Gập ghềnh con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Gập ghềnh con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc
Với tham vọng thành lập con đường Tơ lụa mới là Dự án "Vành đai, Con đường" của Bắc Kinh với đường sắt, cảng biển... nối châu Á với châu Âu. Tuy nhiên việc dự án này có thể trở thành hiện thực hay không là điều không ai trả lời được bởi đang gặp rất nhiều khó khăn cả về chính trị và tài chính.


Con đường Tơ lụa hy vọng kết nối Á - Âu đang vấp phải "ổ voi" lên tới 14 tỷ USD ngay ở Pakistan.

Pakistan rất gần gũi với Bắc Kinh, và các quan chức nước này vẫn ví von mối quan hệ với Trung Quốc là "t́nh anh em sắt đá". Dù vậy, dự án đập Diamer-Bhasha giữa hai nước đă đổ vỡ vào tháng 11/2017 khi người đứng đầu cơ quan phát triển nguồn nước và năng lượng Pakistan nói Bắc Kinh muốn kiểm soát dự án thủy điện này. Ông nói nó đi ngược lại lợi ích của Pakistan.

Trung Quốc đă đưa ra tuyên bố bác bỏ nhưng chính thức rút khỏi dự án này, một trong số hàng chục dự án đang được hai bên cùng phát triển.

Từ Pakistan đến Tanzania tới Hungary, các dự án trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Chủ tịch Tập Cận B́nh đang bị huỷ bỏ, thương lượng hoặc tŕ hoăn do những tranh chấp về chi phí, khiếu nại rằng các nước nhận quá ít từ các dự án của các công ty Trung Quốc và được tài trợ bởi các khoản vay từ Bắc Kinh.

Ở một số nơi, Bắc Kinh c̣n phải chịu phản kháng chính trị do nỗi sợ hăi sự thống trị của nền kinh tế lớn nhất châu Á.

"Pakistan là một trong những nước nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, và một khi Pakistan khẳng định ’tôi sẽ không làm việc này với anh’, điều đó có nghĩa đây không phải ’đôi bên cùng có lợi’ như Trung Quốc vẫn nói", AP dẫn lời Robert Koepp, nhà phân tích cho công ty nghiên cứu Economist Corporate Network.

"Vành đai và Con đường", được ông Tập Cận B́nh công bố năm 2013, là sáng kiến lớn đầy tham vọng cho những dự án được Trung Quốc xây dựng hoặc tài trợ trên 65 quốc gia trải dài từ Nam Thái B́nh Dương, qua châu Á đến châu Phi và châu Âu. Những dự án này bao gồm từ khoan dầu tại Siberia đến xây cảng ở Đông Nam Á, đường sắt ở Đông Âu và nhà máy điện ở Trung Đông.

Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết đến năm 2030 cần phải đầu tư hơn 260 ngh́n tỷ USD cho cơ sở hạ tầng của khu vực thực hiện những dự án "Vành đai, Con đường" để giữ cho các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia, trong đó có Nhật Bản đă cho vay hàng tỷ USD, nhưng liên kết của Trung Quốc lớn hơn và là nguồn tiền duy nhất cho nhiều dự án.

Không có danh sách chính thức các dự án, nhưng công ty tư vấn BMI Research đă lập một cơ sở dữ liệu trị giá 1,8 ngh́n tỷ USD về những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng có sự tham gia của Trung Quốc bố trên khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông. Rất nhiều trong số đó vẫn đang c̣n trên giấy tờ và một số dự án phải đến 30 năm nữa mới được thực hiện.

Nhiều chính phủ hoan nghênh sáng kiến này nhưng Washington, Moscow và New Delhi đang khó chịu trước việc Bắc Kinh cố gắng sử dụng "Vành đai, Con đường" để phát triển một cấu trúc chính trị tập trung vào Trung Quốc, làm xói ṃn ảnh hưởng của họ.

Chính phủ Mỹ và Nhật Bản bày tỏ quan tâm đến những dự án "Vành đai, Con đường", coi đó là cơ hội cho các công ty của họ nhưng cũng đang cố gắng để phát triển các sáng kiến thay thế.

Tháng 11/2017, tổ chức cung cấp tài chính OPIC của chính phủ Mỹ đă kư thỏa thuận với các đối tác Nhật Bản để cung cấp "các giải pháp thay thế đầu tư cơ sở tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương". Tháng 12, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Nhật Bản có thể "hợp tác rất nhiều" với Trung Quốc.

Tháng 11/2017, Nepal hủy dự án cho các công ty Trung Quốc xây dựng một con đập trị giá 2,5 tỷ USD sau khi kết luận hợp đồng cho dự án thủy điện Budhi Gandaki vi phạm các quy định đ̣i hỏi nhiều nhà thầu.

