Luật sư Trịnh Xuân Thanh trong buổi hội thảo về bang giao Đức-Việt - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Luật sư Trịnh Xuân Thanh trong buổi hội thảo về bang giao Đức-Việt
Vietbf.com - Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được các chuyên gia Đức mời tới trao đổi ư kiến với nhau về buổi hội thảo “Hiện trạng bang giao Đức-Việt“, khi bà Schlagenhauf phát biểu muốn thân chủ được quay trở lại nước Đức, bởi chính phủ Đức đă đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt Nam.



Tiến sĩ Gehard Will, chuyên gia về châu Á của SWP (Tổ chức Khoa học và Chính trị)

Buổi hội thảo mang tên với 3 chữ K đứng đầu: “Kader- Korruption – Kidnapping” (Cán bộ – Hối lộ – Bắt cóc) được tổ chức tại taz Café (của Nhật báo TAZ) ở Berlin vào chiều tối thứ Tư ngày 23.5.2018 vừa qua.

Trong buổi hội thảo này các chuyên gia Đức được mời tới trao đổi ư kiến với nhau về “Hiện trạng bang giao Đức-Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.

Trên bàn chủ tọa gồm có bà Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Marina Mai chuyên viết cho nhật báo TAZ về người Việt Nam ở Đức, Tiến sĩ Gehard Will, chuyên gia về châu Á của SWP (Tổ chức Khoa học và Chính trị). Tiến sĩ Gerhard Will đến với buổi Hội thảo này thay thế cho đồng nghiệp là ông tiến Sĩ Jörg Wischermann, thành viên liên kết tại Viện Nghiên cứu Châu Á / GIGA Hamburg với trọng tâm nghiên cứu về Việt Nam, đă bị bận bất ngờ. Điều khiển buổi thảo luận là ông Sven Hansen, Biên tập viên về châu Á của nhật báo TAZ.

Khách tham dự khá đông đảo ngồi chật kín các ghế trong pḥng khiến một số phải đứng phía sau gồm một tập thể hỗn hợp Việt Đức đại diện cho các lứa tuổi và những khuynh hướng khác nhau.

Mở đầu buổi hội thảo, ông Sven Hansen mô tả lại diễn biến và hậu quả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ tháng bảy 2017 cho đến nay. Ông nhấn mạnh vào sự thay đổi trong ngôn ngữ của chính quyền Đức từ lúc đầu là „nghi ngờ bắt cóc“ bây giờ thành ra là một “hành động bắt cóc” và hành động bắt cóc này phát sinh từ mâu thuẫn quyền lợi phe nhóm trong nội bộ nhà nước Việt Nam.

Bà Petra Schlagenhauf được giới thiệu là luật Sư chuyên ngành về di dân tỵ nạn, về tội phạm, về gia đ́nh và hành chính. Bà rất quan tâm về t́nh trạng pháp lư và tâm lư của người di dân và tỵ nạn. Trong công việc bà đă tiếp nhận hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh xin hỗ trợ pháp lư trong vấn đề tỵ nạn và chống lại yêu cầu dẫn độ của Việt Nam, do đó bà đă biết đến nhân vật này từ nhiều tháng trước khi ông ta bị bắt cóc và bà biết chắc rằng Trịnh Xuân Thanh không bao giờ tự ư trở về đầu thú tại Việt Nam. Bà cũng cám ơn hai nhân chứng người Đức nh́n tận mắt cuộc bắt cóc đă phản ứng hữu hiệu tại chỗ bằng cách ghi ngay số xe và gọi Cảnh Sát lập tức.

Bà luật sư Schlagenhauf nhận định, phiên ṭa xét xử Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam chỉ là phiên kịch tại ṭa. Báo chí trong nước và một số quan sát viên quốc tế, trong đó có đại diện Sứ quán Đức tại Hà Nội, chỉ được tham dự gián tiếp qua màn h́nh trong pḥng cạnh pḥng xử và màn h́nh th́ hay bị nhiễu sóng vào đúng lúc quan trọng nhất (!!).

Luật sư Schlagenhauf nhấn mạnh, tất cả những phán quyết của Việt Nam kết án Trịnh Xuân Thanh tù chung thân đều không hợp lệ. Ông Trịnh Xuân Thanh đă bị mật vụ Việt Nam dùng bạo lực bắt cóc đem về nước. Việc bắt cóc này là một hành vi phạm tội. Việt Nam không những đă vi phạm luật Đức mà c̣n vi phạm Công pháp Quốc tế. “Với việc thực hiện hành vi tội phạm như thế, theo Công pháp Quốc tế, Việt Nam đă tự đánh mất quyền tố tụng xét xử thân chủ của tôi”, luật sư Schlagenhauf giải thích, “Như vậy, phiên ṭa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội là không hợp lệ, và một khi phiên ṭa không hợp lệ rồi th́ đương nhiên tất cả những phán quyết ṭa đưa ra sau đó cũng đều không hợp lệ”.

