Made in Việt Nam, nhưng Product of nước ngoài! - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Made in Việt Nam, nhưng Product of nước ngoài!
Trên thực chất người tiêu dùng hàng Việt vẫn nhầm lẫn rằng cứ sản xuất tại VN là ta ủng hộ hàng Việt Nam. Thực sự rất nhầm, v́ sản xuất tại VN, nhưng thực chất người chế tạo ra bản chính lại là người nước ngoài, VN lắp ráp thôi. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA- 2015-09-30


Những cửa hàng "Made in Vietnam" trên đường phố.
Những cửa hàng "Made in Vietnam" trên đường phố. Photo Ngoc Lan
Với viễn ảnh gia nhập Hiệp ước Xuyên Thái B́nh Dương TPP trong vài năm tới, Việt Nam hy vọng buôn bán tự do với một khu vực rộng lớn của 12 quốc gia có sản lượng bằng 40% của toàn cầu. Khi ấy, quy chế về thương hiệu được đặt ra. Đó là điều kiện ưu đăi chỉ áp dụng cho các hàng hóa hay dịch vụ chế tạo tại một quốc gia thành viên của khu vực TPP. Diễn đàn Kinh tế sẽ t́m hiểu về vấn đề xuất xứ chế tạo qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, kinh tế Việt Nam có cơ hội phát triển mới xuất phát từ hai chuyển động quốc tế. Một là Trung Quốc ở vào giai đoạn chuyển hướng với đà tăng trưởng thấp hơn và hết chiếm lĩnh ưu thế chế biến hàng tiêu dùng nhờ nhân công rẻ. Hai là Việt Nam sẽ cùng 11 nước khác gia nhập khu vực tự do thương mại Xuyên Thái B́nh Dương, gọi tắt là TPP. Trước viễn ảnh đó, Việt Nam hy vọng thu hút đầu tư của nước ngoài để thành một công xưởng ráp chế hàng hóa phần nào thay thế thị trường Trung Quốc và bán cho các nước trong khối TPP dưới nhăn hiệu là “Hàng Việt Nam”. Nhưng mà nh́n từ giác độ của các thành viên TPP th́ thế nào là “Hàng Việt Nam”? V́ câu hỏi này đang gây tranh luận ở trong nước, xin hỏi là ông người ta nên nghĩ sao về một giải đáp thỏa đáng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ rằng người ta sở dĩ tranh luận chỉ v́ lầm lẫn về ngôn từ. Tôi xin được đi ngược lên khái niệm sản xuất để chúng ta cùng hiểu ra điều ấy.

- Khi thấy thị trường có một nhu cầu chưa được thỏa măn mà ḿnh muốn đáp ứng để kiếm lời th́ trước hết phải có sáng kiến sản xuất ra loại hàng hóa giải quyết nhu cầu đó của thị trường. Yếu tố then chốt ở đây là “sáng kiến”, kế tiếp mới là bố trí sản xuất để từ đó có một sản phẩm hoàn tất. Việt Nam mà có sáng kiến và khả năng tổ chức để sản xuất th́ sẽ có “Sản phẩm của Việt Nam” hoặc nói theo Anh ngữ là “Product of Vietnam”. Chỉ trong trường hợp đó ta mới gọi “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Hàng Việt Nam”.

- Yếu tố quyết định là sáng kiến và khả năng tổ chức để t́m ra kỹ thuật, thiết bị và nguyên vật liệu hầu sản xuất ra một mặt hàng trước đấy chưa có. Việt Nam chưa đi tới tŕnh độ ấy, về cả sáng kiến lẫn tổ chức sản xuất, nên chưa thể có “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Hàng Việt Nam”. Đấy là chuyện có thể hiểu được, nhưng bị lăng quên v́ cái bệnh tự ru ngủ và hài ḷng với sự tầm thường.

- V́ chưa có khả năng, Việt Nam phải ăn theo thị trường. H́nh thái nhỏ là khi thấy thiết bị đi động của nước ngoài ăn khách th́ ta sản xuất các nhóm phụ kiện, như cho smart phone hay tablet của Mỹ và Đại Hàn, với giá rẻ mà phẩm chất và độ bền th́ c̣n thua hàng phụ kiện của hăng chính hay của Trung Quốc. Khi mới bước vào loại hàng có kỹ thuật cao th́ chỉ làm được như vậy mà thôi.
Yếu tố quyết định là sáng kiến và khả năng tổ chức để t́m ra kỹ thuật, thiết bị và nguyên vật liệu hầu sản xuất ra một mặt hàng trước đấy chưa có. Việt Nam chưa đi tới tŕnh độ ấy, về cả sáng kiến lẫn tổ chức sản xuất, nên chưa thể có “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Hàng Việt Nam”
Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Lên một tŕnh độ khác th́ xem xứ khác đang kiếm tiền bằng cách nào ta cố bắt chước, là khai thác sáng kiến của người khác để tham gia vào tiến tŕnh sản xuất. Đa số các quốc gia đang phát triển đều ở vào trường hợp đó là khai thác sáng kiến của các nước tiên tiến để góp phần thỏa măn một nhu cầu của thị trường. Yếu tố then chốt ở đây là “góp phần”.
Nguyên Lam: Khi ông nói “góp phần” th́ người ta phải t́m hiểu xem là đóng góp chừng nào và cái phần nào trong sản phẩm là của ḿnh và phần nào là của người khác, của nước khác. Thưa ông có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy và khi ấy ta cần nh́n qua lĩnh vực kế toán.

