Trung Quốc ngang nhiên «lấn biển, chiếm đất» các nước láng giềng - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trung Quốc ngang nhiên «lấn biển, chiếm đất» các nước láng giềng
Theo như trong chính sách «bành trướng lănh thổ» của Trung Quốc đă sử dụng một cách có hiệu quả chiến thuật «vùng xám», bởi Bắc Kinh như một con sói nên ngang nhiên «lấn biển, chiếm đất» các nước láng giềng của Trung Quốc.

Bản đồ biên giới Bhutan, Trung Quốc và Ấn Độ. © wikipedia

Như một con sói, Trung Quốc tiến từng bước để mở rộng lănh thổ khi tạo ra những « vùng xám ». Nếu Đài Loan, Biển Đông đang là tâm điểm của mọi sự chú ư, th́ thế giới dường như quên rằng Trung Quốc cũng đang « lấn đất » sang nhiều nước láng giềng khác chẳng hạn như Bhutan.

Không chỉ ở Biển Đông, Trung Quốc đang gia tăng hiện diện ở những đỉnh núi phủ trắng tuyết trên dăy Himalaya. Bhutan – một vương quốc nhỏ bé chỉ có 800 ngàn dân, xứ sở của đạo Phật, nằm « kẹp » giữa hai đại cường hạt nhân là Trung Quốc và Ấn Độ, từ nhiều năm qua, giống như « đồng minh » Ấn Độ, cũng có tranh chấp lănh thổ với cường quốc láng giềng phương Bắc.

Khi Trung Quốc âm thầm đánh cắp đất đai của Bhutan

Theo tường thuật của báo Pháp Le Monde ngày 31/07/2017, mọi chuyện bắt đầu từ ngày 16/06/2017, binh sĩ Bhutan bất ngờ phát hiện nhiều nhóm lính Trung Quốc được trang bị các công cụ xây dựng đang hoàn tất một con đường dẫn đến đồn biên pḥng của Ấn Độ mà Bhutan cho là nằm trên vùng lănh thổ của ḿnh. Ấn Độ, đồng minh và là nước bảo hộ cho vương quốc Nam Á bé nhỏ, đă lập tức cho triển khai binh sĩ xô đẩy đối thủ Trung Quốc mà không dùng đến vũ khí nhằm tránh leo thang. Và căng thẳng đă xảy ra giữa hai nước khi Trung Quốc cho rằng Ấn Độ xâm nhập lănh thổ nước này.

Cũng theo Le Monde, nhân danh hiệp ước kư kết giữa Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh và Anh Quốc năm 1890, Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền vùng cao nguyên rộng 269 km vuông ở phía tây Bhutan. Vương quốc trên dăy Himalaya khẳng định ngược lại rằng hành động xâm nhập này của Trung Quốc đă vi phạm nhiều thỏa thuận được kư với Bắc Kinh kêu gọi hai nước tôn trọng lập trường trung lập tại vùng lănh thổ đang có tranh chấp trong khi chờ đợi giải quyết tranh chấp. Từ ba thập niên qua, 24 cuộc gặp đàm phán đă được tổ chức.

Trả lời phỏng vấn trang mạng Pháp Conflit, chuyên về địa chính trị, Helen Raleigh, nữ doanh nhân, nhà văn và tác giả nhiều tập sách, nêu rơ, « từ năm 2015, Trung Quốc đơn phương cho xây dựng ba ngôi làng nằm bên trong lănh thổ Bhutan được lịch sử công nhận. Gyalaphug mà Trung Quốc gọi là Jieluobu, là ngôi làng lớn nhất do Trung Quốc xây dựng ở vùng Beyul, biên giới phía đông bắc với Trung Quốc. Ngôi làng này là nơi trú ngụ của hàng trăm cư dân, được trang bị nhiều con lộ mới, năm tiền đồn quân sự hay cảnh sát và một căn cứ quân sự cũng nhiều thứ khác. »

