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, TT Thiệu kể lại là ông đă miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng v́ ông Trưởng nói không c̣n đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa v́ QL 1 đă bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng v́ ḷng tôi đối với đất nước, tôi đồng ư.” Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:“Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.”

TT Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng th́ “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hăy hoăn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, v́ có thể ta không giữ nổi Huế.” Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? TT Thiệu trả lời:”Lư do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư lệnh phó QĐ I báo cáo là QĐBV đă bắt đầu pháo vào bộ chỉ huy rồi.

Việc Tướng Thi báo cáo bộ tư lệnh của ông đă bị pháo th́ Đại tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi kư của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoăn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh th́ chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời TT Thiệu, v́ ông đă miễn cưỡng đồng ư với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng thống, cả Thủ tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi - Huế và Đà Nẵng- cùng một lúc.

Nhưng mặc dù TT Thiệu tỏ ư dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, v́ Quốc Lộ 1 đă bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.

Vào thời điểm này th́ đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàig̣n trong ṿng vài ba tuần lễ v́ Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đă mở rộng. Đài VOA th́ tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đă bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đ́nh binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàig̣n, nhưng chính phủ trung ương đă hầu như cạn kiệt.

Năm ngày trăn trở về Huế

Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi kư Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu t́nh thế đ̣i hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy t́nh h́nh cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng.” Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư lệnh tiền phương đáp tầu Hải quân đi Đà Nẵng…”

Ngày 25 tháng 3, theo ĐT Viên: “tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba pḥng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong t́nh thế thất vọng đó, quân đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: tổng thống Thiệu ra lệnh tướng Trưởng dùng ba sư đoàn cơ hữu của quân đoàn để pḥng thủ Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư đoàn 1BB và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”

"Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho sư đoàn 1BB và các đơn vị cơ hữu của sư đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…" (sđd., 171).

Lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975

Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi TT Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế th́ được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) th́ phải làm cho lẹ.”

Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rơ ràng xuống cuốn sổ tay c̣n giữ được):

“Thứ nhất, bỏ Huế;
“Thứ hai, phải làm cho lẹ; và
“Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”

TT Thiệu thở dài: “Ḿnh trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ c̣n một ở Đà Nẵng.” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nh́n nhau. Như vậy là đă có lệnh chính thức bỏ Huế.

Trong cuốn ‘Decent Interval,’ tác giả Frank Snepp viết về ḷng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:

“Đang khi Tướng Trưởng tŕnh bày với TT Thiệu về kế hoạch của ông th́ số quân đội mà ông cần để thi hành này lại đang tan ră (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đă cho phép quân nhân của SĐ I được phép lo cho an toàn của gia đ́nh họ. Ông đă làm như vậy là v́ ḷng thương của một tư lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc Lộ I đă bị chận rồi th́ chỉ thị này đă dẫn tới hỗn loạn, v́ sĩ quan cũng như quân nhân đă bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân t́m lối thoát.”

Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về t́nh trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không c̣n đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát v́ viện trợ đă bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một sư đoàn để t́m cách giúp đỡ. Sư đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch.Trong một chuyến đi Huế thăm sư đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đ́nh binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này th́ thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận v́ với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đ́nh. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (măi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đ́nh, c̣n lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.

***

Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng thống Thiệu, Ngoại trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc t́m cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ tịch Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp th́ TT Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:

-- TT Thiệu: “Anh Trưởng hả? T́nh h́nh Huế thế nào?’

-- Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong pḥng họp):
“Đang bị đánh vài trận.”

Cùng ngày bỏ Huế, TT Thiệu chỉ thị cho tôi tŕnh ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng thống Ford. Mở đầu có câu: “Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đă bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàig̣n cũng bị đe dọa.” Ông Thiệu gạc ngay câu mở đầu đi v́ Huế đă bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề "Saigon, March…, 1975" để trống con số về ngày gửi, v́ chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút ch́ xanh viết xuống số "25" thật to, tức là "Saigon, March 25, 1975." Tôi c̣n nhớ rơ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Pḥng tổng thống là Đại tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại sứ Graham Martin ngay.

Gửi thư đi rồi, TT Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng thống Ford.

Nhưng nhận được thư SOS, TT Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức tổng thống thay TT Nixon vào mùa hè 1974 ông đă viết cho TT Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Ṭa Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đă hứa hẹn với VNCH trong quá khứ vẫn c̣n hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). TT Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi kư A Time to Heal (1979) ông viết lại:

"Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàig̣n), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là t́nh h́nh Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàig̣n sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ."
Nói rằng "Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào" th́ đúng là nói dối. Ông đă nhận được thư SOS của TT Thiệu và của lưỡng viện VNCH, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài g̣n về báo cáo. Sau này ĐS Martin c̣n nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với TT Thiệu, cũng như đă có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàig̣n) cung cấp, ông đă báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi kư, trước sự đă rồi, TT Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của ḿnh.

Hồn khí linh thiêng nơi cố đô

Vừa rút khỏi Huế buổi sáng th́ bưổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của VNCH để có chút tiền sống cầm hơi đă bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đă bí mật đồng ư cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).

Thật là một cơ hội quư báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng ḷng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị QH Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 c̣n giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này th́ chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.

Nhưng đúng là "hoạ vô đơn chí." Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, th́ đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột ḿnh sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.

Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. V́ t́nh cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Ḥa yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đă vạch ra.

Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, t́nh h́nh quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu c̣n thời giờ hay tinh thần mà để ư đến chuyện của nước khác.

Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đă đến lúc vận nước suy tàn?

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 03-22-2017
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,200
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	250.4 KB
ID:	1014363  
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to Hanna For This Useful Post:
ez4me (03-22-2017)
Old 03-24-2017   #2
lethanhtong
Banned
 
Join Date: Jan 2017
Posts: 10
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 6 Post(s)
Rep Power: 0
lethanhtong Reputation Uy Tín Level 1
Default

Hahahaha... Lại "lư" với "do"... Nhưng thôi... Chết là hết!
lethanhtong_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:47.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.14114 seconds with 12 queries