- Về mặt thương mại, ta biết giới tiêu thụ thường ưa mặt hàng xuất phát từ các quốc gia nổi tiếng. Thí dụ như trang phục xa xỉ đắt tiền mà có nhăn hiệu là “Hàng Pháp” hay “Sản phẩm của Pháp” hoặc “Chế tạo tại Pháp” th́ được chiếu cố hơn hàng của Thái Lan chẳng hạn, nên có thể bán cao giá hơn. Thí dụ kia là hàng công nghệ cao của Mỹ, Nhật, Hàn. Khi ấy, vấn đề của quốc gia xuất xứ được đặt ra. Đó là quy chế về “quan thuế” mà Việt Nam cứ gọi sai là “hải quan” v́ nhiều cửa quan như phi cảng Tân Sơn Nhất hay Nội Bài chẳng là hải cảng. Theo quy chế này, chỉ được phép gọi là Hàng của Pháp, của Mỹ hay của Nhật Bản, Đại Hàn nếu các nước đó góp phần sản xuất tới hơn 50% của giá thành khi xuất xưởng. “Giá xuất xưởng” là một khái niệm kế toán được các nước cùng chấp nhận và tín nhiệm dù đây đó tại Việt Nam th́ vẫn có gian lận.


Nhăn hiệu Made in Vietnam
Nguyên Lam: Nguyên Lam bắt đầu hiểu diễn tiến suy luận của ông. Giả dụ như hăng Samsung của Đại Hàn có sáng kiến về loại điện thoại cao cấp và tổ chức việc sản xuất sao cho có lợi nhất, với giá rẻ mà phẩm chất cao, th́ họ có thể thiết lập cơ xưởng ráp chế tại Việt Nam hay Malaysia. Với công nghệ và thiết bị Hàn quốc, phụ tùng hay phụ kiện của Nhật Bản dưới sự quản lư của kỹ sư Đại Hàn để điều khiển nhân công Việt Nam hoặc Mă Lai sản xuất ra điện thoại có nhăn hiệu là “Sản phẩm Đại Hàn”. Trong suốt tiến tŕnh này, từ nguyên vật liệu lên hàng bán chế phẩm rồi sản phẩm hoàn tất được đóng hộp để bán ra ngoài th́ nhiều quốc gia có thể tuần tự góp phần, nhưng phần chính, hơn phân nửa của giá xuất xưởng, là của Hàn quốc. Thưa ông, có phải là phương pháp kế toán mới lần lượt bút ghi tiến tŕnh tích lũy giá trị của sản phẩm hay không?

Áo quần giày dép của Việt Nam với phần đóng góp chủ yếu là của Trung Quốc. Loại sản phẩm đó không thể nào lọt qua ải TPP dù có dán nhăn là “Hàng Việt Nam” v́ các thành viên đều truy lên quốc gia xuất xứ không phải là Việt Nam

Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa vâng và khi ấy, khái niệm “góp phần” hay “trị giá gia tăng” mới được đặt ra. Trong thế giới gọi là “toàn cầu hóa” ngày nay, c̣n rất ít sản phẩm là do một xứ sản xuất nguyên vẹn 100% mà thường là kết quả của nhiều nước cùng tham gia. Vấn đề chính là nước nào quyết định, căn cứ trên cái ǵ? Nếu năng suất hoặc tay nghề của nhân công Việt Nam mà kém nhân công Mă Lai chẳng hạn th́ Samsung có thể dời hăng xưởng mà vẫn có “Sản phẩm Đại Hàn” nhưng ráp chế tại Mă Lai thay v́ ráp chế tại Việt Nam. Khi ấy ta mới cần phân biệt các mặt hàng gọi là “Product of Vietnam”, với “Made in Vietnam” hay “Manufactured in Vietnam”, tức là “Sản phẩm của Việt Nam” khác với “Chế tạo hay Ráp chế hoặc Chế biến tại Việt Nam”.