Các h́nh ảnh vệ tinh do John Pollack thuộc trung tâm cố vấn Anh, Chatham House, và Damien Symon, hăng The Intel Lab thu thập hồi tháng 9/2023, được phân tích và công bố trên trên tạp chí The World Today (TWT) và được báo Bỉ Le Soir dẫn lại cho thấy quy mô các công tŕnh xây dựng của Trung Quốc tại hai thung lũng Jakarlung và Menchuma, gần biên giới với Trung Quốc, nằm trong vùng thung lũng Khenpajong, đông bắc của Bhutan. Khu vực này có một ư nghĩa quan trọng cả cho các phật tử Bhutan lẫn cho vương triều Wangchuck, ngự trị tại đây từ hơn 100 năm qua.

Trung Quốc muốn ǵ tại Bhutan ?

Theo trang Le Soir, vào lúc công luận quốc tế đều hướng vào cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga cũng như là xung đột dữ dội tại dải Gaza, Trung Quốc rơ ràng muốn tạo ra việc đă rồi nhằm gây áp lực với Bhutan.

Trên thực tế, Trung Quốc và Bhutan chưa thiết lập bang giao chính thức. Bản đồ đường biên giới chung giữa hai nước, dài hơn 470 km, đang bị phản đối do việc Trung Quốc đ̣i chủ quyền nhiều vùng lănh thổ. Từ năm 1984, hai nước tiến hành nhiều cuộc đàm phán về đường biên giới. Trong một thỏa thuận được đúc kết năm 1998, cả hai bên đă cam kết tôn trọng « nguyên trạng » trước năm 1959, thời điểm Trung Quốc trấn áp cuộc nổi dậy ở Tây Tạng. Thế nhưng, đến năm 2020, Trung Quốc lại đưa ra những đ̣i hỏi mới, và năm 2021, hai nước đă kư một tuyên bố ư định nhằm xử lư tranh chấp biên giới.

Tuy nhiên, bà Helen Raleigh, khi quan sát những diễn biến gần đây, nhận định, mục tiêu chiến lược thật sự trong việc chiếm đất của Trung Quốc không phải là Bhutan mà là Ấn Độ. « Trung Quốc đă đề nghị phục hồi cho Bhutan một số vùng nhất định mà Trung Quốc đang kiểm soát tại vùng Beyul để đổi lấy vùng lănh thổ xung quanh cao nguyên Doklam, một vùng lănh thổ sát cạnh với Ấn Độ. Trong tính toán của Trung Quốc, việc kiểm soát được cao nguyên Doklam sẽ giúp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chiếm một ưu thế quan trọng đối với quân đội Ấn Độ trong trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ có chiến tranh. Tuy nhiên, Bhutan đă bác bỏ đề nghị trao đổi lănh thổ của Trung Quốc chủ yếu là v́ họ cho rằng Bhutan có những đ̣i hỏi chính đáng về hai vùng lănh thổ này. »

Ấn Độ phản ứng ra sao ?

Ấn Độ theo dơi sát sao các hoạt động của Trung Quốc ở Bhutan. Cho đến hiện tại, Bhutan chưa có phản ứng công khai về những hoạt động xây dựng của Trung Quốc. Theo nhận định của John Pollack và Damien Symon trên TWT, « Trung Quốc hy vọng Bhutan sẽ có một nhân nhượng quan trọng khi nhượng lại những vùng đất bị Trung Quốc lấn chiếm cả ở thung lũng Jakarlung lẫn thung lũng kế cận Menchuma », để có được một thỏa thuận về đường phân định biên giới.

Tuy nhiên, nếu như một thỏa thuận như thế được thông qua có nguy cơ gây ra những căng thẳng mới trong khu vực. Bởi v́, cho đến hiện tại, Bhutan là quốc gia Nam Á duy nhất c̣n lại chưa rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Nhà phân tích Damien Symon, trả lời nhật báo Đức Die WElt qua thư điện tử giải thích : « Mọi thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan là rất tế nhị về mặt địa chính trị và có thể sẽ có những tác động trong khu vực. Chiến lược của Bhutan dường như nhắm đến việc đạt được một thỏa thuận ở phía bắc ».

