Trang của lính - Page 8 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
Page 8 of 35 « First 4567 8 910111218 Last »
 
Thread Tools
Old 11-30-2018   #141
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by cha12 ba View Post

Khóa 23 trở về trước Đại Lễ trắng, các khóa sau màu kem

Cái này về đại lễ của si quan trừ bị có 27 khóa . Khóa cuối cùng đứt bóng

Còn khóa học theo năm thì khác .Cuối năm 73 Số SVSQ quá đông nên chuyển qua long thành .Khóa tổng cộng có 4 tiểu đoàn hoặc là 5 . mang khăn theo nhiều màu khác nhau để phân biệt chứ không phải đại lễ
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI

Last edited by hoanglan22; 11-30-2018 at 04:12.
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
wonderful (11-30-2018)
Old 11-30-2018   #142
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Bay Trên Lửa Ðạn



Thường thường những chiến trường càng sôi động, càng có một hấp lực lôi cuốn tôi phải đến, phải ghi nhận và phải viết. Tôi đến chiến trường bằng mọi phương tiện: máy bay, tàu thủy, xe và cả đi bộ. Nhưng thường là đi bằng đường bộ, từ phía sau trận tuyến để tiến dần vào vùng giao tranh theo những hướng tiến quân của các đơn vị đang tham chiến. Như vậy, cái nhìn của người phóng viên chiến trường bị giới hạn bởi những điều kiện tương đối an toàn nên sự ghi nhận sẽ thiếu phần trung thực. Và tôi tâm niệm mình phải có một cái nhìn khái quát hơn, những cảm xúc mạnh mẽ và sống động hơn, từ một độ cao, ngay trên lằn đạn, để ngòi bút mô tả thật đúng với những trận đánh đang ở mức khốc liệt nhất của một vùng được mệnh danh là Vùng Hỏa Tuyến. Tôi cố gắng thực hiện điều đó để đạt được cái nhìn cần thiết của một người viết phóng sự chiến trường, và đồng thời mới có cơ hội trực tiếp nhìn thấy sinh mạng của những chiến sĩ Không Quân thật như treo trên sợi chỉ trong những lần đùa với tử thần, bay trên lửa đạn.

Năm 1970, nhìn tình hình chiến sự ngày càng sôi động, tôi nghĩ đến lúc muốn có mặt tại chiến trường để viết, e rằng những phương tiện như xe cộ không còn tiện dụng. Hơn nữa, một phóng viên chiến trường mà không có mặt tại chiến địa cùng lúc với những đơn vị đang hành quân, thì những bài viết nếu không phải là sản phẩm của tưởng tượng, thì cũng chỉ là nghe kể lại hoặc dự những buổi thuyết trình của phòng hành quân mà thôi. Do đó, tôi nạp đơn xin phép Bộ Tổng Tham Mưu theo học một khóa Nhảy Dù. Đơn xin của tôi được chấp thuận thì không may, một tai nạn xe cộ khiến tình trạng sức khỏe của tôi không thể theo học được. Cách còn lại duy nhất là bay trên chiến địa để trực tiếp ghi nhận những diễn biến của chiến trường và những đơn vị đang chiến đấu bên dưới.

Từ mặt trận Cao Nguyên vừa về tới Saigon, tôi trở ra lại miền Trung để tiếp tục tham dự chiến trường Trị Thiên. Tôi chọn Huế để viết phóng sự, một phần vì mặt trận phía Bắc của thành phố này đang tới hồi nóng bỏng, một như bị quyến rũ bởi những lời mời mọc âm thầm của đất Thần Kinh, sự cảm phục sức phấn đấu của người dân miền Trung, và cũng tựa hồ như định mệnh.




Pilot Phi Ðoàn 516 "Phi Hổ" & A-37 Dragonfly

Với miền Nam và Gia Định, nơi tôi sinh trưởng, thì Huế là một vùng đất xa xôi với nhiều huyền thoại lịch sử. Huế của cung miếu, đền đài. Huế như người tình vừa kiêu sa vừa lãng mạn. Huế như đấng quân vương đến hồi sa cơ thất thế, vẫn kiêu ngạo với một thời vàng son dĩ vãng, và cả những khổ đau mà hiện mình đang gánh chịu.

Vào những ngày đầu của tháng 7, thành phố Huế đã nằm trong tầm pháo của Cộng quân. Mọi đơn vị và kể cả dân chúng đang nỗ lực phòng thủ. Cái nóng của mùa hè ở Huế thật oi nồng. Gió Hạ Lào luồn qua những khe núi của rặng Trường Sơn đưa mùi khói súng về tận sông Hương. Huế đang ở trong vùng hành quân. Xe nhà binh di chuyển vội vàng. Đủ mặt quân binh chủng trên đường phố. Hàng ăn, quán uống rộn ràng với những đoàn xe chuyển quân tạm dừng chân giây lát. Người dân đào hầm trú ẩn ngay trong nhà. Bao cát ở chợ trời Đông Ba bán chạy như tôm tươi.

Sau khi đi thăm những đơn vị có nhiệm vụ giữ vòng đai của Huế, tôi liên lạc với Biệt Đoàn Tiền Phương đóng ở phi trường Phú Bài để xin được tháp tùng theo những phi vụ mà Biệt Đoàn này đang yểm trợ cho mặt trận phía Bắc của Huế. Đó là cách duy nhất mà tôi có thể dự phần và hiểu một cách rõ ràng những giây phút hào hùng và thập phần nguy hiểm của những người đấu từ trên không, của những cánh chim bằng vào ra chiến trận như trò đùa, đem mạng sống của mình treo trên lửa đạn. Những cuộc sống hào hùng đó, tôi đã được nghe nhắc đến trong lần đầu gặp Thiếu Tá Diệm, Biệt Đoàn Trưởng Biệt Đoàn Tiền Phương, một người trầm lặng, ít nói, thường vẫn ngậm ngùi nhắc đến những người bạn, những huynh đệ đã vĩnh viễn ra đi và những người đang làm rạng danh cho binh chủng như Thiếu Úy Nguyễn Xuân Chi của Không Đoàn 41, Thiếu Úy Tạ Nhất Chí của Không Đoàn 5...

Buổi sáng, nắng hè đang còn dịu, tôi ngồi nghe vị Sĩ Quan Trưởng Phòng Hành Quân của Biệt Đoàn Tiền Phương tại Phú Bài thuyết trình về tình hình chiến trường và các nhiệm vụ yểm trợ của Biệt Đoàn. Những dặn dò và quy luật mà tôi phải tuân theo, đồng thời phải để lại địa chỉ, điện thoại những nơi sẽ được cấp báo nếu có gì không may xảy ra cho chuyến bay này. Tôi để lại số điện thoại của người chị bà con ở Saigon và của một người mới quen ở Huế.

Người phi công mà tôi tháp tùng là Đại Úy Trần Ngọc Hoàng. Phi cơ L-19 có hai chỗ ngồi, tôi ngồi phía sau với mũ nghe và một chiếc ống dòm. Phi cơ cất cánh rời phi trường Phú Bài lúc 10 giờ 24 phút, Đại Úy Hoàng nhắc nhở tôi:

- Đây không phải là một chuyến bay quan sát khơi khơi trên cao, mà là một phi vụ yểm trợ thực sự trong vùng giao tranh.

Tôi hiểu ý người phi công. Không có một sự an toàn nào cho tôi, dù là tối thiểu như những lần quan sát chiến trường từ sau lưng những đơn vị Bộ Binh. Tôi nhủ thầm, con người sống chết có số và chuyện sinh nghề tử nghiệp cũng là chuyện thường tình mà thôi. Cũng có thể vì tôi là phái nữ và ở từ một nơi yên ổn như Saigon mới ra đây xa lạ nên được căn dặn kỹ càng.

Như hai hôm trước, tôi xin trực thăng đi từ Đà Nẵng ra Huế, nơi đáp sẽ là bãi đáp trực thăng trước Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Mang Cá, Huế. Khi trực thăng gần đến Huế, người phi công cũng dặn dò tôi:

- Máy bay đáp xuống là chị phải chạy ngay vào giao thông hào bên cạnh, kiếm một chiếc nón sắt đội lên đầu cho chắc ăn rồi mới di chuyển vào trong doanh trại. Tôi hồi hộp chờ đợi, và có cảm tưởng những khẩu pháo của Việt Cộng đang im lặng như một cái bẫy chờ đợi con mồi... Nhưng khi trực thăng vừa đáp xuống, tôi thấy người đón tôi vẫn chiếc mũ lưỡi trai trên đầu và điếu thuốc cố hữu trên môi, đứng dựa lưng vào xe Jeep, rất thản nhiên, cái thản nhiên của những người đã quen sống trong vùng lửa đạn.

Hôm nay là ngày 5 tháng 7, năm 1972. Một ngày nắng thật đẹp. Những người phi công không thích sương mù. Bây giờ đang ngồi trên máy bay, tôi mới hiểu điều đó. Trời trong sáng giúp sự quan sát dễ dàng hơn. Dưới chân tôi là núi rừng, đồng ruộng. Trên đầu tôi từng đám mây trắng bay ngược chiều. Chợt nhớ lời một người phi công trẻ nào đó:

- Mỗi ngày chúng tôi bay đi trước khi mặt trời mọc, và trở về sau khi mặt trời đã lặn.

Nhiệm vụ của những người phi công lái L-19 là nhiệm vụ có tầm quan trọng trong một cuộc hành quân: hướng dẫn hành quân, quan sát mục tiêu, quan sát những biến chuyển của trận đánh, phối hợp hỏa lực... Nhưng những phi công lái L-19 lại là những cánh chim đơn độc, đi một mình, về một mình và đến trận địa thì cũng tự lo lấy thân mình. Nhiệm vụ muốn lo cho hoàn hảo phải bay thật thấp, dưới 2000 bộ, để quan sát cho chính xác, mà hỏa tiển SA-7 của Việt Cộng rất nhẹ, như võ khí cá nhân, có thể mang trên vai, bắn cao đến 9,000 bộ. Như B-40 biến cải cũng có thể bắn lên tới 4000 bộ rồi...





Đến 11 giờ, dòng sông Mỹ Chánh hiện ra trước mắt. Đây là một con sông nhỏ, như một lằn ranh giữa hai thành phố Huế và Quảng Trị. Bên kia bờ phía Bắc sông Mỹ Chánh không thấy bóng dáng một người dân. Đại Úy Hoàng chỉ cho tôi các vị trí của quân bạn bên dưới và một đoàn công voa của mình đang di chuyển. Tôi nhìn thấy rõ những đám bụi đỏ bốc lên mù mịt đằng sau mỗi chiếc xe. Chúng tôi đang cách cầu Mỹ Chánh khoảng 4 cây số về hướng Đông. Tôi biết chỉ trong chốc lát chúng tôi sẽ đến quận Hải Lăng. Hải Lăng đằng trước mặt. Chiếc L-19 nhẹ nhàng bay vào vùng đang giao tranh bên dưới.

Tiếng của Đại Úy Hoàng trong mũ nghe:

- Chị nghe tôi rõ không?

- Rõ.

- Chị nhìn qua phía bên phải, bên trong Quốc Lộ 1, xe tăng của Việt Cộng đó, chụp hình đi.

Người phi công cho máy bay đảo nhiều vòng trên cao để quan sát tổng quát tình hình bạn và địch, đồng thời liên lạc với những đơn vị bên dưới để biết yêu cầu của họ. Tôi vừa quan sát, vừa chụp hình, vừa lắng nghe cuộc đối thoại của những đơn vị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến với máy bay của tôi:

- Hotel, Hotel, đây Sóng Thần, nghe rõ không, trả lờị

- Tôi nhận bạn 5 trên 5. Có gì cho đi.

- Việt Cộng đang nằm trên gò mả, xem dùm tôi, trả lời.

- Chờ một chút.

- Nhờ bạn quan sát chính về hướng Ðông, Tây Bắc điểm đã chọn.

- Bảo Phong, đây Chung Sơn gọi.

- Tôi đưa nón sắt đến cho bạn đó. Bạn hướng dẫn tôi, trả lời.

- Tôi đã tới ngay nhà thờ mà chưa thấy bạn.

- Hoa Đào, đây Tiêu Lương gọi.

- Đánh dùm tôi cách 100 mét, nghe rõ không, trả lời.

Nhiệm vụ của Đại Úy Hoàng thật đơn giản nhưng thập phần nguy hiểm. Nguy hiểm là vì bên dưới gặp khó khăn, mới nhờ trên không giải quyết dùm, và nơi nào mà Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến gặp khó khăn, là nơi đó đang đong đưa một lưỡi hái của tử thần.

Qua ống dòm, tôi thấy một ngôi nhà thờ nhỏ nằm trong vùng giao tranh, trên gác chuông và những cao điểm khác, những ổ súng của Cộng quân đã cầm chân các đơn vị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến một cách hữu hiệu. L-19 phải dùng trái khói để đánh dấu những vị trí đó cho phản lực cơ đánh.

Đại Úy Hoàng ra hiệu cho tôi biết phi cơ sẽ xuống thấp để làm nhiệm vụ. Tôi thật sự hồi hộp trong giây phút này, vì đây là lần đầu tiên tôi theo máy bay ra tận giữa hai lằn đạn của một cuộc giao tranh mà hai bên đang cố gắng đẩy lui đối thủ và giữ từng tấc đất.

Chiếc L-19 xuống thấp rất nhanh bên phần đất của các đơn vị bạn rồi bay thẳng về phía địch. Tôi nhìn rõ bằng mắt những chiến sĩ Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đang tiến công bên dưới như xem phim trên màn ảnh. Họ tiến tới chậm và khó khăn vì hỏa lực của Cộng quân từ các cao điểm. Chậm nhưng vẫn anh dũng tiến và tiến tới không ngừng. Đại Úy Hoàng đã cho máy bay vào phần đất của địch. Máy bay bay sát trên ngọn cây và những họng súng phòng không bắt đầu chuyển hướng nhắm vào chiếc L-19.

Chiếc máy bay nhỏ bé khi thì lượn lờ trên cao như đùa giỡn, khi thì để thả trái khói cho thật chính xác, đã phải lao xuống thật thấp, xuyên qua những lằn đạn, rồi phóng lên cao và lại nhào xuống như vậy nhiều lần. Những giây phút đó mới thấy sự phối hợp nhịp nhàng, hữu hiệu của Không Quân. Trong khi chiếc L-19 cố gắng xuống thấp, đến gần để ghi dấu vị trí địch bằng trái khói, thì đằng xa, những chiếc phản lực đang đảo vòng, gầm thét thị uy. Và khi chiếc L-19 vừa cất mình lên cao nhường chỗ, thì những chiếc phản lực như những con diều hâu đã thấy mồi, lao xuống mục tiêu như một mũi tên. Địch thừa hiểu L-19 chỉ đâu, phản lực đánh đó, nên hầu hết các ổ súng đã châu lại nhả đạn vào chúng tôi cùng một lần.

Đại Úy Hoàng đang cố gắng xuống thấp hơn để ghi dấu một ổ súng phòng không của địch. Đã bao lần tôi thấy rõ là phi cơ sẽ trúng đạn, nhưng rồi vẫn tránh được. Vừa bị một tai nạn xe trầm trọng năm ngoái, sức khỏe của tôi chưa được bình phục, nên sau một hồi phi cơ bay lên, nhào xuống, gan ruột tôi cảm thấy nhộn nhạo. Và lần này, khi tôi vừa kịp thấy một màn lưới lửa từ dưới đất xẹt lên hướng máy bay chúng tôi, Đại Úy Hoàng đã nhanh nhẹn đưa phi cơ ngược lên trời như một mũi tên để tránh. Sự thay đổi độ cao và áp suất bất ngờ đó làm cho tôi không còn cố gắng hơn được nữa.

Trước khi ngất đi, tôi còn nghe văng vẳng tiếng của người phi công hỏi tôi:

- Chị Duyên, chị Duyên, nghe tôi rõ không, trả lời.

Tôi muốn nói, "Đại Úy cứ tiếp tục phi vụ," nhưng hình như tôi không nói được. Tôi biết lúc đó máy bay của tôi chỉ mới thực hiện được 48 phút bay, và tình hình bên dưới làm cho Đại Úy Hoàng trong một lúc hình như quên mất sự hiện diện của tôi trên máy bay.

Khoảng 15 phút sau, tôi có cảm giác như máy bay đang ở trên một mặt phẳng, không còn nhào xuống rồi vút lên như trước nữa và tiếng người phi công lại vang lên trong mũ nghe:

- Chị Duyên, chị Duyên, chị tỉnh lại rồi phải không? Ngả về đằng sau, nhắm mắt một lát cho khỏe.

Tôi dùng ngón chân ấn nhẹ lên chiếc nút dưới sàn tàu:

- Cứ bay hết giờ nghe Đại Úy.

Tuy nói vậy, nhưng bay đến phút thứ 150 thì tôi lại muốn ngất đi như trước. Chiếc mũ bay vẫn chụp trên đầu, nên trong trạng thái mơ màng, tôi còn nghe những lệnh lạc, những lời gọi khẩn cấp, những câu cự nự nhau và cả những tiếng chửi thề. Có những câu nói chưa trọn đã im bặt, có lẽ bởi một viên đạn nào đó... Tôi biết mình đã phí mất những giây phút quý báu này. Sau một phi vụ dài hai tiếng rưỡi với L-19, những dự tính tháp tùng bay theo khu trục A-37 và phản lực F-5 của tôi đã tan theo mây khói vì tự hiểu sức khỏe của mình không thể nào theo được.

Phi cơ trở về lại phi trường Phú Bài, một số những người quen biết trong Biệt Đoàn đến chúc mừng tôi bình yên sau những giờ bay nguy hiểm trên chiến trận. Đại Úy Hoàng vừa rời phòng lái là vội vã đi ăn cơm trưa. Ăn xong lại lên máy bay bay tiếp. Một phản lực cơ của ta bắn cháy 3 chiến xa của địch, Đại Úy Hoàng được lệnh bay đến chụp hình. Người phi công lần này vai mang máy ảnh có gắn telé, ông vẫy tay chào và nói:

- Bắn cháy chiến xa thì phải chụp hình chứ để người ta không tin.

Từ phi trường Phú Bài, tôi xin vào Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương Huế nằm tĩnh dưỡng một vài hôm trước khi tiếp tục loạt phóng sự cho chiến trường Trị Thiên. Trong quân y viện, đêm đêm không ngủ được, tôi nằm lắng nghe và đếm từng chuyến trực thăng tải thương về. Cứ mỗi giây, mỗi phút, bao nhiêu người đã hy sinh cho đất nước?

Làm một việc gì với tất cả nhiệt tình của mình, thì cuối cùng cũng có một phần thưởng, dưới bất cứ một hình thức nào đó. Với những loạt phóng sự và hình ảnh sống động trong chuyến đi này, tôi được sự tán thưởng của độc giả. Ðiều đó xem như là một khích lệ đối với cá nhân tôi, một nữ phóng viên chiến trường đã đi và viết ngay trên chiến địa như vậy. Những khen tặng chút can đảm đó của tôi thật chẳng xứng đáng gì so với sự quả cảm và hào hùng của những chiến sĩ đang mặt đối mặt với quân thù bên dưới, và của những người vẫn vào sinh ra tử trên ngàn bộ cao với đôi cánh chim bằng mà một lần tôi đã trực tiếp chi xẻ từng cảm xúc.


Kiều Mỹ Duyên
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	HQPD_1286382833.jpg
Views:	0
Size:	92.6 KB
ID:	1308341   Click image for larger version

Name:	HQPD_1286382906.jpg
Views:	0
Size:	35.0 KB
ID:	1308342   Click image for larger version

Name:	HQPD_1286383652.jpg
Views:	0
Size:	58.0 KB
ID:	1308351  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018), tcdinh (11-30-2018)
Old 11-30-2018   #143
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default LỜI THỀ bên bờ sông Mỹ Chánh

Khoảng lúc 12 giờ trưa ngày 30 tháng 3 năm 1972, những đơn vị tiền phương của Cộng quân tràn qua sông Bến Hải, vượt vùng phi quân sự, tấn công quy mô vào miền Nam, mục tiêu đầu tiên là tỉnh Quảng Trị. Lực lượng gồm hai sư đoàn chính quy là Sư Đoàn 304, Sư Đoàn 308 và 4 trung đoàn bộ binh biệt lập, hai trung đoàn chiến xa, gồm hơn 400 chiếc, là Trung Đoàn 203 và Trung Đoàn 204; hai trung đoàn pháo binh, Trung Đoàn 38 Pháo và Trung Đoàn 84 Tên Lửacùng với nhiều đơn vị yểm trợ khác.

Ngay giây phút đầu, các căn cứ hỏa lực của Sư Đoàn 3 Bộ Binh và của các đơn vị tăng phái Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến ở Camp Caroll, Mai Lộc, Sarge, Núi Bá Hô, căn cứ Alpha 2 và Alpha 4, Charlie 1 và Charlie 2 cũng như thị trấn Đông Hà và thành phố Quảng Trị đều bị những trận pháo phủ đầu rất khốc liệt. Sư Đoàn 308 của Cộng quân sau khi vượt qua sông Bến Hải, tiến thẳng vào các căn cứ hỏa lực Fuller, Alpha 2, Charlie 1 và Charlie 2, rồi vượt qua sông Cam Lộ để tiến về Đông Hà, Ái Tử, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai chỉ huy. Sư Đoàn 304 của Cộng quân sau khi qua sông Bến Hải, đánh bọc từ hướng Tây vào các căn cứ hỏa lực Sarge, Núi Bá Hô, Mai Lộc, Thung Lũng Ba Lòng để tiến về thành phố Quảng Trị.

Những loạt pháo kích đầu tiên của Cộng quân vào thành phố Quảng Trị khiến cho dân ở đây bàng hoàng khiếp sợ. Không phải như những đợt pháo kích lẻ tẻ dăm ba chục trái mà trước đây vẫn thường như cơm bữa. Lần này thì không ai còn đủ bình tĩnh để đếm là bao nhiêu trái đạn và hỏa tiễn đã trút lên thành phố thân yêu của mình. Họ linh cảm được sự chết chóc và tang thương đang kề cận.

Những ngày đầu của tháng 4, nếu đứng ở trạm kiểm soát An Hoà, cửa vào mặt Bắc của thành phố Huế, người ta thấy đã có những gia đình từ Quảng Trị di chuyển về Huế, và mức độ này ngày càng tăng lên. Kể từ giữa tháng 4 trở về sau, những chuyến xe đò từ Quảng Trị vào, trên xe đều có một số gia đình di tản. Thỉnh thoảng mới thấy một gia đình di tản bằng xe nhà, họ thuộc vào những gia đình khá giả. Những người di tản sớm, mang theo được nhiều của cải cùng những đồ dùng cho gia đình giống như dọn nhà chứ không phải là chạy giặc.



Hình chụp một đơn vị Cọp Biển VNCH tại Cổ Thành Quảng Trị, 1972

Đại Úy Ripley kể lại trong hồi ký của ông, những điều mà chính ông đã nhìn thấy, đã làm cho ông thật sự cảm phục và ông cho rằng chưa chắc cả một đời binh nghiệp của một quân nhân nào có dịp chứng kiến được sự dũng cảm của một người lính chiến như vậy: "Anh ta chính là người lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam mà tôi đã gặp hai ngày trước. Lúc đó anh lính trẻ này đã bị thương 7 lần trong vòng bốn ngày. Vết thương nặng nhất là vết thương sau lưng, phía gần trên cổ. Vậy mà bây giờ anh đã trở lại đây, tại chiến tuyến này, súng trong tay và đang chiến đấu bên các đồng đội của anh."
(tài liệu: Chinh Chiến Ðiêu Linh)
Vào những ngày cuối tháng 4, trận chiến đã đến hồi đẫm máu. Cộng quân pháo đạn đại bác 130 ly vào các căn cứ Ái Tử, Đông Hà và thành phố Quảng Trị như mưa trút nước. Những người di tản trong lúc này ngay cả sinh mạng cũng khó giữ toàn vẹn, chứ đừng nói đến của cải. Địch quân đã nỗ lực cắt Quốc Lộ 1 để cô lập Quảng Trị. Bởi vậy, càng thấy Quảng Trị sắp bị cô lập, người dân Quảng Trị bằng mọi giá cố gắng chạy thoát về Huế. Họ bỏ nhà cửa, ruộng vườn, của cải, chỉ mong chạy thoát thân được là phước đức.

Buổi sáng, sau khi gửi bài về toà soạn, tôi đến thăm đồng bào từ Quảng Trị chạy về Huế. Họ mới về đây đêm qua và hiện đang tạm trú ở trường trung học quận Hương Trà và ở các trường tiểu học quận Phú Vang. Ông già, bà già và trẻ con ngồi bẹp giữa sân trường, trên các bãi cỏ vì quá mệt mỏi.

Tiếng loa phóng thanh vang lên không ngừng, những lời kêu gọi, những thông cáo, nhắn tin... Trường trung học Hương Trà bỗng chốc đã biến thành trại tị nạn Cộng Sản, tiếp nhận những người mới thoát về được đêm hôm qua và một số mới đến sáng nay. Trên một khoảng sân gần cổng trường, các sơ và sư cô đang phát quà không ngừng tay. Quà này do cơ quan Caritas mang đến, mỗi phần là một gói áo quần nhỏ. Các sơ cho biết, đây là áo quần cho trẻ em. Các sơ đại diện cho Caritas, các sư cô đại diện cho Hội Phật Giáo Thừa Thiên, tặng mỗi người $50. Kế bên là Chi Y Tế quận Hương Trà cũng đang phát thuốc cho đồng bào. Không thấy bóng dáng của Hội Hồng Thập Tự Việt Nam đâu cả, mặc dầu hội này có trụ sở tại Huế.

Một người đàn bà tóc tai rũ rượi, nét mặt hốc hác vì quá mệt mỏi, bế một đứa bé đang khóc ngất, đến trước mặt tôi xin tiền mua sữa:

- Cô ơi, cha của cháu chết trận rồi. Mẹ thì mới chết vì đạn Việt Cộng pháo kích trên đường chạy vào đâỵ Bây giờ tôi phải lãnh nuôi nó...

Tôi dúi nhanh những tờ giấy bạc vào tay người đàn bà để cho chị khỏi kể lể nữa. Hoàn cảnh của chị ngay trong giây phút này, không cần phải kể lể để được một sự giúp đỡ nhỏ nhặt như vậy, mà cũng như những đồng bào đang có mặt ở đây, họ phải được sự thông cảm và chia xẻ của những người đang sống an lành.

Cuộc chiến tại các căn cứ hỏa lực bảo vệ cho Quảng Trị vẫn diễn ra rất tàn khốc. Một trong các căn cứ hỏa lực đó như căn cứ Pedro, nằm về phía Tây của thành phố Quảng Trị và bên bờ Bắc của sông Thạch Hãn, được trấn giữ bởi khoảng 200 Thủy Quân Lục Chiến, đã chiến đấu anh dũng đến độ những quân nhân Mỹ ở đây đã chứng kiến và mệnh danh cho trận đánh tại căn cứ này là "Vietnamese Alamo."

Đại Úy Ripley kể lại trong hồi ký của ông, những điều mà chính ông đã nhìn thấy, đã làm cho ông thật sự cảm phục và ông cho rằng chưa chắc cả một đời binh nghiệp của một quân nhân nào có dịp chứng kiến được sự dũng cảm của một người lính chiến như vậy:

"Anh ta chính là người lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam mà tôi đã gặp hai ngày trước. Lúc đó anh lính trẻ này đã bị thương 7 lần trong vòng bốn ngày. Vết thương nặng nhất là vết thương sau lưng, phía gần trên cổ. Vậy mà bây giờ anh đã trở lại đây, tại chiến tuyến này, súng trong tay và đang chiến đấu bên các đồng đội của anh."

Trận chiến không phải một hai ngày là dứt. Trận chiến kéo dài. Địch tấn công như vũ bão. Các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chống trả bằng mọi giá, một chống bốn, có nơi địch gấp mười. Những người lính của Sư Đoàn 3 Bộ Binh, Biệt Động Quân và Thủy Quân Lục Chiến chiến đấu trong các hố cá nhân, ăn, ngủ ngay trong giao thông hàọ Những chiếc ponchos căng trên đầu che mưa, che nắng. Họ sống giữa bom đạn, cát bụi và bùn lầy. Họ sống trong những giây phút chờ đợi, căng thẳng và lòng quyết chiến.

Những trường học của thành phố Huế và các quận ven biên đã thành những trại tị nạn tạm thời. Chỉ trong một thời gian ngắn, các trung tâm này đã đầy nghẹt đồng bào từ vùng bom đạn chạy về. Sự cứu trợ của chính quyền và các cơ quan từ thiện không thể nào đáp ứng nổi với tình hình. Người lớn và trẻ con ăn gạo sấy không cần nước, cứ xé bịch ni lông xong là đổ gạo ra lòng bàn tay, cho vào miệng nhai một cách ngon lành vì họ đã quá đói sau bao nhiêu ngày gian khổ, thoát chết biết bao nhiêu lần mới đem được cái mạng về đây.

Tôi thật xúc động khi nhìn một em bé chừng ba tuổi vừa chìa tay nhận hộp sữa là đưa lên miệng nút, mà không biết rằng hộp sữa chưa khui. Cái cử chỉ vô thức đó biểu lộ sự đói khát đã lâu của đứa bé.

Những người mới đến, đàn bà thì ống quần xắn cao lên quá đầu gối, trên vai mỗi người một gánh nhỏ gồm áo quần và những thứ cần thiết. Có người gánh theo được mấy lít gạo. Có người chẳng có gì trong gánh, chỉ mỗi đầu là một đứa con nhỏ. Những đứa bé ngồi gọn lỏn trong thúng, nước mắt nước mũi chảy dài, lem luốc cát bụi, hai tay giăng ra vịn chặt vào vành thúng để khỏi văng ra ngoài mỗi khi người mẹ di chuyển, hoặc qua những đoạn đường mà người mẹ phải vừa gánh vừa chạy cho kịp với đoàn người tị nạn, hoặc là những đoạn đường gặp Việt Cộng, chúng châu súng lại pháo ngay trên đầu. Có đứa bé chẳng cần biết trời trăng gì, hoặc có thể là đã lả người vì mệt và đói khát, nằm khoanh tròn trong thúng mà ngủ.


Nhưng đã hàng trăm, hàng ngàn người bỏ xác lại bên đường hoặc vẫn cố lết đi với những vết thương không được băng bó vì đạn pháo kích của Cộng quân bắn như mưa vào đám người đang cố chạy vào phương Nam. Họ chỉ thấy được tình người khi đi qua chỗ những đơn vị của Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến trút hết tiền bạc, lương thực và cả nước uống cho những nhóm nào đi ngang qua gần họ. Những người chiến sĩ này không cầm lòng được trước cảnh đau thương đó. Họ muốn trao hết những gì sở hữu mà họ đang mang trên người cho đồng bào khốn khổ của mình, trước khi trao mạng sống của họ cho Tổ Quốc trên chiến địa.


Tôi ngạc nhiên khi thấy một số các người lớn tuổi đều mặc áo quần màu trắng. Hỏi mới biết là họ đã kinh nghiệm mấy lần chạy giặc trong đời rồi, nên cẩn thận, mặc như vậy máy bay của ta khỏi oanh tạc lầm.

Khi những người dân Quảng Trị đầu tiên chạy vào Huế, thì người dân Huế bắt đầu theo dõi tình hình chiến sự từng giây, từng phút. Và những người lo xa đã sớm bỏ Huế chạy vào Đà Nẵng. Rồi Huế bị pháo kích. Thoạt đầu, Cộng quân pháo vào đồn Mang Cá, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh và sân bay Thành Nội. Sau đó pháo bừa cả vào phố xá và nhà của dân. Cánh cửa mặt Nam của thành phố Huế tức là ngõ vào Đà Nẵng, như bỗng nhiên mở toang ra. Từng đoàn xe của người đi lánh bom đạn nối đuôi nhau trên Quốc Lộ 1, hướng vào Đà Nẵng. Và đã có nhiều người không chết vì bom đạn, nhưng chết vì xe lật nhào xuống đèo Hải Vân. Người ta kể rằng, có ngày chiếc xe đầu đoàn mới vào thành phố Đà Nẵng, thì chiếc cuối còn ở tận Lăng Cô, và mãi tới ngày sau mới vào Đà Nẵng được, vì phải qua những trạm kiểm soát để thanh lọc đặc công Việt Cộng trà trộn với dân. Chừng nửa tháng sau, khi thấy Huế vẫn bình yên, những người đi tị nạn lại kéo nhau trở về để làm ăn sinh hoạt như trước. Có gia đình khi trở về, đã bị trộm dọn sạch sẽ, không còn một đôi đũa để ăn cơm.

Trong lúc đó, cũng trên Quốc Lộ 1, đoạn đường từ Quảng Trị vào Huế vẫn còn hàng ngàn, hàng ngàn người, di chuyển thành một đoàn dài cả mấy cây số, toàn là ông già, bà già, đàn bà và trẻ con, họ đang cố gắng bỏ xa vùng trận chiến. Nhưng đã hàng trăm, hàng ngàn người bỏ xác lại bên đường hoặc vẫn cố lết đi với những vết thương không được băng bó vì đạn pháo kích của Cộng quân bắn như mưa vào đám người đang cố chạy vào phương Nam. Họ chỉ thấy được tình người khi đi qua chỗ những đơn vị của Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến trút hết tiền bạc, lương thực và cả nước uống cho những nhóm nào đi ngang qua gần họ. Những người chiến sĩ này không cầm lòng được trước cảnh đau thương đó. Họ muốn trao hết những gì sở hữu mà họ đang mang trên người cho đồng bào khốn khổ của mình, trước khi trao mạng sống của họ cho Tổ Quốc trên chiến địa.

Đó là ngày thứ 35, kể từ ngày 30 tháng 3, ngày đầu tiên tràn qua sông Bến Hải, Cộng quân đã chiếm được thành phố Quảng Trị bởi một lực lượng gấp ba lần lực lượng trấn đóng của quân đội miền Nam. Thoạt đầu, Cộng quân tung vào hai sư đoàn chính quy: Sư Đoàn 304 và Sư Đoàn 308 với sự yểm trợ của hai trung đoàn pháo binh nặng và hai trung đoàn chiến xa để thực hiện giai đoạn một là đánh bật các căn cứ hỏa lực đang làm thành một hàng rào dọc vùng phi quân sự. Vào khoảng gần cuối tháng 4, Sư Đoàn 320 của Cộng quân mới đến thay thế cho hai sư đoàn kia nghỉ mệt, và đánh chiếm Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng, hoàn tất giai đoạn hai. Cuối tháng 4, Sư Đoàn 325 của Cộng quân tiến vào, bắt đầu giai đoạn 3, đánh chiếm Quảng Trị.

Trong lúc đó, quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ có Sư Đoàn 3 Bộ Binh với các đơn vị yểm trợ gồm có Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Địa Phương Quân, tổng cộng khoảng hai sư đoàn. Hai chống với năm và phải chiến đấu liên tục cả tháng trời, chứ không được thay chân theo chiến thuật "lấy khoẻ đánh mệt" như địch quân. Vậy mà những chiến sĩ trấn đóng tại ải địa đầu đã anh dũng giao chiến, cầm cự suốt cả tháng dưới những trận mưa pháo tưởng chừng như không cất đầu lên được.

Đại Tá Gerald H. Turley, Cố Vấn Trưởng của Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã viết lại trong cuốn The Easter Offensive những giây phút cảm khái của Thiếu Tá Bob Sheridan, một cố vấn quân sự của Thủy Quân Lục Chiến, những giây phút mà ông nhớ mãi bên bờ sông Mỹ Chánh:

Buổi trưa ngày 2 tháng 5, Đại Tá Phạm Văn Chung, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến và những sĩ quan tham mưu của ông dừng lại bên bờ phía Nam sông Mỹ Chánh. Đại Tá Chung đứng yên lặng buồn bã nhìn đoàn người tị nạn đang chen nhau vượt qua cầu Mỹ Chánh, đổ vào thành phố Huế. Cây cầu nhỏ chỉ dài chừng vài chục thước. Qua khỏi cây cầu đó là đã vào vùng an toàn. Chừng một giờ sau, khi đoàn người đã qua sông và xuôi về phương Nam, Thiếu Tá Bob Sheridan quay lại hỏi Đại Tá Chung:

- Đại Tá, mọi người đã đi hết rồi. Bây giờ chúng ta làm gì đây? Có lui vào trong đó không?

Đại Tá Chung quay lại nhìn người sĩ quan Hoa Kỳ và nói với một giọng cương quyết:

- Không, không. Chúng ta không lui nữa. Chúng ta là những chiến sĩ, chúng ta ở lại đây, bên bờ sông này để chận địch. Sẽ không có một tên Việt Cộng nào có thể vượt qua sông Mỹ Chánh mà còn mạng sống trở về.

Lời nói sắt đá của Đại Tá Chung y như một lời thề. Cộng quân bằng mọi nỗ lực cũng không vượt qua được phòng tuyến trấn giữ bởi Lữ Đoàn 258 và Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến. Và đúng như lời của người quân nhân hơn nửa đời trải qua bao trận mạc, những ngày sau đó khi các đơn vị Dù và Thủy Quân Lục Chiến mở những đợt phản công, máu quân thù đã đổ xuống bên bờ sông Mỹ Chánh.

Quảng Trị mất, cả miền Trung bàng hoàng, rúng động. Ngày 3 tháng 5 năm 1972, Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu 1 được lệnh bàn giao chức vụ lại cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đương kim tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu 4 để vào Saigon giữ một chức vụ không quan trọng.

Tin Trung Tướng Ngô Quang Trưởng về chỉ huy Vùng 1 như một luồng sinh khí thổi vào miền Trung. Quân và dân đều một lòng tin tưởng. Họ tin cậy vị tướng này không phải chỉ bằng vào những bài báo trong và ngoài nước đã từng ca ngợi và đánh giá ông như một danh tướng, hoặc qua những lời truyền tụng trong quân đội miền Nam, mà chính người dân và những người lính trú đóng tại Miền Hoả Tuyến này đã chính mắt nhìn thấy những khả năng và đức độ của ông, khi ông còn là Tư Lệnh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đánh bại Cộng quân trong lần Tết Mậu Thân để chiếm lại Kinh Đô Huế.

Người ta cho rằng Tướng Ngô Quang Trưởng trở lại Huế hôm nay, cũng như Tướng De Lattre De Tassigny của Pháp đến Hà Nội năm 1950 để cứu nguy Hà Nội khi tình hình của thành phố này đang bị Việt Minh đe dọa trầm trọng.

Vừa đặt chân đến Đà Nẵng, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, việc đầu tiên của Tướng Trưởng không phải là chuyện phản công đánh địch ngay, mà là vấn đề được ông coi như hàng đầu, đó là củng cố tinh thần binh sĩ. Tướng Trưởng làm việc gần như 24/24 giờ mỗi ngàỵ Không có đơn vị nào mà ông không đến thăm. Cho đến một trạm kiểm soát ở Lăng Cô, dưới chân đèo Hải Vân, chỉ có hai nhân viên Quân Cảnh và một nhân viên Cảnh Sát, mà Tướng Trưởng cũng đáp trực thăng xuống bên đường và bước vào hỏi han công việc. Những chuyện đó được loan truyền rất nhanh trong các đơn vị, ngoài dân chúng và tạo thành niềm tin.

Cả thành phố Huế kinh hoàng chờ chạy giặc, bỗng như quên mất địch quân đang tập trung lực lượng để chuẩn bị đánh thốc vào phòng tuyến Mỹ Chánh. Quân nhân thuộc mọi binh chủng quân phục tươm tất, tóc hớt ngắn như thời bình. Đơn vị trưởng thì luôn luôn có mặt tại đơn vị, vì không biết ông Tướng bất thần ghé thăm vào bất cứ lúc nào. Và tinh thần quân dân cán chính lên cao, bừng bừng một ý chí đẩy lui địch quân, lấy lại những vùng đất đã mất.

Ngày 13 tháng 5 năm 1972, một lực lượng gồm có Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận đã bất thần đổ xuống ngay trên đầu địch quân tại quận Hải Lăng, một quận về phía Nam của thành phố Quảng Trị. Đây là cuộc phản công đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ bên này phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Cuộc phản công bất ngờ và sấm sét đó đã tiêu diệt gần trọn đơn vị của Cộng quân đang chiếm đóng quận này. Một số đồng bào còn kẹt trong quận Hải Lăng, nay được giải thoát đã vội vã tìm đường chạy ra khỏi vùng lửa đạn.

Rồi những đợt tấn công khác do các đơn vị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến từ sau phòng tuyến Mỹ Chánh tung ra. Một kế hoạch phản công toàn diện đã được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh chiến trường, soạn thảo. Và ngày 28 tháng 6 năm 1972, cuộc Hành Quân Lam Sơn 72 bắt đầu. Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ càn quét địch quân dọc Quốc Lộ 1 ra tận ven biển, "đóng nút" Cửa Việt không cho địch tiếp tế vào Quảng Trị bằng đường biển. Lực lượng Nhảy Dù càn quét theo Quốc Lộ 1 vào tận chân núi của rặng Trường Sơn, ngăn chận viện quân của địch từ Lào kéo qua. Và cuối cùng mục tiêu của hai lực lượng là thành phố Quảng Trị. Những chiến sĩ Dù và Thủy Quân Lục Chiến khi vượt qua dòng sông Mỹ Chánh, mặc dù không ai nói với ai, nhưng trong lòng tựa hồ như đã có một lời thề, thề phải dựng lại lá cờ vàng ba sọc đỏ trên Cổ Thành Quảng Trị với bất cứ giá nào!

Trận chiến lần này khốc liệt đến mức những phóng viên chiến trường, kể cả các phóng viên ngoại quốc đều được lệnh phải ở xa các đơn vị đang giao tranh. Nhanh chân nhất là Barney Seibert, phóng viên chiến trường của UPI, đã bám theo các đơn vị Dù, nhưng khi còn cách Quảng Trị 6 cây số nữa thì các sĩ quan chỉ huy đã bắt ông phải dừng chân, và đó là lệnh chung cho tất cả phóng viên báo chí và truyền hình. Bởi vậy, những ngày đầu cuộc phản công của quân ta, những tin tức chi tiết về chiến trường, giới truyền thông trong và ngoài nước không thu nhận được bao nhiêu.