- Việt Nam mới ở vào tŕnh độ góp phần ráp chế hay chế tạo thôi. Khi Bộ Công Thương của Hà Nội hănh diện về Sản phẩm của Samsung dán nhăn “Hàng Việt Nam” th́ họ bị hoang tưởng hoặc nhập nhằng về quy chế thương hiệu. Đấy chỉ là “Sản phẩm Đại Hàn” với phần đóng góp của Việt Nam chưa tới 50%. Trường hợp tương tự chính là áo quần giày dép của Việt Nam với phần đóng góp chủ yếu là của Trung Quốc. Loại sản phẩm đó không thể nào lọt qua ải TPP dù có dán nhăn là “Hàng Việt Nam” v́ các thành viên đều truy lên quốc gia xuất xứ không phải là Việt Nam.


Áo sơ mi Made in Vietnam
Nguyên Lam: Nói về viễn ảnh gia nhập khu vực Xuyên Thái B́nh Dương TPP, giới đầu tư quốc tế đă nh́n vào thị trường Việt Nam như một cơ hội mới, thí dụ trong các ngành may mặc áo quần, để “Hàng Việt Nam” được ưu đăi về quan thuế khi bán cho 11 nước kia. Nhưng khốn nỗi trong cấu trúc Hàng Việt Nam ấy th́ phần đóng góp của Trung Quốc lại chiếm đa số v́ Việt Nam chưa có nguyên nhiên vật liệu và nhiều phụ tùng lắt nhắt, từ cái khóa trên áo hay sợi dây của đôi giày nên cứ phải nhập từ Trung Quốc. Thưa ông, làm sao ḿnh có thể giải quyết vấn đề ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin đi từ chuyện xa đến chuyện gần th́ dễ thấy toàn cảnh. Năm 1980 Bộ Công Thương Quốc Tế MITI của Nhật, nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp METI, lập ra Viện Khoa học Công nghiệp và Thuật lư (Agency of Industrial Science and Technology) AIST có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của 16 trung tâm nghiên cứu trên toàn quốc với ngân sách rất cao để nghiên cứu và thực hiện 25 dự án ưu tiên nhằm giải quyết vấn đề tài nguyên và sản xuất và giữ vị trí khoa học tiên tiến cho Nhật. Cho đến nay, dù có sản lượng kinh tế đứng hạng ba, Nhật vẫn có ngân sách nghiên cứu và phát triển hạng nhất nên tiếp tục có những sáng kiến tiên tiến.

- Gần với chúng ta hơn th́ năm 1966, khi kinh tế Nam Hàn c̣n thua kinh tế miền Nam Việt Nam, họ đă đề ra hướng phát triển công nghiệp cho 20 năm sau của ba lớp kỹ nghệ. Ba lớp đó là 1/ các ngành phôi thai non yếu như thép, đóng tầu, phân bón và ráp chế điện tử, 2/ các ngành có khả năng cạnh tranh là dệt sợi, áo quần hay giày dép – như Việt Nam ngày nay - và lớp 3/ là các ngành có thể tự túc. Cứ mỗi năm năm th́ sự yểm trợ của nhà nước và các tập đoàn sản xuất của tư nhân phải nâng ngành ở lớp dưới lên lớp trên. Tiêu chí của họ là phải bắt kịp và vượt Nhật trên thị trường xuất khẩu. Kết quả là nửa thế kỷ sau, là ngày nay, sản phẩm Đại Hàn như xe hơi hay điện thoại đang chiếm thị phần rất cao trên trường quốc tế của Mỹ, Nhật, Âu.

Nhắc đến kỹ nghệ đóng tầu của Đại Hàn, 20 năm trước c̣n là phôi thai mà sau đó đă vượt Nhật Bản, c̣n VN th́ 10 năm trước mới sinh ra hiện tượng Vinashin với kết quả tồi tệ ra sao th́ ta đă rơ. Một tập đoàn kinh tế nhà nước có sự yểm trợ mọi mặt của nhà nước mà c̣n vậy th́ làm sao tư doanh VN có thể cạnh tranh với nhà nước và với quốc tế sau này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Trong suốt tiến tŕnh đó, hai nước đang dẫn đầu Đông Á vốn có ít tài nguyên và nhân lực nội địa đă phát huy sáng kiến và tổ chức để t́m nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động. Họ lập ra chu tŕnh cung cấp và điều hướng việc đầu tư ra ngoài để dùng bắp thịt và vật liệu của xứ khác. Nếu nhớ lại th́ ta tự hỏi rằng trong những năm đó, Việt Nam làm ǵ và nghĩ ǵ để ngày nay đi mua vật liệu của Trung Quốc và bán bắp thịt của ḿnh nhờ lương rẻ hầu có phần đóng góp rất nhỏ?

