Vụ xài thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng, 'ôm' nợ 8,8 tỉ đồng: Con số 8,8 tỉ đồng ở đâu ra? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Vụ xài thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng, 'ôm' nợ 8,8 tỉ đồng: Con số 8,8 tỉ đồng ở đâu ra?
Một khách hàng xài thẻ tín dụng của Eximbank phát sinh dư nợ 8,5 triệu đồng nhưng không thanh toán, 11 năm sau dư nợ thẻ tín dụng được ngân hàng thông báo lên gấp cả ngàn lần, vì sao?

Khách hàng P.H.A có mở thẻ Master Card tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh ngày 23-3-2013 với hạn mức 10 triệu đồng. Thẻ tín dụng này phát sinh 2 giao dịch tổng cộng 8,5 triệu đồng nhưng khách hàng chưa thanh toán.

Từ ngày 14-9-2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm.

Tổng số tiền chủ thẻ này phải thanh toán gồm gốc và lãi tạm tính đến ngày 31-10-2023 là hơn 8,8 tỉ đồng.

Theo Eximbank, về phương thức tính lãi, phí là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15-3-2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng (quy định về phí, lãi được quy định rõ trong Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ đã được đăng tải công khai trên website của Eximbank).

Thông tin dư nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên tới 8,8 tỉ đồng sau 11 năm thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là những người đang sử dụng thẻ tín dụng.

Vậy mức lãi suất mà Eximbank áp dụng với khách hàng P.H.A là bao nhiêu và công thức tính thế nào để ra con số 8,8 tỉ đồng?

Tìm hiểu của Báo Người Lao Động, lãi suất thẻ tín dụng Eximbank công bố là 33%/năm. Do thẻ tín dụng thường sao kê hàng tháng, nên tiền lãi sẽ được tính hàng tháng theo công thức: Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ thẻ x 33%/365 (ngày) x số ngày phát sinh giao dịch.

Đồng thời, mỗi tháng không chỉ tiền lãi mà khoản dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng sẽ còn tính thêm các khoản phí phạt chậm trả, phí SMS Banking…

Các khoản lãi và phí này sẽ trở thành số dư cuối kỳ. Đến tháng tiếp theo, số dư cuối kỳ này tiếp tục được tính theo công thức cũ. Hàng năm sẽ có thêm phí thường niên cũng cộng dồn vào dư nợ hiện tại rồi tiếp tục tính lãi…



Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động cách tính gốc, lãi và lãi phạt hàng tháng của khoản dư nợ 8,5 triệu đồng thẻ tín dụng, sau khoảng 11 năm, dư nợ gốc và lãi lên hơn 8,8 tỉ đồng. Lãi suất cố định 33%/năm nhưng sẽ cộng thêm các khoản phí phạt, phí thường niên... có thể được cộng dồn vào dư nợ gốc và lãi hàng tháng (thẻ tín dụng sao kê hàng tháng), từ đó dư nợ tiếp tục tăng lên hàng năm.

"Lãi suất thẻ tín dụng được sao kê hàng tháng và tính lãi hàng tháng. Nếu khách hàng thanh toán đúng hạn trong thời gian miễn lãi 45-55 ngày thì không phát sinh lãi, phí. Nhưng sau thời gian này, ngoài lãi suất thẻ tín dụng sẽ thêm các khoản phí, lãi phạt khác cộng dồn theo năm sẽ lên con số rất lớn. Trường hợp này gọi là lãi kép. Lãi kép áp dụng đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc đầu tư chứng khoán nếu thuận lợi sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn. Nhưng áp dụng với một khoản vay tiêu dùng như nợ thẻ tín dụng thì sẽ rủi ro nếu không thanh toán đúng hạn", một chuyên gia tài chính phân tích.

Cũng với cách tính như trường hợp trên, ở đây là bảng minh họa một khoản dư nợ thẻ tín dụng khác có số dư 15 triệu đồng ban đầu, lãi suất cố định 33%/năm và phí phạt hàng tháng khoảng 5%/năm. Nếu chủ thẻ không thanh toán đúng hạn, năm đầu tiên gốc và lãi sẽ khoảng 34,8 triệu đồng nhưng với cách tính lãi kép, tổng dư nợ gốc và lãi, phí các loại cần phải thanh toá vào năm thứ 7 sẽ lên tới... 5,45 tỉ đồng.