Các phóng viên chiến trường mỗi người tự mình tìm lấy phương cách riêng để đến sát nơi giao tranh hơn. Anh Nguyễn Tú, phóng viên của báo Chính Luận, quá giang xe jeep của Bác Sĩ Bùi Thế Cầu, Y Sĩ Trưởng của Tiểu Đoàn 5 Dù và Trung Tá Lê Thành Điểm từ Mỹ Chánh đến La Vang. Khi đến cầu Trường Phước, nơi bị pháo kích nhiều nhất, cách La Vang chừng 500 thước, xe jeep bị trúng một quả đại bác 130 ly của Cộng quân. Xe nổ tung, tài xế chết ngay, những người trên xe đều bị thương nặng.

Đồng bào về đây đa số ở xã Lãm Thúy thuộc quận Hải Lăng. Họ họp nhau từng toán, đi bộ suốt đêm, sáng hôm sau mới tìm đến chỗ của Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân. Những chiến sĩ Cọp Biển này dang tay đón đồng bào vừa thoát khỏi vùng địch đóng. Tôi hỏi một ông cụ tóc đã bạc phơ, trên khuôn mặt nhăn nheo còn đầy những nét đau đớn xúc động bởi những cảnh tang thương bỗng đâu xảy đến trong những ngày vừa qua, cụ đứng ngơ ngác một mình giữa đám đông:

- Thưa cụ, sao mãi đến bây giờ cụ mới về đây?

- Việt Cộng không cho dân đi. Bỏ đi thì chúng pháo ngay trên đầu, bởi vậy nhiều người chết lắm, cô ơi! Sợ pháo, sợ chết, nhưng không muốn sống trong vùng của chúng, nên nhiều lúc dẫm lên xác chết mà chạy.

- Gia đình, con cháu của cụ có ở đây không?

- Thằng con trai lớn của tôi đi lính, không biết bây giờ đang đánh trận ở đâu. Con dâu và hai cháu bị lạc mất giữa đường, không biết còn sống hay chết.

Và cách chỗ tôi đứng chừng 10 mét, hai người lính Thủy Quân Lục Chiến đang thuyết phục một người đàn bà đưa đứa con nhỏ đã chết từ đêm hôm qua vì trúng mảnh đạn pháo cho họ chôn cất. Người đàn bà ngồi bẹp dưới gốc cây, hai tay ôm chặt xác đứa con trong lòng, hai mắt thất thần nhìn thẳng vào khoảng không, như chẳng nghe ai đang nói gì với mình.

Mấy hôm nay, những đoàn quân Dù và Thủy Quân Lục Chiến đang trên đường tiến về thành phố Quảng Trị. Những người dân ở Huế có bà con còn kẹt lại trong vùng địch đóng theo dõi tin tức chiến sự hằng ngày với hy vọng sớm liên lạc với bà con của mình. Huế và Đà Nẵng đang bị pháo kích dữ dội. Ngày 2 tháng 7, mới sáng hừng đông, Cộng quân đã pháo 20 trái đạn đủ loại vào Huế, ngay đường Tăng Bạt Hổ, là một khu toàn dân cư. Ngày hôm sau lại chịu thêm một trận pháo kích liên tục trong 25 phút làm cho 50 người dân thiệt mạng, hàng chục người bị thương. Ngày 14, Đại Nội lại bị 43 trái hỏa tiễn 122 ly vào buổi sáng. Buổi trưa bị một đợt pháo khác trên đường Lê Văn Duyệt và buổi chiều, trường Nông Lâm Súc bị đạn sơn pháo 130 ly.

Một số dân lại bỏ Huế chạy vào Đà Nẵng. Trong lúc đó, đồng bào ở trong các vùng bị địch chiếm phía Bắc sông Mỹ Chánh, thấy quân ta tiến ra đánh lui Cộng quân, đã từng đoàn chạy vào Huế. Lại một lần nữa, họ làm bia cho Cộng quân nhả đạn. Sự tàn nhẫn và vô nhân đạo của bộ đội Cộng Sản đã được Thiếu Tá Bob Sheridan, cố vấn quân sự của Thủy Quân Lục Chiến viết lại trong tờ trình của ông:

"Đoàn người chạy loạn dài hàng cây số, gồm phần lớn là người già, trẻ em và đàn bà đang tìm cách tránh xa vùng giao tranh để xuôi về hướng Nam, thành phố Huế. Vào khoảng buổi trưa, pháo binh của quân Bắc Việt đã tập trung đủ hỏa lực và bắt đầu pháo như mưa vào đoàn người đang di chuyển. Hàng trăm, hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng quân Bắc Việt không thể nào ngăn chặn được, đoàn người vẫn tiếp tục tiến vào phương Nam."

Và Thiếu Tá Sheridan ghi nhận những cảm nghĩ riêng của ông, là nếu trước đây, ông có một chút nào đánh giá người lính Bắc Việt, thì nay sự đánh giá đó đã mất hết.

Áp lực của Cộng quân đang đè nặng trên thung lũng Ashau, phía Tây của thành phố Huế. Điều lo sợ là trong khi đại quân của ta kéo ra Quảng Trị, thì Cộng quân có thể mưu đồ đánh úp thành phố Huế. Nhưng Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh tuyên bố với các phóng viên tại mặt trận là Sư Đoàn 1 đã bẻ gãy toàn bộ kế hoạch đánh chiếm thành phố Huế từ mặt Tây Nam, vùng thung lũng Ashau.

Tướng Phú cho biết, Cộng quân đã tung vào mặt trận Tây Nam Huế hai sư đoàn bộ binh nòng cốt với một trung đoàn pháo nặng yểm trợ, đó là Sư Đoàn 324B và Sư Đoàn "Quân Khu Trị Thiên." Riêng Sư Đoàn 324B được tăng cường thêm Trung Đoàn 812 là đơn vị mới, chưa hề tham chiến kể từ ngày Cộng quân tràn qua Bến Hải. Theo Tướng Phú, hai sư đoàn này dự mưu đánh Huế bằng một mũi nhọn chọc thủng phía Tây Nam thành phố. Kế hoạch tấn công Huế đã được Hà Nội toan tính từ trước tháng 7. Tuy nhiên, theo Tướng Phú thì Sư Đoàn 1 đã bẻ gãy toàn bộ kế hoạch này. Cộng quân chỉ còn thực hiện được các cuộc quấy phá bên ngoài vòng đai và pháo kích vào Huế cũng như các vị trí phòng thủ của quân ta mỗi ngày từ 500 đến 1,000 quả đạn và hỏa tiễn mà thôi.

Phòng tuyến Tây Nam Huế dài khoảng 30 cây số. Các chiến sĩ của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong thời gian này đã tái chiếm lại tất cả các vị trí chiến lược chung quanh Huế. Ngày 15 và 16 tháng 5, quân ta chiếm lại hai căn cứ Bastogne và Checkmate.

Buổi chiều trời đột nhiên đổ xuống một cơn mưa hè. Chúng tôi được tin một số đồng bào từ Quảng Trị mới chạy vào, hiện đang tạm trú tại trường học của quận Hương Điền mà chưa được một cơ quan công hoặc thiện nguyện nào đến giúp đỡ cả. Tôi cùng với người bạn mượn được chiếc xe cũ. Xe không đèn, lái đi trong đêm mưa. Những con đường của thành phố Huế cũng thiếu ánh đèn, may nhờ xe nổ lớn nên người đi đường nghe mà tránh ra.

Đầu tiên chúng tôi đến gõ cửa trụ sở Hồng Thập Tự, nhưng văn phòng đóng cửa, tắt đèn, có lẽ những người làm ở đây đã bỏ vào Đà Nẵng rồi chăng? Lái xe qua gõ cửa Hội Thương Phế Binh, gặp Thiếu Tá Mai đương là Chủ Tịch của Hội. Thiếu Tá Mai sốt sắng gọi điện thoại hỏi nhiều nơi, nhưng chẳng ai chịu bán sữa và thuốc tây vào lúc này, vì lúc đó cũng đã hơn 10 giờ tối Chủ Nhật. Chúng tôi đành trở về.

Sáng hôm sau, mới 6 giờ 30 sáng, chúng tôi vào chùa tìm anh Nguyễn Kinh Châu, đại diện báo Sóng Thần ở Huế. Anh Châu xin vợ 20 ngàn, tôi bỏ thêm 30 ngàn tiền túi cũng mua được một ít sữa hộp. Đến lều báo chí, tôi đã thấy xe của ông Trần Sum, Giám Đốc Đài Truyền Hình Huế. Ông Sum tiễn anh Nguyễn Thanh Liêm, đang làm cho đài này, và chúng tôi ra tận máy baỵ Ông Sum cũng chính tay vác dùm một thùng sữa đưa lên sàn máy bay rồi mới trở về.

Trời mưa từ đêm hôm qua, nay vẫn còn mưa và gió lớn. Trực thăng bay thật thấp khi qua phá Tam Giang. Bên dưới nước sông dậy sóng, và trên bờ, những cồn cát trắng xoá chạy dài trông thật đẹp. Máy bay đáp xuống một bãi cỏ hoang gần nơi đồng bào đang tạm trú. Chúng tôi trao sữa tận tay cho những người già, trẻ con và những người bệnh. Các anh Thủy Quân Lục Chiến thì phát lương khô. Chúng tôi muốn ở lại lâu hơn để hỏi han và nghe kể lể những hoàn cảnh đau thương của những người vừa thoát khỏi vùng địch đóng, nhưng đành từ giã vì phải quá giang với trực thăng đón Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến về họp ở Bộ Tư Lệnh.

Người ta còn nhớ, ngày 1 tháng 5 vừa qua, khi tất cả lực lượng phòng thủ Quảng Trị rút lui cùng với đồng bào trên Quốc Lộ 1 về Huế, địch quân đã truy kích, bám theo sát để đánh thẳng vào Huế. Trong tình huống nguy hiểm đó, Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến đã chờ cho quân ta và đồng bào vượt qua, rồi đóng cổng Mỹ Chánh bằng tất cả nỗ lực, quần thảo với Cộng quân suốt một ngày hôm đó, đập tan cái khí thế thừa thắng xông lên của địch và chặn địch ngay bên kia bờ sông Mỹ Chánh.

Khách sạn Hương Giang là khách sạn thanh lịch nhất của thành phố Huế, nằm sát bên bờ sông Hương. Kể từ lúc tình hình chiến sự của Vùng 1 trở nên sôi động, thì khách sạn này là nơi họp mặt hầu hết những phóng viên của các báo Việt Nam và ngoại quốc. Buổi sáng, tôi ngồi uống cà phê tại khách sạn Hương Giang với một số anh em các báo khác. Sau khi trao đổi những tin tức chiến sự mới mẻ nhất, chúng tôi chia tay nhau lên đường theo chân các đơn vị đang hành quân ngoài Quảng Trị. Tôi đi theo Tiểu Đoàn 6 Dù đang tiến quân qua sông Thạch Hãn. Anh Nguyễn Thanh Liêm đi theo một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến.

Khi tôi đến, Tiểu Đoàn 6 Dù đang giao tranh với địch bên bờ sông Thạch Hãn. Tiếng súng nổ dòn khắp nơi. Pháo của địch dội lên đầu như mưa. Đạn 130 ly và hỏa tiễn nổ lùng bùng cả hai tai. Khói súng như một màn sương mỏng ban mai quyện trên mặt nước của dòng sông Thạch Hãn.

Tôi len lỏi theo các giao thông hào để quan sát chiến trường. Vừa dứt một đợt pháo, tôi ló đầu nhìn lên, phía bên kia giao thông hào, anh Trần Khiêm, nhiếp ảnh viên của CBS cũng vừa nhảy lên khỏi hố, quay lại bấm liền cho tôi một tấm hình. Anh Khiêm hiện nay là chủ nhân của Khiêm Photo tại Little Saigon. Cũng lúc đó, một loạt đạn pháo khác đang rít gió bay đến. Anh Khiêm vừa nhảy xuống hố vừa la:

- Kiều Mỹ Duyên, pháo đó, đừng nhô đầu lên nữa!

Hết pháo, tôi lại nhô đầu lên quan sát. Những chiến sĩ Dù đang tiến về phía quân địch. Tiến rất khó và chậm vì hỏa lực của địch quá mạnh. Tiếng la hét, những lệnh lạc qua máy truyền tin, cùng với tiếng súng nổ không dứt từ hai bên bờ vang vọng suốt một quãng sông dài. Bên bờ phía Nam là quân ta, những chiến sĩ Dù. Bên bờ phía Bắc là quân địch đang bám chặt. Trên trời, máy bay L-19 bay lượn và khu trục A-37 đang gầm thét, thả từng loạt bom xuống, nhiều lúc thật mạo hiểm, vì giữa ta và địch, một khoảng cách chẳng có bao nhiêu.

Tôi chưa thấy một chiến sĩ Dù nào lui khỏi vị trí của mình. Người trước ngã, người sau tiến lên. Tất cả những thương binh đều được tải thương bằng mọi cách, không bỏ ai ở lại, đó vẫn là một niềm hãnh diện của binh chủng này từ trước đến naỵ Nói đến binh chủng Dù, tôi chợt nhớ đến phóng viên chiến trường Gerald Hebert, ông là người Canada gốc Pháp đã từng có mặt tại nhiều cuộc chiến khắp nơi trên thế giới và ông thường nói:

- Tôi thích nhất và cảm phục nhất là binh chủng Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Hoà, họ chiến đấu như sư tử.

Khi trận chiến sắp kết thúc thì trời đã hoàng hôn. Tôi đứng bên bờ sông Thạch Hãn nhìn bao quát khung cảnh của bãi chiến trường. Chiến cụ và xác người vương vãi khắp nơi. Dòng sông Thạch Hãn vẫn lặng lờ, không biết có phải máu đã đổ xuống hay là những tia nắng quái của lúc hoàng hôn chiếu hắt lên khiến cho mặt nước có màu đỏ thẫm. Những chiến sĩ Dù còn truy kích địch.

Buổi tối trở về Huế, tôi được tin anh Nguyễn Thanh Liêm cùng với hai phóng viên ngoại quốc đã chết khi theo chân một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến đụng trận ở quận Phong Điền. Mới cùng ngồi uống cà phê hồi sáng ở Hương Giang. Mới chia tay và chúc lành cho nhau trước khi đị Buổi tối trở về đã thiếu ba người. Ba người đã bỏ gia đình, bỏ bạn bè, bỏ nghề và cả cái nghiệp của mình, vĩnh viễn ra đi...

Ngày hôm sau tôi lại được tin có thêm 3 phóng viên chiến trường vừa gục ngã trên mặt trận Hải Lăng. Tin điện của các phóng viên bạn gửi về toà soạn: Lúc 15 giờ chiều qua, một phóng viên chiến trường Việt Nam và 2 phóng viên của hệ thống truyền hình ABC Hoa Kỳ đã tử thương vì một loạt đạn AK-47 của quân Bắc Việt tại khu vực ranh giới quận Hải Lăng và quận Phong Điền. Phóng viên Việt Nam là anh Trần Văn Nghĩa của Đài Truyền Hình Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và hai phóng viên ngoại quốc khi đứng quan sát chiến trường tại ranh giới hai quận này cách Quốc Lộ 1 chỉ có 800 thước, thì bị một bộ đội Bắc Việt núp gần đó bắn một loạt AK khiến anh Nghĩa gục xuống bên hố cá nhân của tên bộ đội Bắc Việt vừa bắn anh chỉ cách có 2 thước.

Hai phóng viên ngoại quốc cũng chết vì loạt đạn AK của Cộng quân. Phóng viên Trần Văn Nghĩa năm nay 37 tuổi, một vợ 8 con và mang cấp bậc Trung Sĩ 1 phục vụ cho đài Truyền Hình Quân Đội từ mấy năm naỵ Hai phóng viên hãng ABC tử thương là Sam Kai Faye và Tonykhool. Phóng viên Sam Kai Faye, có quốc tịch Tân Gia Ba, bị trúng đạn khi anh tiến đến để cứu phóng viên Trần Văn Nghĩa.

Chúng tôi đến bệnh xá của Thủy Quân Lục Chiến để thăm anh Liêm. Anh Liêm nằm đó, trong bọc nylon màu trắng. Người lính làm ở chung sự vụ kéo tấm nylon trên đầu anh xuống. Khuôn mặt anh thật thản nhiên. Tóc anh còn ướt và dính cát. Trung Tá Khẩn, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị nói với chúng tôi:

- Theo lời của một người lính Thủy Quân Lục Chiến kể lại, anh Liêm đang quay cảnh Thủy Quân Lục Chiến vượt sông tiến về phía Bắc. Anh không mặc áo giáp, không đội nón sắt. Một viên đạn ghim vào ngực và anh gục xuống.

Trên đường về mọi người đều im lặng. Anh Nguyễn Thanh Liêm người quận Quế Sơn, Quảng Nam. Anh Liêm nằm xuống gây xúc động trong lòng những người đã quen biết anh hoặc cùng chung những công việc với anh. Điện thoại gọi đến đài truyền hình để chia buồn suốt ngày. Người nhiệt tình nhất là Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến.

Xác anh Liêm được mang về an táng tại Đà Nẵng. Chị Liêm ngồi bên quan tài của anh nghẹn ngào nói với tôi:

- Anh vẫn muốn khi đứa con út của chúng tôi được 15 tuổi thì anh vào chùa xuất gia. Tôi đồng ý với ước nguyện của anh. Nhưng năm nay cháu nó mới có mười hai tuổi thì anh đã bỏ mẹ con tôi mà đi rồi.

Tôi ngỏ ý xin chị một tấm hình của anh để in trên báo. Chị Liêm lắc đầu:

- Mẹ con tôi chạy giặc từ Quảng Trị vào, đâu có mang được cái gì.

Tôi nhớ lại một vài lần đi chung trong toán với anh Liêm đến giúp đồng bào tại các trung tâm tị nạn. Trên đường đi, anh ngồi yên lặng. Hình như từ lúc gặp tôi cho đến khi lên máy bay, anh chưa nói với tôi một lời nào, ngoại trừ cái gật đầu chào khi mới gặp. Dáng người anh cao gầy, có vẻ khắc khổ. Về sau tôi mới biết anh ăn chay trường đã hơn mười năm nay.

Hai hôm sau, ngày 22 tháng 7 năm 1972, phóng viên Gerald Hebert bị một quả đạn pháo của Cộng quân và chết tại Hải Lăng. Còn nhớ ba tháng trước đây, khi trận chiến Bình Long mới khởi đầu, ông đã theo Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân nhảy vào thành phố An Lộc. Buổi trưa ngày 13 tháng 4, ông đang đứng giữa đường để chụp hình xe tăng Cộng quân tiến vào thành phố thì bị trúng đạn vào vai. Ông phải trở về Saigon dưỡng thương và tháng 6, khi vết thương đã bớt, ông lại tìm cách trở vào An Lộc lần nữạ Lần này, trước mắt ông, An Lộc đã là những đống gạch vụn, những người ông gặp lần trước đa số đã chết và cả một thành phố, chỉ sau một thời gian ngắn, đã thành địa ngục ở trần gian.

Ông ăn nói từ tốn và tính tình rất khiêm nhượng, có vẻ là một giáo sư triết hơn là một phóng viên chiến trường. Ông thường nói với những người quen biết:

- Tôi không sợ nguy hiểm khi làm phóng sự chiến trường, chỉ mong những bài viết và những hình ảnh của tôi thu thập được phổ biến đến những người ngoài nước Việt Nam, cho họ thấy sự phi lý và bi thảm của cuộc chiến này. Mấy ai thấy được những sợi dây xích 6 ly đã xích chân người lính Cộng Sản vào những vũ khí nặng hoặc xe tăng của họ? Cuộc chiến tranh nào cũng có sự tàn phá. Nhưng sự tàn phá như ở thành phố An Lộc này là giữa những người cùng dân tộc, khác với sự tàn phá ở thành phố Hiroshima.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	HQPD_1297365671.jpg
Views:	0
Size:	102.9 KB
ID:	1308353  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018), tcdinh (11-30-2018)
Old 11-30-2018   #144
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by hoanglan22 View Post
Cái này về đại lễ của si quan trừ bị có 27 khóa . Khóa cuối cùng đứt bóng

Còn khóa học theo năm thì khác .Cuối năm 73 Số SVSQ quá đông nên chuyển qua long thành .Khóa tổng cộng có 4 tiểu đoàn hoặc là 5 . mang khăn theo nhiều màu khác nhau để phân biệt chứ không phải đại lễ
trật rồi ông bạn,
từ Khóa 23 hay 24 gì trở đi xài bộ đồ Kem, Khóa 27 không phải đứt bóng mà chuyễn qua Huấn Luyện theo Mỹ tính Khóa theo năm.
Còn mấy Khóa sau này đeo khăn ở đâu xin nói rõ...tôi nhiều ban lắm nha...kể cả khóa Bất Khuất....chú Thắng biết tôi đó.
Muốn tham khảo thêm xin vào trang:
www.kbc4100.com
http://kbc4100.com/
cha12 ba_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
hoanglan22 (11-30-2018), wonderful (11-30-2018)
Old 11-30-2018   #145
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by cha12 ba View Post
trật rồi ông bạn,
từ Khóa 23 hay 24 gì trở đi xài bộ đồ Kem, Khóa 27 không phải đứt bóng mà chuyễn qua Huấn Luyện theo Mỹ tính Khóa theo năm.
Còn mấy Khóa sau này đeo khăn ở đâu xin nói rõ...tôi nhiều ban lắm nha...kể cả khóa Bất Khuất....chú Thắng biết tôi đó.
Muốn tham khảo thêm xin vào trang:
www.kbc4100.com
http://kbc4100.com/
Cha 12 ba ơi hiểu lầm cái tui post rồi .... khóa bất khuất khóa 8 / 72 ... đàn anh trong đó có ông tên dương hay cương gì đó đậu thủ khoa ở khóa này

Còn Ông Thắng có phải là ông Nguyễn hữu Thắng đúng không ..có lẽ quen với ông già vợ tôi khóa 22


Khóa 27 là theo tui nghĩ khóa cuối cùng đứt bóng , năm 68 đã bắt đầu đổi thành số theo số năm và mỗi năm có bao nhiêu khóa học etc ...đó là theo trí nhớ còn sót lại , ngay cả bảng tên đeo cũng khác màu để phân biệt khóa đàn anh , khóa đàn em

Còn đeo khăn làm đại lễ là đúng , đeo khăn phân biệt trong khóa học có mấy tiểu đoàn . Thí dụ như tiểu đoàn 1 , 2 , 3 , 4 xanh vàng tím đỏ đại khái là như vậy chứ không phải đại lễ .

Đeo khăn trắng trên đầu cho ông già vợ tui hơn năm nay rồi . ( hình chụp cái đồng hồ và có ảnh ông già vợ tui ) còn hỏi đeo ở chỗ nào thì hơi ngược đời . Bấm vào youtube hay vào trang của Thủ Đức sẽ thấy rõ ngay
Cho nên tui đã post 2 cái khác biệt Đại lễ và các khóa đeo khăn để phân biệt từng tiểu đoàn

COPY : Còn mấy Khóa sau này đeo khăn ở đâu xin nói rõ...tôi nhiều ban lắm nha...kể cả khóa Bất Khuất....chú Thắng biết tôi đó.

Hình như ông bạn cho tui là người nói xạo ...Cũng được đi có vào trong Thủ đức mới biết được , Bên binh chủng của ông bạn tui không biết nên không dám nói chỉ POST để vinh danh những người chiến sĩ .

Những huynh trưởng khóa đàn anh viết cho khóa đàn em hiểu thêm về tiểu sử

****

Từ năm 1951 đến năm 1967 mổi năm trường chỉ đào tạo được một khóa và được đánh số từ 1 đến 27. Từ năm trở đi mổi năm phải đào tạo từ 6 đến 8 khóa vá được đánh số thứ tự kèm niên hiệu, ví dụ như 1/68, 2/68, 3/68 v..v... đến khóa 1/75 là khóa tốt nghiệp cuối cùng. Riêng khoóa 2/75 và 3/75 thì Viên còn đang thụ huấn tại trường.
đoạn này vì số lương SVSQ quá lớn trường thiếu phòng ốc, sĩ quan cán bộ và huấn luyện viên nên một vài khóa, viên được gọi đến huấn luyên đoạn đầu tại Tâm Huấn Luyện và trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế .
Thời này Trường Bộ Thủ Đức còn có nhiệm vụ đào tạo thêm các khóa sau đây:
Khóa Đại đội trưởng
Khóa Bộ cấp
Khóa Huấn luyện viên
Khóa Hòan hảo Sỉ quan: (Dành cho Sỉ quan có chiến công, nhưng chưa thụ huấn và xuất thân các trường Sỉ quan).
Khóa Sĩ quan Quân y trưng tập: ( Dành cho Bác sĩ, Dược sĩ, Nha sĩ được huấn luyện căn bản quân sự để vào phục vụ trong Quân Đội).
Ngoài ra Trường Bộ Binh Thủ Đuc còn đào tạo căn bản quân sự cho các Sinh viên từ Bộ Tư Lênh Không quân, Hải quân và Cảnh sát Quốc gia gởi đến thụ huấn.
Kết quả tổng quát từ ngày thành lập, trường đã đào tạo được 85 khóa gồm: 71 khóa Sĩ quan Trừ Bị thường xuyên và 14 khóa đặc biệt.
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2/3 Sĩ quan Bộ binh, 80% cán bộ nghành Quân nhu, 89% cán bộ nghành Quân cụ, 95% cán bộ nghành Thiết giáp, 97% cán bộ nghành Pháo binh, 90% cán bộ nghành Công binh.
Đến cuối năm 1973, Truờng Bộ Binh Thủ Đức được chuyển đến căn cứ Long Thành. công tác được hoàn tất vào đầu năm 1974. Đến tháng 4/1975, vì chiến sự, các sĩ quan đang thụ huấn tại Long Thành lại phải chuyển về trường cũ tại đồi Tăng Nhơn Phú.
Khi Cộng quân tấn công vào trường bằng chiến xa, Sinh viên Pháo binh đã bắn trực xạ làm cháy 2 thiết giáp T54 của Việt Cộng và hai Sinh viên khác dùng lựu đạn lân tinh đốt cháy chiếc thứ 3.
Ngày 1 tháng 5, 1975, lực lượng phòng thủ của Trường mới chịu buông súng theo lệnh của tướng Dương Văn Minh.

*****

Vả lại Trang Lính mở ra không phải tranh luận , muốn tìm hiểu thì vào Google gõ vài cái là biết ngay đâu cần nêu danh tánh ra quen người này người kia phải không ông bạn . Hôi thủ đức ở chô tôi ơ vào nhà thờ gặp nhau thường xuyên , khóa đàn anh có khóa đàn em có khóa đồng đế đủ hết

Tui còn nhớ ông Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 trong khóa học của tui là Thiếu Tá Tùng ( ông này là Võ bị đà lạt khóa 20 ) qua dạy ( hiện giờ không biết còn hay mất , ông ta ở TX )

Trong năm 73 có tất cả 11 khóa ,Khóa cuối cùng 9/73 của năm để bắt đầu đến khóa 1/ 74 .Tuổi lính của tui chỉ có 1 năm vài tháng thì đứt bóng luôn cho nên kiến thức hạn hẹp xin đừng chê cười


__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI

Last edited by hoanglan22; 11-30-2018 at 19:06.
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
cha12 ba (11-30-2018), tcdinh (12-01-2018), wonderful (12-02-2018)
Old 11-30-2018   #146
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Trên Vùng Trời TRỊ THIÊN



Những năm trước Tết Mậu Thân, khi dấu binh lửa chưa tràn vào đất Thần Kinh, thì phi trường Phú Bài nằm về phía Nam của thành phố Huế độ 10 cây số là một phi trường dân sự nhỏ và có một khung cảnh trầm buồn như phi trường Liên Khương của Đà Lạt vậy. Rồi theo nhịp độ của cuộc chiến, khi mà hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên trở thành miền Hoả Tuyến, làng Phú Bài trở thành một căn cứ quân sự lớn của Mỹ và phi trường Phú Bài được tu bổ thêm để có khả năng cung ứng như một phi trường quân sự. Một số dân làng chung quanh, xưa nay vẫn sống bằng nghề chằm nón, chiếc nón bài thơ của người gái Huế, nay bỏ khung, bỏ chỉ, chạy theo mua bán đồ Mỹ từ PX, đổi đô la xanh, đô la đỏ, đổi luôn cả cuộc sống bình lặng của một làng quê thuở thanh bình của những người dân hiền hoà.

Biệt Đoàn Tiền Phương đóng ở Phú Bài. Cái tên của đơn vị Không Quân này nghe thật xa lạ với người dân Saigon, nhưng lại rất quen thuộc với những đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Sư Đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân... Trên chiến trường Trị Thiên, Biệt Đoàn Tiền Phương là đơn vị yểm trợ phương tiện chuyển vận cho tất cả các đơn vị đang hành quân tại đây. Biệt Đoàn gồm có phi cơ quan sát L-19 và trực thăng. Tôi đã có dịp đi theo một chiếc L-19 đến tận vùng giao tranh để hiểu rõ nhiệm vụ, thấy rõ những hiểm nguy của họ. Cũng như phía trực thăng, có trực thăng võ trang, trực thăng tải thương, trực thăng đổ quân v.v... và thường họ là những anh hùng bị lãng quên.

Biệt Đoàn Tiền Phương do Thiếu Tá Diệm chỉ huy. Trực thuộc Biệt Đoàn của Không Đoàn 51 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn 1 Không Quân, do Trung Tá Đặng Văn Phước làm Không Đoàn Trưởng. Nhớ một lần đã lâu lắm rồi, tôi có hẹn đến thăm Không Đoàn 51. Đúng giờ hẹn, tôi đến phòng hành quân đợi một hồi lâu mới thấy Trung Tá Phước đáp trực thăng xuống, tay xách nón bay đi vào. Trung Tá Phước dáng người cao lớn, tính vui vẻ, bộc trực. Vừa gặp tôi, ông nói:
- Tôi vừa bay tải thương về. Hôm nay đánh nhau cả ngày. Mấy em út của tôi vừa mới ra phố ăn cơm thì lại gọi tải thương nữa, tôi phải đi thay. Phải chi cô đến sớm tôi cho cô theo cho biết.
Tôi hiểu ông muốn nói gì. Người ta thường ca tụng những chàng phi công của khu trục A-37 hoặc phản lực F-5, oai hùng từ trên cao phóng xuống, trút những loạt bom nổ long trời lở đất trên đầu địch, chứ mấy ai nhắc nhở đến những phi công có nhiệm vụ tải thương, mặc dù họ vẫn hằng ngày bay trên những lằn đạn của quân ta và quân địch, cố gắng tìm một "lỗ hổng" giữa màn lưới lửa đó để lao xuống, giựt lại mạng sống của những thương binh trong tay tử thần.

Tôi nhớ một lần, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng Chinook bốc từ căn cứ và đổ xuống Triệu Phong, một quận nằm về phía Đông Bắc của thành phố Quảng Trị. Theo tin tức tình báo, dân còn kẹt ở đây rất nhiều, và ngay ở quận Triệu Phong này, Cộng quân có lập một bệnh viện dã chiến lớn để chữa trị cho các thương bệnh binh của chúng trong cuộc tiến chiếm Quảng Trị.

Giờ xuất quân, đích thân Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, đến tận nơi tiễn đưa những chiến sĩ Cọp Biển lên đường. Hơn 10 chiếc trực thăng đổ quân hôm đó bay vào vùng đất Quảng Trị. Phòng không của địch tại nơi đổ quân bắn rớt ngay 2 chiếc. Một trong hai chiếc bị bắn rơi đó, có bác sĩ Hoàn, mới ra trường không lâu, tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến. Hai ngày sau, bác sĩ Hoàn được tải thương về quân y viện, cả người và mặt đều bị cháy. Một cánh tay không cử động được nữa. Lúc tỉnh dậy, bác sĩ Hoàn kể lại, khi trực thăng bốc cháy, mọi người theo cửa nhảy ra, ông thấy phi hành đoàn vẫn còn ngồi yên trên ghế lái. Và trong một cuộc hành quân như vậy, nếu một chiến thắng vẻ vang nào đó đạt được, thì hình như những người chiến sĩ của Không Đoàn 51 này, có dự phần xương xương máu, mà ít được chia phần vinh quang.

Lần này trở lại Vùng 1, những ngày tạm rời chiến trường Trị Thiên để vào thăm Tổng Y Viện Duy Tân và các trại tị nạn Cộng Sản ở Đà Nẵng, tình cờ gặp lại Trung Tá Phước. Ông nói:
- Tôi vừa ở Huế về. Có một chiếc trực thăng của Không Đoàn tôi đi đổ quân, bị bắn rớt, phi hành đoàn lội trong rừng mấy ngày đêm và mới về được bình yên.
Tôi ngỏ ý muốn gặp những người mới về. Trung Tá Phước gật đầu:
- Tôi sẽ cho người đưa cô đi gặp một xạ thủ và một cơ khí viên của phi hành đoàn, hai sĩ quan thì đang nằm trong bệnh viện Mỹ, chúng ta sẽ đến thăm.

Buổi chiều tôi được anh em trong Không Đoàn 51 mời ăn cơm ở câu lạc bộ Trần Văn Thọ. Tại đây tôi sẽ được gặp hai người còn sống sót sau khi máy bay bị bắn rơi. Câu lạc bộ Trần Văn Thọ trang hoàng khá đẹp. Trung Úy Bút đưa tôi vào ngồi một bàn gần cửa sổ. Vừa ngồi một lát, Trung Sĩ Võ Ngọc Trác, người cơ khí viên của máy bay bị bắn rớt đến. Trung Sĩ Trác khoảng chừng 20 tuổi, mặc bộ áo bay màu đen đã bạc trông có vẻ phong trần. Trên mặt và tay của Trác đầy những vết trầy trụa do lúc máy bay bị bắn rơi và trong những ngày vượt rừng trở về. Khu rừng mà phi hành đoàn phải vượt qua là khu rừng sâu về phía Tây của căn cứ Bastogne.
Trung Úy Bút nói:
- Chúng ta đợi thêm hai người nữa. Trung Sĩ Thanh, xạ thủ đại liên và Trung Tá Phước. Không biết Trung Tá Phước có đến được không, vì chiều nay ông có buổi họp.

Trong lúc chờ đợi, tôi ngồi lắng nghe Trung Sĩ Trác kể lại chuyện những ngày qua:
- Buổi sáng, tàu đổ quân từ căn cứ Sally đến. Khoảng 9 giờ 5 phút thì chúng tôi đến ngọn núi BG. Chiếc tàu của tôi dẫn đầu. Lệnh của Trung Úy Hiếu trên tàu chỉ huy bay trên cao, "An toàn thì đáp." Nhìn xuống bãi đáp thấy im lìm, không có triệu chứng gì có địch. Đó là căn cứ Rạng Đông, căn cứ này trước của Mỹ, nay bỏ hoang. Tàu vừa đáp xuống thì nghe nổ cái ầm, cách tàu chừng 3 mét. Phi công cố gắng cho tàu bay lên lại, nhưng bị mất tua, tàu nghiêng về tay trái. Hai chiếc trực thăng võ trang liền nhào xuống bắn phá chung quanh để yểm trợ. Tàu của tôi bay thêm chừng được 5 mét thì đâm đầu xuống rừng. Hai chiếc võ trang bắn chung quanh chúng tôi để bảo vệ và định xuống cứu, nhưng địch bắn lên rát quá không xuống được. Bắn che cho chúng tôi chừng 15 phút thì hai chiếc võ trang bay về căn cứ để kêu tàu khác đến cứu.
Khi tàu nghiêng rồi đâm xuống đất, một số lính chở trên tàu bị trúng đạn mà chết. Những người còn sống nhảy ra khỏi tàu tìm nơi ẩn nấp. Địch ở trong những lô cốt cũ bắn B-40 về phía chúng tôi. Khi tàu rơi xuống, tôi bị ngất đi một lát, tỉnh dậy thấy tàu vẫn còn nổ máy. Thiếu Úy Nguyễn Thanh Hồng còn bị ngất trên ghế lái. Thiếu Úy Bành Khắc Đông bị gãy xương sống.

Lúc đó Trung Sĩ Thanh bước vào, một con mắt bị băng lại, một cánh tay bó bột. Trác nói tiếp:
- Anh Thanh đi lính lâu, có kinh nghiệm hơn anh em. Anh lo đi làm dấu hiệu cho máy bay thấy mà đến cứu. Nhưng giữa rừng, máy bay không thấy được. Tất cả chúng tôi đều tuyệt vọng.
Trung Úy Bút ngắt lời:
- Đến giờ rồi, vào thăm không thì bệnh viện Hoa Kỳ khó lắm đó, thăm phải đúng giờ.
Chúng tôi đứng chung quanh giường bệnh của Thiếu Úy Hồng. Một tay của anh đang vào nước biển. Hai chân sưng to và bầm đen từ đầu gối xuống. Anh nghe có tiếng người, cựa mình rên khe khẽ và mở mắt nhìn chúng tôi. Thiếu Úy Hồng ra trường Khoá 27 Thủ Đức và tình nguyện vào Không Quân. Nét mặt anh vẫn còn thần sắc, mặc dù vừa trải qua 3 ngày 4 đêm đói khát và vừa phải trốn tránh địch quân, vừa tìm đường thoát hiểm trong rừng sâu trở về. Anh vui vẻ kể chuyện cho chúng tôi nghe:
- Khi tôi tỉnh dậy thì tàu vẫn còn nổ máy. Tôi lôi thằng Đông ra khỏi tàu. Đạn bay vèo vèo trên đầu. Đông bị gãy xương sống và kiệt lực, hai tay không còn đủ sức để ôm lấy cổ tôi nữa. Đi được một đoạn, tôi cũng mệt quá, đặt Đông xuống và cho nó uống nước. Nó bảo tôi, "Mày phải bỏ tao lại, không thì hai đứa cùng chết. Mày nên thoát nơi này rồi đem tàu đến cứu tao."
Đến 11 giờ, dòng sông Mỹ Chánh hiện ra trước mắt. Đây là một con sông nhỏ, như một lằn ranh giữa hai thành phố Huế và Quảng Trị. Bên kia bờ phía Bắc sông Mỹ Chánh không thấy bóng dáng một người dân. Đại Úy Hoàng chỉ cho tôi các vị trí của quân bạn bên dưới và một đoàn công voa của mình đang di chuyển. Tôi nhìn thấy rõ những đám bụi đỏ bốc lên mù mịt đằng sau mỗi chiếc xe. Chúng tôi đang cách cầu Mỹ Chánh khoảng 4 cây số về hướng Đông. Tôi biết chỉ trong chốc lát chúng tôi sẽ đến quận Hải Lăng. Hải Lăng đằng trước mặt. Chiếc L-19 nhẹ nhàng bay vào vùng đang giao tranh bên dưới."

Tôi nhìn nó, tôi không nỡ bỏ nó. Việt Cộng bắn vào chỗ chúng tôi không ngừng. Đông cứ nói hoài, bắt tôi phải thoát trước, không thì hai đứa cùng chết. Tôi trở lại tàu gỡ cái đồng hồ đặt trên ngực của Đông, hy vọng tàu tìm đến, thấy ánh dạ quang của đồng hồ mà cứu nó. Rồi tôi ứa nước mắt, quay lưng đi vào rừng.

Thiếu Úy Hồng im lặng một lát vì xúc động. Tôi hỏi:
- Sau đó bao lâu thì Thiếu Úy Đông được cứu?
Đại Úy Banh cùng đi trong nhóm đáp thay Thiếu Úy Hồng:
- Chừng một giờ sau, máy bay Mỹ đến, nhìn thấy ánh dạ quang của đồng hồ nên cứu được. Việt Cộng vẫn ở trong các lô cốt bắn lên máy bay như mưa nên máy bay không đáp xuống được. Trên tàu thòng xuống một sợi dây, nhưng Thiếu Úy Đông không còn đủ sức để nắm vào. Một người lính Mỹ phải leo xuống bồng Thiếu Úy Đông đưa lên tàu. Đông đã bị ngất đi. Lên đến khung cửa của tàu thì sợi dây bị bắn trúng, suýt chút nữa là hai người rơi xuống. May mấy người trên tàu kéo lên kịp.

Thấy Thiếu Úy Hồng có vẻ mệt, Trung Sĩ Trác thay lời:
- Chúng tôi vội vã rời xa vị trí của địch quân, len lỏi trong rừng để tránh bị vây bắt. Đi đến chiều thì anh em chúng tôi bắt đầu thấy đói khát. Chúng tôi ráng nhịn, không dám ăn những trái cây lạ vì sợ trúng độc. Đêm đến, nằm bên khe suối mà ngủ vì đã quá mệt mỏi. Nửa đêm thức giấc, cả người lạnh cóng. Tôi van vái vong linh ông nội tôi, hồi còn sống, ông thương tôi lắm. Không phải tôi nhát, từ ngày đi theo Thiếu Úy Hồng, tôi đã quen rồi, vì Thiếu Úy Hồng lì lắm. Có lần anh đáp ngay giữa vùng đất của địch để cứu một phi công L-19 bị bắn rớt, và nhiều lần khác tưởng đi luôn rồi.

Cuối cùng, chúng tôi gặp được may mắn. Khi bò lên núi, chúng tôi gặp được đơn vị bạn. Toán đi trước định bắn nhưng tôi la lên kịp. Họ cho bố trí rồi tước lấy súng của chúng tôi, gặn hỏi đủ thứ vì sợ Việt Cộng giả dạng, sau đó báo lên cấp chỉ huy. Thì ra chúng tôi gặp được đơn vị Trinh Sát của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đơn vị của chúng tôi được báo, liền cho trực thăng đến bốc liền. Ghé qua căn cứ Sally, gặp nhóm anh em trực thăng ai nấy đều mừng cho chúng tôi. Về Phú Bài, gặp Thiếu Tá Chỉnh, Đại Úy Thanh, Trung Tá Phước, ai cũng tỏ vẻ thương mến, nên chúng tôi rất được an ủi.

