Kư ức 30/4: Ngọn cờ vàng vẫn còn luôn phất phới bay - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Kư ức 30/4: Ngọn cờ vàng vẫn còn luôn phất phới bay
Hôm nay là ngày 30 tháng Tư năm 2024, 49 năm đă trôi qua, thế nhưng bao nhiêu u uất và bao nhiêu nỗi nhớ nhung đang bắt đầu trở về trong ký ức của chúng ta.

Bây giờ, không phải chỉ còn là câu chuyện mất quê hương mà là những mẩu chuyện của chiến tranh, của máu đổ, của thịt rơi, của chết chóc, của bom đạn, của tử thủ, của chiến hữu, của hi sinh, của tự sát, của can trường, của tan hàng, của tứ tán, của di tản, của lạc nhau, của phân ly, của mồ hôi, của nước mắt, của bị lừa, của phản bội, của hứa hẹn, của đe dọa và của trả thù.

Với tất cả bao nhiêu thứ "của" đó đã được tạo ra để được gọi tên chung là ngày mất quê hương, ngày 30 tháng Tư, "Tháng Tư đen".

Nạn nhân không phải là anh, là em, là vợ, là chồng, là con, là cháu, là tướng, là tá hay là binh nhì, binh nhất mà cả có cả triệu người phải bỏ nước ra đi bằng thuyền bè và đường bộ, cả có cả trăm ngàn người bị đánh lừa để thản nhiên tin tưởng đi vào nơi tù cải tạo, có cả hàng ngàn gia đình tan tác, phân ly, đổ vỡ, mất nhà mất cửa, có cả một đất nước tự do của gần 20 triệu người đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới và cả một dân tộc bị thay đổi hoàn toàn.

Trong chuyện xóa tên và thay đổi đó, nó đã được kể lại với nước mắt, mồ hôi và máu đổ, với kiệt sức và cầu nguyện, với tin tưởng và thất vọng, với chia ly và đợi chờ, với uất hận và cay đắng, với hi sinh và câm nín, với hứa hẹn và dối trá, với đói khát và sợ hãi, với hăm dọatrả thù.

Cuối cùng, với hàng trăm câu hỏi "Với" như thế, mà có ai t́m được ra câu trả lời vào lúc đó hay không?

Rồi đến một lúc nào đó, các câu hỏi sẽ lần lượt được kể lại và viết ra, không phải bởi các phóng viên, nhà báo, các nhà văn hay người làm ngành truyền thông mà bởi những người đã là chứng nhân của ngày tháng đau đớn "Của" này.

Chứng nhân có thể là những vị tướng tá chỉ huy quân sự, những đơn vị trưởng của sư đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội, những sĩ quan của binh chủng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Kích Dù, Lôi Hổ, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân, Hải Quân, Cảnh Sát, Địa Phương Quân…

Những người lính cuối cùng của Quân Lực VNCH năm 1975 (H́nh: Francoise De Mulder/Roger Viollet via Getty Images)

Bên cạnh cấp chỉ huy quân sự, còn các binh sĩ cấp dưới như trung sĩ, hạ sĩ hay bất cứ người dân b́nh thường nào cũng đều là những chứng nhân trực tiếp của lịch sử dân tộc.

Chứng nhân cũng có thể là những nhà sư, linh mục, những Phật tử, Giáo dân, những Tuyên úy tôn giáo, có thể là những công chức của chính phủ, những người trí thức cao thâm và học giả có tiếng, cả đến giới văn nghệ sĩ làm báo, viết sách, làm thơ hay biên khảo ngay cả đến giới ca nhạc sĩ kịch nghệ tân nhạc và cải lương.

Nghĩa là tất cả những người hoặc là đã cầm súng hay không cầm súng, đã chỉ huy hay ngồi văn phòng, những người không cầm súng nhưng lại cầm bút viết, không cần biết viết cái gì, những người không cầm súng, không cầm viết nhưng lại cầm microphone làm nghệ thuật để phục vụ cho con người hay cho chính phủ, không cần biết.