Nguyên Lam: Như ông vừa tŕnh bày kinh nghiệm của các nước đi trước th́ việc có được “Sản phẩm Việt Nam” thay v́ chỉ có “Sản phẩm Ráp chế tại Việt Nam”, người ta cần khởi sự từ cái đầu, từ khả năng phát huy sáng kiến và tổ chức. Mà có phải là khả năng đó đ̣i hỏi tầm nh́n dài hạn của giới lănh đạo kinh tế và doanh nghiệp hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng như vậy và tôi nhắc đến kỹ nghệ đóng tầu của Đại Hàn, 20 năm trước c̣n là phôi thai mà sau đó đă vượt Nhật Bản, c̣n Việt Nam th́ 10 năm trước mới sinh ra hiện tượng Vinashin với kết quả tồi tệ ra sao th́ ta đă rơ. Một tập đoàn kinh tế nhà nước có sự yểm trợ mọi mặt của nhà nước mà c̣n vậy th́ làm sao tư doanh Việt Nam có thể cạnh tranh với nhà nước và với quốc tế sau này? Nếu ta có thấy “Hàng Việt Nam” trong loại phụ kiện cho Samsung hay Apple mà chỉ có ưu thế rẻ tiền mà chóng hư th́ ḿnh hiểu ra nguyên do sâu xa của vấn đề.

- Sau cùng, ta chẳng nên quên rằng trong hai chục năm qua, công nghệ của thế giới cũng thay đổi nên phí tổn sản xuất của nguyên vật liệu như tơ sợi hay hàng dệt giảm mạnh, với phần đóng góp ít hơn của nhân công và nhiều hơn của thiết bị máy móc. V́ vậy, Việt Nam nên nh́n xa vào đó để t́m nguồn sản xuất và cung cấp khác ngoài Trung Quốc hầu khai thác được lợi thế về thuế khóa của hệ thống TPP. Chỉ với tinh thần đó th́ ḿnh mới có “Hàng Việt Nam” đích thực. Yếu tố then chốt ở đây là tinh thần, là tầm nh́n. Chưa khắc phục được bài toán ấy th́ ḿnh chỉ đi làm hàng nhái, hàng giả và “Made in Vietnam” vẫn đồng nghĩa với hàng rẻ mà chẳng bền!
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài học thấm thía này.

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 10-01-2015
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	5de07363-ea81-4b32-a4fa-445056b6fb33.jpeg
Views:	0
Size:	121.7 KB
ID:	814208   Click image for larger version

Name:	88.jpg
Views:	0
Size:	30.2 KB
ID:	814209   Click image for larger version

Name:	89.jpg
Views:	0
Size:	38.7 KB
ID:	814210  
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Old 10-01-2015   #2
phokhuya
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
phokhuya's Avatar
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 31,373
Thanks: 57,643
Thanked 57,454 Times in 18,722 Posts
Mentioned: 129 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8655 Post(s)
Rep Power: 84
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
Default

Th́ cứ nói thẳng ra là made in china cho rồi c̣n ấp úng chi nữa. VC chỉ có sản xuất nô lệ t́nh dục và nô lệ lao động là hai thứ chính thôi.
phokhuya_is_offline   Reply With Quote
Old 10-01-2015   #3
Wipe-out-VC
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Wipe-out-VC's Avatar
 
Join Date: Oct 2011
Posts: 2,517
Thanks: 608
Thanked 246 Times in 175 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 26 Post(s)
Rep Power: 15
Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3Wipe-out-VC Reputation Uy Tín Level 3
Default

Quote:
Originally Posted by phokhuya View Post
Th́ cứ nói thẳng ra là made in china cho rồi c̣n ấp úng chi nữa. VC chỉ có sản xuất nô lệ t́nh dục và nô lệ lao động là hai thứ chính thôi.
Wipe-out-VC_is_offline   Reply With Quote
Old 10-02-2015   #4
QueMe
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
QueMe's Avatar
 
Join Date: Jul 2010
Location: Cu Chi
Posts: 11,728
Thanks: 7,683
Thanked 8,575 Times in 4,464 Posts
Mentioned: 62 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1698 Post(s)
Rep Power: 27
QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7
QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7QueMe Reputation Uy Tín Level 7
Default

Yes, yes!

For example, Dũng ngố, Trọng lú, Sang bê đê tuy là made in Việt Nam, nhưng là oshin của Tàu khựa (nước ngoài)!

Oshin th́ phải làm "exactly" những ǵ chủ sai bảo, kề că việc bắt cụ, thỗi kèn, quỳ lạy tam bộ nhất bái, bán vợ và con gái của ḿnh sang Tàu làm gái nhà thỗ, bán nước cầu vinh, v.v.,

Việt Nam thời nay có 1 chánh quyền Lê Chiêu Thống cơng rắn gà nhà thời đại!
QueMe_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11552 seconds with 15 queries