Những chàng Không Quân lái trực thăng đổ quân hay tải thương đúng là những chiến sĩ âm thầm. Họ cũng dự trận, cũng lăn vào đầu tên mũi đạn, cũng đổ máu trên chiến trường, cũng tan xxc giữa không trung, nhưng ít ai nhắc đến họ, lại còn bị nhiều thiệt thòi nữa. Một vài người trong Biệt Đoàn Tiền Phương than với tôi:
- Làm phi công chết cũng nhanh lắm chị Duyên à. Nếu chết mất xác vậy mà hay, vì nếu bị thương, không đi bay được nữa, sẽ bị trừ tiền bằng bay. Có chán không?
Một thiếu úy trẻ lắc đầu cười có vẻ chua chát:
- Chúng tôi cũng ra trận, cũng chịu nguy hiểm như các binh chủng khác, vậy mà đâu có được lãnh 4,500 đồng tiền tác chiến. Họ cho rằng chúng tôi chỉ yểm trợ hành quân. Yểm trợ mà bay trên đầu súng của địch!
Trung Úy Kim, một phi công trực thăng chuyên tải thương nói với tôi:
- Sau khi cô đi bay L-19 rồi, cô đi tải thương với chúng tôi cho biết. Đi tải thương ban đêm, tắt đèn, nhào xuống bốc thương binh rồi vọt lên lẹ. Hoặc ban ngày thì đang bay, tắt máy rồi hạ cánh... Cũng có nhiều cảm giác mạnh lắm đó.
Trung Úy Kim có thành tích đáng kể nhất ở Biệt Đoàn này, có đêm tải thương được 62 người. Chỉ trong 3 tháng tham dự chiến trường Trị Thiên, Trung Úy Kim được 12 huy chương và được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận.

Người phi công tải thương không những chỉ đối diện với súng đạn của địch quân, mà còn nhiều sự chịu đựng khác trong nghề nghiệp. Như chiến trường Trị Thiên hôm nay đang xảy ra giữa mùa hè nắng cháy. Có những xác không thể bốc ngay được vì đang giao tranh. Mấy ngày sau đã sình thúi và bắt đầu có giòi. Xác chỉ được bọc trong ponchos, cột hai đầu lại. Đang bay, nhiều khi ponchos bung ra, mùi hôi bốc lên và giòi bò ra lổm ngổm. Nhiều lúc gặp gió lớn thổi giòi bay cả vào phòng lái, vào cả mặt của phi hành đoàn.

Bởi vậy, có một điều ít ai biết, là xe chữa lửa của phi trường Phú Bài hiếm có dịp chữa cháy, nhưng thường xuyên được Không Đoàn 51 nhờ xịt rửa dùm mấy chiếc trực thăng tải thương.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	HQPD_1297709508.jpg
Views:	0
Size:	44.7 KB
ID:	1308545  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
tcdinh (12-01-2018)
Old 11-30-2018   #147
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Vết thương 43 năm

Hồi ký của một y tá TQLC.

43 năm qua, lần đầu tiên tôi được đọc bài viết của một người lính. Mà lại của một y tá MX. Lời văn mộc mạc và chân tình, nói lại những giây phút cuối của đời lính.

Được vào danh sách thương binh của TQLC năm 2017, nhờ anh em TPB cùng hoàn cảnh giới thiệu. Trong niềm vui đồng đội, anh đã viết lại những giây phút tưởng chừng đã mất.
Nhìn lại hình xưa, anh em quê nhà đặt lại là Thế nhí - vì quá nhỏ.
Hiện tại gia đình đang ngụ một lều nát ở Cần Giờ. Vợ bán vé số, chồng bị tay và chân nên làm lặt vặt. Con gái đang học lớp 9, đi bộ hằng ngày - khoảng 1 giờ đến trường
Hôm nay với cánh tay và chân tật. Anh ghi lại ....

Lạt Ma



Trước ngày diễn ra trận đánh tại Căn cứ Phượng Hoàng, Tiểu Đoàn 6 – TQLC di chuyển từ căn cứ Barbara đến căn cứ Ái Tử rạng sáng ngày 08/04/1972. Hình như quân địch biết được các chiến sĩ Thần Ưng đến, chúng chào đón chúng tôi bằng những tràng pháo 130 ly và 122 ly được rót vào Căn cứ Ái Tử. Đại Bàng Thái Dương (Thiếu Tá Đỗ Hữu Tùng) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 – TQLC điều động các Đại đội phân tán ra ngoài vành đai Căn cứ Phượng Hoàng. Riêng Trung đội Quân y được bố trí căn hầm gần hàng rào phòng thủ. Căn cư Ái Tử đang nằm trong tầm tác xạ của pháo binh địch. Tiếng nổ khắp nơi trong Căn cứ, khói lửa mịt trời và mọi người đều biết chuyện gì sẽ xảy ra trong trận pháo kích!

Đến khoảng 9 giờ sáng, Y tá Đại đội chỉ huy Hạ sĩ Nguyễn Hải Hà đến bên tôi và nói:

- Anh nhận lệnh của Y tá Trưởng, Trung Sĩ Tuấn Phát đều phải về Đại đội 4 chứ không về Căn cứ Phượng Hoàng.

Vào lúc này Căn cứ Ái Tử bị phóa kích dữ dội. Tôi thoáng nghe có tiếng rít trên đầu, với phản xạ của người lính tôi vội nhảy xuống hố cá nhân, may mắn cho tôi quả đạn nổ cách tôi khoảng hơn chục mét, toán Quân y bình an vô sự. Đến trưa tiếng pháo thưa dần rồi im hẳn, tình hình tạm thời im lặng, lúc này tôi cảm thấy đói vì trên đường di chuyển tôi chưa ăn uống gì, khui hộp trái cây nuốt vội cho đỡ đói.

Tình hình trong Căn cứ, các Chiến sĩ TQLC đang sửa chữa lại công sự sau khi bị pháo kích, riêng Toán Quân y không có việc gì làm, tôi chợt nghĩ: “Tại sao mình không xin Y tá Trưởng cho mình vào căn cứ Phượng Hoàng chơi sáng mai về? ”

Tôi trở lại hầm Quân y xin y tá Trưởng Trung sĩ Tuấn Phát giận dữ nói với tôi:

- Mày có bị điên không? Tụi nó đang pháo kích, mày vô đó làm gì? Bộ muốn chết hả?

Ông Thiếu Úy Long đang hợp trên BC Tiểu đoàn chưa về nên chưa biết tình hình thế nào! Thiếu Úy Long là Sĩ quan trợ y, chỉ huy trực tiếp Trung đội Quân y Tiểu đoàn. Tôi tiếp tục nan nỉ, cuối cùng Y tá Trưởng cũng đồng ý và phán một câu:

- Ừ mày muốn chết thì cứ đi, ngày mai khi có lệnh là phải về trình diện liền!.

Tôi vác ba lô và túi thuốc lên vai rồi chạy ra ngoài tìm phương tiện để đi, nếu không có thì phải cuốc bộ vào Căn cứ Phượng Hoàng. Đường dẫn vào căn cứ là con đường rất nhỏ, tôi còn nhớ rất rõ. May mắn cho tôi, lúc này có một xe GMC chở mìn chống tank cho căn cứ Phượng Hoàng. Tôi xin mấy anh Công binh cho tôi quá giang vào Căn cứ. Trên đường đi tôi thấy có một số quân nhân BĐQ đang di chuyển ngược hướng chúng tôi, với gương mặt hóc hác mệt mỏi.

Khi xe vừa vào Căn cứ tôi đã thấy Y tá Hà và Trung sĩ Vinh, Quân Y cánh B đang đứng trong hầm gần cổng trước. Không để hai người hỏi, tôi nói luôn:

- Em có xin phép anh Phát vào đây chơi với mấy anh, sáng mai em về.

Anh Hà trả lời:

- Tụi anh biết rồi. Trung sĩ Phát có báo cho tụi anh lúc em đang trên đường vào đây.

Anh cũng cho tôi biết có một bác sĩ mới về thay cho Thiếu úy Long Sĩ quan trợ y. Bác sĩ mới là Y sĩ Trung úy Huỳnh Văn Chỉnh, sau này tôi mới biết là Ca sĩ Trung Chỉnh! Bác sĩ Chỉnh cho tập hợp các anh em Quân y về trình diện để ông biết mặt. Như vậy tôi ở đây đến sáng mai về luôn, lúc này anh Hà nói:

- Có đói không? Cơm vắt đó ăn đi.

- Cám ơn anh, em không đói. tôi trả lời.

Thấy cái hầm trước mặt khá kiên cố, tò mò tôi hỏi:

- Hầm phía trước là của ai thế anh?

Anh Hà chỉ tay về hướng hầm trả lời:

- Hầm đó của hai cố vấn Mỹ và Ông Sữ Tiểu đoàn phó, còn hầm phía bên kia là của Ông Tài, Đại đội Trưởng đại đội 4.

Chúng tôi trò chuyện rôm rả. Khoảng 3 giờ sáng, địch quân bắt đầu pháo kích vào Căn cứ với cường độ vừa phải, tôi và các anh còn nhận ra đạn nổ nơi nào trong Căn cứ. Đến 5 giờ sáng địch ngưng pháo kích, tôi nói với anh Hà và anh Vinh tôi sẽ sang hầm của Đại úy Tài, nói xong tôi chồm tay lấy túi thuốc và sang hầm Đại úy Tài và Cố vấn Mỹ. Xuống đến hầm, dưới hầm bầu không khí im lặng, vẻ mặt mọi người hiện rõ nét lo lắng, không ai nói với tôi câu nào, lúc này địch quân bắt đầu pháo kích trở lại với cường độ dữ dội hơn lúc trước. Trong lúc Đại úy Tài liên lạc với các trung đội tiền đồn, ngoài hầm đạn pháo nổ vang trời. Trong hầm anh em chúng tôi thưởng thức những tách trà nóng, đạn pháo càng lúc càng dồn dập hơn. Vậy là tôi phải ở lại hầm của Ông Đại úy Tài.

Màn đêm buông xuống, ngoài trời tối đen như mực, rồi những tia chớp, những tiếng nổ đinh tai nhức óc như xé tạc màn đêm. Mệt mỏi tôi ngồi dựa vào vách hầm định chợp mắt một tí nhưng không tài nào ngủ được, chỉ mong cho trời mau sáng, nhưng thời gian như dài vô tận, chầm chậm trôi qua. Tất cả mọi người đều thức, nhìn nhau im lặng và chờ đợi. Ngoài kia vẫn còn những âm thanh của hỏa tiển 122 ly vang dội núi rừng.

Qua lỗ châu mai trời tối đen, hỏa tiển của địch vẫn tiếp tục rơi vào Căn cứ. Lúc này trên máy truyền tin của Đại đội, cánh tiền đồn báo về cho Đại úy Tài, Đại đội 4 là đã trong thấy chiến xa T54 đang dàn đội hình cùng bộ binh tùng thiết đang tiến về căn cứ Phượng Hoàng. Đại úy Tài xin Đại bàng Thái Dương cho pháo binh yểm trợ và soi sáng vì trời vẫn còn tối và sương mù dày đặc bao phủ các ngọn đồi nên hạn chế tầm quan sát. Hỏa châu soi sáng cả một vùng trời, chúng tôi ngồi dưới hầm mà đã nghe tiếng gầm gú của Tank T54 của địch. Toán tiền đoàn báo về là đã chạm súng với cánh quân đầu tiên của địch, tank T54 đang tiến thẳng vào vị trí phòng thủ của ta, cuối cùng toán tiến đồn xin rút lui và mất liên lạc. Khoảng 5 giờ sáng thì tank T54 đã xuất hiện bên kia đồi, mặt sau của căn cứ, T54 bắn trực xạ vào vị trí phòng thủ của ta và tiến thẳng vào hàng rào căn cứ. Quân phòng thủ chống trả mãnh liệt, buộc chúng rút lui xuống chân đồi chổ con suối. Trong hầm mọi người chuẩn bị tư thế chiến đấu, bỗng liên tiếp có nhiều tiếng nổ gần căn hầm, có nhiều tiếng la, có một binh sĩ chạy xuống hầm với cánh tây đầy máu, lập tức tôi băng bó vết thương cho anh ta, và anh ta cho biết là tank T54 của địch đã vào đến hàng rào, và sắp vào đến đây. Tôi tiếp tục công việc cuối cùng là chích cầm máu và ngừa ATS cho anh.

Lúc này tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng, tiếng gầm rú của tank T54 càng lúc nghe càng gần, nhìn qua lỗ châu mai thấy rõ bánh xích chạy qua. Mọi người trong hầm đều di chuyển ra khỏi hầm, riêng tôi đi sau cùng. Khi vừa ra đến cửa hầm thì chiếc tank T54 thứ hai chồm tới, tôi vọi vàng trở lại xuống và núp lại trong hầm, định chờ cho chiếc tank T54 đi qua rồi chạy len, nhưng định mệnh đã an bài cho số phận của tôi, chiếc tank T54 không chạy qua mà tiến thẳng vào cửa hầm ngay chổ tôi núp khoảng 5 mét, đầu nó hướng thẳng vào cổng trước Căn cứ, nơi có một toán quân cố gắng rút lui làm sao bây giờ? Tôi tự hỏi. Trong tay tôi không có một thứ vũ khí gì ngoài túi thuốc và hai trái lựu đạn M67 đeo trên áo giáp. Tôi lục lọi và tìm kiếm hy vọng còn sót lại vài khẩu chống chiến xa M72. Tôi thực sự thất vọng khi không tìm thấy một thứ gì. Dựa vào vách hầm, tay tháo trái lựu đạn M67 bẻ ngay chổ an toàn, quan sát và suy nghĩ tìm cách vượt thoát. Trước mặt tôi là chiếc tank T54 đang nằm một đống, cũng may cho tôi là nó mãi mê nhìn về phía cổng nên không nhìn thấy tôi. Tôi lúc này trong tình trạng dở khóc dở cười tiến thoái lưỡng nan. Cuối cùng lợi dụng tên xạ thủ công 12 ly 8 đang mãi mê đàn nhìn ra hướng nơi mà toán quân trong căn cứ đang cố gắng rút lui về hướng Căn cứ Ái Tử. Tôi men theo vách hầm, tránh xa dần chiếc T54 của địch, 5 mét, 10 mét rồi 20m. Bây giờ nó không còn nhìn thấy tôi. Trên tay của tôi vẫn còn trái lựu đạn M67 nhưng không biết phải làm gì trong tình huống này. Nhìn sang phía bên kia đồi, thấy lố nhố bộ binh của địch đang di chuyển tiến về hướng Căn cứ. Phía Bắc Căn cứ một chiếc T54 đang ủi và phá các ụ lô cốt, phía con đường phía tây thì có tổng cộng 8 chiếc tank đang dàn đội hình lù lù tiến ngay cổng Căn cứ. Tại cổng có một chiếc tank đang T54 đang án ngự tại đó. Tôi hiểu bây giờ mình đã vào tử lộ, không còn đường thoát, có lẽ số phận mình đến đây là kết thúc. Cầm quả lựu đạn trên tay tôi thầm nhủ: “Nếu có chết thì phải chết cho xứng đáng của một chiến sĩ TQLC vậy là tôi ở yên vị trí và chờ đợi.”

Lúc này tôi chợt nhớ về Phương Nam, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nhớ cha mẹ, anh em, bạn bè, mắt tôi cay xè, đôi dòng lệ lăn trào trên khóe mắt. Ở ngoài tôi nghe có tiếng la hàng sống chống chết vang khắp nơi, tôi lăn người xuống hố cá nhân và sẳn sàng cho mình một cái chết đúng nghĩa của một người chiến binh. Trên miệng hố tôi thấy có một tấm ván ép nên tiện tay kéo đậy miệng hố và hy vọng địch quân không phát giác ra mình, nếu nó gở tấm ván ra là cưa hai với tụi nó, ngón tay trỏ tôi thủ sẳn trong khóa an toàn của quả lựu đạn. Trên miệng hầm tiếng hàng sống chống chết vang lên khắp nơi. Tôi chợt nghe có tiếng bước chân đang tiến gần về phái hố của tôi, ngồi dưới hố tôi xoay người thủ thế. Bổng trên đầu tôi vang lên hai tiếng nổ của súng AK47. Sau khi bắn xong tên vc bỏ đi, ngước nhìn lên tôi thấy ánh sáng xuyên lỗ thủng qua hai lỗ đạn. tôi cảm thấy đau nhói, tôi biết rằng tôi đã trúng đạn nhưng không biết ở đâu? Sự việc diễn ra quá nhanh, tôi cảm thấy tay phải của tôi tê dại và không theo sự điều khiển của tôi, tay trái tôi lấy trái lựu đạn khóa chốt an toàn và để xuống chân, tiếp đến là lấy tay trái nắm chặt tay phải cho nó đừng lắc lực, lúc này tôi nhận ra là mình đã bị thương ở tay phải và còn một viên nữa không biết trúng ở đâu? Tôi thấy đau nhói và tê chổ đùi trái, tôi cố gắng cử động chân trái để biết vết thương có nặng không? Tôi lấy tay sờ vết thương ở đùi trái, máu ước đẫm quần, tay phải của tôi lúc này đau nhức khủng khiếp, không thể làm gì với hai vết thương trong cái hố chật chội, tối ôm này tôi thầm nghĩ trước sau gì mình cũng chết, thôi cho mày thấy luôn, nghĩ xong tay trái tôi đẩy tấm ván ép qua một bên, lập tức bên tay tôi văng văng tiếng la: “ngụy, ngụy” và có hàng chục họng súng AK chĩa vào tôi, một tên trong bọn nó kêu tôi đứng lên vào leo lên hố. Tôi ngồi im và trả lời là không thể leo lên được vì tôi bị thương ở chân. Từ xa có tiếng hỏi lớn:

- Đâu, ngụy đâu?, tên chỉ huy tay lăm lăm khẩu súng K54, tên này quát lớn

- Đứng dậy.

Vẫn câu trả lời tôi không thể vì chân và tay của tôi bị gãy rồi, tên chỉ huy tiếp tục hỏi tôi:

- Súng mày đâu? Tao thấy trong này tụi bây ngoan cố chống trả mãnh liệt lắm mà!

Tôi trả lời rằng tôi không có được trang bị súng vì tôi là Y tá Quân y.

- Vậy túi cứu thương của mày đâu, tên chỉ huy tiếp tục hỏi.

Tôi nói là tôi để trong hầm đằng kia, nó cho người xuống lấy và ra lệnh cho tên y tá của nó xem vết thương của tôi đúng như tôi đã nói với nó không. Sau khi xem vết thương, tên y tá báo cáo là đúng như vậy, thằng này bị gãy tay và chân, vào lúc này pháo binh ta bắt đầu phản công, những quả lựu đạn từ trên cao nổ chụp xuống. Đây là lần đầu tiên tôi mới thấy loại đạn này. Bọn địch chạy toán loạn tìm chổ ản nấp, tên y tá chạy không kịp, liền ngồi xuống hố với tôi, nó run lập cập. Tôi bảo tên y tá địch:

- Mày leo lên hố là chết liền, tên y tá ngồi im không nói một lời nào.

Tôi hỏi nó:

- Trong túi cứu thương của mày có kéo không?

- Có, nó trả lời tôi.

Tôi liền bảo nó lấy kéo rọc tay áo chổ vết thương, tôi chỉ chổ lấy thuốc sát trùng trong dây ba chạc của tôi ra sát trùng và băng vết thương cho tôi! Tên y tá làm theo hướng dẫn của tôi. Máu từ cánh tay không ngừng chảy, ướt cả hai băng cá nhân, tôi liền bảo nó lấy băng có tẩm thuốc, băng chặc bên ngoài và treo cánh tay bịt thương lên.

Pháo binh của ta tiếp tục rót vào Căn cứ, thoáng nghe tiếng gọi:

- Y tá đâu? Y tá đâu? nó liền đứng dậy chào tôi và chạy biến ra ngoài.

Tôi ngồi im tại hố cá nhân, nghe ngóng tình hình. Bây giờ trước mắt phải tránh xa tụi vc cái đã, rồi tính sau. Tôi liền chồm người và leo lên miệng hố. Đầu óc quay cuồng, choáng váng tôi ngã ập xuống đất, không thể đi được, tôi nghĩ có lẽ tôi mất máu nhiều nên mới bị như vậy. Tôi nằm ngửa và quan sát tìm hướng về hầm chỉ huy, nơi đó an toàn để tránh miếng pháo chụp của phe ta. Hầm chỉ huy cách chổ của tôi khoảng 15 mét. Tình cảnh lúc này khó khăn cho tôi, miểng đạn, cát đất bay mù trời, tôi nghĩ nằm ở đây không ổn. Trong thấy có cái thùng conex gần đó, tôi liền trườn vào, nằm thở hổn hển mệt và khát vô cùng. Máu từ hai vết thương tiếp tục rĩ làm thấm ước áo quần.bổng tôi thấy có tia chớp lóe sáng, sau đó là tiếng nổ đinh tay nhứt óc, cái thùng conex lay động mạnh. Tiếng mãnh đạn rít bên tai, một góc thùng bị bể và những tia nắng mặt trời chiếu qua những lỗ thủng xuống chổ tôi nằm, cái thùng conex trúng mảnh đạn chứ không phải tôi, vậy tôi vẫn chưa chết, may mắn thật. Một lúc sau không còn nghe tiếng pháo của ta nữa, mà chỉ còn nghe tiếng gọi nhau í ới của địch quân. Từ hướng đông có tiếng trực thăng bay tới rất gần và trời ơi nó bắn cái gì như bò rống, tụi vc ở ngoài hoảng loạn réo gọi la hét ầm ỉ, chắc có một số đi chầu diêm Chúa. Trực thăng bắn và đảo hai vòng rồi biến mất. Trong cái thùng conex lỗ chổ lỗ thủng, tôi lại cảm thấy không an toàn, tôi cố gắng lết ra ngoài để trườn về hầm chỉ huy. Nhưng ác thay vừa lết ra khỏi thùng thì tôi nghe tiếng máy bay khu trục cơ và đang lù lù bay tới, lần này nó bay tầm thấp, khi bay ngang chổ tôi nằm tôi còn thấy rõ viên phi công. Chắc người phi công cũng nhìn thấy tôi, tôi đưa tay chỉ về phía sau, ngụ ý hướng của địch quân, lúc đó tôi có nghe nhiều loạt đạn phòng không bắn về chiếc khu trục, trúng đạn chiếc khu trục rơi về hướng địch. Bọn vc trong Căn cứ reo hò vì đã hạ được chiếc phi cơ. Tôi vô cùng lo âu vì không biết bao giờ mới kết thúc. Mình đang trong tình cảnh bị thương, máu ra nhiều, không biết còn sống được bao lâu nữa! Tôi tiếp tục trườn về hướng hầm chỉ huy, cuối cùng thì tôi cũng tới được cửa hầm. Sức cùng lực kiệt tôi không thể xuống hầm, nên tôi nằm tại chổ, phó mặc cho số phận, tới đâu thì tới, quá mệt!

Pháo binh của ta lại tiếp tục nả và Căn cứ Phượng Hoàng, lần này dữ dội hơn. Đạn rơi đều khắp trong Căn cứ. Tôi nghĩ có lẽ bên ta muốn hủy diệt tất cả địch quân trong Căn cứ, không may cho tôi trong đó có người linh TQLC còn sót lại trong căn cứ. Những quả đạn pháo lại tiếp tục rơi. Tôi có gắng chui xuống hầm một cách khó nhọc. Hai vết thương đau nhức khi tôi va chạm với các bậc lên xuống. Xuống đến hầm thở hổn hển, tay chân gàn như bất động. Căn hầm rung chuyển vì những quả đạn nổ trên nốc hầm, căn hầm như muốn sập. Nằm ở đây tôi nghe tiếng xích của xe tank T54 đều khắp nơi trong căn cứ. Nằm gần như bất động, máu chảy động vũng, mệt vô cùng, hơi thở yếu dần, khát khủng khiếp. “Hay là uống thử máu mình cho đở khát”, tôi thầm nhủ, nếm thử một ít tôi thấy mặn và tanh quá nên đành thôi. Bỗng có tiếng nổ rất gần, một lúc sau có người chạy về phía căn hầm, tôi vội lếch vào chổ tối nơi góc hầm. Tụi nó không phát hiện ra tôi, trong bóng tối, tôi quan sát thấy tụi nó không đội nón cối mà đội nón của mấy tên trên xe tank. Tôi nghe chúng nó xì xầm to nhỏ một lúc sau thì bỏ đi. Có mấy quả đạn lại rơi lên nóc hầm, căn hầm sạc một góc, tôi nghĩ sớm muộn gì cũng sập, ở đây nó đè chết luôn! Tôi cố gắng lết ra khỏi hầm rồi ngã quỵ. Một trái đạn pháo rơi gần cửa hầm, mảnh đạn văng tung tóe, lúc đó nếu mà tôi lên sớm một tí chắc là ôm nguyên một trái. Số của tôi chắc có ông bà che chở cho nên bao lần thoát hiểm, nên tôi van vái cho tai qua nạn khỏi. Đợi trái thứ hai nổ cách xa cửa hầm, lấy hết sức lực tôi bung người nhảy ra khỏi hầm. Trời đất như quay cuồng, tôi ngã ập xuống mà mắt vẫ mở nhìn về phía hầm của hai cố vấn Mỹ, cách đó khoảng hơn chục mét có chiếc tank T54 nằm gần cái thùng conex hình như nó đang cháy, pháo của ta vẫn nả đều vào Căn cứ. Ở ngoài này không xong rồi. Bản năng sinh tồn của tôi trỗi dậy mãnh liệt, một lần nữa tôi cố gắng lết xuống hầm. Ngồi dựa vào vách hầm, xem xét lại các vết thương, máu vẫn tiếp tục rỉ, miệng khô và đắng vì khác, cơn khác hành hạn tôi, nên tôi quên nỗi đau của thể xác. Rồi tiếng pháo thưa dần rồi im hẳn. Một lúc sau có tiếng súng cá nhân, tiếng súng M16 vang lên ở phía ngoài cổng Căn cứ và tiếng la hét xung phong. Tôi vô cùng mừng rỡ là mình sẽ được các đồng đội cứu ra khỏi chổ này. Nhưng lúc này tôi phải sáng suốt để nhận định tình tình. Khi quân ta tấn công và tái chiếm căn cứ. Không biết là cánh quân nào, nhưng chắc chắn có một điều là họ sẽ thanh toán các mục tiêu (như căn hầm) bằng lựu đạn. Khoảng cách từ cổng Căn cứ là vài chục mét, tôi nghe có tiếng chân người tiến đến cửa hầm. Tôi quyết định lên tiếng và la to lên:

- Tôi TQLC bị thương.

Đúng như tôi dự đoán, người trên hầm ra lệnh:

- Ra khỏi cửa hầm cho tôi thấy.

Nén đau tôi lết ra khỏi cửa hầm, tôi nhìn thấy hai người lính TQLC gương mặt họ ngụy trang một lớp màu đen, một người hỏi:

- Có vc ở dưới hầm không?

- Khôn. tôi trả lời.

Họ nhảy xuống hầm và lục soát, kế đến có hai người lình nữa khiêng tôi ra khỏi Căn cứ. Có một vị sĩ quan của TĐ TQLC tôi không rõ là đại đội mấy! Ông nhìn tôi và nói:

- Tụi tao đã trả thù cho mày rồi đó. và chỉ về hướng chiếc xe tank T54 đang bốc cháy nằm la liệt.

Lúc này có một toán quân nữa của ta cũng vừa đến, họ đang truy kích địch. Trong toán quân này có 4 người cùng Trung đội Quân y TĐ với tôi. Vừa thấy tôi họ la lên:

- Thằng Thế đây!

Họ vui mừng không tả xiết. Trung đội báo cáo tôi mất tích rồi. Nhìn cảnh tôi bị thương ai cũng xót thương. Hạ sĩ Y tá Minh nói:

- Thằng Thế nó bị thương nặng lắm, bây giờ là phải tải thương nó về TĐ có Bác sĩ Chỉnh ở đó.

Lúc này tôi cảm thấy lạnh và hơi thở của tôi yếu dần, không có băng ca tải thương. Anh Minh lấy cái poncho quấn ngang người tôi và nói:

- Em ráng chịu đau để anh vát em về hầm Quân y nơi Bác sĩ Chỉnh.

Các anh đở tôi lên vai của anh Minh, tay của anh Minh ôm hai chân tôi , đầu tôi gục sau lưng anh, mắt tôi nhắm nghiền, rên khe khẻ. Lúc này tôi không còn cảm giác đau nữa, tôi liệm dần và không còn biết gì nữa. Trong trạng thái lơ mơ tôi có nghe tiếng anh Hà, có ai chích thuốc vào bụng tôi. Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình ở BV Quảng Trị. Tôi vừa trải qua một cuộc giải phẩu, anh Hà bước vào phòng là tôi đã hiểu là anh đã tản thương tôi ra BV này. Tôi hỏi là các vết thương của tôi có nặng không, anh Hà trả lời:

- Bác sĩ vừa mổ xong, không có gì nghiêm trọng, sẽ mau bình phục thôi.

Anh Hà trấn an tôi:

- Sáng mai sẽ chuyển em ra BV Nguyễn Tri Phương – Huế. Anh ở đấy với em, chờ tán thương xong anh sẽ trở lại hành quân.

Hôm sau ngày 10-04-1972 tôi được tản thương ra Huế, xúc động, bùi ngùi, tôi chia tay Hạ sĩ Hải Hà từ ngày ấy….
Và bặt tin cho đến nay, dù tôi đã tìm mọi cách để gặp lại. Ngày 12-04-1972 tôi được chuyển ra phi trường Phú Bài di chuyển về phi trường Tân Sơn Nhất và chuyển tiếp về BV Lê Hữu Sanh của TĐ Quân y TQLC. Nơi tôi ra đi và ngày về không còn nguyên vẹn. Bây giờ tôi là một Thương phế binh ./.
​​​​

Cần giờ, Ngày 09 tháng 4 năm 2018
Y tá MX Hạ sĩ Trần Văn Thế
Quân y TDD. TQLC
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	mx-nhithe-01.jpeg
Views:	0
Size:	35.6 KB
ID:	1308546  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
tcdinh (12-01-2018)
Old 11-30-2018   #148
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Hãy Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn



Sau cùng, suốt 30 năm tạp ghi, viết về cựu chiến binh, viết về thuyền nhân, viết về nước Mỹ, viết về Việt Nam Cộng Hòa, lần này tôi được yêu cầu viết về một mối tình. Nói cho chính xác, viết về chuyện tình của cô nữ quân nhân thuộc hàng thấp nhất của hạ sĩ quan.

Cô hạ sĩ nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tên Lý thị Thương Uyên hiện cư ngụ tại Oklahoma City với Area code 405, giữa cơn giông bão mùa Xuân năm 2010 đã kể lại chuyện đời lính của phụ nữ Việt Nam. Cuộc đời của chính cô. Cô phàn nàn rằng sao không thấy bác viết về chuyện hạ sĩ quan binh sĩ. Không viết về người lính nữ quân nhân thực sự sống chết tại các đơn vị. Sao bác không viết về chuyện của em…

Cô Uyên gửi thư cho Dân sinh Radio sau khi nghe loạt bài về Thủy Quân lục chiến và trận Quảng Trị. Phải chăng cô biết gì về Quảng Trị. Không. Cô gái suốt đời là học sinh và suốt đời đi lính chỉ quanh quẩn ở hậu giang và miền Đông Nam Phần, chẳng biết gì về cao nguyên, duyên hải hay miền Trung Việt Nam.

Nhưng cô có liên hệ rất nhiều với người yêu Thủy Quân lục chiến, cô nghĩ rằng trận Quảng Trị là trận của người lính mũ xanh. Cô muốn gửi di vật của trung úy Thủy quân lục chiến Bùi Năng Vũ về cho viện Bảo Tàng tại San Jose. Lá thư viết như sau:

“Kính gởi bác Giao Chỉ.”
“Em tên thật là Lý thị Thương Uyên hiện ở Oklahoma, xin gởi một kỷ niệm nhỏ đến bác. Mong nó được lưu giữ. Đã 40 năm qua em giữ nó như báu vật. Qua bao nhiêu cuộc bể dâu nó vẫn ở bên mình. Không biết bao lần em đã tự hỏi nếu một mai chết đi thì nó sẽ ra sao? Có thể bảo con trai liệm chung trong quan tài cho mẹ. Khi sang thế giới bên kia em sẽ gặp Vũ để trả lại cho anh. Nhưng cuộc đời này làm sao biết được ngày mai. Vậy xin bác giữ lại và đặt vào chỗ nào đó cho em yên lòng.”
“Kỷ vật nhỏ bé gửi kèm theo chỉ là bài thơ do trung úy Thủy quân lục chiến Bùi Năng Vũ tặng em cuối mùa thu 1970, lúc đó đơn vị gốc của anh Vũ ở căn cứ Sóng Thần, khu Rừng Cấm, thuộc Tiểu Đoàn Ó Biển. Vũ đã chết ở trại tập trung Đà Lạt năm 1978. Đây là số điện thoại của Uyên (405)…”

Đính kèm là bài thơ của anh Sĩ quan Thủy quân lục chiến viết chữ rất đẹp, trên những tờ giấy màu xám mỏng bỏ trong 1 bao thơ đơn sơ cũ kỹ. Góc bao thơ đề: “Vũ, thủy quân lục chiến. Gửi cho Thương Uyên.”
Phía dưới là hàng chữ: “Nhờ Chỉnh chuyển dùm trao. Cám ơn.”
Bài thơ mở đầu như sau:

Lời hứa buổi hoang sơ tương ngộ.
Chỉ một lần xin nhớ đến trăm năm…

Đọc xong lá thư của cô Uyên, đọc xong bài thơ của anh Vũ, tôi nghĩ đến người lính trẻ đã chết trong ngục tù. Nghĩ đến người nữ quân nhân còn sống ở miền giông bão Hoa Kỳ. Bèn quay số 405… hỏi thăm…

Câu chuyện tình được bắt đầu kể lại.

Uyên quê ở Tân Châu, Hồng Ngự thuộc miền quê Châu Đốc, chưa học hết trung học nhưng có tên thật đẹp như bút hiệu nên cuộc đời cũng gặp nhiều phiền phức. 16 tuổi lên Sài Gòn ở nhà cậu mợ. 18 tuổi ghi tên vào học lớp hạ sĩ quan nữ quân nhân. Năm 70 ra trường nhưng vì thường cậy có chút nhan sắc lại ba gai nên không được mang cấp bậc trung sĩ. Cô chỉ tốt nghiệp hạ sĩ rồi được gửi đi Vũng Tàu học đánh máy ở trường Truyền Tin.



Lê Thị Thương Uyên ngồi hàng đầu mang kiến đen

Tại đây cô gặp thiếu úy Vũ, dân Bắc kỳ. Anh được Thủy quân lục chiến đưa về học lớp sĩ quan truyền tin. Mối tình kéo dài suốt thời gian cả 2 người theo học tại Vũng Tàu. Cô Uyên hỏi bác Giao chỉ có biết đại tá Tạo chỉ huy trưởng trường truyền tin không. Có, bác Tạo trước đây ở San Jose, nhưng bác đã chết rồi. Cô khóa sinh khoe rằng em được bác Tạo cho chụp hình nữ quân nhân truyền tin đang học đánh máy để treo trên tường. Như vậy chắc cô lính trẻ có nhan sắc ăn ảnh đáng được chụp hình quảng cáo cho binh chủng.

Cô kể tiếp rằng mối tình với Vũ là mối tình đầu đẹp đẽ nhất. Khi trung úy đi hành quân Cam bốt, cô Uyên đến thăm hậu cứ trại Cấm, Sóng Thần đã được các bạn đồng nghiệp cho vào phòng truyền tin nói chuyện với người yêu qua siêu tần số hành quân.

Nhưng rồi những ngày vui qua mau. Tình đầu không phải là tình cuối.

Một hôm Uyên khám phá ra rằng Vũ thực ra đã có người yêu. Đó là cô Sương quê Mỹ Tho, nữ điều dưỡng ở quân y viện Vũng Tàu. Sương quen Vũ từ khi anh nằm tại bệnh viện này. Uyên là người đến sau nên cô quyết định chia tay mối tình đầu đầy nước mắt. Vũ ra vùng hỏa tuyến. Uyên đổi về quân đoàn III. Rồi sau cùng cô đổi về tiểu khu Kiến Hòa thuộc quân đoàn IV. Cô xin đi thật xa miền Đông, nhưng vẫn nhớ Vũ và giữ mãi bài thơ tỏ tình năm 70.

Từ Hạ Lào trở về, Vũ lấy Sương, mối tình đầu của anh. Năm 1973 Uyên lấy thiếu úy Nhiều, một sĩ quan hải quân, phục vụ trên chiến hạm Trần Khánh Dư.

Từ đó Uyên yên phận làm vợ của người lính biển. Khi mang bầu đứa con đầu tiên, anh chồng sĩ quan hải quân lênh đênh trên biển Đông đã dặn vợ đẻ con gái đặt tên Cam Tuyền, con trai đặt tên Hoàng Sa. Cam Tuyền cũng là tên một hòn đảo của Hoàng Sa. Và đứa con trai Hoàng Sa đã ra đời tại Mỹ Tho. Hai vợ chồng cùng khoác chiến y nhưng chiến tranh đã chia cắt gia đình thành nhiều mảnh. Chồng hải quân sống trên đại dương. Vợ trực gác tổng đài tại mặt trận sình lầy Bến Tre. Con trai Hoàng Sa gửi về cho bà nội nuôi ở Châu Đốc.

Cô Uyên tiếp tục hăng hái kể chuyện nhà binh.

Sau mối tình đầu dang dở, cô và chị Sương nay vợ của Vũ đã gặp nhau nối thành tình bạn gái. Cuộc đời nữ quân nhân, với cấp bậc hạ sĩ rồi vinh thăng hạ sĩ nhất đã dành cho cô Uyên những kỷ niệm không bao giờ quên được. Cô đã từng là hoa hậu của các chiến binh độc thân trong đơn vị từ binh sĩ đến hạ sỹ quan. Vì mang cấp hạ sĩ, cô cai Uyên gần gũi với đa số lính tráng hơn là các sĩ quan nữ quân nhân.

Những đêm hỏa châu làm việc dưới hầm truyền tin tiểu khu. Những anh lính ca vọng cổ tán tỉnh. Những lời hò tình tứ qua máy truyền tin lẫn trong tiếng pháo kích. Hỏa châu sáng rực chân trời. Chưa bao giờ cô lại thấy nhớ đời lính như vậy.

Nhưng rồi tháng 4-75 oan nghiệt chợt đến. Anh Vũ, Bắc Kỳ bỏ Sóng Thần từ biệt cô Sương đi trình diện vào tù trên Đà Lạt. Anh Nhiều, Nam kỳ bỏ vợ con ở Châu Đốc đi tù trong Đồng Tháp. Bộ binh cũng vào tù, Hải quân cũng vào tù. Cô lính trẻ có tên như tài tử nhưng chỉ mang cấp bậc hạ sĩ nhất nên không phải đi tù. Dù vậy cô vẫn nhớ thương quân đội Cộng Hòa. Một lần chị Sương ghé Mỹ Tho gặp Uyên báo tin anh Vũ đau nặng trong trại tù. Chị em cùng đi tìm mua thuốc tiếp tế. Mấy tháng sau, Sương ghé lại với ngón tay đeo 2 chiếc nhẫn cưới. Cô vừa đi chôn chồng sau khi nhận xác từ trại tập trung. Anh lính trẻ Bắc Kỳ chết đi để lại cho những cô gái miền Tây di vật cuối cùng. Cô Sương còn cặp nhẫn. Cô Uyên có lá thư tình. Anh Vũ chết rồi. Cô Sương trợ tá quân y không bao giờ lên Đà lạt nữa. Cô Uyên truyền tin còn đi thăm nuôi chồng 3 lần ở Đồng Tháp. Rồi anh Nhiều trở về. Thêm 1 đứa con trai ra đời, anh cựu sĩ quan hải quân tuy ra tù “cải tạo” nhưng vẫn còn nhớ mãi biển Đông nên đặt tên con trai thứ hai là Trường Sa.

Năm 1992 gia đình anh Nhiều và cô Uyên đem cả Hoàng Sa và Trường Sa qua Hoa Kỳ theo diện HO 9. Hai vợ chồng cùng đi làm và nuôi con ăn học.

Nhưng sao cuộc sống hòa bình ở Hoa Kỳ không giống như thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam. Vợ chồng không còn hòa thuận nên chỉ ở được với nhau thêm 4 năm tại Mỹ rồi chia tay. Lần lượt những đứa con trai trưởng thành đi theo bố về Texas làm ăn. Anh Nhiều có vợ mới. Cô Uyên còn lại ở Oklahoma một mình.

Cháu Hoàng Sa lập gia đình, có 2 đứa con nhưng rồi vợ chồng nó cũng chia tay. Lúc còn ở với nhau, vợ chồng con trai đưa cháu về thăm bà nội. Đó là những giây phút hạnh phúc nhất của cô hạ sĩ nhất Thương Uyên. Nhưng bây giờ chúng nó bỏ nhau. Vợ Hoàng Sa đưa con về bà ngoại. Cha con nó còn ít gặp nhau. Chẳng ai còn ngó ngàng gì đến bà nội trẻ cô đơn nhớ đám cháu quay quắt đêm ngày. Năm nay cô mới 60 tuổi. Còn lâu mới lãnh tiền già. Cô cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn đi làm tự nuôi thân. Cuối năm 2009 cô bị té trong hãng nên phải nằm nhà, lãnh tiền thương tật vì tai nạn lao động. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Mùa Đông 2009 mưa bão triền miên chẳng ra khỏi nhà. Trải qua cái TẾT cô đơn, cô Uyên nghe đài Radio nói về Thủy quân lục chiến đánh trận Quảng Trị 38 năm về trước. Cô bèn đi tìm lá thư tình của Trung úy Vũ, cô nghĩ đến ngày mai rồi mình cũng qua đời trong quạnh hiu giữa mùa tuyết phủ nơi xứ lạ quê người.

Những đứa con Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của cô cũng đang bận rộn bươn trải với cuộc đời mới. Chỉ còn lại một mình, chợt nhớ về mối tình ở trường truyền tin, những vần thơ rất lãng mạn và ngây thơ của người lính trẻ Bắc kỳ. Cô hỏi bác Giao Chỉ rằng nếu bây giờ, đã gần 40 năm rồi, cô vẫn còn thấy nhớ thương mối tình đầu thì có phải tội lỗi không?

Không, cô cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa của tôi, cô hạ sĩ quan truyền tin của tiểu khu Kiến Hòa, nàng cai xếp của tiểu đoàn truyền tin diện địa quân đoàn IV, cô không làm điều gì sai quấy khi ngồi than khóc cho chuyện tình gần 40 năm về trước. Anh chàng Trung úy Bùi Năng Vũ rất xứng đáng để cô gái Tân Châu ngồi khóc ở Oklahoma, nhớ về những ngày hai đứa ngồi bên hàng dừa ở bãi sau Vũng Tàu. Anh thấy hình em treo trên tường ở phòng học đánh máy trong trường truyền tin. Trung úy thủy quân lục chiến Bắc Kỳ tạm quên cô Sương y tá bên quân y viện để gửi thư tán tỉnh cô khóa sinh truyền tin xinh đẹp. Chàng ký tên bút hiệu Châu Nguyên năm 1970 gửi bài thơ cho Lý thị Thương Uyên.

