Mong sao đồng bào nước ta có thể tỉnh ngộ, tuyệt đối không một lần nữa quay lại con đường cũ! - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mong sao đồng bào nước ta có thể tỉnh ngộ, tuyệt đối không một lần nữa quay lại con đường cũ!
Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu B́nh đă nghiêm túc phê b́nh thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lănh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rơ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế th́ tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ư nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn c̣n lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ư nghĩa hiện thực.


1. Đề xuất và diễn biến của thuyết “Đảng trị”

Lê-nin sáng lập Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga, làm cách mạng bạo lực lật đổ chế độ đế quốc Sa hoàng, sáng lập thể chế “Đảng hóa Nhà nước”, Đảng-chính quyền-quân đội thống nhất cao độ với nhau, quyền lực của Đảng cao hơn tất cả.

Tôn Trung Sơn lănh đạo cách mạng Trung Quốc, sau mấy lần thất bại bèn “Học Nga làm thầy”, dẫn nhập thể chế “Đảng hóa Nhà nước” của Nga, đề xuất và bắt đầu thực thi thuyết “Đảng trị”. Tháng 1/1924, khi cải tổ Quốc Dân Đảng, ông giải thích: Tôi thấy Trung Quốc quá chia rẽ rối loạn, dân trí quá ấu trĩ, quốc dân không có tư tưởng chính trị đúng đắn, cho nên bèn chủ trương “Đảng trị”.

Ông chia quá tŕnh dựng nước làm 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính, và đề xuất trong thời kỳ huấn chính th́ “Đảng cao trên Nhà nước”.

Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch lợi dụng di sản chính trị của Tôn, phát triển thuyết “Đảng trị” và “Thuyết 3 giai đoạn” thành thể chế chính trị cực quyền, đi lên con đường chuyên chế độc tài. Tưởng thi hành “Một chủ nghĩa, một chính đảng, một lănh tụ”, yêu cầu quốc dân tuyệt đối trung thành với lănh tụ. Từ đó Quốc Dân Đảng chiếm giữ tất cả mọi quyền lực của nhà nước. “Đảng trị” trở thành luận điệu cơ bản của lư thuyết “Đảng hóa nhà nước”, khiến cho tiến tŕnh Hiến chính hóa Trung Quốc xuất hiện bước thụt lùi lớn.

2. Ảnh hưởng của tư tưởng “Đảng trị” đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tư tưởng “Đảng trị” có ảnh hưởng sâu xa đối với công tác trị Đảng, trị nước, trị quân đội của ĐCSTQ. Ngay từ thời kỳ mới lập căn cứ địa cách mạng, từng xuất hiện khuynh hướng sai lầm “Dùng Đảng thay cho chính quyền khu Xô viết”. Mao Trạch Đông nói về việc đó như sau: “Đảng có uy quyền cực lớn trong quần chúng, uy quyền của chính quyền th́ kém nhiều. Đó là do trong nhiều công tác, để thuận tiện, Đảng đă trực tiếp làm lấy, gạt chính quyền sang một bên. Chúng ta cần tránh cách làm sai lầm của Quốc Dân Đảng là đảng trực tiếp ra lệnh cho chính quyền.” Năm 1941 Đặng Tiểu B́nh viết bài phê phán thuyết “Đảng trị”: “Quan niệm ‘Đảng trị’ của một số đồng chí là biểu hiện cụ thể phản ánh truyền thống xấu của Quốc Dân Đảng vào trong Đảng ta… Chúng ta phản đối chuyên chính một đảng, lấy đảng trị nước của Quốc Dân Đảng.”

Nhưng những lời nói ấy không được toàn Đảng coi trọng. Tháng 9/1942, Trung ương ĐCSTQ ra “Quyết định về việc thống nhất sự lănh đạo của Đảng tại căn cứ địa chống Nhật và điều chỉnh mối quan hệ giữa các tổ chức”, quy định rơ ràng: “Cơ quan đại diện Trung ương (Trung ương cục, Phân cục) và Đảng ủy các cấp là cơ quan lănh đạo cao nhất ở các vùng, thống nhất lănh đạo công tác Đảng, chính, quân, dân ở các vùng.” Thể chế lănh đạo nhất nguyên hóa coi quyền lực của Đảng là cao nhất, tuy xuất phát trong thời kỳ kháng chiến nhưng vẫn tiếp tục thực thi trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và áp dụng tiếp cho tới cả thời kỳ sau.

Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, đảng cách mạng trở thành đảng nắm chính quyền, lẽ ra nên kiện toàn pháp chế, đi lên con đường dùng pháp luật để trị nước. Thế nhưng quan niệm “Đảng trị” h́nh thành trong ban lănh đạo cao nhất chẳng những không được khắc phục mà lại c̣n được tăng cường. Sau các phong trào chống phái hữu năm 1957 và hội nghị Tư pháp toàn quốc lần 4 năm 1958, các cơ quan tư pháp nhấn mạnh sự “lănh đạo tuyệt đối” của Đảng, càng khiến cho “Đảng hóa Nhà nước” trở thành chuẩn mực. Biểu hiện tập trung nhất là bài nói ngày 24/8/1958 của Mao Trạch Đông:

“Không thể dựa pháp luật để trị đa số người … Chúng ta chủ yếu phải dựa vào nghị quyết, họp hành, mỗi năm họp 4 lần, không thể dựa vào luật dân sự và h́nh sự để giữ trật tự xă hội. Mỗi nghị quyết của chúng ta đều là pháp luật…” “Cần nhân trị, không cần pháp trị. Mỗi bài xă luận của Nhân dân Nhật báo đều đ̣i hỏi cả nước phải thực thi, hà tất cần đến luật pháp ǵ?”

Lưu Thiếu Kỳ cũng nói:

“Rốt cuộc nhân trị hay pháp trị? Xem ra trên thực tể phải dựa vào con người, pháp luật chỉ dùng để tham khảo. Nghị quyết của Đảng tức là pháp luật.”

Những chủ trương trên là biểu hiện cực đoan của thuyết “Đảng trị”, làm cho quyền lực của Đảng bành trướng vô hạn, tùy tiện hủy bỏ pháp chế, cuối cùng dẫn đến lạm dụng chuyên chính, không ngừng thanh trừng chính trị, đất nước không được một ngày yên b́nh, hàng triệu dân bị thiệt hại.


3. Sự vận hành thực tế của thuyết “Đảng trị”

“Đảng trị” không phải là chủ trương của cá nhân Mao Trạch Đông, mà là nhận thức chung của ban lănh đạo cấp cao trong Đảng, nó được vận hành như sau:

Đảng cầm quyền không chịu sự ràng buộc của pháp luật.
Năm 1955 Lưu Thiếu Kỳ nhiều lần chỉ thị: “Pháp luật của chúng ta không phải để tự ràng buộc chúng ta mà là để ràng buộc kẻ địch, đả kích và tiêu diệt chúng…Pháp luật không được trói chân buộc tay nhân dân, nếu điều luật nào như thế th́ phải hủy bỏ.” Quan điểm này rơ ràng đặt Đảng cầm quyền lên trên pháp luật, khác xa ư tưởng “Đảng cầm quyền phải hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật” .

Cơ quan pháp luật phải do Đảng nắm, dùng làm công cụ thuần phục của Đảng.
Tháng 7/1955, Lưu Thiếu Kỳ nói:

“Đảng ủy quyết định bắt ai th́ Viện Kiểm sát phải nhắm mắt đóng dấu phê chuẩn. Làm như thế có thể có sai, điều này có thể nói rơ trong Đảng nhưng đối với bên ngoài th́ Viện Kiểm sát phải đứng ra chịu trách nhiệm… Nếu Viện Kiểm sát không làm cái mộc đỡ tên cho Đảng th́ các nhân sĩ dân chủ sẽ lợi dụng điểm đó để chống Đảng, kết quả coi như Viện Kiểm sát chống Đảng….”

Tháng 9/1955, Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh nói:

Công an, Kiểm sát, Ṭa án đều là công cụ của Đảng, nhằm bảo vệ CNXH, trấn áp kẻ địch. Nhưng Hiến pháp lại quy định ‘Ṭa án nhân dân độc lập xét xử, chỉ phục tùng pháp luật… Viện Kiểm sát các cấp độc lập hành xử quyền kiểm sát’. Nếu Viện Kiểm sát, Ṭa án dùng pháp luật để chống lại sự lănh đạo của Đảng th́ như thế là sai.