Liên quan đến vụ việc giữa Eximbank và khách hàng P.H.A, thông tin mới nhất từ khách hàng này khi trả lời Báo Người Lao Động là ông khẳng định "bản thân là bị hại khi không tiêu 8,5 triệu đồng trong thẻ tín dụng".

Phía Eximbank cho biết đang tiếp tục làm việc, phối hợp với khách hàng để có phương án hỗ trợ khách hàng xử lý nợ. Tính đến thời điểm hiện tại, Eximbank chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ khách hàng.

VietBF@ Sưu tập

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 03-15-2024
Reputation: 7473


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 43,511
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2024-03-15 at 07.37.14.jpg
Views:	0
Size:	96.9 KB
ID:	2348021  
Cupcake01_is_offline
Thanks: 39
Thanked 3,295 Times in 2,855 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 9 Post(s)
Rep Power: 48 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5
Old 03-17-2024   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,935
Thanks: 24,946
Thanked 15,556 Times in 6,664 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Võ Xuân Sơn: Phạt chậm trả tiền nợ thẻ tín dụng
Câu chuyện sử dụng thẻ tín dụng “quên” trả tiền sau 11 năm phải trả hơn 1000 lần số nợ gốc đang rất ồn ào. Nhiều người cho rằng ngân hàng Eximbank đã có vấn đề về đạo đức kinh doanh trong việc này.
Việc Eximbank có vấn đề về đạo đức kinh doanh hay không thì tôi không bàn vì tôi không biết cụ thể trường hợp này. Eximbank liên quan đến một câu chuyện buồn của tôi.
Hồi dịch, tôi lên Đà Lạt ở. Càng về sau, việc đi lại giữa Sài Gòn và Đà Lạt càng khó khăn. VCB đã tích cực hỗ trợ chúng tôi, đồng ý cho chúng tôi sử dụng các phương tiện mạng để gởi ủy nhiệm chi, nhưng do phải chi nhiều khoản, như hỗ trợ nhân viên, rồi lại mua rau và các thực phẩm khác gởi về Sài Gòn, thời gian lại dài hơn dự kiến rất nhiều, tài khoản công ty và tài khoản cá nhân của tôi ở VCB đã cạn.
Trong khi đó thì Eximbank không chấp nhận cho chúng tôi làm như ở VCB. Tình hình quá khó khăn. Về việc mua rau, sau này là làm oxy, tôi đã kêu gọi trên mạng, và được mọi người ủng hộ. Nhưng còn khoản chi cho công ty tôi đâu có thể nhờ ai. Vậy là tôi thử một cách, là viết ủy nhiệm chi, ký và đóng dấu sẵn, rồi gởi về Sài Gòn trong các thùng rau, thịt.
Lần đầu, tôi chỉ gởi thử ủy nhiệm chi với số tiền nhỏ trong một cái thùng. Một câu chuyện đau lòng khác đã xảy ra. Những thùng hàng đó đã không đến được tay người nhận. Theo lời kể thì anh lái xe đã phải liều mình giành giật mới giữ lại được một cái thùng của tôi. May mắn, đó chính là cái thùng có ủy nhiệm chi ký và đóng dấu sẵn. Sau đó, tôi đã không dám mạo hiểm gởi tiếp. Cho nên, mặc dù có tiền, nhưng vẫn không thể lấy ra để xài được.
Trong khi đó thì nguyên bộ chìa khóa nhà tôi bị mất trong một thùng khác. Tôi định gởi chìa khóa về để nhờ nhân viên vô nhà lấy số tiền mặt dự phòng ở nhà để chi xài trong dịch. Sau đó, tôi đã phải kiên quyết về lại Sài Gòn, chấp nhận nguy cơ phải lang thang hoặc bị bắt cách ly tập trung, khi Lâm Đồng chỉ được ra mà không được vô lại, còn Sài Gòn thì không cho vô.
***
Nhân đây, tôi kể câu chuyện của mình liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và bị quá hạn.
