V́ sao giảng đường Mỹ, Canada đóng cửa Viện Khổng Tử? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default V́ sao giảng đường Mỹ, Canada đóng cửa Viện Khổng Tử?
Trong ṿng một tuần qua, hai trường đại học có uy tín tại Mỹ - Đại học Chicago và Đại học Pennsylvania - đă lần lượt ra tuyên bố ngưng hợp tác và đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ quan giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.

Khuôn viên Đại học Chicago, nơi tuần trước tuyên bố không tiếp tục gia hạn kư kết - đồng nghĩa với đóng cửa Viện Khổng Tử ở trường - Ảnh: NY Times

Cùng thời điểm này, tại Canada, Ban điều hành hệ thống trường học thành phố Toronto cũng đưa ra quyết định tương tự.

Các quyết định này được công bố ngay tại thời điểm Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 10 năm thành lập và mở rộng Viện Khổng Tử trên toàn cầu.

“Quyền lực mềm” hay “tuyên truyền cứng”?

Lễ kỷ niệm được xúc tiến hoành tráng tại Trung Quốc tuần qua. Đích thân Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận B́nh tham dự lễ kỷ niệm của Hiệp hội Khổng Tử quốc tế tại Bắc Kinh. Sự có mặt của người đứng đầu nhà nước tại một sự kiện của một tổ chức phi lợi nhuận không phải là ngẫu nhiên - các hoạt động của Viện Khổng Tử được quản lư và kiểm soát bởi Ban Hán học, một cơ quan nhà nước do các thành viên của Bộ Chính trị trực tiếp điều hành.
Hiện nay hơn 480 Viện Khổng Tử đă có mặt tại 123 quốc gia và vùng lănh thổ trên toàn thế giới, hoạt động trong các trường đại học và cao đẳng (nếu tính cả các chương tŕnh “song sinh” mang tên lớp học Khổng Tử, dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi phổ thông bằng giáo tŕnh do viện soạn thảo, con số các tổ chức đào tạo mang tên Khổng Tử lên đến hơn 1.100!). Dự kiến đến cuối năm 2015, số lượng Viện Khổng Tử trên toàn cầu sẽ đạt đến con số 500. Ban Hán học của Chính phủ Trung Quốc bày tỏ tham vọng sẽ đạt được cột mốc 1.000 viện vào năm 2020.

Viện Khổng Tử đầu tiên tại Mỹ được mở ở Đại học Maryland tại College Park ngay trong năm 2004. Các Viện Khổng Tử “mọc” lên nhanh chóng trong khuôn viên đại học vùng Bắc Mỹ vào đúng thời điểm suy thoái kinh tế bắt đầu ảnh hưởng đến ngân sách đào tạo đại học, cũng đồng thời điểm Trung Quốc bắt đầu vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Với một số trường đại học và cao đẳng trong vùng, sự có mặt của Viện Khổng Tử trở thành một cơ hội “cung cấp chương tŕnh học giá rẻ” cho sinh viên của ḿnh. Mặt khác, sự có mặt của Viện Khổng Tử cũng là “cần câu” hữu hiệu để thu hút sinh viên Trung Quốc đến học.

Trung Quốc được coi là thị trường trọng điểm của các cơ sở đào tạo giáo dục Mỹ và Canada do số lượng học sinh sinh viên đến từ nước này luôn chiếm tỉ lệ cao trong số du học sinh quốc tế.

Nguồn tài chính mà Ban Hán học Trung Quốc rót vào các chương tŕnh của Viện Khổng Tử cũng là động lực không nhỏ: riêng tại Mỹ, ngân sách hoạt động hằng năm do Ban Hán học tài trợ là 100.000-150.000 USD, chiếm 50% tổng ngân sách (đại học đối tác Mỹ đóng góp phần c̣n lại).

Những động cơ nói trên làm học đường Mỹ dễ dàng đón nhận Viện Khổng Tử vào khuôn viên của ḿnh - hiện tại có khoảng 100 viện hoạt động tại các đại học và cao đẳng Mỹ, và 350 chương tŕnh giảng dạy phổ thông do Viện Khổng Tử thiết kế.

Tuy nhiên, con số không nói lên được toàn bộ câu chuyện. Ban đầu, Viện Khổng Tử được đón nhận như là “đại sứ học thuật” của Chính phủ Trung Quốc, hoạt động theo cùng khuôn mẫu vận hành của các tổ chức có cấu trúc tương tự như Hội đồng Anh, Viện Goethe (của Đức), hoặc Nhà văn hóa Pháp - được coi là đại diện “quyền lực mềm” của các chính phủ Anh, Đức và Pháp trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khác biệt căn bản trong tôn chỉ mục đích của Viện Khổng Tử và các cơ quan văn hóa phương Tây dần lộ rơ. Cả ba cơ quan của Anh, Pháp và Đức đều không được đặt trong các trường đại học trên toàn cầu mà hoạt động độc lập, công khai tôn chỉ và định hướng tại các nước đối tác.