Liên minh châu Âu đang xem xét liệu Hungary có vi phạm các quy tắc hay không khi kư hợp đồng cho các nhà thầu Trung Quốc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc tới Serbia mà không cần đấu thầu.

Tại Myanmar, kế hoạch xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 3 tỷ USD đă bị hủy bỏ cũng vào tháng 11/2017 do những khó khăn về tài chính.



Binh sĩ Pakistan canh gác tại một dự án trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" ở Haripur. Ảnh: AP.Đường dài trắc trở

Sự vấp ngă của một trong những dự án cơ sở hạ tầng tham vọng nhất thế giới có thể giúp giảm bớt những lo ngại Bắc Kinh sẽ gia tăng ảnh hưởng chiến lược của ḿnh. Ngay cả Pakistan, một trong những nước láng giềng thân thiện nhất của Trung Quốc, cũng không đồng thuận với Bắc Kinh về các dự án trọng điểm.

Hai chính phủ đang phát triển các cơ sở với tổng chi phí 60 tỷ USD bao gồm các nhà máy điện và đường sắt để liên kết cực tây của Trung Quốc với cảng Gwadar do Trung Quốc xây dựng trên Ấn Độ Dương.

Chuyến thăm của một quan chức ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 11 đă không mang lại được thỏa thuận về các dự án đường sắt trị giá 10 tỷ USD ở Karachi và một sân bay 260 triệu USD ở Gwadar.

Cũng trong tháng đó, cơ quan phát triển nguồn nước và năng lượng Pakistan tuyên bố dự án đập Diamer-Bhasha sẽ được rút khỏi kế hoạch phát triển chung. "Những điều kiện của Trung Quốc để cấp tiền cho dự án đập Diamer-Bhasha là không thể thực hiện được và đi ngược lại lợi ích của chúng tôi", ông Muzammil Hussain nhấn mạnh.

Tại Thái Lan, việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 15 tỷ USD đă bị đ́nh chỉ vào năm 2016. Sau nhiều cuộc đàm phán về chi phí, công nghệ và quyền sở hữu đất đai, các nhà lănh đạo Thái Lan đă thông báo một kế hoạch mới vào tháng 7 cho tuyến đường sắt đầu tiên nối Bangkok tới vùng đông bắc nước này. Hợp đồng xây dựng được thực hiện với các công ty Thái Lan trong khi Trung Quốc sẽ cung cấp công nghệ.

Tại Tanzania, chính phủ đă mở lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc và Oman, về việc sở hữu một cảng trị giá 11 tỷ USD trong thành phố Bagamoyo. Tanzania muốn đảm bảo rằng người dân của họ hưởng lợi không chỉ từ thuế thu được từ cảng.



Một tuyến đường thương mại quốc tế được xây dựng gần Havali ở Pakistan. Ảnh: AP."Tiến bộ vững chắc"



Bất chấp những trở ngại, các quan chức Trung Quốc nói rằng hầu hết dự án "Vành đai và Con đường" đang tiến triển với chỉ vài vấn đề.

Phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 21/11, Một quan chức Bộ Thương mại cho hay việc xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Nga và Trung Á đang "tiến bộ vững chắc". "Chúng tôi c̣n nhiều tiềm năng để hợp tác hơn nữa", ông nói.

Năm 2015, ngân hàng Phát triển Trung Quốc công bố đă dành 890 tỷ USD cho hơn 900 dự án trên 60 quốc gia về khí đốt, khoáng sản, điện, viễn thông, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc th́ cho biết họ sẽ tài trợ cho 1.000 dự án ở 49 quốc gia.

Đứng ra trợ cho các dự án là đ̣n bẩy để Bắc Kinh yêu cầu sử dụng nhà thầu và công nghệ của ḿnh, nhưng cũng có thể dẫn đến việc các đối tác phàn nàn nếu thương lượng không đủ kỹ càng.

Ngày 9/12, chính phủ Sri Lanka đă bán 80% cổ phần trong một cảng tại thành phố Hambantota cho một công ty nhà nước Trung Quốc sau không trả được đúng hạn 1,5 tỷ USD cho Bắc Kinh để xây dựng cảng này. Điều đó làm dấy lên những ư kiến cho rằng thỏa thuận đó là quá có lợi cho Bắc Kinh.

"Họ có nhận thức về sự xâm phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc qua việc tiếp quản cảng", nhà phân tích Christian Zhang của BMI Research đánh giá.

Therealtz © VietBF

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-13-2018
Reputation: 33145


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 77,647
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	26.jpg
Views:	0
Size:	15.7 KB
ID:	1160517   Click image for larger version

Name:	26.1.jpg
Views:	0
Size:	46.9 KB
ID:	1160518   Click image for larger version

Name:	26.2.jpg
Views:	0
Size:	37.2 KB
ID:	1160519  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,209 Times in 5,522 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 88 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:00.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09273 seconds with 15 queries