Kể ra như thế không biết là đã đủ chưa hay với bao nhiêu các chứng nhân đó đă có thể gọi là hoàn tất tập lịch sử của đất nước được hay không?

Theo như tin tức t́m thấy trên mạng về hai chữ HO th́ câu chuyện chương trình HO bắt đầu từ năm 1990, theo đài RFA năm 2014 có ghi lại những diễn biến như sau:

- Ngày 30/4/1975, có cả triệu binh sĩ VNCH buông súng theo lệnh của Tổng thống giờ thứ 25 Dương Văn Minh. Rồi sau đó, có khoảng hơn 200,000 sĩ quan từ cấp Thiếu úy trở lên thuộc quân lực QG hay Địa phương quân, Nghĩa quân theo lời kêu gọi nhẹ nhàng của Cộng Sản. Cộng với hàng ngàn viên chức chính quyền VNCH, hàng trăm người không cầm súng nhưng cầm bút, cầm microphone và làm nghệ thuật hay hoạt động tôn giáo, tất cả đã được đưa vào 80 trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc suốt từ mũi Cà Mau cho tới biên giới Việt Trung cộng với một lời dặn ḍ nhẹ nhàng: "Càng mau giác ngộ càng sớm trở về".

Nhưng theo lịch của Bắc Bộ phủ dán trong nhà tù: Một ngày ở hạ giới bằng một năm ở cải tạo, nghĩa là mang 10 ngày lương thực sẽ sống được 10 năm ở tù cải tạo.

Sau đó, ít nhất từ 5,7,10 năm sau, đã có một số ít người tù cải tạo bắt đầu được thả ra.

Trước 30 tháng Tư 1975, một người đàn bà tên Khúc Minh Thơ đang làm ở Ṭa Đại Sứ Việt Nam bên Phi Luật Tân. Sau ngày mất nước, bà xin về Việt Nam để lo cho chồng con đang kẹt lại ở đây, nhưng bị từ chối.

Cho măi hai năm sau, ngày 29 tháng Giêng 1977, bà phải sang Honolulu USA để được định cư. Chồng bà vốn là sĩ quan trong quân đội VNCH đă qua đời sau khi được thả ra từ tủ cải tạo trước chương tŕnh HO.

Bà là người ấp ủ một hoài bão lo lắng cho các người tù cải tạo sau khi họ được thả ra và ngay cả những người tù đang c̣n sống trong trại tù cải tạo.

Bắt đầu với ý nghĩ đó, bà đi tìm con đường vận động để chăm sóc cho họ. Nương tựa vào những tin tức về luật lệ qua lại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đă có sau 30 tháng Tư 75, bà làm quen với ông Shepard Lawman, một người Mỹ có vợ Việt tên Hiệp và là chuyên viên làm ở Tòa Đại Sứ Mỹ trước năm 1975.

Qua sự trao đổi suy nghĩ và với sự hiểu biết về Việt Nam của ông Shepard, ông gợi ý là nên lập một hội mang tên "Gia đình tù nhân chính trị Việt Nam" (viết tắt: GDTNCTVN) để tập hợp những vợ con của các tù nhân chính trị nhằm tạo ra một tiếng nói chung và lớn mạnh để gây tiếng vang trong việc vận động trên đất Mỹ.

Vào lúc đó, ông Sefpard đang làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông được sự giúp đỡ của ông Robert Funseth, phụ tá ngoại giao đặc trách chương trình tỵ nạn của Bộ Ngoại Giao.

Mối giao du dây mơ rể má đó đã giúp cho tiếng nói của hội GDTNCTVN vang đến Quốc Hội và lọt vào tai ông Thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy và nhất là Thượng nghị sĩ John Warner, người chồng thứ sáu của nữ minh tinh Elizabeth Taylor.

Hầu như những nhân vật trong Quốc Hội Mỹ, quan tâm đến Việt Nam và quan tâm đến người tù cải tạo đều ít nhiều là các cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, cho nên, họ rất am hiểu chuyện này và đã giúp cho bà Thơ mạnh dạn tiếp tục con đường vận động cứu nạn cho các tù nhân tù cải tạo Cộng Sản.