Thỏa thuận này sẽ là một nhân nhượng lớn cho Trung Quốc, nhưng bảo đảm cho Bhutan điều mà họ mong muốn có được từ lâu : Có được một đường biên giới rạch ṛi với Trung Quốc, cho phép chấm dứt những cuộc xâm nhập vào lănh thổ nước này. Và thỏa thuận này c̣n có thể mở đường thiết lập bang giao chính thức giữa Bhutan và Trung Quốc, nhưng chúng cũng có nguy cơ làm suy yếu ảnh hưởng của Ấn Độ tại Bhutan, theo như đánh giá của ông Symon.

Đây chính là điều khiến New Delhi đặc biệt lo lắng. Trả lời tờ Conflit, bà Helen Raleigh giải thích : « Vương quốc Phật giáo nhỏ bé này là vùng đệm chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trong các năm 2020 và 2022, các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đă đối đầu nhau liên quan đến những tranh chấp biên giới. Binh sĩ Ấn Độ đă ra sức ngăn chặn Trung Quốc xây dựng các tuyến đường tại những vùng lănh thổ có tranh chấp giữa hai nước. Những cuộc đối đầu này, dù đă làm nhiều người bị thương và vài người thiệt mạng ở cả hai phía, nhưng vẫn không cản được Trung Quốc xây đường trong khu vực. Có thể nói rằng, Ấn Độ đă không t́m được công thức mầu nhiệm nào để đáp trả hiệu quả "chiến dịch vùng xám" của Trung Quốc. »

« Vùng xám » : Một chiến thuật hiệu quả của Trung Quốc

Vẫn theo nhận định của Helen Raleigh, trong chính sách « bành trướng lănh thổ », Bắc Kinh đă sử dụng một cách có hiệu quả chiến thuật « vùng xám ». « Chúng bao gồm những hành động cưỡng ép cho phép tránh được một cuộc xung đột vũ trang nhưng vượt quá khuôn khổ các hoạt động ngoại giao, kinh tế và nhiều hoạt động thông thường khác. Bằng cách thay đổi dần thế "nguyên trạng" của vùng và quốc tế, Bắc Kinh đă mở rộng được các đ̣i hỏi chủ quyền lănh thổ ở Biển Đông và trên dăy Himalaya gây thiệt hại cho các nước châu Á láng giềng mà không cần bắn một phát đạn nào cũng như là không phải mở chiến dịch quân sự. Đây cũng là những ǵ đang xảy ra cho Đài Loan hiện nay ! »

Trước những hành động này của Trung Quốc, giới quan sát lấy làm tiếc rằng cộng đồng quốc tế bất lực không thể làm được ǵ lớn lao như những ǵ xảy ra cho Philippines bất chấp tuyên bố của Ṭa án Trọng tài La Haye năm 2016. Trung Quốc không những phớt lờ phán quyết mà c̣n để quân đội PLA triển khai thường xuyên các hành động nguy hiểm trên không và trên biển ḥng ngăn chặn Mỹ và các đồng minh thực thi quyền « tự do lưu thông » ở Biển Đông.

Việc áp đặt trừng phạt kinh tế cũng sẽ không có tác dụng do rất nhiều nước, kể cả Mỹ cũng phụ thuộc kinh tế Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Trung Quốc có một thị trường nội địa bao la, do vậy, trừng phạt kinh tế Trung Quốc chỉ có thể phản tác dụng, gây tổn hại cho phương Tây nhiều hơn là Trung Quốc.

Cuối cùng, đối đầu quân sự cũng không là điều mong muốn. Một số nước tuy muốn cắt đứt liên hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng lại không mong muốn đối đầu với Trung Quốc, vốn dĩ cũng là một cường quốc hạt nhân có một quân đội hùng hậu và được trang bị tốt !

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 03-22-2024
Reputation: 67538


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,910
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	86.2 KB
ID:	2351071  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,755 Times in 10,165 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:40.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06951 seconds with 15 queries