Nếu bị "Chú Sam" bỏ rơi, liệu châu Âu sẽ xoay sở để tự bảo vệ như thế nào? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nếu bị "Chú Sam" bỏ rơi, liệu châu Âu sẽ xoay sở để tự bảo vệ như thế nào?
Sự hiếu chiến ngày càng hung tợn của Nga, t́nh h́nh chiến sự ngày càng xấu đi của Ukraine và khả năng ông Donald Trump sẽ trở lại Ṭa Bạch Ốc đă đưa châu Âu vào thời điểm được đánh giá là nguy hiểm nhất trong nhiều thập niên qua, như sự nhận định của nhiều giới quan sát thời sự.

Câu hỏi quan trọng bây giờ không chỉ là liệu Hoa Kỳ có bỏ rơi Ukraine hay không mà là Washington có "quăng cục lơ" châu Âu hay không. Liên minh châu Âu muốn lấp đầy khoảng trống từ sự vắng mặt của Mỹ để lại, sẽ đ̣i hỏi nhiều yếu tố tiên quyết hơn là chỉ có tăng mức chi tiêu về quốc pḥng.

Hệ thống pḥng thủ của châu Âu hiện đang thiếu những ǵ?
Trong một cuộc phỏng vấn của The Economist, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Đức ông Boris Pistorius nhấn mạnh rằng, hoạt động sản xuất vũ khí của châu Âu đang trên đà gia tăng "nhanh nhất, nếu có thể" và ông rất lạc quan khi nói rằng, châu Âu có thể lấp đầy tất cả khoảng trống mà phía Mỹ để lại. Nhưng không phải ai cũng nghĩ ra như vậy. Một giới chức Mỹ cho biết, nếu nguồn viện trợ Mỹ sẽ "bốc hơi hoàn toàn", Ukraine có thể sẽ bị thua trận và t́nh h́nh an ninh ở châu Âu sẽ trở nên hỗn loạn. Mối đe dọa này không chỉ là một cuộc xâm lược của Nga mà c̣n là các cuộc tấn công thách thức những giới hạn của Điều thứ 5, điều khoản trong hệ thống pḥng thủ chung của NATO.

Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Đan Mạch mới đây cũng cảnh cáo: "Không thể loại trừ ra khả năng trong ṿng ba đến năm năm sắp tới, Nga sẽ thách thức Điều khoản thứ 5 và tinh thần đoàn kết của NATO". Nh́n chung, mối lo ngại không phải là thời điểm mà là viễn cảnh châu Âu phải một ḿnh sẽ đối đầu với một nước Nga đang t́m cách phục hồi lại "đế chế Liên Xô" trước kia.

Châu Âu đă nghĩ đến t́nh cảnh éo le này trong nhiều năm qua. Vào năm 2019, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron, nói rằng các đồng minh cần "đánh giá lại thực tế của sức mạnh NATO dựa trên các cam kết của Hoa Kỳ". Ư tưởng về "quyền tự chủ về chiến lược quân sự" của châu Âu, từng chỉ được thúc đẩy bởi nước Pháp, đă được các nước khác lên tiếng đồng thuận. Chi tiêu cho việc pḥng bị quốc pḥng bắt đầu gia tăng sau khi Nga thực hiện cuộc xâm lược Ukraine lần đầu vào năm 2014. Năm đó, chỉ có ba thành viên NATO đáp ứng mục tiêu của liên minh là chi ra 2% GDP cho công cuộc quốc pḥng. Đến năm 2023, số quốc gia cho thực hiện tương tự đă lên đến 11. Năm nay (2024), ít nhất 18 trong 28 thành viên châu Âu của NATO đang kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Tổng số chi tiêu quốc pḥng của châu Âu sẽ đạt khoảng 380 tỷ USD, tương đương với nước Nga.