Ngày 30 tháng Tư 1989, bà được Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ ủng hộ và sắp xếp giúp bà đến gặp ông Trịnh Xuân Lăng, đại sứ của CSVN ở New York để yêu câu họ thả các tù nhân chính trị và cho đi Mỹ để tái định cư.

Ba tháng sau đó, ngày 30 tháng Bảy 1989, căn cứ vào những thỏa thuận trước đó, một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ CSVN và Hoa Kỳ để cho các tù nhân chính trị được ra đi tái định cư ở Mỹ.

Chương trình này được gọi tên là HO (Humanitarian Operation).

Cựu quân dân cán chính và học sinh VNCH thắp hương tại tượng đài, tưởng niệm những người đă hi sinh nhân dịp Tháng Tư Đen. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Theo bà Thơ, Bộ Ngoại Giao Mỹ nói chữ HO là tên gọi của phía Việt Nam, còn phía Mỹ, Bộ Ngoại Giao gọi đúng ra là chương trình "Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program" (Chương trình tái định cư cho tù nhân cải tạo được phóng thích đặc biệt).

Ngày 5 tháng Giêng, 1990, đợt HO1 đầu tiên đã đặt chân đến đất Mỹ. Tuy nhiên, chương trình HO này chỉ kéo dài đến năm 1996 thì bị ngưng lại, vì Quốc Hội Mỹ chỉ cho tiền và trong thời hạn là 5 năm. Bà Thơ không ngồi yên, vì không thể để cho những người tù cải tạo được thả ra sau này bị bỏ rơi lại.

Tuy nhiên, theo thông lệ của sinh hoạt chính trị ở Mỹ lúc đó, những ủng hộ viên người Mỹ như ông Sefpard và ông Robert có nói với bà là, nếu ban đầu mà xin ngân khoản cho một chương trình dài HO đến 10, 15 năm thì chắc chắn sẽ bị thất bại, không thể có được. Cho nên, họ đă khuyên bà chỉ nên xin ngắn hạn là 5 năm th́ dễ thành công hơn. Khi tình hình biến chuyển tốt thì sau đó, sẽ xin thêm 5, 10 năm nữa, có nhiều hi vọng sẽ được chấp thuận tiếp.

Bà Thơ nghe lời khuyên này và căn cứ vào sự thành công của bước đầu 5 năm, bà đă tiếp tục con đường đấu tranh để xin tiền đợt hai cứu trợ.

Phải mất tới 10 năm sau, nghĩa là cho đến năm 2005, Quốc Hội Mỹ mới chấp thuận cho một ngân khoản thứ hai để cho chương trình HO được phép tiếp tục thực hiện.

Trong đợt 2 vận động cứu trợ đợt này, Thượng nghị sĩ John McCain có một công rất lớn là được Thượng Viện chấp thuận một dự luật cho phép con cái đă trưởng thành được đi theo gia đ́nh qua Mỹ, dự luật gọi là McCain Amendment.

Cuối cùng, chương trình HO được tiếp tục lại từ năm 2005 cho đến năm 2008 mới chấm dứt theo danh sách cuối cùng là HO47.

Khi chương trình HO với 47 danh sách chấm dứt, có khoảng 200,000 người gồm người tù cải tạo cùng vợ và con đã được tái định cư trên toàn nước Mỹ.

Trên mạng, không có tin tức nào về tổng cộng riêng cá nhân số người tù cải tạo kể từ danh sách HO1 đến HO47 được cho tái định cư là bao nhiêu người? Chắc chắn là có nhưng không được phổ biến v́ không có lợi cho phía Cộng Sản.

Chỉ biết rằng sau 30 tháng Tư 1975, có khoảng 200,000 sĩ quan bị đưa đi tù cải tạo. Qua 5,10,15,17 năm tù khổ sở, đói khát, đầy đọa, làm việc khổ sai và bệnh hoạn, có lẽ chỉ c̣n 2/3 tổng số người sống sót, nghĩa là trên dưới 100,000 người.