Do đó việc ông Thanh muốn quay trở lại Đức là một yêu cầu chính đáng và việc đưa ông Thanh quay trở lại Đức là điều có thể làm và hoàn toàn nên làm. Đó cũng là việc liên quan đến những đ̣i hỏi mà phía Đức đặt ra với Việt Nam và phía Việt Nam cần tuân thủ, để qua đó hàn gắn quan hệ song phương. “Quan hệ giữa hai nhà nước là phải theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực phạm pháp như thế được”, luật sư Schlagenhauf nói.

Hiện tại bà là người hỗ trợ Pháp lư cho nguyên đơn Trịnh Xuân Thanh tại Ṭa án Thượng thẩm Berlin. Bà cho biết thủ tục xét xử tại Ṭa án Berlin dựa trên những bằng chứng xác thực: h́nh ảnh thu được, 3 chiếc xe ô tô sử dụng cho vụ bắt cóc và khoảng 10 -20 nhân chứng liên lụy … Hiện tại chỉ mới có 5 nhân chứng đă hầu ṭa.

Theo bà Schlagenhauf, bị cáo Nguyễn Hải Long thực sự chỉ là một “con cá nhỏ” trong vụ án quốc tế nghiêm trọng này, nhưng điều mà phiên ṭa Berlin làm được là nó sẽ đưa đến kết luận cuối cùng rằng có phải đây là một vụ bắt cóc với sự thực hiện và chỉ huy của mật vụ Việt Nam hay không, để đưa ra công luận thế giới một cách rơ ràng. Tất cả những công việc chuẩn bị, lên kế hoạch, phối hợp thực hiện ra sao… phiên ṭa sẽ cần phải làm rơ.

Trước khi xảy ra vụ bắt cóc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức đă đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp. Nhưng chỉ v́ vụ bắt cóc mà quan hệ đối tác chiến lược đă bị đ́nh chỉ, một loạt các dự án hợp tác bị dừng lại. Trong tương lai sắp tới đây, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ra sao sẽ c̣n tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ Việt Nam.

“Dù bản thân phiên ṭa ở Berlin không cứu được quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, nhưng theo tôi, cách tốt nhất là phải t́m mọi biện pháp để b́nh thường hóa trở lại. Chính phủ Đức đă đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt Nam, và việc để thân chủ tôi được quay trở lại nước Đức là một trong những đ̣i hỏi của Đức”, bà Schlagenhauf phát biểu.

“Theo tôi, sự thông minh và xử sự tốt nhất là bằng con đường ngoại giao để giải quyết chuyện này càng nhanh càng tốt. Điều đó sẽ có lợi cho cả hai nước. Đây không chỉ là quan hệ giữa Đức với Việt Nam không thôi, mà c̣n là quan hệ giữa Việt Nam với cả khối EU nữa”, luật sư Schlagenhauf nói.

Nhà báo nữ Marina Mai, chuyên viết cho nhật báo TAZ về người Việt Nam ở Đức,

Nữ nhà báo Marina Mai, kư giả Đức đầu tiên đưa tin về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, đă tŕnh bày về mối bang giao giữa Đức và Việt Nam trước vụ bắt cóc rất tốt đẹp trên các phương diện kinh tế, giáo dục v. v. mặc dù về phương diện nhân quyền vẫn c̣n nhiều khó khăn. Thí dụ điển h́nh là vở kịch „Der Besuch der alten Dame“, là một vở kịch cổ điển từ thời 1956 của Friedrich Dürrenmatt, nói về sự tham lam tiền bạc, tham nhũng … mà chính Thủ Tướng Gerhard Schröder đă lên tiếng yêu cầu cho tŕnh diễn nguyên bản tại Việt Nam, thế mà nhà nước Việt Nam vẫn ngăn cản việc tŕnh diễn đó.