Lời hứa buổi hoang sơ tương ngộ.
Chỉ một lần xin nhớ đến trăm năm.

Đó là đoạn mở đầu. Và đây là những trích đoạn tiếp theo:

Bụi đường và tháng ngày còn đó.
Gởi cho Uyên làm kỷ niệm chia ly
Mai anh đi, nghe thời gian rũ cánh
Kiếp phong trần cháy đỏ trên tay
Đắng cay cho trọn tháng ngày
Cung thương một gánh, tình sầu chưa nguôi…
…………..
Đá trong ly, đá tan thành rượu
Rượu lên men, rượu ngọt lịm môi…
……………
Có một ngàn vì sao
Nằm trong đáy mắt
Như một ngàn hỏa châu thắp sáng
Như một ngàn đóm thuốc trong đêm…
…………….
Em ơi! Thương Uyên! Anh là người lính
Mà số trời đã định, cho một cuộc sống
Với quá khứ là tủi nhục,
Hiện tại là đắng cay
Và tương lai chỉ là nấm mồ không tên nơi chiến địa…
Châu Nguyên, cuối thu 70.



Bút tích TQLC Bùi Năng Vũ

Với lá thư tình não nuột như vậy, anh trung úy thủy quân lục chiến đã chiếm được trái tim cô gái Tân Châu. Và như chúng ta đã nghe cô hạ sĩ truyền tin kể lại, khi khám phá ra anh trung úy Bắc Kỳ bắt cá hai tay, cô đã bỏ đi để buộc anh phải trở lại với mối tình đầu. Để anh lấy chị Sương, người con gái Mỹ Tho.

Cô Uyên nói rằng, thưa với bác, em nhường Vũ cho chị Sương, nhưng em hỏi bác vì bác cũng là Bắc Kỳ, thơ này có phải thực lòng của anh Vũ không. Có phải thơ của Vũ làm không? Bác trả lời rằng, thơ này nhiều phần chính Vũ đã làm. Bác chưa từng đọc được lời thơ này ở đâu cả. Rất chân thành tuy cũng có phần cường điệu. Người lính trên khắp thế giới đều vẫn thường đưa cái chết ra để dọa dẫm người tình và dọa dẫm cả chính mình. Ngày xưa, ở tuổi 20, mới vào quân đội, Vũ cũng là hình ảnh của những anh Bắc Kỳ như bác… Anh nào cũng thơ thẩn bước vào đời. Thơ không làm được thì chép thơ thiên hạ tán đào. Bây giờ nhớ lại, ngượng chín cả người.

Quí vị đã nghe tôi kể chuyện của cô Uyên với nội dung không phải là một bi kịch ai oán não nùng. Không hề có những tình tiết éo le rắc rối. Nhưng mối tình đầu đã làm cô tưởng nhớ về những năm còn trong quân đội. Tuy bom đạn triền miên nhưng sao lại quyến rũ như vậy. Dù cô chỉ là 1 người lính đàn bà. 18 tuổi nhập ngũ, 25 tuổi tan hàng, với 7 năm quân vụ. Bây giờ đã 35 năm sau cô vẫn còn nhớ mãi về đời lính.

Bác có nhận giữ hộ lá thư của anh Vũ không. Cô gái Tân Châu hỏi tôi như vậy. Trả lời rằng, bác sẽ lưu giữ trong Museum câu chuyện tình của anh chị. Xin gửi kèm cho bác vài tấm hình kỷ niệm. Báu vật quý giá của cô sẽ là di vật của Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây không phải chỉ toàn là những trận đánh oai hùng. Phải có cả những câu chuyện tình hết sức đơn giản như mối tình của cô Uyên với anh Vũ, chuyện vợ chồng của anh Vũ với chị Sương. Chuyện chia tay của cô Uyên với anh Nhiều. Những đứa con mang tên Hoàng Sa và Trường Sa. Và sau cùng là chuyện cô gái cựu chiến binh, cô cai xếp Việt Nam Cộng Hòa giữa trời mưa bão mùa đông Oklahoma ngồi khóc cho mối tình 40 năm về trước.

Thưa bác, bây giờ em phải làm gì, cô Uyên hỏi tôi lần nữa.

Tôi trả lời rằng: Trung úy Vũ là người yêu đầu tiên của cô năm 1970 và bây giờ sẽ là người yêu cuối cùng vào năm 2010. Trong đoạn cuối của bài thơ, Vũ đã viết rằng tương lai của anh chỉ là nấm mồ không tên nơi chiến địa.

Vậy cô Uyên hãy thắp cho anh Vũ một ngọn đèn.

Ngọn đèn tưởng niệm…
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn…
Hãy thắp cho em một ngọn đèn…
Hãy thắp cho nhau một ngọn đèn…*
*(thơ Nguyễn Đình Toàn)

Giao Chỉ, San Jose.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	van-ha5.jpg
Views:	0
Size:	63.8 KB
ID:	1308551   Click image for larger version

Name:	van-ha6.jpg
Views:	0
Size:	37.1 KB
ID:	1308552   Click image for larger version

Name:	van-ha7.jpg
Views:	0
Size:	119.3 KB
ID:	1308553  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018), tcdinh (12-01-2018)
Old 11-30-2018   #149
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Buồn vương màu áo trận !

"Thời thơ ấu tôi sống ở làng quê, hình ảnh đình làng, lũy tre xanh, cánh đồng lúa, gắn liền câu Ca dao mộc mạc Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Một bài thơ vẫn còn trong ký ức của thuở học trò mà tác giả tôi không rõ.

Trên dải đất chạy ven bờ biển cả,
Dưới trời Đông Nam Á rạng mầu xanh,
Một giống người nhỏ bé nhưng tinh anh,
Đã xây đắp một sơn hà gấm vóc.

Quê tôi làng Viêm Xá cổ kính thuộc vùng Quan họ Kinh Bắc, cách thị xã Bắc Ninh 3 cây số và về Hà Nội phải theo Quốc lộ 1A trên 30 cây số nữa, Đặc trưng quê tôi có ngôi đình được xây cất vào năm 1692 (Trên ba trăm năm ) là một trong những ngôi đình có hạng trong hàng trăm ngôi đình trong vùng Kinh Bắc qua câu Ca dao :

Thứ nhất là đình Đông Khang ( Nay không còn )
Thứ nhì đình Bảng vẻ vang đình Diềm (Viêm xá )

Phía Tây Bắc và Đông Bắc có sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất vừa sơn thủy hữu tình vừa êm đềm trù mật, cùng điệu hò Quan Họ Kinh Bắc thắm tình dân tộc được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay.

Tôi theo học trường Trung học Hàn Thuyên ở Bắc Lý, có Giáo sư Song An Hoàng ngọc Phách, Giáo sư Nguyễn ngọc Cư, hầu hết học sinh đều đều từ Hà Nội, Bắc Ninh và Thị Cầu. Vì tình hình an ninh lúc bấy giờ, nhiều trường phải di tản và học sinh cũng bị ảnh hưởng theo. Năm 1951 gia đình tôi về sống ở Hà nội 36 phố Phường, hàng năm bốn mùa rõ rệt. Mỗi ngày đi qua đường phố đến trường Trung học Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn Hà nội, học hết Trung học đệ Nhị cấp với các thầy như Cha Nguyễn văn Mai, Giáo sư Vũ hoàng Chương, Nguyễn văn Huyền, Nguyễn văn Nghị, Đoàn viết Lưu, Nguyễn gia Tường, Lê bá Khanh, Lê bá Kông v.v… Lộ trình quen thuộc, tôi thường đạp xe ngang qua một trại lính Nhảy dù ở đường hàng Chuối gần trường Đại học Y khoa và Viện Pasteur, thỉnh thoảng tôi dừng lại xem sự sinh hoạt của họ và dần dần nó ăn sâu vào tiềm thức. Từ đó đã ảnh hưởng đến quyết định tương lai của tôi khi chọn đời sống Quân ngũ trong lúc tuổi đời đôi mươi. Ngày 19 tháng 3 năm 1954 tôi bước vào ngưỡng cửa Trường Võ bị Liên Quân Đà lạt. Hiệp định Geneve chia đôi đất nước ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi tưởng rằng sẽ khó gặp lại gia đình, nhưng “Nào ai biết số phận ngày sau ông trời sẽ trao ?” Gia đình tôi theo dòng người di cư vào Nam và chúng tôi được may mắn đoàn tụ

Tốt nghiệp trường Võ Bị Liên Quân Đà lạt ngày 1 tháng 10 năm 54. Tôi được Đại tá Lê văn Tỵ Tư lệnh Đệ nhất Quân khu bổ nhiệm về Đại đội 7 tuần giang tức 7ème Compagnie Fluviale tại Thạnh Mỹ Tây, Thị Nghè, Gia Định. Bạn cùng khóa về đơn vị này cùng tôi có Thiếu úy Bùi văn Phẩm và Hoàng ngọc Bảo, còn về Đại đội 1 tuần giang ở Khánh Hội thì có Thiếu úy Phạm ngọc Thụy.Trước năm 1975 ba vị này là Trung tá trong Binh chủng TQLCVN.Trung tá Phẩm và Thụy hiện ở Hoa kỳ, Trung tá Bảo ở Việt Nam.

Đại đội 7 Tuần giang do người Pháp chỉ huy và đa số Quân nhân trong đơn vị đều là người Pháp, một người Việt Nam duy nhất là Hạ sĩ Kiếm chịu trách nhiệm về dọn dẹp khu nhà bếp. Riêng lực lượng Commandos của Pháp có khoảng một Trung đội người Việt Nam. Tôi được cử đi học khóa Sĩ quan truyền tin ở trường truyền tin bên Gia định, còn hai anh Phẩm và Bảo thì mỗi anh được nhận một Trung đội tàu FOM là loại Giang đỉnh xung kích bằng sắt mũi nhọn để dễ dàng di chuyển nhanh, truy kích trên các sông rạch nhỏ. Đơn vị này thường đi hành quân ở vùng Cà Mau và Sóc Trăng. Lúc này đại đội chuẩn bị chuyển giao cho Sĩ quan VN Chỉ huy. Trung úy Nguyễn thúc Phụng khóa 6 trường Võ bị được chỉ định về làm Đại Đội Trưởng.

Giữa năm 1955 tôi tình nguyện về Tiểu đoàn 1 TQLC đang được thành lập từ các đại đội Commandos ở Bắc Việt di chuyển vô khi hiệp định Geneve chia đôi đất nước, đơn vị tạm thời đóng tại Cồn Dương ở giữa Trung tâm Huấn luyện Sĩ quan Hải quân và Trung tâm huấn luyện Sĩ quan Không quân. Về TĐ1 trình diện Tiểu đoàn phó là Đại Úy Roger Bùi phó Chí. Khi quân đội Pháp bàn giao Tiểu đoàn cho Việt Nam thì Đại úy Roger lên thay Đại úy Delayen làm Tiểu đoàn trưởng. Các sĩ quan Việt Nam đã hoàn toàn thay thế người Pháp trong các Đại đội của Tiểu đoàn. Khi tôi mới về thì các Đại đội trưởng còn là người Pháp, sau họ lần lượt bàn giao Đại đội 1 cho Thiếu úy Trần văn Nhựt, Đại đội 2 Trung úy Vũ kinh Luân, Đại đội 3 Trung úy Trần văn Thọ, Đại đội 4 Trung úy Võ công Trí, Đại đội chỉ huy Trung úy Nguyễn văn Tính, Trung úy Nguyễn xuân Ái thuyên chuyển về làm Tiểu đoàn phó cho Đại úy Bùi phó Chí. Ngoài ra còn một số SQ khác đã có mặt trong Tiểu đoàn trước tôi, Thiếu úy Lê đình Quế, Nguyễn hữu Nhơn, Nguyễn quang Cử, Cao tấn Hạp, Bùi đắc Thuận, Nguyễn văn Nho, Lê bá Cường, Nguyễn ngọc Vinh, Chuẩn úy Nguyễn xuân Khang, Nguyễn hữu Cát, Y sĩ Trung úy Nguyễn văn Hoàng..Khi thành lập TĐ2 thì Y sĩ Trung úy Nguyễn văn Chất là em ruột của Y sĩ Hoàng cũng tình nguyện về TQLC. Hai ông là Y sĩ đầu tiên của TQLCVN. Bác sĩ Hoàng sau khi đi tù cải tạo về đã định cư tại Canada, còn Bác sĩ Chất thì qua đời tại Indiana năm 2006. Hạ sĩ quan thì nhiều nhưng tôi nhớ nhất là Trung sĩ Nguyễn văn Hiển và Đào ngọc Kỳ, hai người này hàng ngày dạy Nhu đạo cho anh em Sĩ quan trong Tiểu đoàn. Đại úy Đào ngọc Kỳ hiện ở San Diego, Đại úy Kỳ và Hiển cùng Trung tá Ân có đến thăm chúng tôi vào dịp Đại hội TQLC ở San José cách đây mười năm.

Sau vài tháng làm Sĩ quan Truyền tin, tôi được thuyên chuyển về Đại Đôi 3 của Trung úy Phan hồng Chi Đại đội trưởng. Lúc này Trung úy Luân, Trí, Thọ đã thuyên chuyển đi khỏi Tiểu đoàn. Tiểu đoàn dưới quyền của Đại úy Chí tham dự hành quân Hoàng Diệu ở Rừng sát. Chấm dứt hành quân, Trung úy Nguyễn xuân Ái cũng thuyên chuyển đi khỏi Tiểu đoàn, Trung úy Trần văn Đức và Phan thanh Đàn bổ sung về. Khi Trung úy Phan hồng Chi thuyên chuyển đi thì Trung úy Đàn thay thế. Tháng 12 năm 1955 Tiểu đoàn tham dự chiến dịch Nguyễn Huệ ở Giồng riềng Rạch giá, Trung úy Đức làm Sĩ quan phụ tá Tiểu đoàn trưởng. Thiếu úy Trần văn Nhựt ĐĐ1, Thiếu úy Cao tấn Hạp ĐĐ2, Trung úy Phan thanh Đàn ĐĐ3, Thiếu úy Nguyễn hữu Nhơn ĐĐ4 lúc bấy giờ còn có tên là Đại đội súng nặng

Giữa năm 1956 Trung Úy Bùi thế Lân ở Bộ binh về coi ĐĐCH thay Trung úy Tính. Lúc này Tiểu Đoàn có thêm Trung úy Bùi văn Phẩm, Dương hạnh Phước, Nguyễn đức Ân, Phạm văn Chung, Trần xuân Đàm thuyên chuyển về. Trung úy Ngụy văn Thanh về thay Đại úy Chí trong trọng trách Quyền TĐT, Trung úy Thanh được thăng cấp Đại úy. Năm 1957 Đại úy Nguyễn văn Tài thay Đại úy Thanh. Trung úy Nguyễn Bá Liên, Thiếu úy Hoàng văn Nam, Phan văn Thắng và Chuẩn úy Nguyễn năng Bảo, 4 vị này là Huấn luyện viên của trường Biệt động đội ở Nha trang thuyên chuyển về, mới được 3 ngày thì Chuẩn úy Nguyễn năng Bảo được đi trấn giữ Hoàng Sa 4 tháng, vài ngày sau khi trở về thì anh được thuyên chuyển qua TĐ2. Năm 1958 thì có thêm Trung úy Lê hằng Minh về trình diện lúc Tiểu đoàn đang hành quân ở Cà Mau, có thể còn một số anh em khác mà lâu quá rồi tôi không nhớ hết, mong thứ lỗi.

Trung úy Phan thanh Đàn tử nạn ở trường Hạ sĩ quan Nha trang khi Huấn luyện về mìn và lựu đạn. Trung úy Nguyễn bá Liên thay thế Trung úy Đàn làm Đại đội trưởng ĐĐ3.

Sau khi tham dự hành quân Giồng riềng ngày 6 tháng 12 năm 55, tôi là Đại đội phó ĐĐ3 bị thương nặng, Thiếu úy Nho Đại đội phó ĐĐ2 cũng bị đạn vào mặt, xuyên qua gò má lên tai. Chúng tôi nằm tại khu vực giao tranh qua đêm. Ngày hôm sau ĐĐ1 đi tìm kiếm được chúng tôi, băng bó và đưa chúng tôi về BCH/TĐ và sau đó tản thương bằng xuồng về Quân y viện tại Rạch giá. (Tất cả tử sĩ của TĐ1 đổ bộ hy sinh tại Giồng riềng ngày 6 tháng 12 năm 1955 được chôn cất tại nghĩa trang bên cạnh phi trường Rạch Sỏi. Đã trên nửa thế kỷ không biết bây giờ tình trạng ra sao. Viết lại để cho anh em Quái Điểu biết, nếu có dịp về quê hương thì ghé thăm anh em ở đó).

Nằm nhà thương nhiều tháng, tôi trở về lại Tiểu đoàn giữa năm 1956, Đại úy Thanh làm Tiểu đoàn trưởng. Lúc này có một lớp đi du học làm người Nhái (Frogman ) ở San Diego, được đi du học Hoa Kỳ là điều ước muốn chung, nhưng có lẽ khóa học này gian nan và nhiệm vụ nguy hiểm nên không ai tình nguyện, chỉ một mình tôi ghi tên. Sau khi thi đậu phần Anh ngữ, được Ban Cố vấn và Bộ chỉ huy TQLC ở Sài Gòn chấp thuận. tôi rời TĐ1 về Saigon đầu năm 1957. Hàng ngày sang Hải quân đeo bình dưỡng khí đi học lặn. Lúc này còn độc thân nên tan giờ học là ra dạo phố Saigòn. Mấy tháng sau thì khóa học bị hủy bỏ, may mắn có khóa Sĩ quan Basic TQLC Hoa Kỳ mới mở. Thế là tôi lại được chuyển qua khóa học này.

Có thêm Trung úy Tôn thất Soạn, Hoàng Lãm, Phạm ngọc Thụy, Giang khánh Tước, Nguyễn văn Nho và Chuẩn úy Nguyễn hữu Cát cũng về Saigon để theo hoc khóa này. Hàng ngày chúng tôi cùng đi học thêm Anh ngữ và đến ngày 27 tháng 12 năm 1957 thì tất cả lên đường học khóa Căn bản Sĩ quan TQLC Hoa kỳ đầu tiên tại Quantico, Virginia. Trung úy Tôn thất Soạn được chỉ định làm Trưởng toán. Về nước tháng 8 năm 58, tôi trở về TĐ1, nhưng lúc này Đại úy Nguyễn văn Tài làm TĐT.

Tôi được chỉ định làm Đại đội trưởng ĐĐCH/ TĐ1/ TQLC thay thế Trung úy Lê đình Quế. Đại úy Nguyễn văn Tài TĐT, cũng là bạn cùng khóa 4 phụ Sĩ quan Trừ bị Thủ đức. Tháng 4 năm 1960 Đại úy Tài được Tổng Thống Ngô đình Diệm bổ nhiệm Tỉnh trưởng Lâm Đồng.

Đại úy Lê nguyên Khang ở Bộ chỉ huy TQLC đang hành quân ở Kiến hoà thuyên chuyển về làm Tiểu đoàn trưởng. Sau đó vài ngày, tôi bị thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 3. Và Trung úy Nguyễn ngọc Vinh thay tôi.

Trong cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1960, Tiểu đoàn 3 TQLC do không đủ phương tiện vận chuyển phải tách làm đôi, đoàn đầu tiên chở cánh A do Đại úy Tiểu đoàn trưởng Nguyễn kiên Hùng chỉ huy vào Bộ Tổng Tham Mưu ủng hộ phe đảo chánh. Đoàn xe trở về chở cánh B do Đại úy Tiểu đoàn phó Mã viết Bằng chỉ huy lại đổi ý theo Đại tá Hồ tấn Quyền vào Dinh Độc Lập bảo vệ Tổng Thống Ngô đình Diệm. Cuộc đảo chánh thất bại, cấp Chỉ huy đầu não bay qua nước láng giềng Cam Bốt tỵ nạn chính trị, tôi là Sĩ quan Ban 3 trong bộ chỉ huy Tiểu đoàn ở lại bị bắt, bị thẩm vấn, điều tra trong vòng 5 năm... Nha An ninh Quân đội thì không làm gì phiền tôi nhiều, vì họ biết rằng tôi cũng chỉ là người thừa hành mà thôi. Sau khi từ phòng giam ở Nha An ninh Quân đội tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi được dẫn lên phòng thẩm vấn, may quá, trời thương tôi gặp Trung Tá Nguyễn xuân Sinh Trưởng khối điều tra, ông là Thầy dạy tôi ở trường Sinh ngữ Quân đội. Ông nhận ngay ra tôi là học trò cũ của ông, Sau khi hỏi qua loa vài câu, ông gọi tài xế của ông lấy xe Traction 15 chở tôi về. Nhà tôi lúc này đang có bầu đứa con đầu lòng. Trong khi đó thì An ninh của TQLC theo dõi tôi nhiều năm. Tôi bị đề nghị thuyên chuyển từ Tiểu đoàn này đến Tiểu đoàn nọ cứ vài ba tháng một lần. Đi hành quân liên tục, chức vụ Đại Đội Trưởng với hai lần bị thương nặng, mang cấp bậc Trung úy 8 năm, được ân thưởng Đệ Ngũ đẳng BQHC, lúc này thì trong Quân Đội cũng không có nhiều. (Đại úy Nguyễn Thành Yên đề nghị cho bốn Đại Đội trưởng TĐ2 trong trận Đầm Dơi, được Tổng thống Diệm phê chuẩn ký vào tháng 10 năm 1963, thời điểm này ngoài bốn anh em của TĐ2 và Đại Úy Nguyễn Thành Yên TĐT, binh chủng TQLC chưa có sĩ quan nào có BQHC Đệ Ngũ Đẳng kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu), Thật là bất ngờ trong thời gian tôi tham dự khoá Tham mưu trung cấp, Trung Tường Lê Văn Nghiêm chỉ huy trưởng trường Đại học quân sự tổ chức lễ gắn Huy chương Đệ ngũ đẳng cho tôi tại Hội trường của trường vào tháng 4 năm 1964 trước sự hiện diện của toàn thể Sĩ quan Huấn luyện viên, Sĩ quan sinh viên thuộc các Quân binh chủng. Tôi vô cùng cảm động. Mãi tới khi Tổng Thống Ngô đình Diệm qua đời thì những người nào mang Trung úy trên 7 năm thì được tự động thăng cấp Đại úy. Tôi ở trong trường hợp này.

Tháng 5 năm 1965 trong trận Phụng Dư của TĐ2, tôi được ân thưởng Đệ tứ đẳng BQHC, (cũng do Trung Tá Nguyễn thành Yên Chiến đoàn trưởng đề nghị cho cả 4 Đại đội trưởng và được Bộ tư lệnh Sư đoàn 22 chấp thuận), Tiểu đoàn 2 thời gian này Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Hoàng tích Thông.

Sau trận này nhà tôi bị bệnh nặng, tôi được thuyên chuyển về làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện TQLC ở trại Yết Kiêu Thủ Đức tháng 8 năm 1965. Thời gian đủ để tôi quen với công việc mới, tuy không nguy hiểm như đi tác chiến nhưng có rất nhiều khó khăn không liên quan gì đến việc Huấn luyện mặc dù thời gian này TTHL còn quá nhỏ, chỉ có vài Đại đội Tân binh, văn phòng và những dãy nhà tôn cho anh em và các Sĩ quan Huấn luyện viên rất sơ sài.

Sinh hoạt tại trung tâm chưa tròn sáu tháng, trong lúc thiên hạ đang đón Xuân, hưởng gió mát của sông Saigon, thì tôi lại được lệnh bàn giao TTHL cho Đại úy Hoàng văn Nam để khăn gói quả mướp đi ra Tiểu Đoàn 3 đang hành quân ở Đà nẵng để làm Tiểu Đoàn phó cho Thiếu tá Nguyễn thế Lương. Nhà tôi đang bệnh và hai đứa con thơ, một 4 tuổi và một 2 tuổi tại căn nhà một phòng, thuê mướn ở bên hông quận Thủ Đức, đường đi lên Tam Hà. Dãy nhà có 3 căn, bên trái là Ông Bà Giáo sư Lạc, cả hai Ông Bà đều dạy ở Thủ Đức, bên phải là Trung úy Nguyễn văn Hàm Bộ binh QLVNCH, cùng thuê chung dãy với chúng tôi. Tôi nhờ 2 gia đình này gíúp nhà tôi và các cháu khi cần. Họ sẵn lòng giúp đỡ nên tôi cũng tạm yên tâm lên đường

Làm việc ở TĐ3 nhưng chưa có dịp thăm viếng và gặp mặt hết các Đại đội vì TĐ đóng quân ở nhiều nơi. Hai Đại đội trưởng mà tôi có dịp gặp trong thời gian này là Trung úy Lê bá Bình, và Đại úy Nguyễn minh Châu. Tôi đến thăm Đại đội của Trung úy Bình khi đơn vị anh đang hoạt động trên đèo Hải Vân. Anh có mời tôi ăn bánh xèo ở Hải Vân, còn anh Minh Châu thì tôi có mời anh và vài anh em đi Đà Nẵng ăn sáng bánh mì thịt nguội. Tuy có một số anh em chưa gặp mặt lần này, nhưng đa số tôi đã biết trước vì đây đã là lần thứ năm tôi thuyên chuyển về TĐ3 trong vòng 5 năm. Tràn đầy kỷ niệm với TĐ3 thời gian đơn vị ở Gò Công và hành quân dẹp biểu tình tại Sài Gòn với Thiếu tá Nguyễn thế Lương TĐT

Ngày 29 tháng 6 năm 1966, Cố Trung tá Lê hằng Minh tử trận tại quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên... Tôi mới ở Đà Nẵng về phép được mấy ngày vì có việc gia đình, hôm ấy tôi đang ở Thủ Đức thì nhận lệnh ra ngay TĐ2, Phòng 4 của Sư đoàn mua cho tôi vé máy bay Cessna khởi hành từ Tân Sơn Nhất đến Đà Nẵng sau mấy giờ bay. Tại phi trường dân sự Đà Nẵng đã có xe của TĐ2 chờ sẵn đưa tôi về Tiểu đoàn, Trước khi ra TĐ2, tôi có ghé thăm ngắn ngủi Đại tá Nguyễn thảnh Yên. ông là người tôi thương mến và quý trọng nhất trong binh chủng TQLC, nhiều kỷ niệm vui buồn với ông trên khắp các chiến trường, đặc biệt là Cà Mâu, Tam Quan Bồng Sơn và Kontum, tôi luôn luôn làm việc hết sức mình trong thời gian dài phục vụ dưới quyền ông. Đã hai lần tôi chứng kiến ông thoát chết trong gang tấc, lần thứ nhất khi ông ngồi trên một quả Mìn được che dấu, may mà tôi phát hiện, lần thứ hai khi ông và tôi đi trên một cái xuồng, vì có nhiều cỏ cản trở không thể chèo nhanh được, ông cố kéo cỏ để giúp người chèo, ông kéo lên hai cây súng do 2 tên VC núp dưới cỏ ở ven sông, may mà chúng nó sợ quá không kịp trở tay thì đã bị anh em TQLC cận vệ của ông Già bắt.

Nhận Tiểu Đoàn 2 ngay tại mặt trận, nơi Trung tá Minh hy sinh, khói lửa còn mịt mù. Gặp Đại úy Nguyễn văn Hay Tiểu đoàn phó và Đại úy Thomas E. Campbell cố vấn trưởng Tiểu Đoàn, (Ông bị thương nhưng từ chối tản thương. Khi ông về Mỹ thì chức vụ sau cùng của ông là Đại tá Trung đoàn trưởng. Giải ngũ và làm giảng sư dạy môn Lãnh đạo chỉ huy tại trường đại học ở Austin, Texas. Ông có viết mấy cuốn sách, trong đó có một cuốn nói về những kỷ niệm của một cố vấn với TQLCVN "Memorìes of a Covan My with the Vietnamese Marines". Tập sách gồm 120 trang. Ông đã chuẩn bị sẵn sàng để xuất bản. Nhưng không biết lý do nào ông lại gửi tặng tôi và cho tôi được hoàn toàn xử dụng bản quyền in ấn. Sau Đại hội TQLC ở Nam Cali 2008 thì phái đoàn MX ở Úc châu có lên San José thăm tôi trước khi về lại Úc. Tôi có giao lại tập sách này cho Ó Biển Trần như Hùng để dịch ra Việt ngữ, và nếu có tiền thì sẽ in ra cho anh em TQLC đọc. Cuốn sách ghi lại nhiều kỷ niệm của cố vấn trong khi đi hành quân vói các đơn vị TQLCVN. Ông mới qua đời đầu năm 2008 tại tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ.)

Thu dọn Quân trang vũ khí, Thương binh tử sĩ, rồi đưa Tiểu đoàn về tạm trú tại Trung Tâm Huấn luyện Đống Đa để nghỉ ngơi, tái trang bị và sẵn sàng lên đường trở về Hậu cứ ở Tam Hà, Thủ Đức.

Tiểu đoàn vào Trung tâm huấn luyện quốc gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Huấn luyện xong lại trở ra vùng 1 đặt thuộc quyền sử dụng của Quân đoàn I hành quân vùng giới tuyến Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh.

Thời gian 1966 trở đi có nhiều cuộc chạm súng lớn với các đơn vị chính quy của Cộng sản Bắc Việt.

- Trận đánh vào mật khu An Lão đầu năm 1967 của TĐ2 và TĐ3 do Trung tá Tôn Thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng CĐB chỉ huy đã đánh tan Trung đoàn chính quy Bắc Việt thuôc Sư đoàn 10, tịch thu nhiều vũ khí và bắt sống nhiều tù binh.

- Trận hành quân đi giải cứu đơn vị Hoa Kỳ tại chiến khu D. TĐ2 đánh vào Hậu cần việt cộng. Tiểu đoàn đã đánh tan các đơn vị hậu cần tịch thu được nhiều kho gạo, trên 300 tạ gạo và đem xác một số Quân nhân Mỹ ra khỏi vùng hành quân. Gạo xuất phát từ Biên Hoà bán ra cho địch, nay mình tich thu được đem giao trả về cho Quân Đoàn III. Máy bay Chinook chở 2 ngày mới hết. Mai mốt đi hành quân có thể lại gặp những bao gạo này bán ra lần nữa. Thật vô cùng buồn nản cho người lính chiến...

- Trận đêm hưu chiến ngày 31 tháng 12 năm 67. Chiến Đoàn B gốm TĐ1 và TĐ2 đã tạo chiến thắng lớn. TĐ1 thu nhiều kho vũ khí. Tại rạch Cái Thia quận Giáo Đức tỉnh Định Tường, TĐ2 đã đánh tan Tiểu Đoàn 261 chủ lưc và các đơn vị đặc công đánh vào Bộ chỉ huy TĐ2 không có pháo binh và không quân yểm trợ. Chì có yểm trợ soi sáng mà thôi. Vì phía VNCH đang thi hành lệnh ngưng bắn.

- Tết Mậu Thân đợt 1 và đợt 2 năm 1968 tại các khu vực như Bộ Tổng Tham Mưu, Bình Hòa, Sài gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Phú Lâm, Phú Thọ,TĐ2 và các Tiểu đoàn tham dự đánh tan các đơn vị Việt cộng đã xâm nhập vào những khu vực nói trên.

Tiểu đoàn 2 lập nhiều chiến công tại Giáo Đức, Tết Mậu Thân và Tây Ninh. là đơn vị đầu tiên trong TQLC được mang dây biểu chương mầu BQHC sau trận Mậu Thân đợt 1 (1968)

Tháng 9 năm 68 TĐ2 gồm các Đại đội trưởng ĐĐ1 Đại úy Tô văn Cấp, ĐĐ2 Đại úy Trần kim Đệ. ĐĐ3 Đại úy Trần văn Thương, ĐĐ4 Đại úy Vũ đoàn Dzoan cùng Chiến Đoàn /B của Trung tá Tôn thất Soạn đi hành quân ở Tây Ninh. Ngày 14 tháng 9 năm 1968, TĐ2 đã đánh tan TĐ 14Đ chủ lực Tây Ninh và ít ngày sau đó tấn công vào nơi đồn trú và dưởng quân của Trung đoàn 33 Chính quy Bắc Việt ở mật khu Bời Lời gây cho chúng nhiều tổn thất về sinh mạng khi chúng tấn công vào vị trí của ĐĐ1 trong đêm. Trung tướng Dư quốc Đống Tư lệnh SĐ Nhẩy Dù là một cấp Chỉ huy mà tôi kính phục, đêm hôm qua TĐ chạm súng mạnh, mặc dù chúng tôi là đơn vị tăng phái nhưng ngay sáng sớm hôm sau, nghĩa là chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, ông đã có mặt ngay tại vùng giao tranh quan sát trận địa thăm hỏi anh em chúng tôi. Ông đã ân cần thăm hỏi anh em, chúng tôi rất cảm động. Anh em bên Nhảy Dù gặp nhiều may mắn trong đời quân ngũ hơn chúng tôi. Trong cuộc hành quân này, Trung tá Tôn thất Soạn Chiến Đoàn Trưởng/CĐB và tôi đã ở trên không phận Tây Ninh suốt 24 giờ trong ngày, để tìm những vị trí pháo binh và súng cối của địch. Chúng tôi chỉ mấy tiếng xuồng đổ xăng một lần và sẵn dịp đó làm những nhu cầu cần thiết. Ban đêm lạnh nhưng phải bay cả đêm, vì ban đêm mới dễ nhận ra vị trí của các khẩu 82 và 61 của VC.

Đầu năm 1969 TĐ về vùng IV với CĐ/ B tham dự cuộc hành quân Giải Phóng U Minh do Sư Đoàn 21 BB tổ chức. TĐ3 TQLC được tàu Hải Quân yểm trợ theo sông Cán Gáo đổ bộ chiếm mục tiêu, lục soát xong rồi lại xuống tàu, tiến dần dần tử chợ thứ Ba đến Đông Hòa. Tiểu đoàn 2 trực thăng vận xuống vùng Đông Hưng. Mấy ngày sau đó tôi bị thương nặng, Thiếu tá Nguyễn kim Đễ Tiểu đoàn phó và anh em trong Bộ chỉ huy Tiểu đoàn nhanh chóng chích thuốc và băng bó rồi đem ra bãi đáp, Cố vấn Tiểu đoàn là Thiếu tá Jack Sheehan cấp tốc gọi trực thăng tải thương đến bốc ngay lập tức, Tôi được phi công TQLC Hoa kỳ chở thẳng ra Bệnh Viện Hạm USS Sanctuary của Hoa kỳ ngoài biển khơi, nếu không nhờ những người kể trên giúp đỡ thì chắc gì tính mạng của tôi được bảo toàn. Tôi không bao giờ quên ơn quý vị và các anh em đó. Sau lưng bị 24 mảnh đạn B40, mỗi miếng chừng 1 inch. Nằm bệnh viện nổi của Mỹ trên 1 tháng. Thiếu tá Sheehan sau này là Đại tướng 4 sao của TQLC Hoa kỳ. Ông cho tôi biết đã đem vể Mỹ và còn giữ mảnh đạn B40 gây thương tích cho tôi.

Người Việt Nam đầu tiên đến thăm tôi tại tầu Bệnh viện là bà Đốc phủ sứ Huỳnh văn Liêm. Bà đến thăm tôi vì trước khi bị thương tôi có xin đóng quân ở khu vườn nhà ông bà ở Cần Thơ để nghỉ quân một thời gian, nên ông bà coi tôi như người trong gia đình. Tôi có dịp đến nhà thăm ông bà đôi lần khi ông bà dọn nhà lên Sài gòn. Sau này con gái của ông bà là phu nhân của Đại Tá Tôn thất Soạn TQLC, cựu Tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa 1972-1975.Trước khi tôi rời tàu Bệnh viện để về Tổng Y Viện Cộng Hòa thì Thiếu tá Nguyễn đức Ân thuộc BTL có đến tàu Bệnh Viện thăm tôi và mang cho tôi vài bộ quần áo trận.Về dưỡng thương tại Tổng Y Viện Công Hòa vài tháng các miểng đạn nhỏ còn rất nhiều trong người, nhưng tôi được cho xuất viện về đơn vị. Suốt thời gian bị trọng thương và thời gian về dưỡng thương ở TYV Cộng hoà tôi không có hân hạnh được gặp các cấp chỉ huy TQLC. Nhớ lại khi trực thăng tản thương tôi về đến Cộng Hòa, máy bay để tôi xuống rồi bay đi, lúc này là 12 giờ trưa, chắc các Bác sĩ và y tá đi ăn cơm hết, nên tôi đươc nằm ở bãi đáp trực thăng mấy tiếng đồng hồ phơi nắng mà cũng chẳng thấy ai ra mang vào. Uất ức tột cùng. Trung Tá mà còn được ưu ái như vậy thì cấp dưới chết oan cũng là chuyện xẩy ra. Ngày hôm nay sau 33 năm ở Hoa Kỳ, đi chụp hình phổi hàng năm, sau lưng và trên đầu tôi cũng còn cả nhiều trăm mảnh đạn li ti như hột tấm.

Tôi đuợc thuyên chuyển về làm TĐT Tiểu đoàn công vụ TQLC thay Thiếu tá Nguyễn xuân Phúc. Thiếu tá Phúc bị tai nạn xe trong trận Mậu Thân 1968, nay bình phục ra chỉ huy TĐ2 Trâu Điên thay tôi. Được sống gần gia đình 5 tháng, vào tháng 11 năm 1969 thì tôi đươc lệnh bàn giao TĐ công vụ cho

Thành lập và trang bị xong xuôi, BCH/LĐ xuất quân sang tham chiến tai Cam bốt vào tháng 4 năm 1970. Cùng đi với BCH/LĐ có TĐ8 và TĐ 3 Pháo binh, theo Quốc lộ 1 qua Gò dầu hạ sang Miên tiếp nhận TĐ9 và TĐ5 hiện đã có mặt ở Cam Bốt với LĐ 147 trước đó. Lữ đoàn tăng phái cho BTL Quân Đoàn IV. Trung tướng Ngô quang Trưởng TL/QĐ. Trung tướng Trưởng cũng gốc Nhẩy Dù. Bên ND có nhiều Tướng tài. Mới sang Miên, hành quân giải tỏa QL4, TĐ8 Thiếu tá Nguyễn văn Phán TĐT và TĐ 9 Thiếu tá Nguyễn kim Đễ đụng địch mạnh, Trung tướng Ngô quang Trưởng ở Cần thơ đã bay sang ngay mặt trận đang mịt mù khói lửa, Tinh thần anh em lên cao, TĐ8 đã tạo chiến thắng lớn, Trung tướng đã tặng nhiều Huy chương cho anh em trong đó có tôi và Thiếu tá Nguyễn văn Phán, Đại Úy Trần Ba được ân thưởng ADBT với nhành dương liễu.

Đại tá Bùi Thế Lân Tư lệnh phó Sư đoàn cũng từ Saigon bay sang Cao Miên nơi khu vực TĐ 9 đang hành quân thăm hỏi anh em và trao tặng một số Anh dũng bội tinh cấp Sư đoàn cho anh em TĐ9. Sau đó ông về Bệnh viện Neak Luong thăm anh em thương binh nằm tại đó.

Tháng 12 năm 1970 Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu sang thăm BCH/LĐ 369 tại Neak Luong, phái đoàn của TT có mang theo nhiều phần ăn cho tất cả những người tùy tùng, nhưng Đề Đốc Trần văn Chơn người tháp tùng TT, mời tất cả phái đoàn xuống chiến hạm đậu trên sông gần bộ Chỉ huy Lữ đoàn. Tất cả mọi người xuống Chiến hạm Hải Quân dùng cơm, Tôi không biết nguyên nhân nào mà Trung Tướng Lê nguyên Khang Tư lệnh TQLC không xuống tàu dùng cơm với phái đoàn của Tổng thống mà ở lại trên BCH/LĐ. Tôi thấy Tổng thống có vẻ đăm chiêu. Tôi cũng được mời nhưng Trung Tướng Khang không đi thì tôi phải ở lại BCH để tiếp ông. Khi phái đoàn Tổng Thống ra về, tôi tiễn Trung Tướng Khang ra trực thăng, ông nói với tôi “ Ông chuẩn bị bàn giao Lữ Đoàn cho Trung tá Phạm văn Chung, và trở về Saigon để tham dự khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại trường Đại Học Quân Sự Đà Lạt”. Trước khi bàn giao Lữ đoàn cuối năm ấy, lễ Giáng sinh cũng sắp đến. Buổi chiều của đêm Giáng Sinh, anh em phi công trực thăng xin về Cần Thơ với gia đình sáng ngày mai sẽ có mặt sớm. Lúc này BCH/LĐ thường được tăng phái một phi đoàn trực thăng (Thiếu Tá Trương Thanh Tâm Phi đoàn trưởng) túc trực ở Phi Trường Nam Vang, để sẵn sàng đổ quân theo lệnh của Quân Đoàn.

Tôi có linh tính là sẽ có những điều tốt xẩy ra nhưng không rõ là gì. Tôi đồng ý để anh em về Cần Thơ nhưng phải có vài chiếc ở lại nơi BCH./LĐ. Đêm hôm đó đặc công tấn công vào Phi trường Nam Vang đốt và làm thiệt hại nhiều máy bay dân sự ở phi trường. Nếu đêm hôm ấy mà những trực thăng của VN đậu trên phi trường thì chắc chắn bị phá hủy hoăc cháy hết. Mừng cho anh em Không Quân và mừng cho cả tôi, vì làm một việc không xin lệnh Quân đoàn, may mà chuyện xẩy ra tốt. Nếu như trực thăng về Cần Thơ mà đêm đó đặc công đánh vào phi trường Cần Thơ cháy hết trực thăng thì chắc chắn tôi sẽ bị nhiều phiền phức.