Câu chuyện HO và 200,000 người gồm gia đ́nh con cái này đã đến được vùng đất hứa tự do chắc chắn đã mang theo một kho hành lư to lớn. Họ đă kể ra cho gia đ́nh con cháu được nghe, họ kể ra cho bạn bè được biết và họ kể ra để chia sẻ với tất cả mọi người khác được hiểu, không phân biệt là bạn hay thù, người Việt Nam hay người ngoại quốc, người Việt ở hải ngoại hay đang c̣n ở trong nước.

Họ kể ra bất kể lúc nào mà họ muốn, không cần phải chờ đến ngày tưởng niệm 30 tháng Tư, họ viết thư kể chuyện cho nhau, viết bài gửi đến giới truyền thông báo chí và gửi đến các mạng xă hội, viết sách truyện in ra, lập chương tŕnh ca hát tưởng niệm, dựng phim tả lại cuộc đời và mẫu chuyện, làm thơ kể chuyện, làm nhạc kể chuyện, hội thảo, hội ngộ, hội hè, xum họp để kỷ niệm và chia sẻ đau thương của quá khứ, xuống đường biểu t́nh để ủng hộ và ǵn giữ t́nh yêu quê hương xưa chống lại chủ nghĩa Cộng Sản.

Cả trăm ngàn câu chuyện đó đă trở thành một kho chuyện khổng lồ không biết kể đến chừng nào mới hết qua từ hàng ngàn con người đă sống sót, ngoi lên từ cơi chết và nỗi tuyệt vọng.

Không cần phải là những câu chuyện dài mà có thể là những mẩu chuyện ngắn. Câu chuyện hay mẩu chuyên ngắn không cần phải có liên hệ với nhau bởi mỗi người có thể đã phải sinh tồn hay sống sót trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, đôi khi cùng hoàn cảnh nhưng điều kiện thì khác nhau, có khi rất tàn nhẫn, bi thảm hay chỉ lướt qua, có khi không thể tưởng tượng được nhưng đă thực sự xảy ra, có khi vết thương đă lành nhưng vẫn c̣n để lại thẹo và nỗi đau nhức không nguôi.

Nhưng tất cả đều giống nhau ở một chủ đề và có một chương duy nhất. Đó là chủ đề về câu chuyện mất nước.

trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 26596


Profile:
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,591
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Chao-co-Nam-Loc-1280x856.jpg
Views:	0
Size:	125.6 KB
ID:	2368047  
trungthuc is_online_now
Thanks: 312
Thanked 4,152 Times in 2,382 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 286 Post(s)
Rep Power: 12 trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
The Following 2 Users Say Thank You to trungthuc For This Useful Post:
ICEEXPRESS (2 Weeks Ago), LocnguyenBmt (2 Weeks Ago)
Old 2 Weeks Ago   #2
trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,591
Thanks: 312
Thanked 4,152 Times in 2,382 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 286 Post(s)
Rep Power: 12
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Default

Có những sự kiện măi cho đến hôm nay mới được phơi bày ra sự thật với đầy đủ chi tiết cho bà con người Việt, nhất là ở hải ngoại biết được. Cũng như tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng đă phải chờ đợi gần 50 năm mới dám bộc lộ ra sự thật về cuộc chiến ơ miền Nam VN trước kia qua cuốn sách "Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm" mà ông sẽ cho ra mắt vào Chủ nhật ngày 5/5/2024 ở Little Saigon, Nam California.
Vậy th́ chúng ta nên tin vào những ǵ mà các nhân chứng c̣n sống sót kể lại hay là những sách vở do các sử gia soạn ra theo quan điểm chính thức???
Hồ sơ bí mật về vụ ám sát T.T Kennedy năm 1963 dày gần 4,000 trang, nhưng khi được công bố ra cho dư luận th́ đă bị tẩy đen gần 800 trang v́ lư do "an ninh quốc gia". Cho nên không có ǵ lạ lẩm khi nghe tiến sĩ Hưng cho biết, Kissinger đă căn dặn chỉ được phép công bố sự thật trong cuốn sách của ông Hưng 30 năm sau khi kết thúc cuộc chiến!!!
trungthuc is_online_now   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06049 seconds with 15 queries