Nhà báo Marina Mai phân tích cộng đồng người Việt tại Đức bao gồm nhóm người tỵ nạn đă đến nước Đức đầu tiên, sau đó là nhóm người lao động hợp tác thời Đông Đức cũ, và cuối cùng là nhóm người đến Đức sau khi bức tường Berlin sập đổ. Nhóm đến cuối cùng gồm có người ở hợp pháp và bất hợp pháp, đó là nhóm người mà đa số c̣n gặp khó khăn trong vấn đề cư trú.

Bà Marina Mai nêu ra vấn đề Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức có những chương tŕnh kế hoạch giám sát hoạt động của các Hội Đoàn người Việt, nhất là các hội đoàn ở miền Đông nước Đức, nhằm làm cho họ bị lệ thuộc vào chế độ ở quê nhà. Ngoài ra Đại sứ quán Việt Nam c̣n tạo ra một mạng lưới theo dơi trong cộng đồng người Việt Nam tại Đức. Nhà báo Marina Mai cũng đề cập đến các đe dọa bạo lực của nhà nước Việt Nam nhắm vào các nhà báo và cộng đồng người Việt hải ngoại, dưới áp lực này có người đến giờ vẫn trốn tránh và muốn giấu tên.

Nhà nước Việt Nam chẳng những thúc đẩy các doanh nhân Việt kiều giàu có đem tiền về đầu tư trong nước mà c̣n tổ chức lôi kéo các giới trẻ thuộc thế hệ 2 hay 3 dưới h́nh thức tổ chức Trại Hè tại Việt Nam và gầy dựng một mạng lưới xă hội để kết nối họ.

Nhà nước VN phát triển hệ thống truyền h́nh VTV4 để đem văn hóa chính trị trong nước đến 7 triệu Việt kiều, tăng số lượng nhân viên ngoại giao trên các nước trên thế giới và xây dựng hội đoàn trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Trước vụ bắt cóc thường có các cán bộ cấp lớn đến hội họp tại chợ Đồng Xuân tại Berlin hay Leipzig kêu gọi Việt kiều đầu tư về Việt Nam, sau vụ bắt cóc th́ việc tổ chức ăn uống kêu gọi đầu tư tại những nơi có đông Việt kiều hầu như đă biến mất .

Ông Gerhard Will là một nhà Xă Hội Học và làm việc trong Viện Khoa học và Chính trị tại Berlin thuộc nhóm nghiên cứu về Đông Nam Á. Theo ông tham nhũng là một căn bệnh xă hội cũng như những tội phạm xă hội khác. Điều khác biệt là xă hội làm ǵ để chống lại căn bệnh này. Ở Việt Nam việc đấu tranh chống tham nhũng đă được nêu lên từ năm 2006 trong Đại Hội Đảng lần thứ 10 dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đấu tranh đă gắn liền với truyền thống Đảng CSVN từ năm 1976 với những khẩu hiệu thanh trừng nội bộ, tập trung quyền lực.

“Đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ có nghĩa là đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng, là một dụng cụ để củng cố quyền lực. Đó là động lực chính trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, nhà nước Việt Nam cũng không ngờ tới phản ứng quyết liệt của chính phủ Đức sau khi vụ bắt cóc xảy ra và Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng”, tiến sĩ Gerhard Will nói.

Sau vụ bắt cóc chính phủ Đức đă có những biện pháp trừng phạt như trục xuất 2 nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán VN tại Berlin, đóng băng quan hệ đối tác chiến lược với VN, đ́nh chỉ miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam và Hiệp định Thương mại giữa VN và Liên Âu (EU) cũng bị tŕ hoăn v.v. Những biện pháp này đă không xảy ra trong chính trường nước Đức từ trên 10 năm nay.

Hành động bắt cóc người lại c̣n lan rộng đến các nước trong châu Âu như vụ lạm dụng (hay nói nhẹ đi là sử dụng) chuyên cơ của chính phủ Slovakei. Cuối năm 2017 người ta đă điều tra việc có người sử dụng thông hành giả để bay trong chuyến bay đó, bây giờ Đại Sứ quán Việt Nam tại Slovakei lại “chối nhăng, chối cuội” là không có người bị bắt cóc trên chuyên cơ này.

Theo tiến sĩ Gerhard Will, nước Đức quan niệm rằng, nếu nước Việt Nam ổn định th́ sẽ tạo một ảnh hưởng tốt đẹp trong vùng Đông Nam Á, v́ vậy nước Đức đă đặt mối bang giao với Việt Nam lên một vị trí đặc biệt. Nhưng hiện tại nước Đức không có một chọn lựa nào khác, nước Đức bắt buộc phải phản ứng trước thái độ “ngỗ nghịch” của nhà nước Việt Nam, nếu không th́ nước Đức sẽ làm tṛ cười cho thế giới.