Bàn giao cho Trung tá Phạm văn Chung xong, tôi về nước và lên Đà Lạt nhập học. Vài tuần sau cuộc Hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào khởi diễn, trong đó cả Sư đoàn TQLC tham dự dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Hoàng xuân Lãm Tư lệnh Quân Đoàn I. Tôi được nghe là Đại tá Tôn thất Soạn đi ra Khe Sanh trước cùng Bộ tham mưu Sư Đoàn TQLC, thiết lập phòng thủ và sắp xếp xong thì Đại tá Soạn được lệnh về Sài gòn làm Trưởng phòng thanh tra Sư Đoàn. Trung tướng Tư lệnh Sư đoàn TQLC lấy lý do thâm niên hơn Tướng Lãm nên ông về Sài Gòn và ủy nhiệm cho Đại tá Bùi thế Lân tư lệnh phó chỉ huy SĐ hành quân sang Hạ lào. Đây là cuộc hành quân đầu tiên cấp SĐ của binh chủng TQLCVN, nhưng không do Tư lệnh Sư đoàn Chỉ huy mà là Đại tá tư lệnh phó Bùi thế Lân.

Phần tôi sau khi bàn giao, đi học, không được vinh dự tham dự hành quân Hạ lào. Sau khi mãn khóa thì tôi được lệnh ra thẳng Quảng Trị, xã Mai Lộc quận Hương Hoá để nhận chỉ huy LĐ 258 thay thế cho Đại tá Nguyễn thành Trí được đi du hoc khóa CHTM cao cấp tại Hoa Kỳ.

Thời gian này bắt đầu có những cuộc chạm súng cấp Trung đoàn của quân Cộng sản Bắc Việt xâm nhập.

Ngày 1 tháng 4 năm 72 chiến dịch tổng tấn công của quân Bắc việt bắt đầu vào miền Nam qua 3 ngả, Quảng Trị, Kontum và Bình Long.

Ngày 1 tháng 4 năm 1972 là ngày đầu tiên Quân đội Cộng sản Bắc Việt vượt vĩ tuyến 17 nơi sông Bến Hải mở màn bằng những cuộc tấn công vào các căn cứ của Sư Đoàn 3 Bộ Binh tại vùng phi Quân sự có sự tham dự của những Trung Đoàn chiến xa, phòng không hạng nặng và nhiều Sư Đoàn để tiến về hướng Quảng Trị.

Vùng Đông Hà và Ái Tử lúc này rất sôi động, các Trung Đoàn BB thuộc SĐ3 đã rút khỏi Gio Linh và các căn cứ C2, Cồn thiên, căn cứ Tân Lâm thì Trung Đoàn 56 BB đã đầu hàng. Tiểu Đoàn 3 TQLC đã chặn được lực lượng Bắc Việt tràn xuống Đông Hà. 2 chiến xa của Bắc Việt đã bị TĐ3 bắn hạ nằm ngay đầu cầu. Nếu cầu Đông Hà không được giật sập thì xe tăng của Bắc Việt cũng không qua cầu được, Vì có 2 Chiến xa VC bị bắn hạ ở trên cầu, nên đoàn CX chưa qua được còn tập trung ở đầu cầu cũng sẽ bị Phi cơ và Hải pháo tiêu diệt mà thôi. Không cần phá cầu trong lúc này khi TĐ3 còn cần xử dụng

Việc Cố vấn TĐ3 làm công việc phá cầu là một việc hại nhiều hơn lợi. Nếu Cố vấn này bị chết thì tôi là người đầu tiên bị khiển trách và báo chí Mỹ sẽ nói gì về TQLCVN ? Vì tình hình lúc bấy giờ quá nghiêm trọng nên không có thời giờ nghĩ đến việc Tiểu Đoàn 3 làm như vậy là Sai hay Đúng. Nếu tình hình lắng đọng thì chắc sẽ không êm suôi như vậy. Nhiệm vụ đó không phải là một nhiệm vụ của Sĩ quan Cố Vấn, chỉ cần một chuyên viên giỏi là hoàn thành ngay. Sách báo Mỹ đã ca tụng và thổi phồng quá nhiều về câu chuyện anh hùng cầu Đông Hà. Họ ca tụng bao nhiêu thì mình thấy khó chịu nhiều hơn. Vì một việc nhỏ bé như vậy mà Công Binh TQLC và Công Binh Bộ Binh không làm được thì khó mà giải thích.

Sau khi đơn vị của Sư Đoàn 308 Bắc Việt bị TĐ3 chặn đánh ở Đông Hà và B52 làm tan tác đội hình, quân Bắc việt và 1 Trung đoàn CX di chuyển về hướng Mai Lộc và vượt khúc sông cạn để vào Quảng trị qua ngả căn cứ Phương Hoàng (Pedro) ngày 9 tháng 4 nhưng bị bãi mìn trên 500 quả làm đoàn Xe tăng và Bộ binh địch phải ngừng lại và bị TĐ1,TĐ3, TĐ6 cùng TĐ3 pháo binh 105 ly TQLC thuộc Lữ đoàn 258 tại vùng Phượng Hoàng và Ái Tử đánh tan, không một Chiến xa nào chạy thoát. Hai chiếc bị bắt còn nguyên vẹn. Một chiếc được đưa về Huế triển lãm, sau đó được đưa về Sài Gòn để trước Tòa Đô Chánh cho đồng bào xem. Các phi tuần của Không Quân VNCH, các đơn vị Thiết Giáp tăng phái yểm trợ đã cùng các đơn vị TQLC lập chiến công lớn trong vùng Quảng Trị vào thời điểm này, anh hùng Đại úy Không Quân Trần thế Vinh yểm trợ cho TQLC đã hy sinh trong trận này. Về phía ta thì ngày 12 tháng 4 Thiếu tá Đoàn đức Nghi Tiểu Đoàn Phó TĐ1 đã hy sinh trên đường đi truy kích quân Bắc Việt trở về. Một tuần sau khi các đơn vị BV xâm nhập vào vùng Ái Tử đã bị tiêu diệt hoàn toàn thì Trung Tướng Hoàng xuân Lãm Tư lệnh Quân Đoàn mới đi đường bộ ra Quảng Trị. Ông cũng là người có can đảm.

Một cuộc diễn binh đã được tổ chức tại Huế cùng với chiến xa tịch thu được, làm yên lòng người dân sông Hương núi Ngự.

Sau trận này LĐ 258 đuợc về phía sau nghỉ quân. LĐ 147 của Đại tá Nguyễn năng Bảo đến Áí Tử thay thế chúng tôi. Ðược một tuần lễ thì Ái Tử bị pháo rất nặng nề, LĐ 147 di tản vào Thị xã QT, và ngày 1 tháng 5, Chuẩn Tướng Vũ văn Giai ra lệnh các đơn vị ở Quảng Trị di tản khỏi Thị xã để tránh pháo, không ngờ đã trở thành cuộc lui quân về phía sau, để thị xã bỏ ngỏ và quân Bắc việt tiến vào Quảng Trị ngày 1 tháng 5 năm 1972.

Lúc này Lữ Đoàn 369 của Đại tá Phạm văn Chung, Lữ đoàn trưởng đang ở khu vực sông Mỹ Chánh phía Nam quận lỵ Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Đại tá Bùi thế Lân tư lệnh phó SĐ đươc bổ nhiệm làm TL/SĐTQLC thay thế Tướng Lê nguyên Khang. Tướng Khang được Tổng Thống chỉ định giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II, nhưng ông từ chối, sau đó ông về Bộ TTM làm Tham mưu phó cho Đại tướng Cao văn Viên.

Lữ Đoàn 147 cũng rút về phía Nam sông Mỹ Chánh. Trung Tá Nguyễn thế Lương mới đi học về được Đại tá Bùi thế Lân tân Tư lệnh chỉ định giữ chức vụ LĐT 369 thay thế Đại tá Phạm văn Chung được thuyên chuyển về BTL/SĐ/HQ giữ chức Tham mưu trưởng hành quân Sư đoàn.

Kế hoạch tái chiếm Quảng Trị được Tướng Ngô quang Trưởng Tư lệnh Quân Khu I giao trách nhiêm cho SĐ Nhẩy Dù và SĐ/ TQLC thi hành. TQLC và Nhẩy Dù song song tiến về Quảng Trị. TQLC bên phải quốc lộ 1, Nhảy dù bên trái. Nhưng mục tiêu cuối cùng là Thị xã và Cổ thành QT nằm về phía tiến quân của TQLC thì Tướng Trưởng lại giao cho Binh chủng Nhảy Dù. Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ chỉ có ba người có thể trả lời được là Tướng Ngô quang Trưởng, Tướng Lê quang Lưỡng TL/ ND và Tướng Bùi thế Lân TL/TQLC. Chúng tôi chỉ là những người thừa hành.

Ngày 27 tháng 7, TQLC được lệnh thay ND để đánh chiếm Thị xã và Cổ thành. Sau 48 ngày chiến đấu gian khổ, tất cả các Tiểu đoàn TQLC đã thay phiên cùng nhau thi hành nhiệm vụ, và ngày 15 tháng 9 năm 1972 TĐ3 thuộc LĐ147 và TĐ6 thuộc LĐ 258 đã chiếm được phần trách nhiệm của lữ đoàn mình và cùng cắm cở vàng 3 sọc đỏ trên tường thành Nam và Bắc Cổ thành. Lễ kéo cờ được tổ chức hồi 12 giở 45 ngày 16 tháng 9 năm 1972 dưới sự quan sát của những phóng viên ngoại quốc.

Sau khi chiếm lại được Thị xã và Cổ thành Quảng trị là giai đọan phải giữ vững Quảng trị.

Tháng 3 ngày 8 năm 73 tôi đươc Bộ TTM chỉ định làm trưởng phái đoàn Chiến sĩ Xuất sắc của QLVNCH đi viếng thăm Đài bắc theo lời mời của chính phủ Đài bắc. Trung tá Đỗ đình Vượng Lữ đoàn phó XLTV Lữ đoàn thời gian tôi đi công tác. Sau 3 tuần thì phái đoàn trở về, Tôi trở về lại LĐ 258. Lúc này BCH/LĐ vẫn đóng tại Hội Yên thuộc quận Hải Lăng. Một chuyện khó tin nhưng có thật là TQLC và Chiến xa M48 đã bắn hạ một tàu Vận tải của Trung đoàn 5 Hải Quân Bắc Việt từ cảng Cửa Việt xâm phạm vào vùng biển Quảng Trị hướng về Thừa Thiên. Tầu này bị bắn chìm. Đây là một tầu chở lương khô tiếp tế cho các đơn vị của chúng. Trong thời gian này trên bộ yên tĩnh.

Tháng 12 năm 74 tôi được lệnh bàn giao LĐ 258 cho Đại tá Nguyễn năng Bảo để đi thành lập Lữ đoàn mới có danh hiệu là LĐ 468 là LĐ thứ 4 của SĐTQLC. Thành lập chưa hoàn tất chỉ mới xong được BCH và 2 Tiểu đoàn. Sau khi xuất quân đi Long An hành quân khoảng một tuần. Hành quân ở Long An chấm dứt LĐ đuợc không vận ra Đà nẵng để thay thế LĐ Nhẩy dù trách nhiệm khu vực đèo Hải Vân.

Ngày 28 tháng 3 đi họp để nhận lệnh rút bỏ Đà Nẵng. Tôi rất lo lắng vì đóng trên đèo Hải Vân thì việc rút quân thật là khó khăn, rất khó mà có thể thi hành tốt được. Hai Lữ đoàn 147 và 369 lựa bãi biển trong Thành phố để tập trung rút quân. Còn tôi, tôi xin cho LĐ đuợc rút quân xuống chân đèo Hải Vân và lên tầu tại khu vực làng Cùi ở chân đèo. Thiếu Tá Nguyễn cao Nghiêm trưởng ban 3 đi họp với tôi. Trên đường về thì anh Nghiêm nói là người ta rút về thành phố mà mình lại đi ngược ra. Tôi không giải thích. Ngày 29 rút quân thì nhờ trời thương mà tàu Hải Quân vào bốc được cả LĐ 468 với 99% quân số và vũ khí lên tàu về Cam Ranh. Mưu sự tại nhân, mà thành sự là do Trời định.

Trong khi cặp bến Cam Ranh thì Lữ đoàn được lệnh là có thể sẽ đi Phan Rang để thay thế cho Lữ Đoàn Nhảy Dù của Đại tá Nguyễn thu Lương Lữ đoàn trưởng tại phi trường Phan Rang. Cuối cùng thì lệnh thay đổi, LĐ vẫn trực chỉ Vũng Tầu. Ở được ít ngày, vào ngày 8 tháng 4 Lữ đoàn cùng TĐ8 và TĐ16 được lệnh về Sàigòn tăng phái cho Biệt Khu Thủ Đô. Khi đoàn xe đến Bà Rịa thì Lữ đoàn bị ông Trung tá Tỉnh trưởng Bà Rịa và một chiếc xe Commando car của Tỉnh cùng một số Địa phương quân ra chặn đoàn xe lại và cho biết Dinh Độc Lập bị ném bom, ông được lệnh chặn đoàn xe của LĐ 468. Có lẽ ở Sài gòn nghĩ rằng chúng tôi về Sàigòn đảo chánh, tuy ông ta không nói ra nhưng tôi đoán chắc trong đầu ông ta nghĩ như vậy. Tôi nói ông về đi, chúng tôi không có đi đảo chánh đâu mà ông lo. Nếu thật sự chúng tôi đi thì lực lượng này có đủ sức chặn đường chúng tôi không. Lữ Đoàn được lệnh quay lại Vũng Tàu chờ lệnh. Sáng ngày hôm sau lại lên đường về Sàigòn tăng phái cho BKTĐ. Về đến Biên Hòa được lệnh về Sàigòn tăng phái cho Biệt Khu Thủ Đô. Khi đoàn xe đến Bà Rịa thì Lữ đoàn bị ông Trung tá Tỉnh trưởng Bà Rịa và một chiếc xe Commando car của Tỉnh cùng một số Địa phương quân ra chặn đoàn xe lại và cho biết Dinh Độc Lập bị ném bom, ông được lệnh chặn đoàn xe của LĐ 468. Có lẽ ở Sài gòn nghĩ rằng chúng tôi về Sàigòn đảo chánh, tuy ông ta không nói ra nhưng tôi đoán chắc trong đầu ông ta nghĩ như vậy. Tôi nói ông về đi, chúng tôi không có đi đảo chánh đâu mà ông lo. Nếu thật sự chúng tôi đi thì lực lượng này có đủ sức chặn đường chúng tôi không. Lữ Đoàn được lệnh quay lại Vũng Tàu chờ lệnh. Sáng ngày hôm sau lại lên đường về Sàigòn tăng phái cho BKTĐ. Về đến Biên Hòa thì lệnh thay đổi, Tôi để anh em chờ ở đây, mình tôi về trình diện Trung tướng Nguyễn văn Minh, Tư lệnh BKTĐ nhận lệnh. Trung Tướng cho biết Lữ đoàn tăng phái cho Quân Đoàn III. Tôi trở về Biên Hòa ngay và vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III trình diện Trung Tướng Nguyễn văn Toàn. Bộ chỉ huy Lữ Đoàn và các đơn vị yểm trợ đóng tại căn cứ Long Bình, hai Tiểu đoàn 8 và 16 chặn đường tiến quân của địch vào hướng Biên Hòa.

Ngày 24 tháng 4 thì tôi được lệnh bàn giao LĐ cho Trung tá Nguyễn đăng Tống để ra Vũng Tàu nhận chức LĐT/147 thay thế Đại Tá Nguyễn thế Lương đi nằm Bệnh viện. Trách nhiệm tái tổ chức LĐ/147, việc này nghe thì dễ nhưng làm thì thật là khó khi đơn vị đã có quá nhiều tổn thất sau cuộc lui quân ở Thuận An.

Thủy Quân Lục Chiến đánh đâu cũng thắng, nhưng chúng ta thua vì cấp lãnh đạo ở Sài gòn và quan thầy ở Hoa Thịnh Đốn. Chấm dứt cuộc chiến, người vào tù sống tủi hận trong trại tù CS, còn những người thoát được thì cũng có những nỗi nhục riêng của những người đến xứ tạm dung này.

Nhìn lại cuộc đời như một giấc mơ, bao nhiêu biến cố xảy ra nào mấy ai định trước. Như một vở kịch khi màn nhung hạ xuống thì vở kịch kết thúc. Chính bản thân tôi không tưởng tượng được đã hai lần rời xa quê hương mà giấc mơ hồi hương không biết đến bao giờ xảy ra. Đến ngày hôm nay con cái đã trưởng thành, người bạn đời đã ra đi vĩnh viễn còn lại một mình trong căn nhà trống vắng tràn đầy kỷ niệm của những năm lưu vong, định tâm nhìn lại những việc đã làm một cách rất thành thật và nghiêm khắc để tự đánh giá mình.

Nay đang ở lúc hoàng hôn của cuộc đời. Ngồi viết lại những dòng này để cho tâm hồn thanh thản, để nhớ lại những niềm vui và quên đi những nỗi buồn đời lính trận.

Đối với các cấp Chỉ huy tôi đã hết sức mình làm tròn trách nhiệm và tận dụng tất cả khả năng để hoàn thành. Đối với vài chuyện tình đời xảy ra trong cuộc sống Quân ngũ của tôi mà tôi nghĩ cũng đã xẩy ra cho nhiều người cũng là chuyện nhắc lại trong lúc trà dư tửu hậu nói lên một sự thật của cuộc đời không có ý hờn trách bất cứ ai cũng như để trong tâm bất cứ chuyện gì nữa trong buổi chiều tà xế bóng. Đối với những Chiến hữu dưới quyền tôi lúc nào cũng đối xử một cách công bằng, công minh với những người có tài, có đức và tôn trọng kỷ luật. Đối với cấp trên tôi luôn luôn tranh đấu cho quyền lợi anh em. Trong tập thể, không ai có thể làm vừa lòng tất cả mọi người, kiểm điểm lại tôi thấy những việc tôi làm tốt nhiều hơn xấu cho nên đến giờ đa số anh em cũng còn đối với tôi trong sự tương kính và thắm tình chiến hữu như xưa, tình cảm trân quý. Trong những năm trước đây khi tôi không đến sinh hoạt với anh em được thì hầu như tất cả đã nghĩ đến và về thăm chúng tôi, hình ảnh dưới đây cũng là niềm vui và an ủi nhất cho tôi vào lúc cuối đời. Tôi xin ghi nhận và trân trọng những ân tình đó.

Hôm nay tôi viết bài này, tôi nghĩ tuy chậm trễ còn hơn không, Nếu sự việc để đi vào lãng quên là một thiếu sót vì tôi có đề cập đến nhiều Sĩ quan TQLC hồi sơ khai mà đa số anh em chưa bao giờ biết mặt hoặc nghe tên. Tôi sợ sau này con em họ không được biết tới ông cha của họ là những người đã góp công, mồ hôi, nước mắt và máu cho việc phát triển Binh chủng. Vì thời gian đã trên 50 năm, xin quý vị có mặt ở TQLC thời đó bổ túc cho tôi những khiếm khuyết nếu có trong phạm vi bài này. Tôi xin chân thành cảm tạ và sẽ bổ túc ngay.



Đồ Sơn

San José, California


PS : ai ở TQLC chắc cũng biết danh hiệu của Đồ Sơn
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
tcdinh (12-01-2018), Xuantrang (12-01-2018)
Old 11-30-2018   #150
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Chiếc Bánh Bột Luộc Mọt Mè Và Thau Nước Mắt Lóng lánh

Hôm nay vào Phố Núi, tìm lại chút kỷ niệm của núi rừng Tây Nguyên, nơi đã cho sự sống của những người cải tạo bằng sung luộc, măng tre và nấm hoang..Tình cờ, đọc qua bài viết: CHUYỆN GỐI ĐẦU của NT Huỳnh Văn Phú lại trùng hợp với tâm trạng. Tôi muốn cùng tác giả nêu lên một vài câu hỏi :- Nhắc lại cái đói để làm gì ? Nhắc lại để than oán ? Hay là nhắc lại nổi tủi nhục của cái tôi một thời ? Xin xác nhận là ngoài mục đích đó.

Chúng tôi chỉ muốn nói lên cái quyền được hưởng những gì tạo hóa đặt để, ban cho và những gì do con người tạo ra. Sinh vật hữu hình trên thế gian đều được sống, hít thở không khí và mưa nắng 4 mùa không bị hạn chế bởi luật tạo hóa. Duy, Ở thế kỷ 19 và thế kỷ 20 này có một loài vật 2 chân biến thái, vô liêm sỉ chuyên đi cướp điều kiện sống của kẻ khác.Gọi là cướp trắng thì mới đúng, cướp quyền lợi cá nhân, cướp chén cơm từ tay người và mọi cách nói , cách sinh hoạt V.V...35 năm xây dựng XHCN đồng bào MIỀN BẮC phải hứng chịu. Sau 1975 đồng bào miền Nam cũng phải hứng chịu. Những nạn nhân sau chiến tranh phải hứng chịu trước tiên là các anh tù cải tạo.34 năm lặng lẽ trôi nhưng không có nghĩa là quên đi chuyện đói no ngày hôm qua. Sự im lặng để nói lên thái độ chấp nhận nỗi ê ẩm cho riêng mình ngày hôm qua,nhưng không có nghĩa là thờ ơ chấp nhận đồng bào tiếp nối bị đói khổ cho bây giờ và về sau . Hành động trái khoái, phi nhân tính, thượng đế cũng không tự cho phép mình làm như vậy! Thế thì ĐẢNG là cái gì lại tự nhân danh và tự quyết định sự sống kẻ khác ? Chúng tôi nêu lên cái tầm thường (đói, no) nhưng quả thực nó vĩ đại, nó đã làm tình nhân loại tang tác trên thế gian này cũng vì chuyện đói no... Nói lên cái đói no để cảnh báo cho cái đảng gọi là vì dân biết rằng: đói có thể làm cho cây héo,vật 4 chân rên rỉ,nhưng cái đói sẽ làm cho con người có tinh thần kiên cường hơn, sáng suốt hơn...

Xin nói lên đây một vài cảm nhận khi đối diện ( đói no) của các anh trong hoàn cảnh cải tạo. Cái đói khi mà thân thể tứ chi chỉ còn da và xương, làm thay đổi dị giác 180 độ.Trái khổ hoa đắng, ăn sống lại càng đắng không chịu được, ấy vậy mà chúng tôi ăn ngon lành, cảm thấy ngọt và mát như trái dưa leo. Ngòng cải bẹ xanh nồng cay oa cã mắt khi ta ngửi, vậy mà khi ăn rất thơm, vừa ngon vừa ngọt. Ăn mọi thứ có thể ăn được trong điều kiện không qua nấu nướng, rửa sạch, mọi thứ mang theo tạp chất lẩn vi khuẩn cũng mặc, cứ nhồi nhét không nghỉ ngợi, vậy mà còn giử được cái mạng ngồi đây kể lể nghĩ cũng lạ !

Bây giờ, mời các Huynh đã từng có những năm dài cải tạo nhìn lại xem,có cái gì hay là phép mầu nhiệm nào làm cho anh em duy trì được bản thể, được sinh tồn mà không bị mảy may... Trước tiên xin bàn về Chiếc Bánh Bột Luộc Mọt Mè. Trước năm 1975, đồng minh các nước châu Âu, châu Mỹ ồ ạt diện trợ bột mì cho VNCH không còn đủ kho để chứa, dân thì không dùng đến, quân đội thì dùng cũng chẳng kham; vậy thì sau 1975 những bao bột mì còn tốt được chuyển đi đâu ? Và ai dùng nó ? Xin xác nhận trung thực là dân chỉ được ăn bo bo không được ăn bột mì, tù cải tạo chỉ được ăn BỘT MÌ MỌT. Thời gian xử dụng bột mì làm các anh cấp dưỡng phải khốn đốn vì hít phải bột mốc, bột được đổ ra sân, mỗi người dùng chiếc sàng to sàng lọc nhiều lần để loại mọt ra. Thảm thay, mọt ngang với bột, những chú mọt còn sống hay đã chết nhưng còn nguyên vẹn thì được sàng lọc ra phần ít ỏi, phần còn lại gồm bột, mọt nguyên con và mọt chết rã, được nhào nắn và luộc lên thành chiếc bánh, nặc mùi móc và vị đắng mùi (peneciline). Khẩu phần cho 8 người gồm cơm trắng tráng đít thau và 8 chiếc bánh được đặt chồng lên nhau. 8 anh em nhìn vào mà não ruột, ăn thế nào đây ? Thà bụng đói mà chịu được, long lỏng thì không kham nỗi ! Thế là mặc nhiên chia nhau 6 hoặc 7 người ăn cơm, 1 hoặc 2 người ăn bánh, thay phiên nhau cái thế liên hoàn, lúc nào cũng có 6 hay 7 người ăn cơm vẫn chịu đói và 1 hay 2 người ăn bánh được no. Nhưng mà, người được no ở đây cũng đau khổ lắm vì bột mì mọt mốc, nóng oa cã mắt và đắng khô gắt cã họng, chỉ mỗi một điều thỏa được cái no.

Bên cạnh thau cơm còn phải nói đến thau nước mắt lóng lánh ( nước muối hòa tan). Nhìn thau nước muối mà anh em nghèn nghẹn như thau nước mắt hòa huyện tức tửi, nước mắt thật trong mỗi anh em đâu còn chất sản sinh mà trào ra ! chõ còn hơi nóng trong cổ họng, nuốt một cách uất nghẹn...Rỏ ràng thượng đế thương anh em chúng ta. Bọn giặc cướp có biết đâu trong chiếc bánh mọt mốc hàm chứa một lượng khán sinh dư thừa để triệt tiêu vi khuẩn nhồi nhét vô tội vạ hàng ngày, và cũng chính vì thế mà tấm thân khô gầy như đỉa núi đói vẫn còn có ngày hôm nay.
Cám ơn quí vị đã vào đây chia sẽ,bài viết này chỉ có 4 chất kết hợp là Đắng, Cay, Chua và Chát không có vị ngọt , nhưng nếu quí vị nhiệt tình nếm đủ thì vị ngọt sẽ đến làm quí vị mát dịu và dễ chịu hơn.....
Xin tặng mỗi anh một bông hồng... .gif và hãy yêu thương mình hơn để bù lại những ngày héo hon.


SAU ROM .

PS : HL22 gặp lại bài viết của Anh thật rất mừng , lâu quá không gặp nhau .Chúc Anh và gia đình được mọi sự bình an và đầy đủ sức khỏe
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
tcdinh (12-01-2018)
Old 11-30-2018   #151
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Chiếc Xe Cứu Mạng



Hình chiếc xe Jeep trên đã cứu mạng tôi cùng 4,5 chiến sĩ Sư Đoàn 18 BB ra khỏi lưỡi hái tử thần.

Ngày 26-4-1975 Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cùng một Đại Đội của Trung Đoàn 48 BB đụng rất nặng tại mặt trận Trảng Bom, chúng tôi phải đương đầu một Sư Đoàn BV có Thiết Giáp tùng thiết. Cũng nhờ bức tường lửa dài do hai chiếc Skyraider thả những quả bomb Napalm xuống làm cho đôi bên tự động ngưng giao chiến. Tôi nghĩ nếu không nhờ bức tường lửa này có thể đơn vị tôi bị thiệt hại rất nặng.

Trận này tôi bị thương ngay cánh tay phải và được tải thương trong một chiếc M113 hướng về Long Bình. Lúc đó thì nơi nào cũng có địch quân theo sát. Khoảng 6 giờ 30 sáng ngày 27-4-1975 chiếc xe tải thương chúng tôi lãnh nguyên một trái B-40 bốc cháy tất cả trong xe chết hết, tôi phải dùng tàn lực nhảy ra và phóng qua bên kia đường rầy xe lửa, tai tôi nghe chúng hô to: “Các đồng chí xung phong !” Đơn vị tôi phải dàn đội hình để tiêu diệt toán phục kích này.

Trong lúc giao tranh, thì anh Tư tài xế của ông Đơn Vị Trưởng sụp mui chiếc xe Jeep xuống và bảo tôi nhảy lên cùng 4,5 anh em bị thương khác của bên Đại Đội BB. Anh tài xế phải chạy thật nhanh băng qua một bãi pháo dài trên 2 cây số của địch. Vừa qua khỏi bãi pháo tôi nói: “Mình sống rồi !” Tất cả những người bị thương trên xe mừng rỡ. Anh Tư tài xế hỏi: “ Bây giờ mình đi đâu?” Tôi nói: "Cứ chạy thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hòa.”

Về đến Tổng Y Viện Cộng Hòa anh em được điều trị 2 ngày thì nghe Radio ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và chúng vào đuổi hết những thương binh ra. Tôi phải mang vết thương còn rỉ máu thấm ra băng thất thểu lội bộ về tới khu Bàn Cờ nhờ người bạn học cũ chở về nhà.

Gia đình tôi có 5 anh em và một anh rể gia nhập vào Hải, Lục, Không Quân, Thiết Giáp, Cảnh Sát, tất cả đã về nhà chỉ còn một mình tôi chưa thấy về, cũng nhờ mẹ tôi “đốt nhang nhiều” van vái Trời Phật nên cuối cùng tôi cũng được trở về với gia đình.


hieunguyen11

Hình chiếc JEEP cứu mạng hieunguyen11 trên, mang đầy ắp những kỹ niệm năm nào. Hình chụp tại một căn cứ ở dốc Bà Nghĩa, quận Tân Uyên Biên Hòa bởi Cố Tr/úy Nguyễn Trung Đồng Dinh hy sinh tại chiến trường An Điền năm 1974. Người ngồi ở ghế tài xế đã để lại thân xác trên núi rừng miền Bắc năm 1978. Trên xe có cả chú Lucky cũng nằm lại tại chiến địa vùng Ngã 3 Dầu Giây Long Khánh tháng 4-75. Những kỹ niệm buồn cho đến bây giờ và cho đến bao giờ....Thân. VKTĐ




PS : HL 22 lâu quá không gặp lại ông bạn Thiết Giáp , đọc mấy bài thơ của ông bạn thật là hay

Andy 82 cũng biết về ông bạn rời khỏi forum ///buồn thiệt Chúc sức khỏe đến bạn và gia đình
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	HQPD_1332377537.jpg
Views:	0
Size:	169.8 KB
ID:	1308624  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
cha12 ba (12-01-2018)
Old 12-01-2018   #152
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày

Khi giặc chiếm Sàigòn tháng 4/75, mỗi người lính miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh riêng: kẻ tự vẫn, người buông súng, kẻ tìm đường về nhà, người tìm đường ra khơi v.v….

Bài viết, Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày của Phạm Văn Hùng SVSQVBĐL K28 cung cấp cho chúng ta những chi tiết thật về việc đơn vị của anh đã buông súng như thế nào, và những gì đã diễn ra ngoài khơi vào các ngày 30/4, 1/5, và 2/5 năm 1975



Câu chuyện tôi sắp kể cũ xưa lắm rồi những gần 35 năm chớ ít gì. Ngày 30 tháng 4 năm 2010 tới là đánh dấu 35 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lẹ quá! Tôi có thằng bạn chung khóa tên Trần Hiệp về cùng Lữ Đoàn 1 Dù. Theo như lời nó nói, có 6 Thiếu úy về mỗi tiểu đoàn, chia đều 3 cho khóa 28 và 3 cho khóa 29. Khóa 28 có nó và Lê Phước Nhuận, còn thằng thứ ba tụi nó không nhớ ra ai, tôi nhận bừa, tôi chứ ai. Nhưng nếu là tôi, sao tôi không về Tiểu Đoàn 1 mà lọt chọt về Tiểu Đoàn 8/Đại đội 83. Như đúng lời nó nói, vậy Tiểu Đoàn 8 hẳn phải còn 2 ông khoá 28 nữa. Hai người đó là ai và còn người thứ ba bên Tiểu Đoàn 1. Chúng tôi tranh luận và bắt đầu ghi nhớ lại khởi điểm từ Núi Đất, Phước Tuy, với hy vọng quí niên trưởng và các bạn nào có góp mặt vào thời điểm ấy cho chúng tôi biết tin thêm.

Cám ơn! Như tôi nói biến chuyển thời cuộc đã qua 35 năm, mọi sai sót ắt phải có mong quí vị bỏ qua cũng như với cấp bậc Thiếu Úy mới ra trường, ăn chưa no lo chưa tới, xin quí vị thứ lỗi luôn. Phải bắt đầu như thế nào đây? Ừm, cho tôi nói về Trần Hiệp trước. Sau khi trưởng toán Lê Phước Nhuận trình diện các tân thiếu úy 28, 29 lên Tham Mưu Ban 3 Tiểu Đoàn 1 Dù, niên trưởng Thể K24 còn chấn chỉnh trưởng toán trình diện với quân phục không được gọn gàng, cũng may không bị hít đất. Sau đó cả toán được trình diện lên Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu K18.

May mắn cho tụi nó hôm đó la Thiếu Tá Châu có người nhà ra thăm nên được ưu ái đãi ăn một bữa cơm dã chiến gồm bánh hỏi và thịt heo quay trước khi ra đại đội trình diện. Hiệp nhà ta ra đại đội mừng húm gặp lại niên trưởng Thọ K25 đang làm đại đội trưởng. Chả là hồi ở trong trường hai người cùng chung Đại Đội H. Ngày vui không bao lâu, nó và đơn vị phải gian khổ mới kéo nhau về trình diện Vũng Tàu kể từ khi chân cầu Cỏ May bị giựt sập. Đơn vị nó được chỉ định đóng ở bãi sau Vũng Tàu. Chưa yên, qua ngày 29 tháng 4 bị ăn đạn pháo ở Bến Đá, Vũng Tàu, khi đơn vị nó định theo chân Lữ Đoàn rời về Vàm Láng, Gò Công. Vì đi ghe nhỏ, nó chậm chạp vào Gò Công ngày 30 tháng 4, chuyện tan đàn xảy nghé đã diễn ra tại đây và nó bơ vơ từ dạo đó.

Đúng là ngày vui qua mau, thời gian 9 ngày Thiếu Úy ray rứt nó mãi trong lao tù cộng sản. Tại sao ngày đó không đi tha phương để khỏi bị cảnh đày đọa ngay trên quê hương? Nó hối hận chọn lầm đường ở lại. Quay sang Lê Phước Nhuận, Thiếu Úy 9 ngày của nó thật oanh liệt. Nó về Đại Đội 15 thuộc Tiểu Đoàn 1, nắm chức Đại Đội Phó. Tối 25 tháng 4 được dự lễ khao quân ở tiểu khu Phước Tuy nhưng qua tối 26 lãnh trọn đêm đạn địch pháo kích, và ngày 27 bị địch quân vây hãm trong đồn Nhà Đá. Trung đội của nó phải mở đường máu thoát ra ngoài và nhờ liên lạc được với niên trưởng Thể mới tìm đường về Bến Đá vào ngày 28. Sau một đêm yên bình trên tàu đánh cá, ngày 29 chiếc tàu của nó lại phải chạy tránh né đạn pháo kích nơi này. Ngày 30 tàu nó vẫn còn lang thang trên biển không biết Lữ Đoàn 1 đã về Vàm Láng, Gò Công.

Sau cùng, nó được Mỹ vớt ngày 1 tháng 5 và từ đó nó bắt đầu cuộc đời lưu vong. Còn tôi, cũng Thiếu Úy 9 ngày nhưng không có lấy một ngày oanh liệt như bạn tôi, Lê Phước Nhuận. Và đây, câu chuyện của tôi. Ngày 21 tháng 4 năm 1975, khóa 28, 29 rủ nhau ra trường một lượt. Lễ mãn khóa với quân phục và nón sắt, chúng tôi hăm hở lên đường. Có điều trùng hợp, ngày lịch sử của hai khóa chúng tôi cũng là ngày lịch sử cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 24 tháng 4, toán Nhảy Dù chúng tôi ra trình diện Lữ Đoàn 1 tại Núi Đất, Phước Tuy sau nhiều ngày nằm chờ dài cổ ở trai Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Tôi về Tiểu Đoàn 8, Đại Đội 83, Đại Úy Hiệu đại đội trưởng.

Đêm đó, theo lệnh cấp trên, Đại Úy Hiệu đưa đại đội lên ngọn đồi cao nhất của Phước Tuy trú đóng. Tôi chưa có chức vụ gì trong đại đội, chỉ theo sau lưng để quan sát lối hành quân của ông ta. Trời khá khuya, dưới ánh trăng mờ nhạt bỗng ai cũng nghe hai tiếng bịch, bịch rổi im lặng sau đó. Ổng đang đi ngon trớn, khựng lại hơi khòm xuống và hỏi nhanh về phía trước :

- Đ.M. cái gì đó? Chừng mươi giây sau có tiếng khàn khàn rất nhỏ vọng lại từ phía trước: – Dạ… thưa… có thằng hái đu đủ !

- Đ.M. kêu nó tới đây. Giọng ổng đanh lại và đứng thẳng người lên. Đằng trước có dáng dấp một người nhỏ con hơi lùn chạy lom khom đến và chuẩn bị trình diện thì bình, bịch, bình , bịch. Ổng, không nhiều tay, giơ chân đá hai ba cái lên thân hình người lính gây tội ấy :

- Đ.M. mầy muốn giết cả đám hả ? Đã biểu im lặng mà. Những tiếng động mà ổng giáng xuống người lính, còn lớn hơn trái đu đủ rớt. Vậy mà ổng kêu im lặng. Tôi quì ở phía sau ở thế thủ nghĩ thầm. Mẹ, Nhảy Dù kỷ luật quá xá và đây là lần đầu tôi thấy sĩ quan đánh lính. Rồi thì cũng lên tới đồi, bây chừ ổng mới nói chuyện với tôi, đại khái đại đội tạm thời đang đầy đủ quân số, tôi cho thiếu úy một thằng lo ăn ngủ trước, sau đó sẽ tính. Tôi biểu thằng tà lọt trải poncho ngủ gần ổng. Ổng ngủ võng, tôi mới ra làm gì có võng. Cứ bám theo gần ổng, tuổi thọ của tôi biết đâu có thể nâng lên được một cấp !’

Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 4, gần trưa có thượng sĩ phát lương từ Sài Gòn ra, ông ta phải trèo lên chỗ đóng quân mà phát lương. Thế ông ta từ Sài Gòn ra và lên ngọn đồi này bằng cách nào, tôi không biết! Ai cũng có phần, cũng có tiền nhưng tôi thì không. Mẹ, mới ra binh chủng Dù có một đêm làm gì có tên trong sổ quân đòi lương với phạn! Thấy tôi đứng xớ rớ gần đó, đại úy của tôi ngoắc lại hỏi còn tiền xài không? Tôi đang đói meo đây, ngày ra trường chọn về Nhảy Dù, hết mẹ nó tiền, chơi luôn chiếc nhẩn Võ Bị vào tiệm cầm đồ, mua ngay bộ đồ Dù và những thứ lỉnh kỉnh khác. Bây giờ đứng trước mặt ông, tôi chỉ có tờ giấy cầm đồ, giấy chứng nhận tại ngũ, bằng Dù, căn cước Sinh Viên Sĩ Quan, và thẻ lãnh lương củ rích của trường. Nói tới thẻ lãnh lương này mới ngán ngẫm, lương tháng nào ra cũng bị anh Ba Râu chủ câu lạc bộ trong trường thò bàn tay vào và ngắt đi hơn một nửa. Đại úy thấy tôi khổ sở ca bài con cá, bèn nói ông thượng sĩ phát lương, cho tôi mượn trước 5000 đồng.

Úi chà, Nhảy Dù số một, Đại Úy Hiệu của tôi ‘number one !’



Có tiền, tôi và thằng đệ tử xuống ngay xóm dưới chân đồi mua sắm liền. Chẳng mua gì ngoài ba thứ như mì gói, tôm khô, thuốc lá. Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu được thuốc lá. Tối đó, tôi có một đêm huy hoàng. Mà lạ, kế bên chỗ tôi nằm có thằng đệ tử của Đai Úy Hiệu đào ngũ mất tiêu. Tôi quên nói Đại Úy Hiệu có tới ba bốn thằng đệ tử lận. Cái thằng tía lia tối qua nghe nó kể chuyện rất rành rọt về tiếng chim kêu, chim hót. Chỉ cần nghe tiếng con chim kêu hót là nó biết tỏng ngay con chim gì. Nó kể ra vanh vách tên những loại chim ở dưới quê của nó, thân thể, màu sắc, lông lá. Nó diễn tả qua tiếng huýt gió điêu luyện, nghe như có nhiều loại chim đang bay đậu quanh tôi, những con chim hót đêm khuya! Đúng hơn nó chính là chim, hôm nay chờ lãnh lương xong chim bay biền biệt. Tối nay tôi không còn nghe tiếng chim hót.



Ngày 26 tháng 4, trong ngày an lành, không có nhiệm vụ gì làm, tôi lang thang bên triền đồi. Đồi núi vắng lặng, gió hiu hiu, tôi muốn ngủ nhưng không dám ngủ. Tôi chợt nhớ về trường, về bè bạn. Giờ tôi cô đơn thật, không bạn bè chọc cho nó chưởi, cho nó cười…. Có mất đi nhưng sinh hoạt hằng ngày, đùng một cái thay đổi hoàn cảnh thấy luyến tiếc nhớ thương. Nhớ cô đào mà cách đây một tháng vẫn còn tay trong tay, nhớ da diết. Tối 26, cộng quân bắt đầu pháo kích đến trung tâm Vạn Kiếp, thị xã Phước Tuy và vào Trường Thiết Giáp. Tôi không biết trường này bị bao nhiêu trái nhưng tôi biết bị nhiều lắm, hình như Trường Thiếu Sinh Quân cũng bị lây.

Đạn pháo kích lẫn đại bác được bắn đi từ hướng Long Khánh. Cả đại đội, kẻ đứng người ngồi nhìn bất động. Tôi nghe được tiếng đạn xé gió rào rào đến mục tiêu, tôi không nghe tiếng ai kêu khóc chỉ nghe tiếng đạn bay, lằn chớp, tiếng nổ.