Tháng 9/1957, La Thụy Khanh phê b́nh:

“Một số cơ quan tư pháp, kiểm sát, ṭa án nhấn mạnh tư pháp độc lập, lănh đạo theo ngành dọc, không nghe lời Đảng ủy.”

Báo cáo t́nh h́nh hội nghị tư pháp toàn quốc (6/1958) do tổ Đảng Ṭa án tối cao tŕnh TƯ Đảng nhấn mạnh: Ṭa án phải tuyệt đối phục tùng sự lănh đạo của Đảng.

Những tài liệu kể trên cho thấy ban lănh đạo Đảng cầm quyền nhất trí cho rằng các cơ quan công an, kiểm sát, ṭa án đều là công cụ do Đảng trực tiếp nắm và dùng để trấn áp các thế lực khác… Cái gọi là “xét xử độc lập” quy định trong Hiến pháp chỉ là để tuyên truyền ra ngoài. Trong thực tế vận hành nội bộ th́ căn bản không thừa nhận xét xử độc lập, ai chủ trương xét xử độc lập theo quy định của Hiến pháp th́ người đó là kẻ chống Đảng. Có thể thấy trong Đảng đă h́nh thành một quy tắc ngầm không công bố ra ngoài nhưng lại có sức ràng buộc cưỡng chế. Đây là cách vận hành điển h́nh của thể chế “Đảng trị” hoặc “Đảng hóa Nhà nước”.

Hậu quả của thể chế đó là trong phong trào chống phái hữu, nhiều cán bộ các cơ quan kiểm sát và ṭa án bị thanh trừng, toàn bộ tổ Đảng Bộ Tư pháp bị coi là “Tập đoàn chống Đảng”. Đến “Cách mạng Văn hóa” th́ bộ sậu chủ tŕ công tác pháp lư như Bành Chân, La Thụy Khanh, và các lănh đạo cấp cao như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu B́nh đều bị đánh đổ.

Pháp luật kém hoàn thiện th́ càng thuận tiện.
Tháng 3/1956, Bành Chân nói tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc:

Pháp luật của chúng ta hiện nay rất không hoàn thiện, mọi người nói như thế rất phiền hà, nhưng cũng có chỗ thuận tiện. Khi xét xử vụ án, chúng ta chỉ cần đứng vững lập trường giai cấp, dựa vào chính sách, căn cứ theo lợi ích giai cấp giải quyết là được.

Sau khi Mao Trạch Đông nói “Không thể dựa vào luật dân sự, h́nh sự để giữ trật tự xă hội” (8/1958), Bành Chân, tổ trưởng Tổ Chính pháp trung ương nhanh chóng viết báo cáo lên Chủ tịch Mao và Trung ương Đảng, tŕnh bày rơ: “(Hiện nay) đă không cần thiết làm các bộ Luật H́nh sự, Luật Dân sự và Luật Tố tụng nữa”. Sau đó các nơi tùy tiện bắt người và xét xử, bỏ qua mọi tŕnh tự pháp luật. Đến “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 th́ chính Bành Chân cũng bị bỏ tù.

Ba cơ quan công an, kiểm sát, tư pháp hợp nhất làm việc.
Tháng 11/1960, TƯ Đảng ra văn bản quyết định:

– Bộ Công an, Ṭa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao hợp nhất làm việc. Đối ngoại vẫn không thay đổi tên gọi 3 cơ quan này, giữ 3 biển tên cơ quan, 3 cổng vào cơ quan. Đối nội th́ Tổ Đảng Bộ Công an lănh đạo toàn bộ, Ṭa án và Viện Kiểm sát mỗi cơ quan cử một người vào Tổ Đảng Bộ Công an để tăng cường liên hệ.

– Sau khi 3 cơ quan hợp nhất làm việc, Ṭa Tối cao giữ lại 20-30 người, Viện Kiểm sát khoảng 50 người, mỗi cơ quan có một pḥng làm việc để xử lư công tác nghiệp vụ.

Về thực chất như vậy là gộp Ṭa Tối cao và Viện Kiểm sát vào Bộ Công an, triệt để thực hiện “nhất nguyên hóa’ công tác chính pháp, hoàn toàn hủy bỏ sự giám sát và chế ước của Ṭa án và Viện Kiểm sát đối với cơ quan công an.