Một cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Đức (Ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)

Tuy nhiên, châu Âu nói chung sẽ c̣n mất nhiều năm nữa mới có thể tự bảo vệ trước một cuộc tấn công tương lai của Nga, nếu có xảy ra. Tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh 2023, các nhân vật đứng đầu khối NATO đă thông qua kế hoạch pḥng thủ toàn diện đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Giới chức NATO cho biết, việc chấn chỉnh nền quốc pḥng châu Âu đ̣i hỏi phải tăng các mục tiêu hiện có (và chưa được đáp ứng) về năng lực quân sự nói chung lcao hơn khoảng 1/3 so với mức hiện tại. Điều đó có nghĩa là châu Âu sẽ phải chi tiêu cho quốc pḥng nhiều hơn khoảng 50% so với hiện nay, tương đương 3% GDP. Hai thành viên châu Âu duy nhất của NATO hiện đạt được mức này là Ba Lan và Hy Lạp.

Tuy nhiên, dù có nhiều tiền hơn cũng vẫn chưa đủ đáp ứng với t́nh h́nh ngày một thay đổi. Hầu như tất cả quân đội của EU đang vật lộn để đạt được mục tiêu tuyển mộ binh sĩ. Quan trọng nữa là năng lực chiến đấu toàn diện. Một bài báo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute of Strategic Studies–IISS), một tổ chức tư vấn ở London, phát hiện ra rằng, con số tiểu đoàn tác chiến ở châu Âu hầu như đă không tăng kể từ năm 2015 (Pháp và Đức mỗi nước chỉ bổ sung thêm có 1 tiểu đoàn) hoặc thậm chí đă giảm ở Anh. Tại một hội nghị hồi năm 2023, một vị tướng Mỹ than thở rằng, hầu hết các nước châu Âu chỉ có thể điều động một lữ đoàn (gồm vài ngàn quân) với đầy đủ sức mạnh cần có.

Ngay cả khi có những đạo quân đủ khả năng tác chiến, châu Âu vẫn c̣n thiếu nhiều yếu tố cần thiết để có thể tham gia vào cuộc chiến mang lại hiệu quả trong một thời gian dài: Khả năng chỉ huy và kiểm soát t́nh h́nh (các sĩ quan tham mưu có thể điều hành Bộ tư lệnh tác chiến); t́nh báo và trinh sát (máy bay không người lái và vệ tinh); năng lực tiếp liệu hậu cần (vận tải hàng không); và đạn dược cung cấp lâu hơn một tuần lể.

Trong số các nước EU, chỉ có Ba Lan là tương đối đáp ứng yêu cầu này. Ba Lan sẽ chi ra 4% GDP cho công cuộc pḥng thủ trong năm 2024 và chi hơn một nửa trong ngân sách này vào các thiết bị quân sứ mới nhất, vượt xa mục tiêu là 20% của NATO. Họ đang cho mua một số lượng lớn xe tăng, trực thăng, pháo binh cở lớn và pháo binh tầm xa HIMARS. Dù vậy, dưới thời chính phủ trước đó, theo phân tích gia quân sự Konrad Muzyka, Ba Lan lại không có kế hoạch rơ ràng cho vấn đề pḥng thủ và hoàn toàn thờ ơ việc kiểm soát và bảo tŕ thiết bị quân sự. Dàn pháo binh HIMARS của Ba Lan có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 300 km nhưng vấn đề ở đây là họ thiếu các phương tiện t́nh báo để trợ giúp… Khi nh́n xa mục tiêu ở khoảng cách như vậy, họ phải dựa vào Hoa Kỳ để được giúp định vị mục tiêu.

Binh sĩ Mỹ trong cuộc tập trận DEFENDER Europe 20 tại Ba Lan (Ảnh: Maja Hitij/Getty Images)

Có tiền chưa chắc mua được tiên
Hơn 16 năm qua, một nhóm gồm 12 quốc gia châu Âu đă hùn tiền để mua và vận hành một phi đội gồm ba vận tải cơ tầm xa. Hồi tháng Giêng 2024, Đức, Hoà Lan, Romania và Tây Ban Nha đă hợp tác đặt mua 1,000 hỏa tiễn được sử dụng trong hệ thống pḥng không Patriot. Cách tiếp cận tương tự có thể được thực hiện ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn như vệ tinh thám sát.