Sáng 27, đại đội lục đục kéo xuống quốc lộ. Sau hai ngày ‘do not thing’ và ngắm pháo bông tối qua, tới rã rời . Vừa tới quốc lộ bị ngay những tên cộng quân đóng chốt bắn loạn cào cào. Cũng may không ai bị thương, tôi cũng không biết trung đội nào ở phía trước đã bứng cái chốt ấy, như tôi đã nói, tôi chưa được giao nhiệm vụ gì ngoài đi theo sau lưng ông đại đội trưởng, nên không biết gì nhiều ngoài cái lưng của ổng. Băng qua quốc lộ, có những tiếng súng dồn dập, tôi không đoán được AK hay M16 và… ô hay, ông Đại Úy bùa hộ mạng của tôi biến đâu mất tiêu! Tôi nhìn thằng đệ tử (cũng may còn có nó) hỏi nó có thấy ổng ở đâu không? Nó nhìn tôi lắc đầu và lắc đầu. Tôi biết khuôn mặt tôi lúc bấy giờ chắc khó coi lắm cho nên nó cứ nhìn tôi mà lắc đầu hoài. Không biết ổng đã qua bên này chưa? Trở lại bên đó, eo ơi chắc bỏ mạng. Nhìn quanh tôi thấy ổng từ xa sau những gò đất. Mẹ, ổng lẹ thiệt! Mới đó rẹt rẹt băng qua quốc lộ, đã ở tuốt đàng xa. Tôi thật lờ quờ! Có những tiếng nổ lớn trên quốc lộ hướng về Vũng Tàu. Tôi được biết Thủy Quân Lục Chiến đã đánh sập cầu Cỏ May để chận tanks địch vào Vũng Tàu. Họ được lệnh ở đó chờ toán cuối cùng của Tiểu Đoàn 8 qua cầu rồi đánh sâp. Tiểu Đoàn 8 đi qua nhưng Đại Đội 83 thì không vì bị địch đóng chốt ngăn cản phải khựng lại lúc sang. Mon men đến chân cầu hy vọng có phương tiện nào đó còn sót lại để qua sông chợt thấy bóng dáng địch quân, mà là quân chính quy (chúng mặc đồng phục).

Đơn vị được lệnh tháo lui, địch quân cũng nhận ra sự có mặt của lính Dù không quên tiễn chúng tôi bằng những tràng đạn dòn tan. Chừ tôi đã phân biệt được đâu là AK và đâu là M16. Đơn vị lẩn nhanh vào cánh rừng sau lưng chạy dọc theo con sông (sông Cỏ May?). Cánh rừng có rất nhiều cây không lớn lắm, cành lá khẳng khiu, được cái rậm rạp đủ che chở cho đơn vị lẩn tránh. Giá như đơn vị giờ này chạy ra quốc lộ chắc chắn địch quân đang dàn hàng ngang chờ đợi. Có lẽ chúng cho rằng một con sông trước mặt nước chảy xiết, bên kia sông khu rừng sát, lính Dù không đường lựa chọn phải ra lại quốc lộ và đầu hàng. Đầu hàng lúc này đồng nghĩa với tự sát !

Do đó chúng ‘enjoy’ nằm chờ trên quốc lộ không thèm truy kíck chăng? Dọc theo con sông một lúc khá lâu khi biết khoảng cách đã rất xa với chân cầu Cỏ May, Đại Úy Hiệu ra dấu cho toán quân dừng lại sau khi tìm được chỗ thích hợp để qua sông. Bây giờ trời đã bắt đầu về chiều, ánh nắng không còn gay gắt soi mói chui vào lớp áo Dù ướt đẫm mồ hôi của tôi nữa. Tôi hờ hững nhìn dòng sông dưới chân, giờ tôi mới có dịp ngắm nó. Nó đục ngầu như hồ Than Thở nhưng không nhu mì hiền dịu. Nó mạnh bạo cuốn trôi những chiếc lá úa vàng và tàn nhẫn dập vùi vào lòng nước. Trong ngày chưa có cái gì vào bụng, tôi đói nhưng không muốn ăn mà cũng đâu có rảnh rỗi. Đại Úy Hiệu rất ít nói, lúc ổng nói thường kèm theo cái lệnh:
- Thiếu úy, coi chuẩn bị qua sông. Tối đến mình vào rừng sát.

Tôi “dạ” nhỏ rồi phóng nhìn khoảng cách giữa hai bờ, cũng không xa lắm, đôi bờ cách nhau mươi thước.

Chuyện nhỏ, tôi chuyển lời của đại úy lại cho thằng đệ tử, mặt nó xanh như tàu lá chuối run giọng :

- Phải bơi qua sông hả Thiếu Úy ?

- Em… em không biết bơi !

- Cái gì ? Mầy không biết bơi ?

- Thôi chết, tôi chỉ biết bơi đại khái chớ đâu có giỏi. Quân đội của mình huấn luyện ở mỗi một người quân nhân phải biết học lăn lộn, bò trường, bắn đủ loại súng nhưng không dạy người quân nhân qua lấy một lần học bơi căn bản. Nó không biết bơi, mẹ nó, làm sao đây? Bài học vượt sông từ trường Võ Bị chợt đến, tôi áp dụng ngay: – Mầy mở ba lô lấy poncho trải ra, thêm cái của tao nữa cho chắc ăn, gom đồ bỏ hết trên đó. Mầy nhớ ôm túm đầu poncho cho chặt tao sẽ bơi kéo mầy qua sông. Nhớ ôm chặt đó! Thấy có nhiều người làm theo như tôi nhưng cũng có nhiều không làm. Họ tự mình ên lội chậm chạp mò mẫm qua sông. Nước khá sâu và chảy xiết.



Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước… Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy !

Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn !

Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho.

Thế nhưng… trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là’one way ticket’.

Tại sao lính Dù phải đi vào Vũng Tàu ? Cho đến bây giờ tôi vẫn vương vấn hoài câu hỏi đó. Binh pháp ngàn xưa không bao giờ hành quân vào ngỏ cụt ngoài dụng tâm dụ địch hoặc có những phương kế thần sầu. Vũng Tàu, một ngày êm dịu nhưng cũng là điềm báo trước cho những ngày oi bức sắp tới. Tôi không có gì làm, lang thang trong bộ chỉ huy hoài cũng chán (đã nói tôi chưa có nhiệm vụ mà). Bộ chỉ huy tạm thời nằm trong một trường trung học, tên gì (?) không tài nào nhớ nổi. Đại đội tôi là đơn vị cuối cùng bị thất lạc một ngày một đêm trong rừng sát. Về muộn không có nơi cư ngụ nên được nằm gần Đại Bàng. Tôi và thằng đệ tử lẻn ra ngoài tìm đến các trại tạm cư cho những người ngoài Trung vào, nhất là những khu tạm cư người Đà Nẵng. Thời buổi tao loạn, ai đi tìm người thân cũng được những ánh mắt thiện cảm nhưng tiếp theo đó chỉ là những chuỗi lắc đầu. Họ được chỉ định tạm trú ở Vũng Tàu từ sau cuộc di tản kinh hoàng ngoài Đà Nẵng, những ai có thân nhân ở miền Nam họ đã sum hợp và tá túc nơi khác. Những người còn lại rất khổ nếu không nói là thê thảm, chính quyền lúc đó bề bộn bởi chiến cuộc cáng đáng nào xuể, cũng chẳng cơ quan từ thiện nào lưu tâm tới.

Không tìm ra một ai quen, tôi lững thững quay lại bộ chỉ huy, ngoài chuyện tìm thân nhân tôi chẳng có mục đích nào khác. Vũng Tàu quá mới mẻ với tôi, người trên đường ai cũng bước vội, dưới đường Honda ngược xuôi như mắc cửi chở đầy đồ đạc. Sắp sửa có di tản như tôi đã thấy từ Đà Lạt về Bình Tuy, ở đây quốc lộ đã bị cắt rồi, di tản cách nào khác hơn đường biển. Xa xa tôi nghe tiếng đại bác vọng về. Tối 28 tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tuần tiểu. Chuyện dễ dàng, không phải tôi vẫn thường hay tuần tiểu trong trường ở năm thứ 3 khi lên ca trực hay sao! Đêm nay trời mưa dai dẳng, cùng đi tuần với tôi là một Hạ Sĩ Quan, mang lon trung sĩ, tôi không nhớ tên. Đến một vọng gác không thấy lính gác, tôi quay sang anh ta:

- Mày vô trong coi ai gác ở đây vậy?

Người trung sĩ cùng tuần tra với tôi chưa kịp nhón gót, từ trong phòng học của trường trung học nay lính Dù biến thành nơi ăn ngủ, phóng nhanh ra một dáng người hấp tấp chưa kịp đội nón sắt :

- Dạ thưa em…

Lúc này anh ta nheo mắt, không nhìn vào tôi nhưng nhìn vào cổ áo của tôi và lặp lại :

- Dạ thưa em, Thiếu Úy!

Tôi chưa nói câu nào, người trung sĩ xấn tới :

- Đ.M. ai cho mầy ngủ ? Kế đó là những cú đấm đá tới tấp lên người lính gát chểnh mảng ấy. Tôi vội bước đi, vì tôi biết như thế người trung sĩ sẽ theo tôi và người lính gát kia đở bị đòn hơn. Thưa quí vị, tôi kể chuyện nhỏ nhặt này để thấy kỷ luật cứng rắn không kém phần tàn bạo trong binh chủng Dù, người lính Dù ngoài trận tuyến rất tuân thủ lệnh thương cấp, cho dù biết tuân lệnh đi vào chỗ hiểm có thể không còn mạng trở ra. Chẳng lẽ sau này tôi cũng trở nên thô bạo như vậy hay sao? Kỷ luật trong trường là hình phạt, ngoài chiến trường kỷ luật cho lính dưới quyền phải là những trận đòn ư? Hạ sĩ quan đã có quyền hạn của một võ sĩ thử hỏi người lính Dù nào dám cãi lệnh cấp trên. Oai hùng nào cũng có cái giá phải trả.
hinh
Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước… Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy !

Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn !

Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho.



Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước… Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy ! Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn ! Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho. Thế nhưng… trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là’one way ticket’. Tại sao lính Dù phải đi vào Vũng Tàu ? Cho đến bây giờ tôi vẫn vương vấn hoài câu hỏi đó. Binh pháp ngàn xưa không bao giờ hành quân vào ngỏ cụt ngoài dụng tâm dụ địch hoặc có những phương kế thần sầu. Vũng Tàu, một ngày êm dịu nhưng cũng là điềm báo trước cho những ngày oi bức sắp tới. Tôi không có gì làm, lang thang trong bộ chỉ huy hoài cũng chán (đã nói tôi chưa có nhiệm vụ mà). Bộ chỉ huy tạm thời nằm trong một trường trung học, tên gì (?) không tài nào nhớ nổi. Đại đội tôi là đơn vị cuối cùng bị thất lạc một ngày một đêm trong rừng sát. Về muộn không có nơi cư ngụ nên được nằm gần Đại Bàng. Tôi và thằng đệ tử lẻn ra ngoài tìm đến các trại tạm cư cho những người ngoài Trung vào, nhất là những khu tạm cư người Đà Nẵng. Thời buổi tao loạn, ai đi tìm người thân cũng được những ánh mắt thiện cảm nhưng tiếp theo đó chỉ là những chuỗi lắc đầu. Họ được chỉ định tạm trú ở Vũng Tàu từ sau cuộc di tản kinh hoàng ngoài Đà Nẵng, những ai có thân nhân ở miền Nam họ đã sum hợp và tá túc nơi khác. Những người còn lại rất khổ nếu không nói là thê thảm, chính quyền lúc đó bề bộn bởi chiến cuộc cáng đáng nào xuể, cũng chẳng cơ quan từ thiện nào lưu tâm tới. Không tìm ra một ai quen, tôi lững thững quay lại bộ chỉ huy, ngoài chuyện tìm thân nhân tôi chẳng có mục đích nào khác. Vũng Tàu quá mới mẻ với tôi, người trên đường ai cũng bước vội, dưới đường Honda ngược xuôi như mắc cửi chở đầy đồ đạc. Sắp sửa có di tản như tôi đã thấy từ Đà Lạt về Bình Tuy, ở đây quốc lộ đã bị cắt rồi, di tản cách nào khác hơn đường biển. Xa xa tôi nghe tiếng đại bác vọng về. Tối 28 tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tuần tiểu. Chuyện dễ dàng, không phải tôi vẫn thường hay tuần tiểu trong trường ở năm thứ 3 khi lên ca trực hay sao! Đêm nay trời mưa dai dẳng, cùng đi tuần với tôi là một Hạ Sĩ Quan, mang lon trung sĩ, tôi không nhớ tên. Đến một vọng gác không thấy lính gác, tôi quay sang anh ta: - Mày vô trong coi ai gác ở đây vậy? Người trung sĩ cùng tuần tra với tôi chưa kịp nhón gót, từ trong phòng học của trường trung học nay lính Dù biến thành nơi ăn ngủ, phóng nhanh ra một dáng người hấp tấp chưa kịp đội nón sắt : - Dạ thưa em… Lúc này anh ta nheo mắt, không nhìn vào tôi nhưng nhìn vào cổ áo của tôi và lặp lại : - Dạ thưa em, Thiếu Úy! Tôi chưa nói câu nào, người trung sĩ xấn tới : - Đ.M. ai cho mầy ngủ ? Kế đó là những cú đấm đá tới tấp lên người lính gát chểnh mảng ấy. Tôi vội bước đi, vì tôi biết như thế người trung sĩ sẽ theo tôi và người lính gát kia đở bị đòn hơn. Thưa quí vị, tôi kể chuyện nhỏ nhặt này để thấy kỷ luật cứng rắn không kém phần tàn bạo trong binh chủng Dù, người lính Dù ngoài trận tuyến rất tuân thủ lệnh thương cấp, cho dù biết tuân lệnh đi vào chỗ hiểm có thể không còn mạng trở ra. Chẳng lẽ sau này tôi cũng trở nên thô bạo như vậy hay sao? Kỷ luật trong trường là hình phạt, ngoài chiến trường kỷ luật cho lính dưới quyền phải là những trận đòn ư? Hạ sĩ quan đã có quyền hạn của một võ sĩ thử hỏi người lính Dù nào dám cãi lệnh cấp trên. Oai hùng nào cũng có cái giá phải trả. hinh Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước… Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy ! Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn ! Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho. Thế nhưng… trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là’one way ticket’. Sáng 29 tháng 4, Sài Gòn cho ra một trực thăng đậu trong sân trường, tôi thấy có trung tá nói chuyện qua máy bực dọc hơi lớn tiếng (có thể Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng?). Người đối thoại bên kia máy là ai tôi không biết, chỉ nghe trung tá hằn học nói nhiều thứ lắm, tôi không thể nào nhớ hết được. Đại khái có câu quan trọng tôi nghe lõm bõm: - ….tôi không thể bỏ đám con ở đây được… không… không phải đem đi hết… chúng tôi sẽ chết tại đây… tôi cho nó về còn tôi ở lại đây… Tôi lặng người ngồi thừ ra mông lung suy nghĩ. Vậy là tử thủ, cuộc đời tôi đọc nhiều truyện hể có tử thủ trong đó, tôi sản khoái ‘enjoy’ đọc người hùng tử thủ, xem thử người hùng phải chết như thế nào. Có biết đâu lát nữa đây tôi sẽ là một trong những vai chính tử thủ chốn này. Tử thủ ! Ôi Phan Nhật Nam ơi ! Chuyện của ông viết mùa hè năm nào, mùa hè năm này có tên tôi đó ông! Toàn thân nghe lạnh tôi biết tôi đang run cũng may tôi đương ngồi. Câu chuyện điện đàm của Trung Tá tôi có thể đoán già đoán non. Ổng không thể bỏ lại để ra đi một mình, một là bốc hết Lữ Đoàn về Sài Gòn, hai là tử thủ Vũng Tàu. Đường bộ coi như không thể nào. Giá như vài hôm trước thay vì rút vào Vũng Tàu, di chuyển toàn thể xuôi theo quốc lộ về Sài Gòn may ra còn kịp. Một khi đã vào Vũng Tàu, cầu Cỏ May mình không giựt sập, địch quân cũng giựt sập và an tâm nhốt Lữ Đoàn 1 trong Vũng Tàu. Vô hình chung địch quân đã loại Lữ Đoàn 1 ra khỏi cuộc chơi. Giờ thì địch quân rảnh tay dốc toàn lực tiến về thủ đô. Cho vài quân canh chừng bên kia cầu Cỏ May, không cần truy kích, vài hôm sau lính Dù sẽ tìm đường vượt biển và họ không động thủ cũng chiếm được Vũng Tàu như chiếm Đà Nẵng. Giây lát sau, chiếc UH1 bỏ đi mất hút sau những hàng cây xanh. Đây là chiếc trực thăng cuối cùng đến từ Sài Gòn. ‘One way ticket’ cho những ai đi trên đó và không bao giờ trở lại. Vài giờ sau chúng tôi di chuyển ra Bến Đá bằng xe GMC. Bến Đá, cảnh tượng nhốn nháo ồn ào. Dân chúng bị chận lại từ phía ngoài, tôi thấy rõ vẻ hoảng hốt lo âu trên từng khuôn mặt. Tình cảnh này giống như mấy tháng trước, chúng tôi, những sinh viên sĩ quan từ Đà Lạt di tản về và được ưu tiên vào Bình Tuy. Tôi xót xa nhìn họ, đọc được những gì họ mong mỏi trong ánh mắt, họ mong được như chúng tôi, đi theo chúng tôi. Người ta gọi là Bến Đá, phải rồi đá nhiều quá nằm kế bên ngọn núi nhỏ cũng đá nhiều hơn cây, có những tảng đá lớn rải rác đây đó. Trên bờ ngổn ngang những xe quân đội, một ít xe tư nhân nằm bơ vơ hứng bụi. Chủ nhân của những chiếc xe ấy chắc đã đi rồi nếu không cũng loanh quanh đâu đây trên thuyền. Toàn thuyền đánh cá, lớn nhỏ có đủ, trên ghe có bóng dáng lính Dù. Bây giờ tôi đã biết, chuyện tử thủ hồi sáng là không có thật, ông Trung tá chỉ dùng nó hù người Sài Gòn. Mọi chuyện lui quân đã có chuẩn bị từ trước, nếu không được trực thăng bốc về cũng còn đường biển nên hai hôm trước Dù chận hết tất cả các tàu đánh cá nào còn sót lại trên Bến Đá, cho dầu nhớt đầy đủ và lính Dù ăn ngủ trên tàu với người tài công cũng như với gia đình của họ nếu có. Và họ chờ đợi cho ngày hôm nay. Chờ khi Lữ Đoàn kéo ra Bến Đá gần đầy đủ, địch quân bắt đầu chào mừng tới tấp những cơn mưa pháo. Lần này đạn pháo không bay ngang đầu tôi như ba hôm trước mà nó rót xuống ngay trên đầu tôi. Trái nổ bên này, trái nổ bên kia. Phó thác cho ông bà phù hộ, tôi ôm nón sắt mà phóng không định hướng. Loáng thoáng thấy có cái gì trước mắt tôi nhào vô núp không suy nghĩ, và từ đó định thần quan sát coi có vật thể nào khá hơn mà thay đổi. Kia rồi có tảng đá lớn đàng xa, tôi như bay chạy tới. Nhiều tiếng la lớn : - Có ‘đề lô’ trên núi. Tôi ráng mắt nhìn lên núi, chả thấy ai, có lẽ bị lộ nên họ đã ẩn núp đâu đó. Tiếp theo lính Dù phản pháo. Nào súng cối, B40, M16 bắn túi bụi lên núi. Đằng sau những tảng đá lớn, đá nhỏ, thân cây lớn bé, chơi tuốt. Nhờ vậy pháo địch thưa dần, lính Dù được lệnh lên tàu và cấp tốc rời bến. Tôi lạc mất Đại Úy Hiệu từ đây. Chiếc tàu tôi và thằng đệ tử nhảy lên chỉ có một trung đội trưởng Thiếu Úy Thủ Đức, tôi không nhớ tên, anh ta cùng đại đội với tôi, ngoài ra toàn lính Dù và vài hạ sĩ quan. Thấy tôi tiến vào buồng lái, có anh lính Dù kề tai tôi nói nhỏ: - Ở trỏng có một chuẩn úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi đuổi hắn lên bờ nhưng hắn không chịu lên! Sau một hồi nói chuyện tôi biết anh ta đã bỏ ngũ muốn rời Vũng Tàu. - Anh có biết chúng tôi đi đâu không mà đòi đi theo ? Tôi nói thế chứ thật ra tôi cũng đâu biết Lữ Đoàn sẽ đi về đâu? Ở bộ chỉ huy được lệnh ra Bến Đá, tới Bến Đá chưa nhận chỉ thị gì bị ăn pháo tùm lum, rồi có lệnh lên tàu. Tàu hấp tấp rời bến, chiếc sau chạy theo chiếc trước, có những chiếc đã tự ý rời cảng lúc bị pháo kích thấy chúng tôi ra vội nhập đoàn. Tôi dặn ông chuẩn úy ngồi trong góc đừng có đi lộn xộn, cấp trên mà thấy giụt ông xuống biển ráng chịu, còn tôi quay ra bắt chuyện với lão tài công: - Sao rồi, gia đình ông đâu? - Mấy ông có cho tôi rời tàu đâu mà rước. Thì ra hai hôm trước Dù làm áp lực, giam lỏng lão tài công. Lão nói, lão năn nỉ quá trời nhưng họ không cho, sợ ông lên bờ rồi trốn biệt lấy ai lái tàu ra khơi. Trời về chiều, gió biển hiu hiu tôi thật sự thoải mái. Tay vịn thành tàu tôi nhìn lại Vũng Tàu. Tôi chỉ thấy Bến Đá, vẫn còn bóng dáng nhiều người qua lại trên bến, vẫn còn nhiều chiếc thuyền con chòng chành trên sóng biển và lưa thưa vài tàu đánh cá còn sót lại gật gù theo chiều gió. Có một lính Dù lân la đến gần tôi tươi cười : - Chào Thiếu Úy, em cám ơn Thiếu Úy đã cứu em khi bơi qua sông, em đâu có ngờ quần áo mặc trên người thắm nước nặng chình chịch, bơi quải quá chịu không thấu. Tôi không nhớ anh ta nhưng có nhớ trên sông Cỏ May thấy có người sắp sửa chết chìm, tôi thuận tay nắm cổ áo kéo anh ta vào bờ. Lần đầu tiên tôi ra tay nghĩa hiệp. Sáng 30 tháng 4 Tàu cập bến tôi cũng vừa thức dậy. Tôi hỏi lão tài công đây là đâu, ông ta cộc lốc trả lời Gò Công. Rảo mắt nhìn quanh, trên nước đủ loại lưới cá giăng mắc đó đây, có loại như những hàng rào trên bờ đứng xiêu vẹo, nghiêng ngã không theo một thứ tự nào, có loại là một mảnh lưới to lớn vuông vắn được treo trên mặt nước qua bốn góc bởi những cây sào tre dài, kế bên là một cái chòi có mái lưa thưa phủ rơm rạ, chắc nơi này dùng nơi hạ lưới hay kéo lưới lên sau một thời gian nào đó ngâm lưới sâu dưới nước. Đó đây một vài chiếc xuồng con, có chiếc neo gần bờ, có chiếc trên bờ nằm trơ trọi đưa lưng phơi nắng. Bước chân lên bờ tôi cảm thấy lạc lõng trong đám lính Dù. Hôm qua ở Bến Đá Tiểu Đoàn 1, 8, 9, 3, Pháo Binh Dù và Đại Đội 1 trinh sát vì tình hình lộn xộn mạnh ai nấy lên tàu, bây giờ đang tìm nhau về điểm họp. Từ lúc theo Đại Đội 83 xuống núi Phước Tuy, ở mỗi thời khắc trôi qua là những biến chuyển lớn tôi phải đón nhận. Những người cùng chung đại đội tôi còn chưa nhận diện đầy đủ huống hồ nguyên cả Lữ Đoàn. Những tiếng động va chạm của vũ khí hòa lẫn với những tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, những tiếng chưởi thề… Tất cả như đang tìm cách khuấy nhiễu cảnh vắng lặng buổi sáng trên miền đất Gò Công hiền hoà. Chung quanh chúng tôi không một người dân qua lại nhưng chắc chắn họ đang dán mắt theo dõi đoàn lính Dù này đằng sau tấm vách, sau khung cửa, từ trong những mái nhà tranh op ẹp và dĩ nhiên sẽ không thiếu những câu hỏi: Họ từ đâu đến, đến đây làm gì và sẽ đi đâu? Tôi nhìn những lối mòn đưa vào làng, những lối mòn uốn cong theo bờ mương, con rạch nhỏ dẫn đến những hàng cau xanh và mất hút sau dãy dừa nước chen lấn với những cây bần. Chừng ngần những thứ đó đang bao bọc, ấp ủ những mái nhà tranh bên kia, có người dân quê lam lũ qua nhiều năm vẫn còn lặn hụp trong chiến tranh. Quê tôi ở gần đây, cách Gò Công một giòng sông sâu phải qua một lần phà, nước quanh năm chảy xiết chất chứa muôn vàn lục bình lúc nào cũng nhảy múa trên sóng nước. Cần Đước, quê tôi, cái tên nghe rất quen mà cũng thật xa lạ, chả là ba tôi tài xế công nhân hỏa xa bị đì đổi ra Đà Nẵng từ năm 1958. Tôi sống và lớn lên tại xứ Đà, Quảng Nam. Dạo trước khi vào Võ Bị, tôi có về quê nội Cần Đước đôi ba lần nhưng lần nào cũng sáng đi chiều về, vì lý do an ninh trong khu vực tôi không thể ở lại qua đêm. Nắng đã lên cao có thêm những chiếc tàu đánh cá từ Bến Đá chạy lạc chậm chạp tiến vào bờ. Khoảng trưa, theo chân thằng đệ tử về điểm tập họp của tiểu đoàn, tôi không gặp Đại Úy Hiệu chỉ thấy Thiếu Tá Thanh (Nguyễn Viết Thanh?) lên bục – bục, tiếng thường hay gọi trong Trường Võ Bị dùng ám chỉ người cán bộ tân khóa sinh đứng trên cao chấn chỉnh hành tội đám Tân Khóa Sinh phía dưới - Thiếu Tá nói nhiều nhưng tôi không thể nào nhớ hết được. Giọng ông buồn pha lẫn xót xa, đằng sau ở những lời nói âm thanh nghe như nất nghẹn, thỉnh thoảng ông nhẹ ngước mặt lên cao như cố ngăn không cho đôi hàng nước mắt tuôn. Riêng tôi không biết tự lúc nào nước mắt tôi đã tuôn. Tôi không thể che dấu những giòng nước mắt tủi nhục đầu đời lính. Quanh tôi ai cũng sụt sùi, thằng đệ tử tôi rống to hơn bao giờ hết. Ôi! Việt Nam ai gây ra bao nhiêu điêu tàn, miền Nam Việt Nam chúng tôi ai gây tang thương! Dương Văn Minh, năm 63 tháng 11 ngày 2, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn tuyên cáo chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ổng, hôm nay 30 tháng 4, khai tử nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Chua chát thay ! Sau giây phút xúc động, thiếu tá chậm rãi, Dương Văn Minh kêu gọi chúng ta buông súng nhưng chúng tôi thì không. Lữ Đoàn quyết định giao cho mọi người tự giải quyết, ai muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về, cứ coi như chúng ta tan hàng. Riêng Lữ Đoàn sẽ về vùng 4 cùng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lập phòng tuyến cuối cùng. Ai ở lại sẽ cùng Lữ Đoàn rời nơi này vào chập tối. Tôi tìm một mô đất ngồi nghỉ chân. Tôi muốn ghi lại tất cả những gì nghe và thấy hôm nay nhưng không thể nào, đầu óc tôi vẫn còn đặc quánh lại bởi những chữ đầu hàng, mất nước. Chao ơi! Bi thảm quá, đời người có bao lần mất nước. Năm 54 miền Bắc di cư (di tản cũng thế thôi), họ còn cơ hội làm lại cuộc đời trong miền Nam. Bây giờ miền Nam cũng mất nốt, người của hai miền Bắc Nam mai này rồi cũng cùng chung một số phần. Miên man suy nghĩ chưa tìm lối thoát, chợt thấy có thằng bạn cùng khóa đang khật khưởng đi ngang. Tôi biết nó cũng về Nhảy Dù nhưng không nhớ nó về đơn vị nào. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh khất khưởng của nó ngày nào trong trường, ngồi trên bàn trong phòng ôm cây đàn chơi classic, nhìn những ngón tay của nó loáng thoáng bún nhẹ dây đàn, miệng ngậm ống vố phì phèo khói thuốc, trông như lãng tử nhân. Hôm nay phong độ ấy không thấy ở nơi nó nữa, tôi hấp tấp gọi tên nó: - Ê Vinh, Vương Khắc Vinh. Nó quay nhìn tôi, tôi nhìn nó, hai thằng nhìn nhau thay cho câu chào hỏi, nó chọn con đường về Sài Gòn. Ừ, thôi mày về. Ít ra mày cũng còn một gia đình để về, tao bây giờ con bà phước theo Dù về vùng 4. Chuyện mai sau hẳn tính. Tôi nhớ có gặp Nguyễn Văn Nghị (cũng bạn cùng khóa) sau đó nhưng không nhớ đã nói với nhau những lời nào. Mẹ, lúc đó đầu óc có còn tỉnh táo đâu mà hàn huyên tâm sự. Vậy là tôi dứt khoát theo Dù về vùng 4, thằng đệ tử cũng thế. Chờ đến tối khuya chưa thấy Lữ Đoàn nhúc nhích gì hết, tôi bàn với nó lên tàu đánh cá ngủ cho chắc ăn. Người tài công gặp lại tôi vội hỏi : - Mấy ông đi Cần Thơ ? Tôi nhún vai ra chìu không biết, mà thiệt tôi đâu có biết đi chỗ nào, chỉ nghe nói về vùng 4. Tối nay những người còn lại chuẩn bị ra khơi không chia canh gác. Tôi chợp mắt ngủ được một lát chợt có nhiều tiếng bước chân lên tàu, tôi choàng tỉnh dậy và nghe giọng nói lớn : - Ông tài ơi nhổ neo ! Lên tàu là một Thiếu Tá (tôi không nhớ tên, có thể là Hồng), một Đại Úy (Huệ?) và những lính Dù thân tín của mấy ổng. Tôi vội đứng lên chào tay nhưng không xưng danh. Vị thiếu tá mĩm cười chào lại nói nhỏ: - Cám ơn ! Và kể từ đó cho đến cuối cuộc hành trình ông không nói hay ra lệnh cho tôi làm chuyện gì cả. Còn tôi, tôi không có lý do gì để bắt chuyện với ông ta. Có một trục trặc nhỏ, khi tàu bắt đầu chạy vì trời còn tối, không thấy dàn lưới đánh cá của dân nên ủi sập, cũng may lưới cá không vướng chân vịt và đoàn tàu tiếp tục ra đi. Nhìn lại Gò Công, tối đen không một ánh đèn, vài con đom đóm lập loè trong đêm khuya. Tôi đâu ngờ đây là lần cuối nhìn Vàm Láng, Gò Công. Hình như ông trời đã sắp đặt những gì tôi đã và đang gặp từ đầu năm 75 đều là lần cuối, đều là chia tay. Ngày 1 tháng 5 năm 75 Lênh đênh trên biển cho tới gần trưa, tôi thấy lạ, tàu không có biểu hiện gần bờ, cứ nối đuôi nhau mà chạy. Trời trong xanh không gợn áng mây, từ chân trời về hướng mủi tàu có một chấm đen, rồi hai chấm đen. Nhanh chóng hai chấm đen ấy nhắm chúng tôi bay tới và hiện ra hai chiến đấu cơ phản lực. Họ bay thật gần, dường như để quan sát, tôi thấy có hàng chữ Navy trên thân máy bay. Chúng tôi được lệnh hạ nòng súng không được chĩa lên máy bay hay lên trời. Sau khi bay qua đầu chúng tôi một khoảng xa họ quay trở lại, khi bay tới đoạn giữa của đoàn tàu chúng tôi, họ chuyển đường bay và bay đi hướng 10 giờ. Họ đến thật mau ra đi cũng thật lẹ, không lời từ biệt! Tôi thấy chiếc tàu dẫn đầu chuyển hướng 10 giờ mà đi và tất cả những chiếc còn lại chạy theo. Hai chiếc phản lực cơ đến chỉ hướng ra hạm đội, thế còn vùng 4 ? Non hai giờ sau, quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt mọi người. Giữa biển khơi có chừng 5 chiếc tàu buôn to lớn chứa đầy người tị nạn, vài chiến hạm của Hải Quân Việt Nam (không nhớ ra HQ mấy) nhưng không còn giương cờ Việt Nam nữa, thay vào là cờ Hải Quân Hoa Kỳ, trên những chiến hạm này cũng đầy người tị nạn. Còn những chiến hạm của Mỹ không thấy bóng dáng tị nạn nhưng đầy lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Ngoài ra còn có vài tàu buôn của Việt Nam, có chiếc đầy người, có chiếc thưa. Vài chiếc xà lan không người lềnh bềnh trên nước. Nhiều tàu đánh cá không người lái cũng đang trôi nổi bềnh bồng chung quanh, họ đã di chuyển qua tàu lớn để lại trên boong, trên mui nhiều đồ hộp, thùng mì gói, nước uống… Có những tàu đánh cá, lớn có nhỏ có, ra muộn chở đầy người, già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít có đủ. Trên khuôn mặt mọi người ai tôi cũng thấy như họ vừa đến từ cõi chết. Tàu của họ chạy chậm ngang qua tàu chúng tôi, họ nhìn chúng tôi nhưng như không thấy chúng tôi, những con mắt không thần sắc, những con mắt đỏ hoe hết nước mắt, những gương mặt hốc hác, những thân người rã rời ngồi tựa bên những thân xác lạc hồn. Thật không còn cảnh ly tán nào bi thương hơn mà người dân miền Nam phải gánh chịu. Tàu nào vừa đến đều có ca nô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kè theo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu kiểm soát rồi hướng dẫn họ qua tàu buôn lớn của Mỹ. Cầu thang trên tàu lớn từ từ hạ xuống, mọi người tuần tự được mang hành trang lên tàu lớn nhưng đồ ăn thức uống phải bỏ lại, dĩ nhiên đàn bà con nít lên trước. Riêng với đoàn tàu của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối xử cách khác. Họ không xua đuổi lính Dù nhưng cũng không cho lính Dù lên tàu lớn. Khi tàu chúng tôi tới gần tàu lớn, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên tàu lớn xua tay đi ra và khi chúng tôi chạy vòng quanh tàu, họ ở trển cũng vòng quanh theo, súng trên tay họ lúc nào cũng chĩa vào tàu lính Dù. Chỉ cần một tiếng súng vô ý thức nào đó những Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên kia cũng như bên chiến hạm của họ sẽ đưa chúng tôi đi tàu ngầm ngay tại chỗ. Thế này là thế nào, Navy hướng dẫn chúng tôi ra đây, đến rồi Thủy Quân Lục Chiến không ‘welcome’? Chạy tới chạy lui thấy cũng không phải cách, tàu lính Dù dồn lại nằm gần bên nhau và cứ thế chúng tôi ngồi đó ngắm lưu thông trên biển. Vẫn còn nhiều tàu thường dân “hớt hải” chạy ra, một số do may mắn, một số do trực thăng Navy ‘chỉ lối đưa đường’. Tôi nghĩ trên biển bây giờ chắc cũng có nhiều điểm tập trung như thế này để cứu vớt những người ra biển. Ít ra người Mỹ, họ vẫn còn một tấm lòng cho dù mọi chuyện bây giờ đang diễn ra cũng đều do phép biến hóa thần thông quảng đại của họ. Hậu quả miền Nam như bầy ong vỡ tổ, tấm lòng này không biết vì nhân đạo hay sám hối, mua chuộc phần nào lầm lỗi. Bất cứ người nào ra ngoài hải phận, đều được Mỹ cứu vớt, ngoài Nhảy Dù. Tối đến mọi chuyện thưa dần rồi ngưng hẳn. Những chiếc ca nô của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ biến mất, trên biển chỉ còn lại chúng tôi với những chiếc tàu không người lái, chúng tôi tìm cách cột chung lại với nhau. Một ít lính Dù nhảy qua những tàu trống tìm đồ ăn. Đèn trên những tàu lớn bắt đầu cháy sáng, những ánh đèn pha từ trên tàu lớn cũng như bên chiến hạm đều rọi thẳng vào chúng tôi. Một đêm an bình có người rọi đèn cho ngủ. Ngày 02/05/1975 Trời gần sáng chúng tôi được đánh thức qua một loa phóng thanh từ tàu lớn. Hồi đó tiếng Mỹ của tôi cũng hay quá… nghe ba chớp ba nháng, đại khái lính Dù muốn được lên tàu của họ phải quăng bỏ tất cả vũ khí xuống biển luôn cả nón sắt ! Chúng tôi nhìn nhau, tôi nhìn Thiếu Tá, ổng nhìn qua tàu bên kia. Không biết người nào chủ động quăng vũ khí xuống trước nhưng sau đó tất cả đều cho vào lòng biển.Tôi cầm cây M16 lưỡng lự vài giây, chưa một lần bắn từ khi lãnh nó, giờ thôi cũng đành. Còn cái nón nữa, tôi không quăng úp nó xuống biển, tôi cho nó nằm ngửa để nó được trôi và trôi mãi vào bờ. Ai kia nhận được coi như chứng tích chiến tranh Việt Nam còn sót lại. Ca nô đưa toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu xem xét coi vũ khí, nón sắt đã quăng hết chưa và cho thêm tin mới. Ai muốn đi (đi đâu, không một ai biết lúc đó đi đến đâu) thì lên tàu lớn, còn như ai muốn về, họ sẽ cung cấp cho xăng dầu, đồ ăn cùng thức uống và những người quyết định đi về được tự chọn những chiếc tàu ở đây còn tốt mà lái về. Những chiếc khác còn lại sẽ bị đánh chìm. Mọi người trên tàu đều đồng lòng ra đi ngoại trừ lão tài công. Không phải Nhảy Dù đã cưỡng bức lão ta ra ngoài này hay sao? Được đi về còn được lựa tàu ‘mới’ nữa, lão mừng nhảy tưng tưng. Chúng tôi gom hết tiền bạc Việt Nam Cộng Hoà cho lão, không biết những số tiền nho nhỏ đó có giúp ích gì chăng? Lão cám ơn rối rít. Lên trên tàu lớn, trời cũng vừa sáng. Bình minh trên biển thiệt đẹp. Mặt trời hồng chậm rãi vươn lên từ chân trời xa. Tôi như quên bao nhọc nhằn những ngày qua, đi một vòng quan sát, tôi quay dặn thằng đệ tử đừng đi đâu kẻo lạc và tôi rảo bước nhìn quanh. Tàu buôn của Mỹ lớn thật… nhưng mà… ơ kìa… những gian hầm tàu thay vì chứa hàng, tôi thấy toàn người với người. Hầm nào cũng đầy nhóc người, kẻ đứng người ngồi. Tiếng nói, tiếng cười pha lẫn tiếng la khóc con nít, âm thanh ồn ào vang vọng echo lên boong tàu. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhìn tôi thân thiện. Mới hôm qua nhìn nhau còn e ngại. Tàu chạy rồi tôi vẫn chưa hay, tàu lớn chạy êm quá. Nhìn xuống dưới biển thấy nó đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi ngồi bệt xuống boong tàu suy nghĩ. Thì ra những ngày qua tôi không biết gì hết! Người Mỹ đã sắp đặt hết tất cả. Từ tin đồn mất nước, tin đồn trại tị nạn bên Guam, bây giờ với những tàu hàng này tôi đã hiểu ra phần nào. Người Mỹ đặt ‘order ‘ những tàu hàng trống trơn ít nhứt phải hơn một tháng về trước. Họ chuẩn bị cho tàu hàng ở ngoài khơi như tôi đang thấy ít ra cũng cả tuần lễ, có như vậy họ mới ‘lai rai’ nhận người di tản từ trước 30 tháng 4. Người nào đến trước xuống hầm tàu (tàu trống mà) và người nào lên sau cùng sẽ ở trên boong như chúng tôi. Chúng tôi là những người tị nạn chót lên tàu và nhổ neo đi tức thì. Tôi vịn thành tàu đứng dậy nhìn về Việt Nam, giơ tay chào vĩnh biệt trước con mắt ngỡ ngàng của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Phạm Văn Hùng SVSQVBĐL K28[/IMG]

Thế nhưng… trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là’one way ticket’.
Sáng 29 tháng 4, Sài Gòn cho ra một trực thăng đậu trong sân trường, tôi thấy có trung tá nói chuyện qua máy bực dọc hơi lớn tiếng (có thể Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng?). Người đối thoại bên kia máy là ai tôi không biết, chỉ nghe trung tá hằn học nói nhiều thứ lắm, tôi không thể nào nhớ hết được. Đại khái có câu quan trọng tôi nghe lõm bõm:

- ….tôi không thể bỏ đám con ở đây được… không… không phải đem đi hết… chúng tôi sẽ chết tại đây… tôi cho nó về còn tôi ở lại đây…

Tôi lặng người ngồi thừ ra mông lung suy nghĩ. Vậy là tử thủ, cuộc đời tôi đọc nhiều truyện hể có tử thủ trong đó, tôi sản khoái ‘enjoy’ đọc người hùng tử thủ, xem thử người hùng phải chết như thế nào. Có biết đâu lát nữa đây tôi sẽ là một trong những vai chính tử thủ chốn này.

Tử thủ ! Ôi Phan Nhật Nam ơi ! Chuyện của ông viết mùa hè năm nào, mùa hè năm này có tên tôi đó ông! Toàn thân nghe lạnh tôi biết tôi đang run cũng may tôi đương ngồi. Câu chuyện điện đàm của Trung Tá tôi có thể đoán già đoán non. Ổng không thể bỏ lại để ra đi một mình, một là bốc hết Lữ Đoàn về Sài Gòn, hai là tử thủ Vũng Tàu. Đường bộ coi như không thể nào. Giá như vài hôm trước thay vì rút vào Vũng Tàu, di chuyển toàn thể xuôi theo quốc lộ về Sài Gòn may ra còn kịp. Một khi đã vào Vũng Tàu, cầu Cỏ May mình không giựt sập, địch quân cũng giựt sập và an tâm nhốt Lữ Đoàn 1 trong Vũng Tàu. Vô hình chung địch quân đã loại Lữ Đoàn 1 ra khỏi cuộc chơi. Giờ thì địch quân rảnh tay dốc toàn lực tiến về thủ đô. Cho vài quân canh chừng bên kia cầu Cỏ May, không cần truy kích, vài hôm sau lính Dù sẽ tìm đường vượt biển và họ không động thủ cũng chiếm được Vũng Tàu như chiếm Đà Nẵng. Giây lát sau, chiếc UH1 bỏ đi mất hút sau những hàng cây xanh. Đây là chiếc trực thăng cuối cùng đến từ Sài Gòn. ‘One way ticket’ cho những ai đi trên đó và không bao giờ trở lại.