Hồi đó, do bệnh viện tôi mở tài khoản trả lương cho chúng tôi ở VCB, nên sau này, tôi thường mở tài khoản và dùng thẻ của VCB. Tuy nhiên, có lẽ do quan hệ của tôi với VCB khá tốt, nên các thẻ tín dụng của tôi mở ở ngân hàng này đều có mệnh giá khá lớn, dù chỉ là tín chấp. Để tránh bị mất tiền nếu có kẻ hack thẻ của mình, tôi muốn mở một thẻ tín dụng có mệnh giá thấp, để sử dụng giao dịch qua mạng.
Khi ấy, có một bệnh nhân của tôi, là giám đốc một chi nhánh của một ngân hàng khác. Anh này ngoài chuyện khám bệnh, lại rất tích cực chào mời tôi bằng cách cho nhân viên đến tận phòng khám, mở một thẻ tín dụng Master mệnh giá 20 triệu đồng theo ý của tôi.
Ở VCB, tôi thanh toán tiền xài thẻ tín dụng tự động. Do vậy, tôi mở một tài khoản ở ngân hàng đó, chuyển vô một số tiền, làm tài khoản thanh toán tự động, để tránh quên thanh toán. Lâu lâu tôi mở ra kiểm tra, nếu tài khoản thanh toán cạn tiền, thì tôi lại rót thêm vô.
Một thời gian sau, anh bệnh nhân của tôi nghỉ không làm ở ngân hàng đó nữa. Sau đó vài tháng, một hôm, tôi thấy cái tin nhắn ngân hàng gởi cho tôi liên quan đến thẻ tín dụng mấy bữa trước đó có gì lạ lạ. Sau khi xem kỹ, và nhờ bà xã xem lại, thì ra là do tài khoản của tôi không đủ tiền, nên số tiền xài thẻ tín dụng của tôi tháng đó trả chưa hết, còn lại hơn 1 triệu đồng.
Tôi chuyển tiền vô tài khoản. Mấy hôm sau vẫn không thấy trừ số tiền còn lại. Tôi ra ngân hàng để hỏi. Lúc ấy tôi mới té ngửa. Mặc dù tôi thiếu nợ có hơn 1 triệu đồng (khoảng 1,1 hay 1,2 triệu gì đó), và mới thiếu nợ có vài hôm, nhưng số tiền phạt áp dụng trên toàn bộ số tiền tôi xài trong tháng đó (khoảng gần 20 triệu đồng), và được tính từ đầu tháng hay từ thời điểm tôi xài thẻ (lâu rồi tôi nhớ không chính xác chi tiết này), và tính đến ngày tôi ra ngân hàng (chứ không phải ngày tôi nạp tiền vô tài khoản).
Và tổng số tiền tôi phải nộp phạt và trả nợ là hơn 3 triệu. Gần gấp 3 lần số tiền thiếu, và mới chỉ thiếu khoảng 1 tuần. Trong quá trình làm việc xung quanh vụ đó, tôi có cảm giác ngân hàng giăng sẵn các điều khoản, rồi ngồi chờ tôi mắc lỗi trong thanh toán tiền xài thẻ tín dụng để phạt.
Trong khi đó, chỉ vì khoản tiền mà họ cho mượn không tính lãi (dù có tính phí, và phí khá cao, thường là cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường), mà cũng chỉ thỉnh thoảng tôi mới mượn (xài thẻ tín dụng của họ để thanh toán tiền mua đồ qua mạng), tôi đã phải giam một khoản tiền lớn hơn số tiền tôi mượn của họ trong cái tài khoản dùng để trả tự động, để tránh bị phạt vì quên. Mặc dù vậy, chỉ cần một sơ sót nhỏ, là họ chặt mình liền. 3 triệu đồng không lớn, nhưng nó làm cho tôi ngộ ra nhiều điều.
Tôi đã rất kiên quyết đóng cái thẻ tín dụng và cả tài khoản ngân hàng đó lại, mặc dù việc đó không dễ dàng gì. Đến đó thì tôi nhận ra họ là ai.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-17-2024   #3
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,935
Thanks: 24,946
Thanked 15,556 Times in 6,664 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Võ Xuân Sơn: Lãi suất và ngân hàng
Dư luận bàn tán về việc một người nợ thẻ tín dụng gần 8,5 triệu đồng, sau 11 năm lên thành hơn 8,8 tỉ đồng. Hầu hết đều cho là vô lý. Có người tính ra, lãi suất khoảng 65% một năm. Và cho đó là điều rất vô lý.
Có vô lý thật không?
Thực ra, chúng ta bàn luận đều dựa trên suy nghĩ, ngân hàng là người giúp chúng ta, ngân hàng là bạn chúng ta, ngân hàng là người luôn giữ vững các cam kết, ngân hàng luôn trung thực với chúng ta... Nhưng trên thực tế, ngân hàng có phải như vậy hay không, lại là chuyện khác.