Sau khi 3 cơ quan công an, kiểm sát, ṭa án cấp trung ương đă hợp nhất, 3 cơ quan này ở các địa phương cũng hợp nhất theo, cả nước hủy bỏ thể chế cũ, chuyển thành “Bộ Chính pháp” hoặc “Bộ Công an chính pháp”. V́ thế đă xuất hiện t́nh trạng: lănh đạo Đảng, chính quyền các cấp dẫn đầu cán bộ, cảnh sát ngành chính pháp mang theo giấy phép bắt người khống và phán quyết khống xuống các địa phương tùy ư bắt giữ người; thậm chí không mở phiên ṭa xét xử, ghi họ tên và tội danh người bị bắt và h́nh phạt lên tờ phán quyết khống là xong. “Đảng trị” đi tới mức kinh khủng như vậy.


4. Điều chỉnh và suy ngẫm sau khi xảy ra các tai họa

Trong phong trào Đại nhảy vọt bắt đầu năm 1958, cả nước tràn ngập làn gió cộng sản, làn gió phù phiếm, làn gió chỉ huy một cách mù quáng, làn gió đặc biệt của cán bộ và làn gió cưỡng bức mệnh lệnh. Hậu quả là đă đem lại tai họa chưa từng có, khiến cho mấy chục triệu nông dân bị chết đói. Để áp chế sự phản kháng của dân chúng, lănh đạo lại lạm dụng công cụ chuyên chính, coi những người dân vô tội có ca thán về các khuyết điểm của chính quyền hoặc v́ đói mà trộm cắp lương thực thực phẩm là đối tượng chuyên chính, bừa băi bắt giam hoặc bắn bỏ họ, khiến cho tai họa càng thêm trầm trọng.

Những người bị cho là kẻ phản bội bị trét mực và phải đứng nghe chửi mắng. Các tấm bảng công bố danh tính và tội phạm của họ. Ảnh: GEO Epoche

Tin tức về thảm họa kể trên cuối cùng đă vượt qua mọi tầng phong tỏa, được phản ánh tới ban lănh đạo cấp cao, khiến họ dần dần b́nh tĩnh xem xét. Vào khoảng từ năm 1961 trở đi, một số nhà lănh đạo bắt đầu phát biểu những suy nghĩ lại về t́nh h́nh trước mắt.

Tháng 6/1961, tại cuộc họp ba cơ quan công an-kiểm sát-ṭa án cấp trung ương, đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tạ Phú Trị nói:

“Mấy năm nay công an có khuyết điểm là với tay dài quá, xử lư cả một số việc không thuộc lĩnh vực của công an. Tay của kiểm sát và ṭa án th́ lại ngắn quá. Cần phải thay đổi t́nh trạng này.”

Tại hội nghị mở rộng tổ Đảng Bộ Công an (7/1961) ông lại nói:

“Mấy năm nay ba cơ quan công an-kiểm sát-ṭa án làm rối loạn chức trách của ḿnh. Cấp dưới có người nói ‘Công an đă cộng mất tài sản của kiểm sát và ṭa án’. Ba cơ quan chính pháp [công an-kiểm sát-ṭa án] cấp trung ương lập một Tổ Đảng, một cơ quan – đây là cách làm đơn giản hóa, chưa qua điều tra nghiên cứu… Không thể thổi ‘gió cộng sản’, không thể coi kiểm sát và ṭa án là công cụ phụ trợ. Một số cách làm trước đây là sai, nay cần sửa lại.”

Người tái suy ngẫm tương đối thấu triệt là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Tại Đại hội bảy ngh́n người (1/1962), khi phân tích khó khăn lớn và nguyên nhân xảy ra tai họa, ông đưa ra nhận định “3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa”. Tháng 5 năm đó, khi tổng kết công tác chính pháp thời gian từ năm 1958 trở lại, ông nói:

“Bài học kinh nghiệm chung của công tác chính pháp mấy năm nay là làm lẫn lộn hai loại mâu thuẫn có tính chất khác nhau, chủ yếu là nhầm ta thành địch, diện đả kích quá rộng… Có cán bộ Đảng và chính quyền tùy tiện duyệt bắt người, bỏ qua cơ quan công an và kiểm sát. Thậm chí có công xă, nhà máy, công trường cũng tùy tiện bắt người… Dùng biện pháp chuyên chính với địch để xử lư vấn đề của người ḿnh, của nhân dân lao động là một sai lầm căn bản.’