Vấn đề là các nước có ngành kỹ nghệ quân sự lớn như Pháp, Đức, Ư và Tây Ban Nha thường không thống nhất được cách phân chia hợp đồng giữa các công ty chế tạo vũ khí trong khối EU. Một số ông lớn EU lại thường xuyên tranh căi nhau như mổ ḅ giữa việc xây dựng nền an ninh quốc gia với vấn đề an ninh của khối. Cụ thể, Pháp không hài ḷng với kế hoạch gần đây do Đức dẫn đầu, Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu (European Sky Shield Initiative–ESSI), trong đó có việc đề xuất 21 quốc gia châu Âu cùng nhau mua hệ thống pḥng không. Một trong những lư do khiến cho Paris không vui là ESSI dự kiến mua bệ phóng của Mỹ, Israel và Đức chứ không phải là của Pháp.

Do vậy, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng, châu Âu cần nên áp dụng "nền kinh tế thời chiến", ông nghị sĩ Pháp Benjamin Haddad (thuộc đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron) đáp trả lại ngay: "Không phải bằng cách mua thiết bị của Mỹ mà chúng ta có thể đạt được điều đó". Benjamin Haddad nhấn mạnh rằng, việc mua thiết bị Mỹ chẳng mang lại lợi lộc ǵ cho các công ty sản xuất vũ khí và nền quốc pḥng của châu Âu. Chưa hết, các quốc gia châu Âu thường có những ưu tiên thiết kế vũ khí khác nhau. Trong khi Pháp muốn chế tạo loại phi cơ phản lực có khả năng vận hành trên hàng không mẫu hạm và xe bọc thép nhẹ, Đức lại khoái loại phi cơ tầm xa và xe tăng hạng nặng.

Nói một cách tổng quát, quy mô những thay đổi về nền quốc pḥng đặt ra những câu hỏi lớn hơn về nhiều mặt: kinh tế, xă hội lẫn chính trị. Sự chấn chỉnh trong hệ thống quân đội Đức sẽ không thể được Quốc hội nước này duyệt chi nếu không cắt giảm các khoản chi tiêu khác của chính phủ hoặc xóa bỏ cái gọi là chính sách "khống chế nợ nần" ("debt brake"), và điều này đ̣i hỏi phải sửa đổi lại Hiến pháp. Ông Thierry Breton, Ủy viên phụ trách về quốc pḥng của EU, đề xuất ra một quỹ quốc pḥng trị giá 100 tỷ euro (108 tỷ USD) để thúc đẩy chế tao vũ khí. Thủ tướng Estonia, ông Kaja Kallas, được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các vị nguyên thủ quốc gia khác hậu thuẫn, đề xuất việc EU cần tài trợ cho các khoản chi tiêu quốc pḥng bằng khoản vay chung, giống như cách thức mà họ đă làm với quỹ phục hồi khi họ thiết lập ra trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vụ này lại gây ra nhiều sự tranh căi giữa các thành viên có khuynh hướng muốn "siết chặt hầu bao".

Khi rắn bị mất đầu
Trong lịch sử, Hoa Kỳ từng đưa ra cam kết mạnh mẻ, sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ cho các đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, điều ǵ xảy ra nếu Hoa Kỳ, đặc biệt dưới một người Tổng thống như ông Donald Trump, không mặn mà trong việc cứu châu Âu bằng vũ khí hạt nhân? Anh và Pháp đều có vũ khí hạt nhân nhưng họ chỉ có sở hữu 500 đầu đạn, so với 5,000 của Mỹ và gần 6,000 của Nga. Và ở đây không chỉ là vấn đề về số lượng.