Hồi cuối 2009, đầu 2010, chúng tôi quyết định mua một chiếc xe cấp cứu. Do chưa xác định được chính xác số tiền cần thiết cho việc xây dựng một phòng khám mới, nên chúng tôi quyết định vay ngân hàng khoản tiền mua xe cấp cứu này. Ngân hàng Techcombank đã ký hợp đồng với chúng tôi và phát hành văn bản đồng ý cho vay. Chúng tôi đã đóng tiền đối ứng. Salon xe đã đi làm đăng ký xe và được cấp biển số.
Khi ấy, do biến động lãi suất, Techcombank tự ý xé hợp đồng mới ký cách đó khoảng 10 ngày, đòi chúng tôi phải ký lại hợp đồng với mức lãi suất cao hơn mới cho vay. Lúc ấy, tôi cảm thấy rất uất ức, vì sự tráo trở của ngân hàng Techcombank, và việc họ chỉ vì vài đồng lãi suất mà coi thường ngay cả chữ ký của họ trong hợp đồng với chúng tôi.
Nhưng rồi thời gian trôi qua, tôi dần hiểu, ngân hàng thì cũng chỉ là nơi người ta dùng tiền để kinh doanh. Lợi nhuận vẫn là thứ mà họ nhắm đến. Khi kinh doanh thì cũng có người đàng hoàng, có người chỉ biết tiền mà vô liêm sỉ, giống như trường hợp ngân hàng Techcombank đối với chúng tôi. Họ cũng tìm mọi cách để họ được lợi mà thôi.
Bạn cứ thử vay tiền ngân hàng đi, để mua xe chẳng hạn. Họ đưa ra mức lãi suất 12% một năm chẳng hạn. Rồi họ tính với bạn mỗi tháng bạn phải trả 1% lãi suất. Nhưng nếu bạn phân tích kỹ, thì lãi suất đâu phải là 12% một năm, mà sẽ tăng lên kha khá. Nhưng họ đâu có nói với bạn như vậy. Họ vẫn nói là lãi suất 12% năm. Họ làm cho bạn hiểu rằng, việc bạn trả mỗi tháng 1% lãi suất, cũng giống như việc bạn không trả lãi trong cả năm, chỉ đến cuối năm bạn mới trả 12% lãi suất.
Trường hợp nợ thẻ tín dụng cũng vậy. Họ sẽ tính lãi suất ngày theo mức phạt. Và suốt bao nhiêu năm, họ ngồi chờ cho số tiền phạt theo ngày tăng lên gấp hơn 1000 lần mức nợ gốc, rồi mới "tính sổ". Chứ nếu họ nhắc nhở, khách hàng nào dám quên khoản tiền với lãi suất như vậy.
Tôi đồ rằng số tiền phạt này đã bắt đầu vượt số dư của khách hàng mà họ đang kiểm soát, mà họ có khả năng phong tỏa. Vì vậy, nếu để tiếp họ cũng chẳng thu hồi được thêm, nên họ mới thông báo, và phạt. Theo tôi, khách hàng này vẫn còn may mắn. Vì nếu họ có 100 tỉ trong trương mục tại ngân hàng này, thì ngân hàng sẽ chờ khi nợ và lãi lên đến con số đó mới thông báo và truy phạt. Khi đó khách hàng sẽ mất nhiều hơn nhiều.
Trong mấy năm vừa qua, khi hầu hết các doanh nghiệp đều lao đao, khốn khổ, thì chỉ có ngân hàng là vẫn lãi và tăng trưởng đều đều. Điều đó cho thấy, ngân hàng không phải là người giúp chúng ta, ngân hàng cũng không phải là bạn chúng ta. Nếu doanh nghiệp của bạn sụp đổ mà làm họ mất tiền, thì họ sẽ tìm cách để bị mất ít tiền nhất hoặc có lợi nhiều nhất. Còn nếu bạn có chết đi mà không ảnh hưởng gì họ, thì họ sẽ chỉ chăm chăm vào túi tiền của họ mà thôi.
Hãy cẩn thận với các giao dịch với ngân hàng.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-17-2024   #4
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,935
Thanks: 24,946
Thanked 15,556 Times in 6,664 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Vũ Thế Dũng: Nợ 8 triệu thẻ tín dụng, sau 11 năm phải trả 8 tỷ: "Dễ hơn đi ăn cướp"
Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, phần nào cho thấy tính tùy tiện trong quản lý của ngân hàng và nhìn qua chẳng khác nào cho vay siêu nặng lãi. Nói một cách dân gian “dễ hơn đi ăn cướp”. Ta sẽ phân tích vai trò, trách nhiệm, và tính đạo đức của các ngân hàng ở phần sau.