Ông cũng nói:

“Ṭa án xét xử độc lập là đúng, Hiến pháp quy định thế. Đảng ủy và chính quyền không nên can thiệp các vụ án do Ṭa xét xử … Không nên nói cơ quan chính pháp phải tuyệt đối phục tùng sự lănh đạo của Đảng ủy các cấp. Nếu quyết định của Đảng ủy không nhất trí với pháp luật và chính sách của Trung ương th́ nên phục tùng pháp luật, phục tùng chính sách của Trung ương.”

Lưu Thiếu Kỳ vốn là người đưa ra “Thuyết Công cụ thuần phục”, nhấn mạnh “Ṭa án phải tuyệt đối phục tùng sự lănh đạo của Đảng, trở thành công cụ thuần phục của Đảng”. Nhưng ông có ưu điểm lớn nhất là dám dũng cảm nhận sai lầm. Sự thay đổi nhận thức của ông về vấn đề cơ quan chính pháp phải phục tùng pháp luật, trên mức độ nhất định đă làm lung lay hệ thống “Đảng trị”, ươm mầm cho tai vạ sau này ông bị đánh đổ.


5. Có thể không giẫm lên vết xe đổ được chăng

Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ và hăm hại tới chết là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử nước CHND Trung Hoa. Thực ra có tới hàng chục triệu vụ tương tự. Trong “Cách mạng Văn hóa” từng xảy ra vụ “Đảng Nhân dân Nội Mông Cổ” liên quan tới số người đông nhất. Số liệu của Viện Kiểm sát Tối cao cho biết: Trong vụ án oan này có 346 ngh́n cán bộ và quần chúng ở Khu tự trị Nội Mông Cổ bị vu cáo, hăm hại, 16.222 người bị hăm hại tới chết.

Nếu thống kê toàn bộ các vụ án oan sai tương tự th́ cả Trung Quốc có biết bao người từng chết thảm dưới lưỡi dao “chuyên chính với kẻ địch”.

Có thể nói những vụ án oan sai đó là do các sai lầm ngẫu nhiên gây ra chăng? Trên thực tế, đây là kết quả tất nhiên của thể chế “Đảng trị”.

Mỗi khi nhớ lại số phận của các vị tiên liệt Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Trương Chí Tân v.v…, người viết bài này dường như nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của vô số oan hồn và bất giác nghĩ đến một câu thiên cổ tuyệt xướng trong bài “A Pḥng cung phú” của nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường:

“Người Tần không kịp tự thương cho ḿnh mà đời người sau than thở cho họ. Người đời sau than thở cho họ mà không biết lấy đó làm gương, khiến người đời sau nữa lại phải than thở cho người đời sau nữa.”

[theo lời dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê. Nguyên văn âm Hán-Việt: “Tần nhân vô hạ tự ai nhi hậu nhân ai chi, hậu nhân ai chi nhi bất giám chi, diệc sử hậu nhân phục ai hậu nhân dă.”]

Mong sao đồng bào nước ta có thể tỉnh ngộ, tuyệt đối không một lần nữa quay lại con đường cũ!

Nguyễn Hải Hoành tóm dịch

Bài gốc: 于一夫: “以党治国”面面观 2010年第7期 炎黄春秋杂志
Tác giả: Vu Nhất Phu

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 07-06-2019
Reputation: 74870


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,001
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	trongtap (1).jpg
Views:	0
Size:	50.9 KB
ID:	1413634   Click image for larger version

Name:	trongtap (2).jpg
Views:	0
Size:	66.5 KB
ID:	1413635   Click image for larger version

Name:	trongtap (3).jpg
Views:	0
Size:	96.9 KB
ID:	1413636   Click image for larger version

Name:	trongtap (4).jpg
Views:	0
Size:	53.3 KB
ID:	1413637  

Gibbs_is_offline
Thanks: 24,954
Thanked 15,563 Times in 6,669 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:46.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12286 seconds with 15 queries