Trong khi đó, chỉ không lâu sau khi các Viện Khổng Tử đi vào hoạt động, dư luận trong giới học thuật Mỹ đă ồn ào v́ việc các viện này giảng dạy “đúng định hướng” của chính sách Bắc Kinh: từ chối công nhận vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, cấm thảo luận về đề tài Tây Tạng...

Thậm chí ông Hạ Nghiệp Lương - nguyên giáo sư kinh tế học bị Đại học Bắc Kinh sa thải năm 2013 v́ kêu gọi cải cách chính trị - từng lên tiếng cảnh báo về khả năng Trung Quốc cài cắm gián điệp qua các chương tŕnh trao đổi đào tạo và khách mời đến Mỹ.

Tại Canada, từ năm 2007, một báo cáo giải mật của Cơ quan T́nh báo an ninh Canada đă nhắc đến Viện Khổng Tử như một “nỗ lực (của Chính phủ Trung Quốc) trong việc tạo ra tâm lư thân thiện với Trung Quốc và mọi điều liên quan đến Trung Quốc”.

Vi phạm tự do học thuật

Bản thân chính quyền Bắc Kinh không che giấu tham vọng gây ảnh hưởng qua Viện Khổng Tử. Năm 2009, chính ông Lư Trường Xuân, nguyên cục trưởng Cục Tuyên truyền trung ương Trung Quốc, đă chính thức thừa nhận các Viện Khổng Tử là một phần quan trọng trong chiến lược tuyên truyền ngoài nước của Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc can thiệp và cấm đoán tự do học thuật tại các nước đối tác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 30-9 cho biết các Viện Khổng Tử được thành lập tại các trường đại học Mỹ dựa trên lời mời từ phía Mỹ.

Bà Oánh cũng khẳng định: “Các viện này cung cấp ban giảng huấn, chương tŕnh giảng dạy và các hỗ trợ khác theo yêu cầu tự nguyện từ phía đối tác Mỹ. Các trường (đại học Mỹ) không bị ép phải mở viện, và các viện cũng không thể tác động xấu đến tự do học thuật và tính chính trực hàn lâm được”.

Phản ứng của giới học thuật Bắc Mỹ cho thấy một thực tế khác với tuyên bố của Trung Quốc. Từ tháng 10-2013, giáo sư ngành nhân chủng học Marshall Sahlins thuộc Đại học Chicago đă công bố một điều tra về t́nh trạng hoạt động của các Viện Khổng Tử tại giảng đường Mỹ.

Sau đó, hơn 100 giảng viên của đại học này đă kư tên vào văn bản chính thức phản đối sự hiện diện của viện trong khuôn viên Đại học Chicago. Tuyên bố không tiếp tục gia hạn kư kết - đồng nghĩa với đóng cửa viện - mà Đại học Chicago đưa ra vào tuần qua là kết quả trực tiếp của phản ứng này.

Giáo sư Eric Hayot thuộc khoa châu Á học, cựu giám đốc Viện Khổng Tử của Đại học Pennsylvania, cho biết trong thời điểm tại nhiệm, ông và các giáo sư cộng sự liên tục đề xuất các kế hoạch nghiên cứu về khoa học, chính trị, môi trường... của Trung Quốc nhằm tận dụng ngân sách của viện. Tuy nhiên, mọi đề xuất đều bị Ban Hán học bác bỏ v́ lư do “nằm ngoài phạm vi hoạt động của viện”.

Tại Canada, theo nhật báo The Globe and Mail, Ban điều hành hệ thống trường học thành phố Toronto - hệ thống trường phổ thông lớn nhất Canada - đầu tháng 10 bỏ phiếu với tỉ lệ 9-1 quyết định chấm dứt hoạt động những chương tŕnh đào tạo của các Viện Khổng Tử trong hệ thống trường ở Toronto.

Nếu đề xuất này được toàn thể hội đồng trường thông qua, hệ thống trường phổ thông này sẽ là đơn vị thứ 3 sau Đại học McMaster và Đại học Sherbrooke của Canada chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử. Trước đó từ tháng 12-2013, Hiệp hội Giảng viên đại học Canada cũng ra văn bản kêu gọi các trường đại học Canada hủy bỏ các hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử.

Alice Huynh, giáo viên tại một trường phổ thông Toronto, cho biết bà đă thu thập được 14.000 chữ kư của phụ huynh và người dân trong cộng đồng phản đối sự hiện diện của Viện Khổng Tử trong các trường phổ thông Toronto.

Phát biểu tại buổi bỏ phiếu, bà nói: “Điều mà chúng tôi cực lực phản đối là việc (nhà trường) trao quyền dạy tiếng Hoa vào tay một tổ chức tự thừa nhận là có động cơ chính trị và muốn gây ảnh hưởng đến con em của chúng ta”.