Vũ khí hạt nhân của Vương quốc Anh được giao cho NATO phụ trách, nơi mà Nhóm Kế hoạch Hạt nhân (Nuclear Planning Group–NPG) có đầy đủ quyền định h́nh chính sách về cách vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng. Trong khi đó, Anh lại c̣n phụ thuộc vào Mỹ trong việc thiết kế đầu đạn và sử dụng nguồn hỏa tiễn chung được cất giữ ở phía bên kia Đại Tây Dương. Theo một đánh giá được công bố cách đây 10 năm, nếu Hoa Kỳ cắt đứt sự hợp tác, lực lượng hạt nhân của Anh "có thể chỉ tồn tại được tính bằng tháng chứ không phải bằng năm" do vấn đề bảo tŕ rất tốn kém và đ̣i hỏi kỵ thuật chuên môn sâu. Ngược lại, Pháp, nơi có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân, lại không tham gia vào nhóm NPG này!

Không phải tự nhiên mà mới đây, vào tháng Hai 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức ông Christian Lindner than thở trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, kêu gọi EU nên "suy nghĩ lại về các thỏa thuận về hạt nhân ở châu Âu". Ông cho biết, "Trong điều kiện chính trị và tài chính như thế nào th́ Paris và London mới sẵn sàng duy tŕ hoặc mở rộng khả năng chiến lược hạt nhân của họ để đối phó với các mối nguy hiểm tiềm tàng? Và ngược lại, chúng ta (nước Đức) đă sẵn sàng đóng góp ra những ǵ để cho Anh và Pháp 'xả hàng' hạt nhân để cứu châu Âu?"

Chuyên gia về quân sự Pháp ông Bruno Tertrais có viết trong một bài báo gần đây rằng, ư tưởng cho rằng Anh hoặc Pháp sẽ chia sẻ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân là điều chưa có tiền lệ nào. Ông c̣n nói thêm, sẽ không có khả năng Pháp đồng ư tham gia NPG hoặc giao lực lượng hạt nhân phóng từ trên không của họ cho NATO.

Một khi vắng mặt Hoa Kỳ, NATO như rắn bị mất đầu (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Một câu hỏi rất lớn nữa là, ai sẽ đứng ra chỉ huy NATO nếu không có Hoa Kỳ? NATO là một bộ máy quan liêu khổng lồ, với việc chi 3,3 tỷ euro hàng năm để vận hành mạng lưới các trụ sở bao gồm Tổng hành dinh tối cao lực lượng đồng minh ở Bỉ; 3 bộ chỉ huy hỗn hợp ở Mỹ, Hoà Lan và Ư; cùng một loạt các bộ Tư lệnh nhỏ hơn rải rác ở nhiều nơi.

Nếu Mỹ rút khỏi NATO, sẽ không có quốc gia nào ở châu Âu có đủ khả năng thay thế ngay lập tức. Họ thiếu vắng kinh nghiệm và hoàn toàn không có khả năng giám sát chiến tranh với cường độ cao. Ông Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, nhận định rằng, chỉ có Pháp, Anh hoặc Đức họa hoằn mới có thể có những sĩ quan có đủ khả năng lập kế hoạch tác chiến ở cấp sư đoàn và quân đoàn. Ngoài ra, lâu nay, Tổng Tư lệnh NATO luôn là người Mỹ. Điều này đă giúp ngăn các sự tranh chấp trong nội bộ châu Âu trong nhiều thập niên qua. Nếu Mỹ rút đi, một cuộc "nội chiến" giành chiếc ghế Tổng Tư lệnh NATO ở châu Âu không thể không có xảy ra.

Bất luận như thế nào, châu Âu cũng đang tính đến khả năng, dù rất thấp, việc "Chú Sam" sẽ không c̣n đóng vai người "bảo kê" về quốc pḥng. Người ta tiếp tục tranh luận gay gắt về việc châu Âu nên chuẩn bị như thế nào một khi không có mặt Mỹ. Ngày 14/2/2024, Tổng thư kư NATO ông Jens Stoltenberg (người Na Uy) nhắc lại một lời cảnh cáo mà ông từng nói ra nhiều lần: "EU không thể bảo vệ cho châu Âu".