Vài giờ sau chúng tôi di chuyển ra Bến Đá bằng xe GMC. Bến Đá, cảnh tượng nhốn nháo ồn ào. Dân chúng bị chận lại từ phía ngoài, tôi thấy rõ vẻ hoảng hốt lo âu trên từng khuôn mặt. Tình cảnh này giống như mấy tháng trước, chúng tôi, những sinh viên sĩ quan từ Đà Lạt di tản về và được ưu tiên vào Bình Tuy. Tôi xót xa nhìn họ, đọc được những gì họ mong mỏi trong ánh mắt, họ mong được như chúng tôi, đi theo chúng tôi. Người ta gọi là Bến Đá, phải rồi đá nhiều quá nằm kế bên ngọn núi nhỏ cũng đá nhiều hơn cây, có những tảng đá lớn rải rác đây đó. Trên bờ ngổn ngang những xe quân đội, một ít xe tư nhân nằm bơ vơ hứng bụi. Chủ nhân của những chiếc xe ấy chắc đã đi rồi nếu không cũng loanh quanh đâu đây trên thuyền. Toàn thuyền đánh cá, lớn nhỏ có đủ, trên ghe có bóng dáng lính Dù. Bây giờ tôi đã biết, chuyện tử thủ hồi sáng là không có thật, ông Trung tá chỉ dùng nó hù người Sài Gòn. Mọi chuyện lui quân đã có chuẩn bị từ trước, nếu không được trực thăng bốc về cũng còn đường biển nên hai hôm trước Dù chận hết tất cả các tàu đánh cá nào còn sót lại trên Bến Đá, cho dầu nhớt đầy đủ và lính Dù ăn ngủ trên tàu với người tài công cũng như với gia đình của họ nếu có. Và họ chờ đợi cho ngày hôm nay. Chờ khi Lữ Đoàn kéo ra Bến Đá gần đầy đủ, địch quân bắt đầu chào mừng tới tấp những cơn mưa pháo.

Lần này đạn pháo không bay ngang đầu tôi như ba hôm trước mà nó rót xuống ngay trên đầu tôi. Trái nổ bên này, trái nổ bên kia. Phó thác cho ông bà phù hộ, tôi ôm nón sắt mà phóng không định hướng. Loáng thoáng thấy có cái gì trước mắt tôi nhào vô núp không suy nghĩ, và từ đó định thần quan sát coi có vật thể nào khá hơn mà thay đổi. Kia rồi có tảng đá lớn đàng xa, tôi như bay chạy tới. Nhiều tiếng la lớn :

- Có ‘đề lô’ trên núi.

Tôi ráng mắt nhìn lên núi, chả thấy ai, có lẽ bị lộ nên họ đã ẩn núp đâu đó. Tiếp theo lính Dù phản pháo. Nào súng cối, B40, M16 bắn túi bụi lên núi. Đằng sau những tảng đá lớn, đá nhỏ, thân cây lớn bé, chơi tuốt. Nhờ vậy pháo địch thưa dần, lính Dù được lệnh lên tàu và cấp tốc rời bến. Tôi lạc mất Đại Úy Hiệu từ đây. Chiếc tàu tôi và thằng đệ tử nhảy lên chỉ có một trung đội trưởng Thiếu Úy Thủ Đức, tôi không nhớ tên, anh ta cùng đại đội với tôi, ngoài ra toàn lính Dù và vài hạ sĩ quan. Thấy tôi tiến vào buồng lái, có anh lính Dù kề tai tôi nói nhỏ:

- Ở trỏng có một chuẩn úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi đuổi hắn lên bờ nhưng hắn không chịu lên! Sau một hồi nói chuyện tôi biết anh ta đã bỏ ngũ muốn rời Vũng Tàu.

- Anh có biết chúng tôi đi đâu không mà đòi đi theo ? Tôi nói thế chứ thật ra tôi cũng đâu biết Lữ Đoàn sẽ đi về đâu? Ở bộ chỉ huy được lệnh ra Bến Đá, tới Bến Đá chưa nhận chỉ thị gì bị ăn pháo tùm lum, rồi có lệnh lên tàu. Tàu hấp tấp rời bến, chiếc sau chạy theo chiếc trước, có những chiếc đã tự ý rời cảng lúc bị pháo kích thấy chúng tôi ra vội nhập đoàn. Tôi dặn ông chuẩn úy ngồi trong góc đừng có đi lộn xộn, cấp trên mà thấy giụt ông xuống biển ráng chịu, còn tôi quay ra bắt chuyện với lão tài công:

- Sao rồi, gia đình ông đâu?

- Mấy ông có cho tôi rời tàu đâu mà rước. Thì ra hai hôm trước Dù làm áp lực, giam lỏng lão tài công. Lão nói, lão năn nỉ quá trời nhưng họ không cho, sợ ông lên bờ rồi trốn biệt lấy ai lái tàu ra khơi. Trời về chiều, gió biển hiu hiu tôi thật sự thoải mái. Tay vịn thành tàu tôi nhìn lại Vũng Tàu. Tôi chỉ thấy Bến Đá, vẫn còn bóng dáng nhiều người qua lại trên bến, vẫn còn nhiều chiếc thuyền con chòng chành trên sóng biển và lưa thưa vài tàu đánh cá còn sót lại gật gù theo chiều gió. Có một lính Dù lân la đến gần tôi tươi cười :

- Chào Thiếu Úy, em cám ơn Thiếu Úy đã cứu em khi bơi qua sông, em đâu có ngờ quần áo mặc trên người thắm nước nặng chình chịch, bơi quải quá chịu không thấu.

Tôi không nhớ anh ta nhưng có nhớ trên sông Cỏ May thấy có người sắp sửa chết chìm, tôi thuận tay nắm cổ áo kéo anh ta vào bờ. Lần đầu tiên tôi ra tay nghĩa hiệp. Sáng 30 tháng 4 Tàu cập bến tôi cũng vừa thức dậy. Tôi hỏi lão tài công đây là đâu, ông ta cộc lốc trả lời Gò Công. Rảo mắt nhìn quanh, trên nước đủ loại lưới cá giăng mắc đó đây, có loại như những hàng rào trên bờ đứng xiêu vẹo, nghiêng ngã không theo một thứ tự nào, có loại là một mảnh lưới to lớn vuông vắn được treo trên mặt nước qua bốn góc bởi những cây sào tre dài, kế bên là một cái chòi có mái lưa thưa phủ rơm rạ, chắc nơi này dùng nơi hạ lưới hay kéo lưới lên sau một thời gian nào đó ngâm lưới sâu dưới nước. Đó đây một vài chiếc xuồng con, có chiếc neo gần bờ, có chiếc trên bờ nằm trơ trọi đưa lưng phơi nắng. Bước chân lên bờ tôi cảm thấy lạc lõng trong đám lính Dù.

Hôm qua ở Bến Đá Tiểu Đoàn 1, 8, 9, 3, Pháo Binh Dù và Đại Đội 1 trinh sát vì tình hình lộn xộn mạnh ai nấy lên tàu, bây giờ đang tìm nhau về điểm họp. Từ lúc theo Đại Đội 83 xuống núi Phước Tuy, ở mỗi thời khắc trôi qua là những biến chuyển lớn tôi phải đón nhận. Những người cùng chung đại đội tôi còn chưa nhận diện đầy đủ huống hồ nguyên cả Lữ Đoàn. Những tiếng động va chạm của vũ khí hòa lẫn với những tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, những tiếng chưởi thề…

Tất cả như đang tìm cách khuấy nhiễu cảnh vắng lặng buổi sáng trên miền đất Gò Công hiền hoà. Chung quanh chúng tôi không một người dân qua lại nhưng chắc chắn họ đang dán mắt theo dõi đoàn lính Dù này đằng sau tấm vách, sau khung cửa, từ trong những mái nhà tranh op ẹp và dĩ nhiên sẽ không thiếu những câu hỏi: Họ từ đâu đến, đến đây làm gì và sẽ đi đâu? Tôi nhìn những lối mòn đưa vào làng, những lối mòn uốn cong theo bờ mương, con rạch nhỏ dẫn đến những hàng cau xanh và mất hút sau dãy dừa nước chen lấn với những cây bần. Chừng ngần những thứ đó đang bao bọc, ấp ủ những mái nhà tranh bên kia, có người dân quê lam lũ qua nhiều năm vẫn còn lặn hụp trong chiến tranh.

Quê tôi ở gần đây, cách Gò Công một giòng sông sâu phải qua một lần phà, nước quanh năm chảy xiết chất chứa muôn vàn lục bình lúc nào cũng nhảy múa trên sóng nước. Cần Đước, quê tôi, cái tên nghe rất quen mà cũng thật xa lạ, chả là ba tôi tài xế công nhân hỏa xa bị đì đổi ra Đà Nẵng từ năm 1958. Tôi sống và lớn lên tại xứ Đà, Quảng Nam. Dạo trước khi vào Võ Bị, tôi có về quê nội Cần Đước đôi ba lần nhưng lần nào cũng sáng đi chiều về, vì lý do an ninh trong khu vực tôi không thể ở lại qua đêm. Nắng đã lên cao có thêm những chiếc tàu đánh cá từ Bến Đá chạy lạc chậm chạp tiến vào bờ. Khoảng trưa, theo chân thằng đệ tử về điểm tập họp của tiểu đoàn, tôi không gặp Đại Úy Hiệu chỉ thấy Thiếu Tá Thanh (Nguyễn Viết Thanh?) lên bục – bục, tiếng thường hay gọi trong Trường Võ Bị dùng ám chỉ người cán bộ tân khóa sinh đứng trên cao chấn chỉnh hành tội đám Tân Khóa Sinh phía dưới -

Thiếu Tá nói nhiều nhưng tôi không thể nào nhớ hết được. Giọng ông buồn pha lẫn xót xa, đằng sau ở những lời nói âm thanh nghe như nất nghẹn, thỉnh thoảng ông nhẹ ngước mặt lên cao như cố ngăn không cho đôi hàng nước mắt tuôn. Riêng tôi không biết tự lúc nào nước mắt tôi đã tuôn. Tôi không thể che dấu những giòng nước mắt tủi nhục đầu đời lính. Quanh tôi ai cũng sụt sùi, thằng đệ tử tôi rống to hơn bao giờ hết. Ôi! Việt Nam ai gây ra bao nhiêu điêu tàn, miền Nam Việt Nam chúng tôi ai gây tang thương! Dương Văn Minh, năm 63 tháng 11 ngày 2, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn tuyên cáo chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ổng, hôm nay 30 tháng 4, khai tử nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Chua chát thay ! Sau giây phút xúc động, thiếu tá chậm rãi, Dương Văn Minh kêu gọi chúng ta buông súng nhưng chúng tôi thì không. Lữ Đoàn quyết định giao cho mọi người tự giải quyết, ai muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về, cứ coi như chúng ta tan hàng. Riêng Lữ Đoàn sẽ về vùng 4 cùng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lập phòng tuyến cuối cùng. Ai ở lại sẽ cùng Lữ Đoàn rời nơi này vào chập tối. Tôi tìm một mô đất ngồi nghỉ chân. Tôi muốn ghi lại tất cả những gì nghe và thấy hôm nay nhưng không thể nào, đầu óc tôi vẫn còn đặc quánh lại bởi những chữ đầu hàng, mất nước. Chao ơi! Bi thảm quá, đời người có bao lần mất nước. Năm 54 miền Bắc di cư (di tản cũng thế thôi), họ còn cơ hội làm lại cuộc đời trong miền Nam. Bây giờ miền Nam cũng mất nốt, người của hai miền Bắc Nam mai này rồi cũng cùng chung một số phần.

Miên man suy nghĩ chưa tìm lối thoát, chợt thấy có thằng bạn cùng khóa đang khật khưởng đi ngang. Tôi biết nó cũng về Nhảy Dù nhưng không nhớ nó về đơn vị nào. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh khất khưởng của nó ngày nào trong trường, ngồi trên bàn trong phòng ôm cây đàn chơi classic, nhìn những ngón tay của nó loáng thoáng bún nhẹ dây đàn, miệng ngậm ống vố phì phèo khói thuốc, trông như lãng tử nhân. Hôm nay phong độ ấy không thấy ở nơi nó nữa, tôi hấp tấp gọi tên nó:

- Ê Vinh, Vương Khắc Vinh.

Nó quay nhìn tôi, tôi nhìn nó, hai thằng nhìn nhau thay cho câu chào hỏi, nó chọn con đường về Sài Gòn. Ừ, thôi mày về. Ít ra mày cũng còn một gia đình để về, tao bây giờ con bà phước theo Dù về vùng 4.

Chuyện mai sau hẳn tính. Tôi nhớ có gặp Nguyễn Văn Nghị (cũng bạn cùng khóa) sau đó nhưng không nhớ đã nói với nhau những lời nào. Mẹ, lúc đó đầu óc có còn tỉnh táo đâu mà hàn huyên tâm sự. Vậy là tôi dứt khoát theo Dù về vùng 4, thằng đệ tử cũng thế. Chờ đến tối khuya chưa thấy Lữ Đoàn nhúc nhích gì hết, tôi bàn với nó lên tàu đánh cá ngủ cho chắc ăn. Người tài công gặp lại tôi vội hỏi :

- Mấy ông đi Cần Thơ ?

Tôi nhún vai ra chìu không biết, mà thiệt tôi đâu có biết đi chỗ nào, chỉ nghe nói về vùng 4. Tối nay những người còn lại chuẩn bị ra khơi không chia canh gác. Tôi chợp mắt ngủ được một lát chợt có nhiều tiếng bước chân lên tàu, tôi choàng tỉnh dậy và nghe giọng nói lớn :

- Ông tài ơi nhổ neo !

Lên tàu là một Thiếu Tá (tôi không nhớ tên, có thể là Hồng), một Đại Úy (Huệ?) và những lính Dù thân tín của mấy ổng. Tôi vội đứng lên chào tay nhưng không xưng danh. Vị thiếu tá mĩm cười chào lại nói nhỏ:

- Cám ơn ! Và kể từ đó cho đến cuối cuộc hành trình ông không nói hay ra lệnh cho tôi làm chuyện gì cả. Còn tôi, tôi không có lý do gì để bắt chuyện với ông ta. Có một trục trặc nhỏ, khi tàu bắt đầu chạy vì trời còn tối, không thấy dàn lưới đánh cá của dân nên ủi sập, cũng may lưới cá không vướng chân vịt và đoàn tàu tiếp tục ra đi. Nhìn lại Gò Công, tối đen không một ánh đèn, vài con đom đóm lập loè trong đêm khuya. Tôi đâu ngờ đây là lần cuối nhìn Vàm Láng, Gò Công. Hình như ông trời đã sắp đặt những gì tôi đã và đang gặp từ đầu năm 75 đều là lần cuối, đều là chia tay.

Ngày 1 tháng 5 năm 75 Lênh đênh trên biển cho tới gần trưa, tôi thấy lạ, tàu không có biểu hiện gần bờ, cứ nối đuôi nhau mà chạy. Trời trong xanh không gợn áng mây, từ chân trời về hướng mủi tàu có một chấm đen, rồi hai chấm đen. Nhanh chóng hai chấm đen ấy nhắm chúng tôi bay tới và hiện ra hai chiến đấu cơ phản lực. Họ bay thật gần, dường như để quan sát, tôi thấy có hàng chữ Navy trên thân máy bay. Chúng tôi được lệnh hạ nòng súng không được chĩa lên máy bay hay lên trời. Sau khi bay qua đầu chúng tôi một khoảng xa họ quay trở lại, khi bay tới đoạn giữa của đoàn tàu chúng tôi, họ chuyển đường bay và bay đi hướng 10 giờ. Họ đến thật mau ra đi cũng thật lẹ, không lời từ biệt!

Tôi thấy chiếc tàu dẫn đầu chuyển hướng 10 giờ mà đi và tất cả những chiếc còn lại chạy theo. Hai chiếc phản lực cơ đến chỉ hướng ra hạm đội, thế còn vùng 4 ? Non hai giờ sau, quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt mọi người. Giữa biển khơi có chừng 5 chiếc tàu buôn to lớn chứa đầy người tị nạn, vài chiến hạm của Hải Quân Việt Nam (không nhớ ra HQ mấy) nhưng không còn giương cờ Việt Nam nữa, thay vào là cờ Hải Quân Hoa Kỳ, trên những chiến hạm này cũng đầy người tị nạn. Còn những chiến hạm của Mỹ không thấy bóng dáng tị nạn nhưng đầy lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Ngoài ra còn có vài tàu buôn của Việt Nam, có chiếc đầy người, có chiếc thưa. Vài chiếc xà lan không người lềnh bềnh trên nước. Nhiều tàu đánh cá không người lái cũng đang trôi nổi bềnh bồng chung quanh, họ đã di chuyển qua tàu lớn để lại trên boong, trên mui nhiều đồ hộp, thùng mì gói, nước uống… Có những tàu đánh cá, lớn có nhỏ có, ra muộn chở đầy người, già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít có đủ. Trên khuôn mặt mọi người ai tôi cũng thấy như họ vừa đến từ cõi chết. Tàu của họ chạy chậm ngang qua tàu chúng tôi, họ nhìn chúng tôi nhưng như không thấy chúng tôi, những con mắt không thần sắc, những con mắt đỏ hoe hết nước mắt, những gương mặt hốc hác, những thân người rã rời ngồi tựa bên những thân xác lạc hồn. Thật không còn cảnh ly tán nào bi thương hơn mà người dân miền Nam phải gánh chịu. Tàu nào vừa đến đều có ca nô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kè theo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu kiểm soát rồi hướng dẫn họ qua tàu buôn lớn của Mỹ. Cầu thang trên tàu lớn từ từ hạ xuống, mọi người tuần tự được mang hành trang lên tàu lớn nhưng đồ ăn thức uống phải bỏ lại, dĩ nhiên đàn bà con nít lên trước.

Riêng với đoàn tàu của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối xử cách khác. Họ không xua đuổi lính Dù nhưng cũng không cho lính Dù lên tàu lớn. Khi tàu chúng tôi tới gần tàu lớn, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên tàu lớn xua tay đi ra và khi chúng tôi chạy vòng quanh tàu, họ ở trển cũng vòng quanh theo, súng trên tay họ lúc nào cũng chĩa vào tàu lính Dù. Chỉ cần một tiếng súng vô ý thức nào đó những Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên kia cũng như bên chiến hạm của họ sẽ đưa chúng tôi đi tàu ngầm ngay tại chỗ. Thế này là thế nào, Navy hướng dẫn chúng tôi ra đây, đến rồi Thủy Quân Lục Chiến không ‘welcome’? Chạy tới chạy lui thấy cũng không phải cách, tàu lính Dù dồn lại nằm gần bên nhau và cứ thế chúng tôi ngồi đó ngắm lưu thông trên biển. Vẫn còn nhiều tàu thường dân “hớt hải” chạy ra, một số do may mắn, một số do trực thăng Navy ‘chỉ lối đưa đường’. Tôi nghĩ trên biển bây giờ chắc cũng có nhiều điểm tập trung như thế này để cứu vớt những người ra biển. Ít ra người Mỹ, họ vẫn còn một tấm lòng cho dù mọi chuyện bây giờ đang diễn ra cũng đều do phép biến hóa thần thông quảng đại của họ. Hậu quả miền Nam như bầy ong vỡ tổ, tấm lòng này không biết vì nhân đạo hay sám hối, mua chuộc phần nào lầm lỗi.

Bất cứ người nào ra ngoài hải phận, đều được Mỹ cứu vớt, ngoài Nhảy Dù. Tối đến mọi chuyện thưa dần rồi ngưng hẳn. Những chiếc ca nô của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ biến mất, trên biển chỉ còn lại chúng tôi với những chiếc tàu không người lái, chúng tôi tìm cách cột chung lại với nhau. Một ít lính Dù nhảy qua những tàu trống tìm đồ ăn. Đèn trên những tàu lớn bắt đầu cháy sáng, những ánh đèn pha từ trên tàu lớn cũng như bên chiến hạm đều rọi thẳng vào chúng tôi. Một đêm an bình có người rọi đèn cho ngủ.

Ngày 02/05/1975 Trời gần sáng chúng tôi được đánh thức qua một loa phóng thanh từ tàu lớn. Hồi đó tiếng Mỹ của tôi cũng hay quá… nghe ba chớp ba nháng, đại khái lính Dù muốn được lên tàu của họ phải quăng bỏ tất cả vũ khí xuống biển luôn cả nón sắt !

Chúng tôi nhìn nhau, tôi nhìn Thiếu Tá, ổng nhìn qua tàu bên kia. Không biết người nào chủ động quăng vũ khí xuống trước nhưng sau đó tất cả đều cho vào lòng biển.Tôi cầm cây M16 lưỡng lự vài giây, chưa một lần bắn từ khi lãnh nó, giờ thôi cũng đành. Còn cái nón nữa, tôi không quăng úp nó xuống biển, tôi cho nó nằm ngửa để nó được trôi và trôi mãi vào bờ. Ai kia nhận được coi như chứng tích chiến tranh Việt Nam còn sót lại. Ca nô đưa toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu xem xét coi vũ khí, nón sắt đã quăng hết chưa và cho thêm tin mới. Ai muốn đi (đi đâu, không một ai biết lúc đó đi đến đâu) thì lên tàu lớn, còn như ai muốn về, họ sẽ cung cấp cho xăng dầu, đồ ăn cùng thức uống và những người quyết định đi về được tự chọn những chiếc tàu ở đây còn tốt mà lái về. Những chiếc khác còn lại sẽ bị đánh chìm. Mọi người trên tàu đều đồng lòng ra đi ngoại trừ lão tài công. Không phải Nhảy Dù đã cưỡng bức lão ta ra ngoài này hay sao? Được đi về còn được lựa tàu ‘mới’ nữa, lão mừng nhảy tưng tưng. Chúng tôi gom hết tiền bạc Việt Nam Cộng Hoà cho lão, không biết những số tiền nho nhỏ đó có giúp ích gì chăng? Lão cám ơn rối rít.

Lên trên tàu lớn, trời cũng vừa sáng. Bình minh trên biển thiệt đẹp. Mặt trời hồng chậm rãi vươn lên từ chân trời xa. Tôi như quên bao nhọc nhằn những ngày qua, đi một vòng quan sát, tôi quay dặn thằng đệ tử đừng đi đâu kẻo lạc và tôi rảo bước nhìn quanh. Tàu buôn của Mỹ lớn thật… nhưng mà… ơ kìa… những gian hầm tàu thay vì chứa hàng, tôi thấy toàn người với người. Hầm nào cũng đầy nhóc người, kẻ đứng người ngồi. Tiếng nói, tiếng cười pha lẫn tiếng la khóc con nít, âm thanh ồn ào vang vọng echo lên boong tàu. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhìn tôi thân thiện. Mới hôm qua nhìn nhau còn e ngại. Tàu chạy rồi tôi vẫn chưa hay, tàu lớn chạy êm quá.

Nhìn xuống dưới biển thấy nó đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi ngồi bệt xuống boong tàu suy nghĩ. Thì ra những ngày qua tôi không biết gì hết! Người Mỹ đã sắp đặt hết tất cả. Từ tin đồn mất nước, tin đồn trại tị nạn bên Guam, bây giờ với những tàu hàng này tôi đã hiểu ra phần nào. Người Mỹ đặt ‘order ‘ những tàu hàng trống trơn ít nhứt phải hơn một tháng về trước. Họ chuẩn bị cho tàu hàng ở ngoài khơi như tôi đang thấy ít ra cũng cả tuần lễ, có như vậy họ mới ‘lai rai’ nhận người di tản từ trước 30 tháng 4. Người nào đến trước xuống hầm tàu (tàu trống mà) và người nào lên sau cùng sẽ ở trên boong như chúng tôi. Chúng tôi là những người tị nạn chót lên tàu và nhổ neo đi tức thì. Tôi vịn thành tàu đứng dậy nhìn về Việt Nam, giơ tay chào vĩnh biệt trước con mắt ngỡ ngàng của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ
Phạm Văn Hùng
SVSQVBĐL K28
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	HQPD_1352491932.png
Views:	0
Size:	161.6 KB
ID:	1308626   Click image for larger version

Name:	HQPD_1352492120.jpg
Views:	0
Size:	17.1 KB
ID:	1308627   Click image for larger version

Name:	HQPD_1352492270.jpg
Views:	0
Size:	39.0 KB
ID:	1308628  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018), cha12 ba (12-01-2018), florida80 (12-01-2018)
Old 12-01-2018   #153
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chú HL ơi

Chú có ảnh ngày xưa đi lính . Cho N.Ý xem với nghen
Chúc cuối tuần vui . Làm biếng đọc mấy trang lịch sử dài của chú . Chỉ thích xem ảnh lính thôi.

Nếu có thời gian . chú có xem video diễn hành ngày quân lực Việt Nam Cộng Hoà
có một vài nữ quân nhân diễn hành . Một người cầm cờ đi đầu là dì ruột của N.Y

Nếu chưa xem thì N.Y tìm video sẽ post ....

xem tam in youtube. Not clear ..

https://youtu.be/GCANWgxlnTc

Last edited by florida80; 12-01-2018 at 03:06.
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
cha12 ba (12-01-2018), hoanglan22 (12-01-2018)
Old 12-01-2018   #154
tbbt
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
tbbt's Avatar
 
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,164
Thanks: 2,543
Thanked 5,664 Times in 1,728 Posts
Mentioned: 77 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1121 Post(s)
Rep Power: 22
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
Default

Cho thêm tí nhạc mới đúng điệu

tbbt_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018), hoanglan22 (12-01-2018)
Old 12-01-2018   #155
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Người Thiếu Phụ Trong Mưa Phùn

( Viết để tưởng nhớ quý chiến hữu đã gục chết trong lao tù , và cũng để tuyên dương những người vợ lính VNCH, đặc biệt là chị quả phụ của cố Đại úy CSQG Trần Thiên Thọ Hải. ....)

... Tình hình sức khỏe anh em khi còn ở các trại do quân đội Việt Cộng quản lý đã tồi tệ, thì nay càng tồi tệ hơn dưới sự hà khắc dã man của bọn Công An, mà anh em tù quen gọi là bọn “Chó Vàng”, tiêu chuẩn ăn uống thì bị cắt xén ăn bớt. Mỗi bữa ăn chỉ được một thìa cơm với hai khúc sắn tươi, hoặc gần chục lát sắn khô hay một chén sắn duôi (loại sắn được nạo thành sợi hay xắt thành cục phơi khô), vài muỗng canh đại dương (nước muối với vài cọng rau già), hoặc một vài miếng sắn được nấu với muối cho nhừ để làm canh. Họa hoằn, một đôi ba tháng và các ngày Lễ Tết thì được một chén cơm trắng với hai ba miếng thịt lợn to bằng đốt ngón tay, hoặc một vài miếng thịt trâu từ một con trâu già đã không còn kéo cày nổi hay bị chết vì không chịu nổi cái lạnh mùa đông. Với chế độ ăn uống như vậy mà phải làm việc khổ sai, dẫn đến tình trạng kiệt lực, người nào cũng chỉ còn da bọc xương. Mỗi buổi chiều hết giờ lao động, anh em tù cởi áo xuống ao tắm, trông như một bầy khỉ ốm đói.

Tình trạng bệnh tật và không có thuốc men thật là đáng sợ, bệnh kiết lỵ, phù thủng và thổ huyết rất phổ biến. Đã có một số anh em chết mà anh em tù quen gọi là “quay đầu về núi” vì hầu hết tù nhân chết đều được chôn trên các sườn đồi.


Xin đơn cử một vài cái chết của vài anh mà tôi có dịp ở chung.

Thiếu tá Hà Sỹ Phong, phó giám đốc đài phát thanh Tự Do, anh ở cùng đội với tôi, mấy ngày trước anh bị bệnh nên cho nghỉ ở nhà trực phòng, sau đó 2 ngày anh được mẹ ở miền Bắc lên thăm. Buổi tối anh cho tôi nửa chén cơm vắt và hai miếng thịt gà kho mặn, anh thì thầm tâm sự:

- Năm 54 tôi di cư vào Nam chỉ có một mình, ông bà cụ luyến tiếc tài sản không chịu đi, bố tôi bị đi tẩy não (tù cải tạo) trong đợt cải cách ruộng đất và chết trong tù, bây giờ mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi lại phải đi thăm con ở tù. Đây là lần đầu gặp lại mẹ tôi sau hơn hai mươi năm xa cách.

Nói rồi hai hàng nước mắt anh lăn dài trên má. Tôi lí nhí cám ơn anh về món quà anh đã cho tôi. Sau gần 3 năm tù, đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một món ăn quá sang trọng như vậy. Tôi xé từng sớ thịt, rồi lại liếm mấy ngón tay, tận hưởng cái hạnh phúc to lớn ấy rồi thiếp dần vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau khi ra khỏi phòng để điểm danh thì thiếu một người, tên thường trực thi đua (một tên tù được đưa lên phụ việc đóng mở cửa và kiểm soát anh em) đi vào thì phát hiện anh Phong đã mê man. Chúng tôi vội cõng anh lên trạm xá nhưng anh đã chết vài giờ sau đó.

Ít ngày sau lại đến anh Trung Tá Lạc phòng 2 Bộ tư lệnh Quân Đoàn II. Một buổi chiều sau khi lao động về, anh Lạc ghé sang khu tôi ở, móc trong túi ra một cái bánh chưng đưa cho tôi và nói:

- Hai cháu nó mới ra thăm, cả hai đều được đi dậy học lại và là “giáo viên tiên tiến” nên được cho ra thăm “lăng Bác”. Nó tìm lên thăm mua cho ít quà, chú dùng cái bánh chia vui với tôi, mấy ngày nữa các cháu sẽ lại lên thăm tôi lần nữa. Tôi đón cái bánh chưng to bằng cái bánh trung thu và lí nhí cám ơn anh rồi vội chia tay, vì sợ tụi cán bộ trông thấy sẽ ghép tôi quan hệ trái phép .v.v..

Quả thật những lúc đói khát khó khăn thế này mới thấy cái tình dành cho nhau nó to lớn và sâu đậm. Nhưng rồi không may cho anh, hai hôm sau anh đã chết ngay tại hiện trường lao động không kịp gặp lại các con.

Giữa năm 78 vì đói khát suy dinh dưỡng, cộng thêm cơn sốt vàng da đã khiến tôi kiệt lực, thân thể chỉ còn trên 30kg. Tôi không còn bước đi được nữa, mà chỉ có thể bò được vài ba thước, tôi được đưa xuống trạm xá nằm trong “danh sách chờ”. Tại đây đã có anh Tư, anh là người hạm trưởng đã sang Singapore rồi lại quay về, anh bị bệnh phù thủng lại thêm phần ân hận vì đã quay về để rồi bị đi tù mút chỉ, nên chỉ ít ngày thì anh chết. Rồi đến Trung Tá Mai Xuân Hậu, Tỉnh trưởng Kontum, Thiếu Tá Đặng Bình Minh lái trực thăng cho Tổng Thống Thiệu, Trung Tá Lý. Dường như chẳng còn ai quan tâm đến cái chết, chả thế mà vẫn còn nói đùa: “Đ.M. mày qua mặt tao mà đíu bóp còi”.

Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:

“Rồi một ngày mai không có anh,
em không còn phải nhớ phải mong
- Rồi một ngày mai thân xác anh quay đầu về núi
- Cô đơn ngồi khóc một mình
- Không một lần kịp vuốt mắt anh
- Ôi mây lang thang về phía trời xa vời,
nhìn trông theo cánh chim từng đàn,
để mình ta với bao ngày tháng xanh rêu,
bụi thời gian lấp kín hồn mình,
đớn đau trong lòng mà nhớ về nơi xa,
ôi ngày về còn dài bao lâu
- Rồi một ngày mai anh chết đi,
em không còn phải khóc phải thương
- Rồi một ngày mai thân xác anh đi vào lòng đất,
cô đơn phủ kín đời mình.
- Không một lần kịp nói tiếng yêu.”-

Nhưng rồi may mắn hơn, số tôi chưa tới, nên căn bệnh sốt vàng da không biết có phải nhờ ba cái lá ổi, lá xoan hay không, mà tự nhiên biến mất. Và may mắn thay, nhờ mảnh giấy tôi gửi lén về qua một chị ra thăm chồng, tuy bị tụi công an phát giác, nhưng chị cũng đã nhớ cái địa chỉ ở Biên Hòa, nên chị đã đi tìm báo cho gia đình tôi biết. Nhờ vậy, cuối năm 79 mẹ tôi và vợ con tôi ra thăm, tên Vinh cán bộ giáo dục của trại trước khi tôi ra gặp đã chỉ cho tôi gặp 5 phút vì tôi đã gửi lén thư, nhưng tên công an dắt tôi ra đã cho tôi gặp gần một giờ. Gặp lại mẹ và vợ con sau hơn 4 năm chỉ biết khóc. Chỉ nói được vài câu thì đã hết giờ, tôi đứng dậy chào từ biệt, lòng buồn rã rượi, rồi chống gậy lom khom lết về trại, một tên tù hình sự được chỉ định giúp tôi đẩy cái xe cải tiến chở đồ thăm nuôi vào trại. Nhờ chuyến ra thăm này mà tôi dần dần hồi phục, lúc này mỗi tuần đều có một vài anh em “quay đầu về núi”. Cái đồi sắn ở phía đội 12 sau hơn hai năm đã có gần 300 anh em tù chính trị được chôn ở đó.

Gần tết năm 79 tôi chuyển sang đội 17 lâm sản, chuyên đi lấy củi để sử dụng cho bếp trại. Thời gian này do áp lực của quốc tế, nên chúng buộc phải cho gia đình đi thăm nuôi, nên sức khỏe của đa số anh em đã dần dần hồi phục. Một số anh em “con bà phước” cũng được anh em đùm bọc, nên cái bóng thần chết đã bị đẩy lùi. Hàng đêm tại các phòng, anh em lại tụ tập quanh ngọn đèn dầu với ấm trà cặm tăm, loại trà thật đặc được pha hoàn toàn bằng búp trà “hai tôm một tép” sao sấy cẩn thận, do anh em đội trà lén mang về. Các tay văn nghệ lại bắt đầu tổ chức ca hát nhạc vàng hàng đêm, khiến tụi cán bộ trại điên đầu, chúng bắt đầu cảm thấy hoang mang vì thấy tù càng bị nhốt lâu lại càng ung dung tự tại, không còn hoang mang lo sợ, lại thêm đám cán bộ nhí bắt đầu bị anh em tù thu phục.

... Anh em đã san xẻ thuốc men cho dân ốm đau trong vùng, khi đi lao động ngoài Bến Ngọc. Anh em thường gọi đây là công tác dân sự vụ. Một buổi tối cuối năm, sau khi đã điểm danh vào phòng, anh em đang tụ tập đàn hát như thường lệ, lúc kẻng báo tắt đèn đến giờ ngủ thì tên cán bộ trực tại trại đến cửa phòng nói vọng vào yêu cầu Phan Thanh đội trưởng lâm sản cử 4 người đi “lao động đột xuất”. Thanh, Diệp, Tân và tôi mặc quần áo cho thật ấm và cũng không quên mang theo tấm nylon đề phòng mưa, vì mùa đông miền Bắc thật lạnh, lại thường có mưa phùn. Chúng tôi được lệnh xuống chỗ đội 12 lấy cuốc xẻng và thùng xách nước bỏ lên xe cải tiến đi về phía khu nhà tiếp tân. Tên cán bộ đi theo đưa cho tôi cái đèn bão leo lét. Ngang khu nhà tiếp tân thì đã thấy một thiếu phụ trong bộ đồ tang trắng đang đứng đợi.

Dường như đã được sắp xếp, người thiếu phụ lặng lẽ đi theo, tên cán bộ ra lệnh cho chúng tôi đi ra khu nghĩa địa. Đến nơi, hắn bảo chúng tôi đi tìm mộ của Trần Thiên Thọ Hải. Chúng tôi nhớ ra đại úy Hải chết vào đợt những anh em đầu tiên năm 1977, như vậy là nằm ở sâu trong cùng sát chân đồi. Sau gần 15 phút chúng tôi đã tìm được ngôi mộ của anh với tấm bia chỉ nhỏ bằng tờ giấy học trò ghi lờ mờ, còn nắm đất thì chỉ cao hơn mặt đất chừng một tấc. Chúng tôi được lệnh là đào để bốc cốt cho chị mang về trong Nam. Việc đầu tiên là tìm một ít cành khô để đốt một đống lửa sưởi ấm và lấy ánh sáng, chị bắt đầu lấy ra môt bó nhang đốt lên rồi quỳ xuống vái ba lạy. Cầm nguyên bó nhang chị thổn thức khóc và nằm phủ phục lên ngôi mộ. Dưới ánh lửa tôi thấy thiếu phụ còn rất trẻ chỉ khoảng dưới 30, nét mặt xương xương.

Chúng tôi đứng lặng yên tôn trọng nỗi đau của chị, cho đến khi tên cán bộ yêu cầu chúng tôi “khẩn trương” bắt tay vào việc, vì trời đã lâm râm mưa phùn. Chúng tôi dìu chị đứng dậy sang bên cạnh và bắt đầu đào. Chỉ không đầy 20 phút chúng tôi đã đụng lớp ván đã mục, vì khi tù nhân chết thì chỉ được bỏ vào cái quan tài nhỏ vừa khít người được đóng bằng loại gỗ bạch đàn hay bồ đề, một loại cây được trồng để làm giấy, nên rất nhẹ xốp, được xẻ thành từng thanh và đóng hở như cái vạt giường, nên thấy cả xác nằm bên trong và đám tù hình sự khi đi chôn thì chỉ đào sâu khoảng 4 tấc rồi vùi lấp qua loa. Gỡ lớp ván trên mặt, bên trong là bộ quần áo tù đã rữa nát. Tôi đi xách một thùng nước ở dưới ruộng để rửa cho sạch đất, người thiếu phụ cũng đã lấy ra một cái thau nhựa và đổ vào đó một ít rượu. Chúng tôi cẩn thận nhặt từng cái xương rũ cho bớt đất, rửa cho sạch rồi trao cho chị. Chị cầm từng cái rửa trong rượu, rồi bỏ vào cái bịch nylon hai lớp. Chị đưa cho chúng tôi mỗi người một gói thuốc Tam Đảo rồi vừa làm chị vừa tâm sự:
– Giữa năm 79, em có xin phép ra thăm, nhưng khi đến trại thì họ nói là không có anh Hải ở đây, nhưng ít tháng sau thì em được tin anh Hải đã chết từ năm 77, do một chị bạn ra thăm chồng về cho biết.

Như vậy là họ đã dấu nhẹm không báo cho gia đình, mới đây một người mách bảo cho em ra Bộ Nội Vụ ngoài Hà Nội làm đơn xin bốc cốt, sau mấy lần làm đơn cuối cùng họ đã phải cho. Nhưng khi đến đây thì họ chỉ cho làm vào ban đêm và sau khi xong, họ không cho em ở lại nhà tiếp qua đêm với lý do là ô uế. Sau gần một giờ, thấy có thể đã không còn sót cái xương nào, chúng tôi bảo chị để tránh rắc rối chị không nên mặc bộ đồ tang này. Chúng tôi lấy bộ quần áo tang quấn quanh cái bao nylon đựng cốt bỏ vào cái bị cói lớn rồi lấy sợi dây chuối khô khâu miệng lại để không ai nhìn thấy. Trên đường về trại, lúc đến chỗ rẽ, chị lý nhí vừa thổn thức khóc vừa cám ơn rồi dúi vào tay chúng tôi mấy gói thuốc còn lại. Nhìn người thiếu phụ tay xách cái bị cói đựng cốt chồng, lặng lẽ đi trong đêm, trên con đường rừng cô quạnh, khiến chúng tôi vô cùng thương cảm, ngậm ngùi, đứng trông theo.

Bỗng sự uất ức trào lên rồi không nén lại được, tôi thốt lên trong kẽ răng:

– Đ.M. Chúng mày rồi sẽ phải trả giá cho hành động này!
Chúng tôi đi vào theo cửa hông của cổng trại, rồi lặng lẽ đi về phòng. Tên thường trực thi đua đã đứng đợi sẵn để mở cửa.

Đã quá nửa đêm, cái lạnh đã thấm sâu vào người, nằm co quắp dưới lớp chăn mỏng, tôi thầm ái ngại cho số phận của người đàn bà bất hạnh. Chị mang cốt chồng đi giữa đêm trời giá lạnh của vùng rừng núi Việt Bắc, như người vợ, người mẹ Việt Nam đang mang nỗi đau, nỗi bất hạnh của cả một dân tộc đi trong đêm tối bão bùng.

Đoàn Trọng Hiếu
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018)
Old 12-01-2018   #156
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM 99 và Đôi Lời Tâm sự của HQ Đại Tá Lê Hữu Dõng

Trong bài phỏng vấn Đô Đốc Chung Tấn Cang, chúng ta đã thấy được sự khéo léo trong việc đem đoàn tàu ra khơi. Qua đó Đô Đốc Chung Tấn Cang đã nhắc đến vai trò quan trọng của Lực lượng Hậu bị để ngăn bước tiến của địch và giữ an ninh thủy trình. Đó là nhiệm vụ của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, do Hải Quân Đại tá Lê Hữu Dõng, làm Tư-lệnh. Để có một cái nhìn chính xác về Lực Lượng này, chúng tôi đã tìm gặp Đại-tá Dõng, hiện cư ngụ tại Bakersfield. Qua những lần trò chuiyện mặt đối mặt, qua điện thoại, thư tín, điện thư, cộng với những thăm hỏi, đối chứng và cả rất nhiều tài liệu của đối phương, chúng tôi cô đọng và thực hiện bài viết này.

Được hỏi vể sự thành lập Lực lượng này, các đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ và vùng hoạt động… Đại-tá Dõng đã trả lời:

“…Lúc ấy, tôi đang làm Tư-lệnh-phó Lực Lượng Tuần Thám, phụ tá cho Đô-đốc Nghiêm Văn Phú thì được Đô-đốc Chung Tấn Cang gọi về thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99. Đó là ngày 08 tháng 4 năm 1975. Trong khẩn cấp, các đơn vị sau đây đã được lấy về, gồm Giang Đoàn 42 Ngăn Chận, Giang Đoàn 59 Tuần Thám, Đại Đội Hải Kích, Địa Phương Quân, một số giang đĩnh lấy ra từ những Giang Đoàn Thủy Bộ, Ngăn Chận và Xung Phong. Kể cả 6 chiếc LCM8 của các căn cứ Yễm Trợ Tiếp Vận. Mấy chiếc chiến đĩnh Zippo phun lửa nữa… Nói chung, đây là một đại đơn vị gồm rất nhiều loại tàu bè, tất cả là 62 chiến đĩnh, một mũi xung kích mạnh mẽ nhất của Hải Quân Miền Nam lúc bấy giờ.