Trước buổi họp này, Ban điều hành hệ thống trường học thành phố Toronto cho biết đă nhận được cảnh báo từ giới chức Trung Quốc rằng việc đóng cửa các Viện Khổng Tử tại khối trường phổ thông Toronto sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ của ban điều hành với “thị trường học sinh nước ngoài lớn nhất của Toronto”.

Tháng 6-2014, tiểu ban về tự do học thuật của Hiệp hội Giáo sư đại học Mỹ đă công bố một báo cáo mang tiêu đề: Về việc hợp tác với các chính phủ nước ngoài: Trường hợp của Viện Khổng Tử.

Bản báo cáo nhấn mạnh: trong xu hướng toàn cầu hóa, các giảng đường nước Mỹ đă dần dần cởi mở hơn trong việc tiếp nhận đóng góp (về nội dung, nhân sự và tài chính) từ nước ngoài, từ chính phủ, viện, trung tâm, tổ chức... đến các công ty tư nhân.

Tuy nhiên, ranh giới của việc tiếp nhận đóng góp tích cực từ ngoài nước và chấp nhận bị mất quyền quản lư và kiểm soát về nội dung đóng góp luôn luôn rơ ràng. Viện Khổng Tử là một điển h́nh đă vượt qua ranh giới này.

Điều bất ổn nhất trong các văn bản kư kết hợp tác giữa Viện Khổng Tử Trung Quốc và các trường đại học Mỹ là những điều khoản cho phép ban điều hành Viện Khổng Tử toàn quyền tuyển dụng và kiểm soát nhân sự giảng dạy của viện, lựa chọn chương tŕnh giảng dạy và hạn chế các đề tài tranh luận trong giảng đường theo các quy chuẩn của Chính phủ Trung Quốc.

Bản báo cáo của Hiệp hội Giáo sư đại học Mỹ tuyên bố: “Việc cho phép một tổ chức khác kiểm soát các vấn đề học thuật đi ngược lại với nguyên tắc về tự do học thuật và quyền tự chủ của các đại học Mỹ”.

Giáo sư ngành lịch sử Trung Hoa Matthew Sommer thuộc Đại học Stanford bày tỏ: “Tôi lo ngại về những hậu quả lâu dài (của việc Viện Khổng Tử hoạt động trong học đường Mỹ). Các chương tŕnh này đang phát triển rầm rộ không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới và hiển nhiên có tác động lớn đến việc ngành Trung Hoa học sẽ được giảng dạy như thế nào. Đáng lo nhất không phải là hiện nay, mà là hậu quả sẽ phát lộ trong 15, 20 năm tới”.

Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, ông Henry Reichman, phó chủ tịch Hiệp hội Giáo sư đại học Mỹ, cho biết: “Tôi tin rằng Chicago và Pennsylvania không phải là hai đại học duy nhất nhận ra rằng hợp tác với một viện như kiểu Viện Khổng Tử là hoàn toàn không đáng!”.

CAM LY tổng hợp

(Tuổi trẻ)

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 12-09-2014
Reputation: 67291


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,300
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	f8RZFOrY.jpg
Views:	0
Size:	65.6 KB
ID:	704127  
vuitoichat is_online_now
Thanks: 11
Thanked 12,711 Times in 10,122 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Old 12-20-2014   #2
thangtram
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
thangtram's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Location: 10 Downing Street
Posts: 7,099
Thanks: 12,694
Thanked 9,863 Times in 4,512 Posts
Mentioned: 103 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 2069 Post(s)
Rep Power: 34
thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9
thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9
Default

Bravo, hăy tiếp tục vạch mặt những tổ chức trá h́nh làm gián điệp (quân sự lẫn kinh tế, khoa học kỹ thuật) và SAY NO với sự xảo trá ngày càng trắng trợn và táo tợn, núp bóng quảng bá Hán văn...Phần đông những sinh viên con ông cháu cha du học ở Mỹ hoặc Tây phương nói chung đều là những điệp viên hiện tại và tương lai cho TC mà thôi...muốn "đốt cháy giai đoạn" nghiên cứu & phát triển 0 có giải pháp nào thượng sách bằng đi ăn cắp công khai! Who cares! Intellectual property chẳng có ư nghĩa ǵ...
thangtram_is_offline  
Old 11-15-2015   #3
nhattran03
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
nhattran03's Avatar
 
Join Date: Sep 2007
Location: Quận hột cam
Posts: 9,806
Thanks: 920
Thanked 2,999 Times in 1,782 Posts
Mentioned: 9 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 673 Post(s)
Rep Power: 27
nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7
nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Nay đạo khỗng đă tử v́ quan điểm âu á trái ngược 360 độ.
Thời này dân châu á đỗ xô tây học ai lại chui đầu vào cái viện chết khũng này.
nhattran03_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:32.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10050 seconds with 14 queries