Chỉ c̣n vài tháng nữa là hội nghị thượng đỉnh NATO, đánh dấu việc 75 năm ngày liên minh quân sự này được thành lập, sẽ được tổ chức ở Washington D.C. vào tháng Bảy 2024, châu Âu vẫn c̣n chưa trả lời chính xác được câu hỏi: Các thể chế chồng chéo EU đang ảnh hưởng như thế nào đến khả năng pḥng thủ của họ, đặc biệt một khi đôi giày boot Mỹ không c̣n nện cồm cộp trên đất châu Âu.

Theo SGN

trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Release: 03-22-2024
Reputation: 26500


Profile:
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,468
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	40.9 KB
ID:	2351089  
trungthuc_is_offline
Thanks: 311
Thanked 4,104 Times in 2,352 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 285 Post(s)
Rep Power: 12 trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Old 03-23-2024   #2
tcnt87
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 2,046
Thanks: 104
Thanked 54 Times in 44 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 20
tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4tcnt87 Reputation Uy Tín Level 4
Default

Thực sự Châu Âu chơi không đẹp với Mỹ từ trước đến giờ. Có bao giờ bạn kêu người ta làm security guard cho bạn mà người đó phải đóng góp tiền bạc, vật chất gấp nhiều lần hơn bạn không? thay v́ phải tră công cho người đó. Những nước ở Châu Âu đả tạo ra đồng EU để cạnh tranh với đồng USD của Mỹ và không lệ thuộc vào USD của Mỹ, nhưng lại đóng góp vào quỹ quốc pḥng của EU rất ít chỉ là 2% hàng năm. Bạn nghỉ sao?
tcnt87_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to tcnt87 For This Useful Post:
hoaghoatham (4 Weeks Ago)
Old 4 Weeks Ago   #3
hoaibao
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
hoaibao's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Posts: 4,223
Thanks: 319
Thanked 1,315 Times in 785 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 270 Post(s)
Rep Power: 19
hoaibao Reputation Uy Tín Level 6
hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6hoaibao Reputation Uy Tín Level 6
Default

Th́ bổn củ soạn lại, từ khi Mỹ xô Pháp ra khỏi VN, rồi đến việc Mỹ phản bội đồng minh VNCH, Mỹ đều làm một chiêu, ( cúp Vủ Khí, cúp nhiên liệu) Ukraine đă ḥa tấu bài quốc ca VNCH, Mỹ diển tuồng hạ viện, thượng viện choảng nhau, thêm nữa Mỹ c̣n chỉ thị cho Ukraine dừng bắn phá kho dầu của Nga, để Mỹ mua dầu, th́ bây giờ Ukraine phải đi theo vết lăn VNCH HU HU HU
hoaibao_is_offline   Reply With Quote
Old 4 Weeks Ago   #4
tlv
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 2,168
Thanks: 56
Thanked 435 Times in 280 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 106 Post(s)
Rep Power: 18
tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3tlv Reputation Uy Tín Level 3
Default

It is nothing free?????Hahaahah
tlv_is_offline   Reply With Quote
Old 4 Weeks Ago   #5
trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,468
Thanks: 311
Thanked 4,104 Times in 2,352 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 285 Post(s)
Rep Power: 12
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Default

Thật ra, chỉ đem ra bàn căi cho có chuyện mà thôi, mọi sự đă được giới siêu quyền lực sắp đặt từ trước, liệu có thành hay không th́ nên đọc lại câu châm ngôn này: VẠN SỰ TẠI NHÂN, THÀNH SỰ TẠI THIÊN ("Người tính không bằng Trời tính"). Liệu có đúng hay không, hạ hồi sẽ phân giải vậy!!
trungthuc_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:57.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08221 seconds with 15 queries