Trong lời cuối trước khi chấm dứt buổi hội thảo, bà luật Sư Schlagenhauf cho biết, phiên ṭa xét xử tại Berlin sẽ tiếp tục từ đầu tháng 6 sắp tới, và quốc gia Slovakei cũng sẽ phải cho người giải tŕnh trước ṭa. Nhà nước Việt Nam đă muốn ém nhẹm vụ bắt cóc bằng cách đưa nhanh tất cả các nhân vật tại hiện trường về Việt Nam kể cả cô nhân t́nh của Trịnh Xuân Thanh. Nhưng không may cho Việt Nam là đă có những nhân chứng và bằng cớ rơ ràng tại hiện trường. Bà kể lại sự kiểm soát an ninh gắt gao của cảnh sát đối với những người tham dự phiên ṭa và cho đó là điều bắt buộc phải làm để bảo vệ sinh mạng các nhân chứng trước hiểm họa diệt khẩu của nhà nước Việt Nam. Có dư luận cho rằng chỉ cần trả Trịnh Xuân Thanh về Đức th́ Hiệp Định Thương Mại Việt Nam và Liên Âu (EU) sẽ thành h́nh. Câu hỏi được đặt ra là nhà nước Việt Nam có thực tâm muốn giải quyết vấn đề hay không?

Trong lời cuối, nhà báo Marina Mai cũng kể lại sự kiểm soát nghiêm ngặt tại ṭa án Berlin. Bà có nguồn tin là vị tướng hai sao Đường Minh Hưng chỉ huy vụ bắt cóc đă biến mất trên màn h́nh Việt Nam từ bấy lâu nay. Bà cho rằng nhà nước Việt Nam muốn cho ch́m xuồng vụ này và có thể đưa tới hành động triệt tiêu nhân chứng.

Kết thúc buổi Hội thảo, tiến sĩ Gerhard Will cho rằng việc bắt cóc là một cơ hội để hai nước Việt và Đức có dịp hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn. Nước Đức biết thêm là Việt Nam không phải là một Nhà nước Pháp Quyền và nhà nước Việt Nam biết thêm là nước Đức rất tôn trọng sự thật.

Trong phần giao lưu với khán thính giả, đáng chú ư là phần phát biểu của ông Ullrich Delius, Giám đốc “Xă hội Dân sự cho những Dân tộc bị đàn áp”, nhấn mạnh về vai tṛ của Nhân quyền trong các cuộc đàm phán Đức – Việt và chính quyền Đức không nên đặt lợi ích kinh tế trên căn bản Nhân quyền.

Ông Sven Hansen (bên phải), Biên tập viên về châu Á của tờ TAZ. Và bà Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh


Thảo luận


Việt kiều tại Đức thảo luận


Toàn cảnh Hội thảo.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 05-26-2018
Reputation: 67076


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 137,813
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	(1).jpg
Views:	0
Size:	74.3 KB
ID:	1224374   Click image for larger version

Name:	(2).jpg
Views:	0
Size:	58.5 KB
ID:	1224375   Click image for larger version

Name:	(3).jpg
Views:	0
Size:	70.9 KB
ID:	1224376   Click image for larger version

Name:	(4).jpg
Views:	0
Size:	68.0 KB
ID:	1224377  

Click image for larger version

Name:	(5).jpg
Views:	0
Size:	75.3 KB
ID:	1224378   Click image for larger version

Name:	(6).jpg
Views:	0
Size:	44.9 KB
ID:	1224379   Click image for larger version

Name:	(7).jpg
Views:	0
Size:	82.1 KB
ID:	1224380  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,646 Times in 10,067 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 157 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to vuitoichat For This Useful Post:
thangtram (05-26-2018)
Old 05-26-2018   #2
thangbomvietnam
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jan 2010
Posts: 7,792
Thanks: 62
Thanked 2,924 Times in 1,871 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 861 Post(s)
Rep Power: 23
thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7
thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7thangbomvietnam Reputation Uy Tín Level 7
Default

Việt Nam cần có lời khai của TXT thôi...C̣n con người này đi đâu sống đâu cũng được...Vắt xong chanh rồi ko cần nữa...Chủ yếu là làm sao cho êm xuôi 2 bên...Vài năm sau TXT cũng trở về lại cố huơng thôi...Có đi đâu xa khỏi Việt Nam...
thangbomvietnam_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10547 seconds with 13 queries