Câu hỏi 1: Cơ sở pháp lý nào cho người vay?
1- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 3 năm theo điều 588 và điều 688 của Bộ Luật Dân Sự. Thời hiệu này tính từ ngày nguyên đơn là ngân hàng nhận thấy quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Như vậy có thể thấy sự việc diễn ra đã quá thời hiệu này.
2- Trong vụ kiện này có hai thành phần: Nợ gốc và lãi phát sinh. Nợ gốc được xem là quyền sở hữu nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện, nhưng lãi phát sinh thì không.
3- Như vậy, trường hợp này nếu đưa ra tòa thì sẽ xử thế nào? Căn cứ vào mục 2 phần III Giải đáp số 02/TANDTC-PC ngày 2 tháng 8 năm 2021 của TANDTC, V/v giải đáp một số vướng mắc trong xét xử” thì Ngân hàng có thể khởi kiện ông A yêu cầu đòi lại tài sản (nợ gốc) và Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án mà không phụ thuộc vào việc các bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc hay không. Nghĩa là Tòa chỉ xử phần “nợ gốc” 8 triệu, còn phần lãi suất thì đã quá thời hiệu.
Tạm kết luận: Nếu đưa ra tòa, ngân hàng không dễ đòi được 8 tỷ. Người vay cứ đề nghị đưa ra tòa giải quyết.
Câu hỏi 2: Vì sao ngân hàng để một món nợ kéo dài đến 11 năm? Phải chăng đây là trường hợp cá biệt?
1- Trường này không cá biệt. Hiện nay có rất nhiều công ty thu hồi nợ giúp các ngân hàng thu hồi các khoản nợ ban đầu rất nhỏ, nhưng sau một thời gian thì “trương phình ra khủng khiếp” như trong chuyện này.
2- Khả năng các ngân hàng cố tình “nuôi con nợ” là cao và vô cùng phi đạo đức. Pháp luật phải can thiệp vào loại hành xử phi đạo đức này của các ngân hàng.
Câu 3: Các loại biến thể khác?
1- Ngân hàng còn một loại hành vi khác là tùy tiện phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, thậm chí là người ta không yêu cầu cũng gửi thẻ đến nhà và tự ý kích hoạt thẻ. Sau đó dù khách hàng không sử dụng thì cũng tính phí thường niên.
2- Nếu khách hàng không đồng ý thanh toán khoản phí này thì ngân hàng cũng đương nhiên xem là nợ thẻ tín dụng 500 ngàn, 1 triệu và từ đó bắt đầu phát sinh các khoản nợ ngày càng lớn. Đây phải chăng là cách thức các ngân hàng “hút máu” của người dân?
3- Có những khách hàng sử dụng thẻ năm đầu tiên, sau đó không tiếp tục sử dụng và không phát sinh khoản vay, cũng bị ngân hàng đòi thanh toán phí thường niên. Khách hàng từ chối và yêu cầu đóng dịch vụ thì ngân hàng nhất quyết đòi thanh toán phí thường niên dù không sử dụng. Ngân hàng là ai mà có quyền đó? Các dịch vụ khác như netflix, internet, các loại membership khác... nếu không thanh toán phí thì coi như hợp đồng hai bên chấm dứt, anh không cung cấp dịch vụ nữa và tôi cũng không sử dụng nữa. Ở đâu ra chuyện phí duy trì thẻ trở thành khoản vay? Và được áp lãi suất như khoản vay?
4- Điều này lý giải vì sao hiện nay các công ty thu hồi nợ mọc ra như nấm. Ở đâu ra nhiều khoản nợ khó đòi đến thế từ hàng trăm ngàn người?
Kiến nghị: Ngân hàng nhà nước cần điều tra nghiêm túc tất cả hệ thống ngân hàng hiện nay về tình trạng tùy tiện và vô đạo đức trong kinh doanh. Và phải xử lý thật nghiêm.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:39.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12362 seconds with 15 queries