Về nhiệm vụ, do khẩu lệnh mà tôi nhận trực tiếp từ Đô-đốc Chung Tấn Cang, Tư-lệnh Hải Quân thì Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 gồm những trọng trách sau đây:

- Thứ nhứt, Lực Lượng sẽ là đơn vị hậu vệ nặng để bảo vệ Chính Phủ rút về miền Tây, khi tình thế xấu.
- Thứ hai là bảo vệ an ninh thủy trình sông Soài-Rạp và sông Lòng-Tào nếu Hạm Đội phải rời Sài Gòn ra biển.
- Và thứ ba là bảo vệ Bộ Tư-Lệnh Hải Quân, nếu có đảo chánh xẩy ra.

Do đó vùng hoạt động của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 không nhất định.”

Một cách tổng quát, hầu như ai đã có chút quan tâm đến thời cuộc, đều biết rằng ngày 20 tháng 4, mặt trận Xuân-Lộc vỡ, Sài-Gòn đã thực sự bị đe dọa. Với nhiệm vụ được nêu rõ ở trên, một cách cụ thể, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, đã hoạt động như thế nào. Đã có những đụng độ nào đáng kể. Trước những thắc mắc ấy, Đại-tá Dõng thong thả đáp:

“Sài-Gòn kể từ ngày đó, quả là những ngày hấp hối. Trong nhiệm vụ của tôi, của Lực Lượng Đặc nhiệm 99, chúng tôi phối hợp với các đơn vị bạn để ngăn chận bước tiến của địch ở mặt Tây-Nam Sài-Gòn. Cụ thể là bằng mọi giá phải chận đứng bước tiến của các Công-trường 9, Cộng-trường 7 và Công-trường 5 cùng với tiểu-đoàn Nhái của địch từ các ngả biên giới Miên tràn xuống. Trở ngại của những cách quân này là 2 con sông Vàm-Cỏ-Đông và Vàm-Cỏ-Tây. Mục đích của chúng gồm 2 bước: Thứ nhứt là cắt đứt quốc lộ 4, để Sài-Gòn và miền Lục-tỉnh, Quân-đoàn 4 không thể cứu ứng được cho nhau. Như chúng ta dự trù, khi Quốc lộ 4 bị cắt, chúng ta muốn dời Chính-Phủ về miền Tây, sẽ vô cùng khó khăn. Bước thứ hai, nếu chúng vượt qua và khống chế được 2 con sông Vàm-Cỏ, thì coi như Sài-Gòn đã bị bao vây bốn mặt. Chúng sẽ khóa chặt thủy trình huyềt mạch là sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp, cửa ngõ yết hầu nối Sài-Gòn với cửa biển sẽ bị bít kín. Đa số tàu bè của Hải Quân như những con cá kình mắc cạn, ta sẽ vô phương xoay trở. Nhưng với sự hiện diện của Lực-Lượng Đặc-Nhiệm-99, ý đồ trên của địch đã thất bại.”

Sau này trong cuốn Tổng Hành Dinh trong mùa Xuân Toàn Thắng, chính Võ Nguyên Giáp cũng đã xác nhận sự thất bại này, nguyên văn nơi trang 317 như sau: “Đặc biệt ở phía Tây-Nam Sài-Gòn, nơi có địa hình sình lầy, trống trải, bộ đội và nhân dân đã phải vượt muôn vàn khó khăn, đánh thông hành lang Tây-Ninh - Kiến-Tường, làm chủ một phần sông Vàm-Cỏ-Tây, mở ra một vùng giải phóng, lót sẵn lương thực, đạn dược, tạo thế thuận lợi cho một bộ phận đoàn 232 tiến công vào Sài-Gòn. Ở hướng tây nam, Bộ-Tư-lệnh quyết tiến công vào thị trấn Thủ-Thừa và thị xã Tân-An, không đánh chiếm Mộc-Hóa như trong kế hoạch cũ. Trận đánh không thành công vì quân địch đã phòng bị sẵn”. Giáp đã không nói rõ những ‘muôn vàn khó khăn’, ‘địch đã phòng bị sẵn…’ là những khó khăn nào, phòng bị như thế nào, sức đối kháng từ đâu tới và bộ đội của Giáp đã có những thiệt hại gì…

Để chứng minh hiệu quả trên, một số những trận chiến ác liệt trong vùng trách nhiệm, đã được Đại-tá Dõng nhớ lại như sau:

“Sáng ngày 16 tháng 4, khi đoàn chiến đĩnh của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 trên đường giải tỏa áp lực địch trên kinh Thủ-Thừa, chúng tôi thấy ở bên kia bờ rạch Cần-Đót, có rất đông người đang tắm. Lấy ống nhòm quan sát, mới hay đó là một đơn vị địch. Tôi cho lệnh đoàn tàu ủi thẳng sang, tấn công. Chúng chấp nhận giao chiến, không chạy. Hai bên cách nhau rất gần, trên dưới 10 thước mà thôi. Sức phản công của chúng rất dữ dội, gồm nhiều loại súng lớn rất ác liệt, như 82 ly không giựt, 12ly8. Phía các chiến đĩnh của chúng ta được một phen đáp ứng ngon lành. Tôi còn nhớ anh Đức, một thủy thủ, bị thương ở mặt và ở đầu, máu tuôn xối xã, nhưng anh Đức chỉ lấy tay vuốt máu trên mặt, đứng thẳng trên nóc chiến đĩnh, ôm khẩu MK19 nã thẳng vào đối phương. Trận chiến kéo dài suốt ngày. Phía ta có các đơn vị Bộ binh và Địa phương quân đến tiếp ứng. Tới 5 giờ chiều địch rút. Trong trận này phía chúng ta thiệt hại nhẹ. Phía địch thiệt hại không dưới một tiểu đoàn. Vũ khí ta thu được gồm 4 khẩu 82ly, 2 khẩu 12ly8, 12 khẩu B40 và rất nhiều súng AK cùng súng trường Nga.”

Vẫn theo lời kể của Đại-tá Dõng:

“ … Kể cũng thật ghê gớm. Vẫn tại Cần-Đót, hôm trước chúng ta giải tỏa, hôm sau địch lại kéo tới, đông hơn. Các chiến đĩnh của ta đụng địch liên tục. Tôi còn nhớ một chiếc Monitor của Giang Đoàn 42 Ngăn Chận bị trúng 82ly không giựt trực xạ, khiến 3 nhân viên và Thiếu tá Phạm Ngọc Lộ, khóa 12, chỉ huy trưởng, bị thương. Máu đầy mặt, nhưng tất cả vẫn ở trong các ổ súng, tiếp tục bắn. Cứ như thế, ta và địch giằng co, ’gặp nhau’ đều đều. Trong khi đó, pháo 122ly của địch hàng ngày câu hàng trăm trái vào Long-An, gây rất nhiều đổ nát, thương vong cho dân chúng. Đạn rơi cả vào nhà thương, khiến những người đã bị thương lại bị thương một lần nữa. Thân nhân của họ vội tản thương khỏi nhà thương. Sư Đoàn 22 Bộ Binh, từ miền Trung di tản về đang được tái trang bị, dưới sự chỉ huy của tướng Phan Đình Niệm, đem một Trung-đoàn ra giải tỏa áp lực địch tại Cầu-Voi, nhưng áp lực địch vẫn rất nặng nề. Ta và địch giằng co nhau nhưng Cầu-Voi vẫn không bị phá, giao thông trên quốc lộ 4 nhiều lúc khó khăn nhưng không hề bị cắt, vì được người Nhái của ta ngày đêm tận tình bảo vệ. Những phen Nhái ta và Nhái địch quần nhau ở chân cầu Long-An đầy cam go, hồi họp. Rồi lợi dụng đêm tối, Nhái của chúng lội ra giữa sông, leo lên các chiến đĩnh của người Nhái ta, nhưng chúng ta đã phát giác kịp thời., tất cả Nhái của địch đều bị Nhái của ta hạ sát khi vừa xuất hiện bên mạn chiến đĩnh, chìm mất xác dưới lòng sông. Cũng chính vì thế các chiến đĩnh không bao giờ được neo ngủ, phải luôn luôn di động và dùng lựu đạn ném quanh tàu. Nhiều chi tiết rất khiếp đảm trong việc chống lại người Nhái địch, nói ra không hết. Một thủy thủ đứng gác trên nóc chiến đĩnh bỗng thấy mặt nước khua động, rồi một cái đầu ló lên, một cách tay bám vào mạn chiến đĩnh, rất nhanh như một phản xạ, một trái lựu đạn được quăng xuống nước, nổ ục, tung một quầng nước lớn đỏ thẫm những máu. Tên Nhái địch buông tay, chìm. Mặt nước lại lững lờ trôi như không có gì xảy ra. Đêm cũng như ngày, có thể nói sự nguy hiểm có mặt ở sát bên mình.”

Bằng một giọng nửa đùa cợt, nửa thắc mắc, Ông nói:

“Không biết tụi nó tưởng tàu mình bằng giấy bồi, lính của mình là lính gỗ chắc. Hết Nhái của tụi nó bơi ra, lại có cả những ghe gỗ, chở lính, cũng cứ nhào ra, một lúc mấy chiếc. Chúng dùng đủ loại súng bắn vào các chiến đĩnh của ta. Đạn súng nhỏ bắn vào thành chiến đĩnh rào rào như mưa. Chúng ta phản pháo bằng súng thường không xuể. Các ghe chở đầy lính của địch lại túa ra. May mà hai chiếc Zippo vừa nạp đầy nhiên liệu, loại xăng đặc dùng cho bom Napalm, đã sẵn sàng. Hai chiếc Zippo, dưới sự bảo vệ của các chiến đĩnh khác, tiến sát vào bờ, lưỡi lửa phun ra dài cả trăm thước. Trong nháy mắt cả một vùng bờ cây xanh từ gốc tới ngọn cháy rực, gãy đổ, lửa khói bốc cao, khét lẹt. Từng lớp người ở sát bờ sông ngã ra, tràn xuống mặt nước. Các đợt xung phong dại dột của địch khựng lại, phòng tuyến địch rối loạn. Nhưng quân trên bờ của địch, người ở đâu vẫn đen đặc, kêu thét chạy tán loạn, đặc nghịt. Phòng tuyến của chúng vỡ. Ông Tỉnh-trưởng Trần Vĩnh Huyến chứng kiến cảnh này, lắc đầu. Ta không đủ quân để lên bờ thu chiến lợi phẩm. Nhưng thiệt hại của chúng không dưới một tiểu đoàn. Sau trận ‘hỏa công’ này, mặt trận hai con sông Vàm-Cỏ trở nên yên tĩnh. Có lẽ nhờ thế chúng đã không thể nào vượt qua 2 con sông Vàm-Cỏ, để áp đảo Sài-Gòn. Nhìn mấy chiếc ghe cháy xám, trôi lềnh bènh, đúng là những chiếc thuyền ma, lòng vừa giận, vừa thương, vừa hú vía…”.

Loại Zippo phun lửa

Lau mồ hôi và thở một hơi dài, Đại-tá Dõng lại tiếp:

“Mấy ngày sau, mặt sông có những xác người trôi đen đặc. Mùi tử khí bay nồng nặc. Nghĩ lại cuộc chiến thật đau lòng…” Vẫn lời của Đại-tá Dõng: ”Đó là một trong những cuộc tao ngộ chiến, mà sau này đọc tài liệu của họ tôi mới biết. Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đã cản đường tiến của đoàn 232, tương đương với 1 Quân Đoàn, do tướng Lê Đức Anh chỉ huy, nằm ém quân bất động ở ngã ba sông Vàm-Cỏ, đợi sẵn khi có thể là vượt sông, tiến vào Sài-Gòn. Tại đó, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 lúc nào cũng có 6 chiến đĩnh hiện diện. Vậy mà chúng nín khe, suốt mười mấy ngày không một tiếng súng bắn ra. Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Mọi việc đã nhạt nhòa như không có thực. Nhưng giả thử Cộng quân không bị cản đường, chúng qua được sông Vàm-Cỏ, nằm sẵn ở 2 bên sông Lòng-Tào và Soài-Rạp, khi đoàn tàu thuyền trong đêm 29 rạng 30 tháng 4, chở đầy quân, dân, đàn bà và trẻ con túa ra biển, những điều gì đã phải xẩy ra. Với hỏa lực của mấy sư đoàn địch trên bờ và mấy trăm cổ hải pháo trên các chiến hạm cùng thi nhau nhả đạn, hai con sông Lòng-Tào và Soài-Rạp chắc chắn sẽ là hai con sông kinh hoàng ngập máu, sẽ tàn khóc và rùng rợn nhiều lần hơn Đại Lộ Kinh Hoàng trong mùa hè Đỏ Lửa 1972”.

(Người viết thoát khỏi Sài-Gòn trên Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, một con tàu hư hỏng, chỉ còn một máy, do HQ Thiếu tá Nguyễn Văn Tánh làm Hạm-trưởng. Trên tàu chở theo 5000 người. Trong đó có vợ và 4 con của Đại tá Dõng thoát đi vào phút chót cùng với gia đình Trung-tá Tòng, mà Đại-tá Dõng không hay. Đại-tá Dõng nhiều ngày sau mới gặp lại gia đình tại khu Liều Vải, Orote Point, ở Guam. Khi Cộng sản đã vào Dinh Độc-Lập, ông Minh đã tuyên bố đầu hàng, con tàu HQ 502 chết máy, vẫn chưa ra khỏi cửa sông Soài-Rạp, và vẫn tiếp tục vớt thêm người từ các ghe dân táp vào tàu.. Có nghĩa là cho đến trưa ngày 30 tháng 4, địch chưa hiện diện trên khúc sông này, sông Soài-Rạp vẫn còn an ninh. Được như thế tất nhiên không phải là môt sự tình cờ. Đó là công lao to lớn cụ thể của đơn vị hậu bị, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, và do sự khéo léo dự trù của Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tham Mưu và sự hợp tác của tất cả Thủy Thủ Đoàn mọi cấp bậc. Nếu không, thí dụ chỉ một trái B40 bắn vào HQ502, tàu bốc cháy, 5500 người trên tàu sẽ là nạn nhân trong một lò lửa… Chỉ mới nghĩ thế, tôi đã thấy rung mình.)

Được hỏi “Khi đoàn chiến hạm ra đi, Đại-tá có được thông báo không”.

Đại-tá Dõng đáp:

“Có chứ. Trước khi hạm đội khởi hành. Đô-đốc Cang có hỏi tôi là an ninh thủy trình sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp ra sao. Tôi xác nhận là an ninh tốt. Rồi trong đêm 29 tháng 4, Đô-đốc Cang đã 2 lần nhờ Đại-tá Cổ Tấn Tinh Châu, Chỉ-huy-trưởng Đặc Khu Rừng Sát và Trung-tá Dương Hồng Võ tìm tôi, kêu tôi hãy mau rời vùng hoạt động, ra khơi với đoàn tàu.”

Một thắc mắc được nêu lên. Đại-tá đã ra đi bằng cách nào. Và Lực Lượnf Đặc Nhiệm 99 vào phút chót ra sao. Và chẳng may ông kẹt lại, ông sẽ nghĩ gì, phản ứng ra sao… Đại-tá Dõng cười và tiếp:

“Lúc đoàn tàu ra khơi, tôi còn lênh đênh trên ngã ba sông Vàm-Cỏ. Vẫn cố giữ sự hiện diện của mình ở đây để cản đường tiến của địch, như nhiệm vụ đã được thượng cấp giao phó. Nếu chẳng may mà kẹt lại thì cũng đành vậy, rồi liệu sau. Có điều lúc ấy, đâu đã rõ tình hình ra sao. Đại-tướng Minh đâu đã đầu hàng. Trên bờ thì khác, chứ trên sông nước, mình vẫn còn bảnh lắm… Rồi như chúng ta đều biết, hôm sau, 30 tháng 4, trước khi ông Minh ra lệnh đầu hàng mấy phút, tôi trở lại Long-An, nhà Ba tôi, đón hai đứa con tôi. Cho đến 16 giờ hôm ấy, 30 tháng 4, tất cả chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đều có mặt tại ngã ba sông Soài-Rạp. Bên cạnh tôi có Đại-úy Hải CHT/GĐ59 Tuần Thám, tôi đích thân ra lệnh giải tán Lực Lượng. Tôi đã nghẹn lời có nói một câu ngắn rằng: ‘Hẹn gặp lại anh em…’

Qua lời kể của Đại-tá Dõng, ta thấy trận chiến kinh khiếp như thế, đạn bắn vào tàu như mưa, là người chỉ huy và trực tiếp xông pha cùng với đoàn viên các cấp, một câu hỏi đùa: “Chắc ông có bùa Miên, nên đạn đã tránh ông”. Đại-tá Dõng cười đáp:
“Đâu có. Nhiều lần tôi đã bị thương. Nhưng lần đi trận cuối, và bị thương lần cuối là ngày 17 tháng 4 năm 1975, tại Long-An. Nhẹ thôi. Cũng không biết mình bị bắn lúc nào. Một mảnh đạn nhỏ ghim vào ngực bên trái. Hồi 9 giờ 15, hay tin tôi bị thương, Đô-đốc Phú đã phóng PBR lên tại mặt trận thăm tôi, hỏi tôi có chịu đựng được không. Lúc đó vì đang đụng nặng, tôi đã vui vẽ đáp là không có gì, chỉ biết là bị thương ở ngực thôi, và bị rát quá, máu ra chút đỉnh thôi. Khi mặt trận đã vãn, tôi về đến nhà, nên nhớ là nhà tôi ở Long-An, Bác-sĩ Truyền đã cứu chữa cho tôi ngay, lấy viên đạn ra. May là viên đạn không vào sâu bên trong. Tôi có báo cáo cho Đô-đốc Cang, nhưng Trung-tá Vĩnh Giang, bạn cùng khóa nghe tin, liền thông báo cho các bạn là tôi bị thương nặng, sắp chết. Vết thương này, cả tháng sau, khi đã ra khỏi trại Indiantown Gap, mới thực sự bình phục.”

Vẫn lời Đại-tá Dõng:

“Sau khi giải tán Lực Lượng 99, tôi và Đô-đốc Phú dự định dùng 2 chiếc PCF để ra đi, cuối cùng HQ 402 đi qua. Anh em trên tàu thấy chúng tôi trên LCM8, nên kêu gọi, tôi lên HQ402, sau tôi mời Đô-đốc Phú lên. Trên HQ402, tôi và ông sau 2 ngày nhịn đói, ăn chung một đĩa cơm do Thượng-sĩ Võ Văn Hiếu đưa lên. Rồi ông từ giã tôi lên Soái Hạm, ông không nói gì, nhưng ánh mắt ông nhìn tôi như nói lên tất cả. Tánh ông thế. Qua Mỹ, hình như ông không liên lạc với ai. Ông có gọi thăm tôi tất cả 5 lần. Ông buồn, mới mất, chẳng để lại một nhắn gửi gì”.

Đại-tá Dõng nói thêm:

“Có một chuyện ít ai biết là chiều ngày 29 tháng 4, tôi và Đô-đốc Phú ngồi trên một PBR đậu tại bến đò Long-An. Cầu Long-An, thị xã Long-An chưa lọt vào tay địch. Tại đây chúng tôi đã làm được 2 việc như sau: Thứ nhứt là khi ra lệnh cho Liên Đoàn Đặc Nhiệm ở Gò-Dầu-Hạ, Thiếu-tá Sơn có hỏi tôi, có ông Quân-trưởng Gò-Dầu-Hạ xin tháp tùng, có cho đi không. Tôi đáp chở hết và đánh đắm tất cả các chiến đĩnh hư hỏng, đi vận tốc tối đa ra sông Soài-Rạp. Sơn hỏi ‘Lệnh của ai’. Tôi đáp có ‘một sao’ ngồi đây. Đô-đốc Phú cười. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy ông cười. Và đoàn giang đĩnh Gò-Dầu-Hạ đã ra đến Soài-Rạp an toàn trưa ngày 30 tháng 4. Nếu Liên Đoàn Đặc Nhiệm ở Tuyên-Nhơn của Thiếu-tá Lê Anh Tuấn lên máy liên lạc với tôi, tôi cũng sẽ bảo đi như Gò-Dầu-Hạ. Tiếc thay! Thứ hai là, cho đến phút chót, chúng tôi vẫn giữ đuợc trật tự, an ninh trên tất cả chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 và cho Đại Đội Tuần Giang và Giang Cảnh Long-An tháp tùng ra sông Soài-Rạp. Tiếc rằng Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu và Ông Tỉnh-trưởng Long-An từ chối không ra đi, ở lại. Một điều nữa là cho đến giờ này tôi rất yên lòng là suốt thời gian đụng nhiều trận nặng, trước những đợt tấn công ào ạt biển người của địch, như đã mô tả ở trên, nhưng chỉ có mấy anh em bị thương (khoảng 5 người) mà không mất mát người nào, cho đến khi tôi lên HQ402, giã từ nhiệm vụ Chỉ huy Lực Lượng Đặc Nhiệm 99.”

Lên HQ402, một con tàu hư hỏng với trên 2000 người trên tàu. Chính Đại-tá Dõng đã nhọc công lái HQ402 ra biển, chỉ huy con tàu ấy, cho đến khi tất cả số người trên tàu được chuyển sang tàu khác. HQ402 được lệnh đánh chìm. (Hoàn cảnh của HQ402 đã được Bà Diệp Mỹ Linh kể lại rất chi tiết trong cuốn HQVNCH Ra Khơi, nơi trang 261, 262).

Một Chút Riêng Tư

Hải Quân là một quân chủng, nhưng trên thực tế lúc đông nhất chỉ trên Bốn Chục Ngàn người. Với những sĩ quan cấp tá, thì hầu như ai cũng biết nhau. Biết khá kỹ về khả năng, tính tình của nhau. Ông này điềm tĩnh, uyên thâm, hợp với vai trò tham mưu. Ông kia trầm tĩnh, chịu sóng, thích đi tàu. Ông khác thì ồn ào, xông xáo chỉ thích hợp với các đơn vị trong sông… Nhưng trường hợp của Đại-tá Dõng thì hơi khác. Tuy xuất thân khóa 8, khóa đầu tiên được giảng dạy bằng việt ngữ của trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ra trường năm 1960, nhưng ông đã may mắn trải qua những thời gian đi biển, đi sông, đã từng giữ các chức vụ Hạm-trưởng, đã đi du học, đã làm Hạm-trưởng vượt Thái-Bình-Dương, đem tàu từ Mỹ về nước. Đặc biệt chỉ 4 năm sau khi ra trường, ông đã được chỉ định làm Chỉ-huy-trưởng Hải Đoàn 22 Xung Phong, một đơn vị khét tiếng với những chiến công trong sông. Và cuộc chiến trong sông hầu như rất thích hợp với ông. Ông liên tiếp tạo được nhiều thành tích, khiến ông vừa từ giã Hải Đoàn này, lại tiếp tục Chỉ huy Giang Đoàn khác. Cùng lúc với cuộc chiến bùng lên, Hải Quân bành trướng mau lẹ, ông là vị sĩ quan khóa 8 đeo lon Đại-tá sớm nhất, vượt qua nhiều khóa đàn anh. Chúng tôi có hỏi: “Yếu tố nào đã khiến ông ra gia nhập Hải Quân. Và lúc vào Hải Quân ông có nghĩ rằng, mới ngoài 30 tuổi, ông đã đeo lon tới Quan Năm tàu thủy không… Ông cười và đáp:

“Trong một buổi tối, ngồi chơi tại bến Bạch-Đằng, nhìn những thủy thủ lên xuống chiến hạm, thấy những con tàu xám uy nghi, tôi xúc động và tìm cách vào Hải Quân qua người bạn thân là Đại-tá Nguyễn Ngọc Rắc. Lúc vào trường còn đội nón như Hạ-sĩ-quan, vành nón đen bóng, chỉ mong sớm mãn khóa để có cái vành vàng vàng trên nón là thích rồi. Ra trường, đơn vị đầu tiên của tôi là HQ330, Hạm-trưởng là Hải-Quân Trung-úy Lê Triệu Đẩu, cũng là Sĩ quan Đại-Đội-trưởng Khóa 8. Lúc ấy lên cấp khó khăn, từ Hạm-trưởng, Hạm-phó, Cơ-khí-trưởng…ai cũng là Trung-úy cả. Tôi cũng chỉ mong đến lúc có 2 vạch trên vai như mọi người thôi. Ai dè cuộc đời đưa đẩy…”

Dù sao cuộc chiến cũ cũng đã nhạt nhòa, có điều gì được coi là vui, là đáng nhắc lại. Đại-tá Dõng đáp:

“Quê tôi là Long-An, cùng quê với ông Huỳnh Duy Thiệp. Tôi sinh năm 1936. Qua đây thấp thoáng gần 30 năm. Cuộc đời chẳng còn mấy chốc. Tôi cũng mới nghỉ hưu. Tụi nhỏ 6 đứa đều đã nên người, 5 đứa đã có gia đình. Sao mà nhớ lại những ngày tháng cũ, vẫn cứ bồi hồi. Kỷ niệm vui nhất là vào khoảng tháng 4 năm 1964, tôi được ân thưởng một Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng do Đại-tướng Lê Văn Tỵ ký. Đó là kết quả sau cuộc hành quân tại Lương-Hòa-Thượng, sông Vàm-Cỏ-Đông. Hải Đoàn được tăng phái một Đại Đội Biệt Động Quân. Chỉ-huy-trưởng Hải-đoàn lúc đó là HQ Đại-úy Huỳnh Duy Thiệp. Ông đã ủy nhiệm cho tôi ‘làm ăn’, với câu dặn dò: ‘Ê, đ.m. Đây là chuyến thử lửa đầu tiên của mày đó nha mậy’, rồi ông cười hề hề coi như chuyện nhỏ. Tôi cố gắng và thi hành tốt đẹp chuyến hành quân này. Từ đó, ông hoàn toàn tín nhiệm tôi 100%, dù cuộc hành quân trên kết quả rất khiêm nhường: tịch thu 1 CKC và 40 quả lựu đạn. Tôi đi sát ông. Tôi có thể nói rằng cấp bậc Đại-Tá mà tôi có được, một phần không ngỏ là do vị CHT Huỳnh Duy Thiệp tạo nên. Do những kinh nghiệm của ông mà tôi tiếp nhận được, cũng như những tư cách chỉ huy, rất bình tĩnh khi đụng trận, nhất là những quyết định bất ngờ, dứt khoát mà chỉ những người có thiên tư về chiến trận mới có được. Những bài học máu xương trong sông tôi đã học được từ ông. Ông đã bắt cái cầu qua sông để tôi tự vạch rừng, làm đường mà tiến. (Phải không anh Thiệp).” Đại-tá Dõng đã nói rất thiết tha với tất cả sự chân thành.

Ngưng một lát rồi ông êm ả nó:

“Đối với người trên tôi đã học được là từ anh Thiệp. Nhưng như chúng ta đều biết, ở trong quân trường, có bài học nào dạy chúng ta tác chiến trong sông đâu. Trên thế giới, nói đến Hải Quân là nói đến những con tàu lớn hoạt động trên các đại dương, nói đến trận Eo Đối-Mã, trận tấn công Trân-Châu-Cảng của Hải Quân Nhựt. Nói đén những luồng nước, những tai ương, bấc trắc của thời tiết… Có chiến trường nào đầy sông rạch như châu thổ Cửu-Long-Giang. Một vựa lúa của miền Nam, một vùng đất sình lầy chằng chịt những kinh rạch như mạng nhện. Chính nơi này, nói không ngoa, là vùng đất mà suốt cuộc chiến ngày đêm, mùa nắng cũng như mùa mưa, những người lính Hải-quân chúng ta lầm lủi, đối đầu với địch. Chúng ta đã có những chiến công hào hùng, nhưng cũng đầy gian lao khốn khổ. Từ U-Minh, Đồng-Tháp, Gò-Quao, Tuyên-Nhơn, Năm-Căn, Tam-Giác-Sắt.. khắp vùng sông nước mịt mùng đó, chúng ta đã gian khổ đi qua, và không thiếu bạn bè ta đã nằm xuống. Có người đem được xác về. Có người sau một tiếng mìn bung nước, mất tăm. Những kinh nghiệm máu xương đó, với tôi, tôi đã học được từ những người lính dưới quyền. Nhiều người đã chỉ cho tôi những lắt léo, nguy nan cần phải tránh. Nhiều người mà sự can trường, lòng dũng cảm khiến tôi phải kính cẩn cúi đầu. Cấp bậc của tôi, tôi đã mang trên vai, như một vinh dự, đồng thời còn là một ân nghĩa từ tất cả những ai mà tôi đã có dịp cùng nhau chiến đấu tạo nên.

Nhớ lại, viết ra không thể hết. Một số những gương anh dũng tôi đã ghi lại dưới đây. Trong đó không thiếu những điều gần như huyền bí, lạ lùng, không thể nào giải thích, nhưng hoàn toàn có thực. Bây giờ cuộc chiến đã phai tàn. Tôi xin mượn những dòng này để tạ ơn những đóng góp của các chiến hữu một thời xa xưa. Cũng xin thắp một tuần hương gửi tới anh linh những ai đã ngã xuống trên vùng sông nước quê nhà.

Cũng xin gởi lời chào thân quý tới tất cả bè bạn áo trắng bốn phương, cũng như còn ở nơi quê cũ. Và nếu những tiết lộ trên đây về cuộc chiến, có lọt tới gia đình nạn nhân ở phía bên kia, tôi cũng cầu xin cho anh linh những người đã chết được êm đềm siêu thoát. Các anh, dưới áp lực này, hay lý do kia mà phải lao đầu vào vùng lửa đạn. Các anh chẳng thể nào lùi. Còn chúng tôi ở miền Nam, chúng tôi cũng đâu có thể làm khác. Định mệnh hay vận nước chẳng may khiến chúng ta gặp nhau nơi trận địa. Chúng ta cùng khốn khổ như nhau. Gần 30 năm đã qua, biết ra thì hầu như đã trễ. Tôi đã ghi lại những điều trung thực, hầu để thế hệ sau có thêm tài liệu để hiểu thêm về nỗi đau đớn của một cuộc tương tàn mà người Việt Nam dù Nam hay Bắc, đã không làm chủ được. Chúng ta đều có nỗi đau chung.”

Lê Hữu Dõng, kể
Phan Lạc Tiếp, ghi
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	image001.jpg
Views:	0
Size:	9.0 KB
ID:	1308940  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Đôla Trăm (12-01-2018)
Old 12-01-2018   #157
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default 55 Năm Rồi Mới Gặp!





51 năm sau ngày tử trận, nghi lễ an táng phi công John A. House II cử hành sáng 27-9-2018 tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.


Thiếu Tướng Edward D. Banta thuộc TQLC/HK, Chủ Toạ buổi lễ



Tác giả Phan Công Tôn và quan tài bạn cũ. Phía sau là Amy, Fran, Eric và Susan
Trước khi viết, tôi nghĩ đến việc đặt cái tên cho bài viết này. Tự dưng trong đầu tôi bật ra lời một bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên:


“Năm năm rồi không gặp.

Từ khi em lấy chồng.

Anh dặm trường mê mãi.

Đời chia như nhánh sông…


… Năm năm rồi trở lại.

Một màu tang ngút trời.

Thương người em năm cũ.

Thương goá phụ bên song …


Câu chuyện thật của cặp vợ chồng bạn thân của tôi đã kết thúc đau buồn hơn. Tuy cùng vì cuộc chiến Việt Nam, nhưng người “góa phụ bên song” trong chuyện thật này là bà vợ của một chiến binh Mỹ, thời góa bụa cũng dài hơn tới... 11 lần, so với 5 năm trong bài “Chuyện Tình Buồn” kể trên. Do vậy, tựa đề của bài viết này là: “55 năm rồi mới gặp”.

*
Tôi xin tóm tắt nội dung bài “Vùng Trời Quê Bạn”, phần đầu của truyện ngắn: “Năm mươi lăm năm rồi mới gặp”:

Năm 1963 tôi là một Thiếu Uý Thuỷ Quân Lục Chiến, được gởi đi dự Khoá Căn Bản TQLC tại Trường TQLC/Hoa Kỳ ở Quantico, Virginia. Tôi có một anh bạn Mỹ cùng phòng rất thân tên là John A. House II, bạn bè thường gọi là Jack. Anh ta có một cô bạn gái người Hawaiian gốc Nhật, tên là Amy, một cô giáo Tiểu Học tại tiểu bang Oregon. Sau này, Amy xin chuyển về dạy tại Virginia. Khi Jack và Amy tổ chức đám cưới tại Baltimore, Maryland, tôi là người bạn duy nhất trong Trường được mời tham dự đám cưới và làm Rể Phụ. Chúng tôi trở thành một bộ ba rất thân thiết trong suốt khoá học. Sau khi mãn khoá, tôi về nước vào năm 1964, còn Jack thì học thêm một Khoá Phi Hành để trở thành một Phi Công Trực Thăng của TQLC/Hoa Kỳ.

Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau qua thư từ và gởi quà cáp cho nhau. Năm 1966 có hai tin vui, Jack được thăng cấp Đại Uý và Amy thì đang có bầu. Đầu năm 1967 Jack đưa Amy về Hawaii và theo đơn vị sang chiến đấu tại Việt Nam từ tháng 2/1967. Không Đoàn Trực Thăng của Jack đồn trú tại vùng phi trường Phú Bài, phía Đông Nam của thành phố Huế. Thời gian này tôi và Jack vẫn thường xuyên viết thư cho nhau. Hai đứa hẹn nhau, khi nào có phép thì sẽ cùng về thăm Sài Gòn và lên thăm quê Đà Lạt của tôi.

Nhưng chưa có phép, chưa có dịp đi chơi Sài Gòn và về thăm Đà Lạt như đã hẹn nhau, thì đùng một cái, trong một phi vụ hành quân chở Toán Trinh Sát vào vùng phía Nam phi trường Phú Bài, trực thăng của Jack đã bị hoả lực phòng không của Việt Cộng bắn hạ trong ngày 30 tháng 6/1967. Khi đó bên Hawaii, Amy vừa sanh cháu trai Eric mới được 28 ngày.

Sau ngày 30 tháng 4/1975 tôi bị đi tù “cải tạo” gần 10 năm dưới chế độ Cộng Sản. Khi được thả ra, tôi đã vượt biển 3 lần trong hai năm 1985 và 1986 nhưng không thành công. Lần thứ 4 vào tháng Giêng/1987 tôi may mắn vượt thoát và đến được Thái Lan. Tám tháng sau tôi được đi Mỹ và định cư tại tiểu bang Utah từ đó đến bây giờ.

*
Đến năm 1998 tôi bắt đầu viết truyện ngắn. Tác phẩm “Vùng Trời Quê Bạn” về Jack và Amy là truyện ngắn đầu tay của tôi. Đến năm 2012 tôi cho xuất bản Tuyển Tập Truyện Ngắn mang tên: “VÙNG TRỜI QUÊ BẠN”, đây cũng là tên của truyện ngắn đầu tiên trong tuyển tập có 10 truyện ngắn này.

Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”, họ rất thích truyện này và họ yêu cầu tôi dịch truyện này sang tiếng Anh để họ và gia đình họ được đọc câu chuyện rất hay và cảm động này. Đó là lý do vào năm 2015, tôi dịch truyện ngắn này với tên “Fatal Skies” và gởi hoặc trao tay cho một số đông bạn Mỹ quen biết. Sau khi đọc và qua chuyện trò, mọi người đều khen: câu chuyện rất hay và rất cảm động.

Và chỉ có thế!

Cho đến một ngày




Anh Trịnh Văn Muôn, một người bạn thân của chúng tôi tại Tiểu bang Utah, gia đình anh chị tổ chức đón “Giao Thừa Tây” tại nhà trong đêm 31 tháng 12 năm 2017. Anh chị mời vợ chồng tôi đến dự để chung vui với anh chị và tất cả con cháu, gồm khoảng 20 người đều tề tựu về đầy đủ. Đặc biệt tại bữa tiệc này tôi gặp và làm quen với một người Mỹ tên là Kevin Wheeler (xin phép không tiết lộ tên thật). Kevin có người vợ Việt Nam, cô này ở gần nhà cùng quê với anh chị Muôn (Xã Phú Kiết, Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang).

Vợ chồng Kevin nhận lời mời của anh chị Muôn và đã lái xe từ New Mexico tới Utah chiều ngày hôm trước. Vợ chồng tôi được sắp xếp ngồi chung bàn cùng vợ chồng Kevin cho nên suốt mấy tiếng đồng hồ, Kevin và tôi đã trao đổi với nhau qua nhiều vấn đề trong đời sống. Kevin cho biết đã phục vụ trong Cơ Quan An Ninh Tình Báo thuộc Quân Lực Hoa Kỳ và năm 1970 có qua Việt Nam và hoạt động khoảng 4 tháng trong vùng Dak To thuộc tỉnh Kon Tum. Và hơn 20 năm trong đời binh nghiệp, Kevin đã làm việc và đi qua 23 quốc gia khác nhau…

Khi Kevin hỏi tôi: tới Mỹ lần đầu tiên vào năm nào? Tôi có kể chuyện đi học tại Quantico, Virginia vào năm 1963 và có nhắc đến Jack và Amy; câu chuyện dính líu tới bài “Fatal Skies” mà tôi đã dịch sang tiếng Anh hơn 3 năm về trước. Tôi cũng nói cho Kevin biết, từ khi đến Mỹ vào năm 1987 (sau chuyến vượt biển lần thứ 4 đến TháiLan), tôi có gọi về Trường Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia hai lần để hỏi tin tức về Amy, nhưng nơi đó không biết gì cả. Kevin cho tôi email address và yêu cầu tôi gởi bài Fatal Skies cho Kevin vì ngày hôm sau vợ chồng Kevin phải lái xe trở về New Mexico.

Hai ngày sau, qua email, tôi gởi bài Fatal Skies (cho Kevin đọc) và bài Vùng Trời Quê Bạn (cho bà xã Kevin đọc). Đợi gần cả tháng, sao không thấy Kevin ư hử gì cả, nên bà xã tôi mới gởi một email hỏi thăm vợ chồng Kevin xem có nhận được 2 bài tôi gởi xuống không? Ngày hôm sau (30 tháng 1/2018) tôi nhận được email của Kevin, ông ta phân trần là sau khi nhận và đọc được bài Fatal Skies, ông ta quá cảm động và đã tự nguyện lao vào “làm việc theo chuyên nghiệp” với mục đích là làm sao có thể tìm ra manh mối của Amy, đứa con trai và thân nhân của Jack, nếu có thể. Cũng giống như cả mấy chục ông bạn Mỹ mà tôi đã gởi bài cho họ đọc trước đây, họ chỉ khen: bài hay và cảm động, rồi … “nín khe”! Do đó, đối với Kevin, tôi cũng không dám “gợi ý” gì thêm cả! Vậy mà, “trời xui đất khiến” như thế nào đó, lần này tôi đã … “trúng tủ”!

Qua email, Kevin gởi cho tôi một tấm hình của Jack, mới xem ảnh, tôi biết đây là … thứ thiệt rồi! Thêm vào đó là tin tức tóm lược phi vụ hành quân của Jack trong ngày 30 tháng 6/1967, Jack tử trận trong ngày hôm đó và hài cốt được tìm thấy hôm 25 tháng 6/2012; tên ba má của Jack cùng năm sanh và năm qua đời, tên hai người em của Jack và tiểu bang họ đang sống. Cuối cùng, cái tin làm tôi “nổi da gà” là số điện thoại và địa chỉ của Amy tại Kailua, Honolulu County, Hawaii!

Trong ngày 30 tháng 1/2018, tôi phải “canh giờ”, vì Hawaii đi sau Utah 4 tiếng đồng hồ. Tôi gọi Amy hai lần, không ai bắt điện thoại cả, đành chỉ để lại lời nhắn với đầy hồi hộp và lo âu, không biết số phone này có đúng hay không? Mãi tới 9 giờ đêm, giờ Utah, Amy gọi lại. Sau khi hai bên hỏi và xác nhận ra nhau, cả hai đầu dây vang lên những tiếng rú vui mừng lẫn những tiếng khóc nức nở, sụt sùi!

Đã hơn 55 năm rồi, bây giờ mới nghe lại giọng nói của nhau qua biết bao kể lể, tâm sự với biết bao thăng trầm, với biết bao kỷ niệm buồn vui của cuộc sống qua hơn nửa thế kỷ!

*

Trong hai tuần lễ đầu tiên sau khi Amy và tôi liên lạc được với nhau, chúng tôi thật là “túi bụi”! Amy và bà xã tôi cũng có nhiều dịp nói chuyện với nhau qua điện thoại, chúng tôi rất cảm động và quý mến Amy khi biết được rằng năm Jack tử trận, Amy là một goá phụ còn quá trẻ: mới 26 tuổi, vậy mà Amy không tái giá, sống cu ky như vậy cho đến bây giờ! (Năm nay, 2018, Amy đã trở thành “bà cụ” với 77 cái xuân xanh!). Nuôi con trai Eric ăn học và thành tài. Năm 2004 Eric 37 tuổi mới lấy vợ, tên Susan.

Qua Amy, tôi liên lạc được với Mark House, người em trai út của Jack. Năm 1963, khi Jack và Amy làm đám cưới, tôi là chú rể phụ và Mark chỉ là một cậu bé mới lên10. Tôi và Mark thường liên lạc với nhau qua điện thoại và gởi hình ảnh cho nhau qua email. Năm nay, 2018, Mark (65tuổi), vợ là Francis (mọi người thường gọi là Fran), hai vợ chồng có 3 cậu con trai 37, 34 và 30 tuổi. Gia đình Mark/Fran đang sống tại thành phố Pelham, tiểu bang New York.

Amy và Mark cũng cho biết thêm một tin thật là xúc động: Trong hình chụp chung với thân nhân ngày đám cưới của Jack và Amy vào năm 1963, có tất cả 11 người, gồm ba má, các chú, các cô, các dì của Jack; đến bây giờ, 8 người đã qua đời, kể cả cô phù dâu Ingrid Braren. Ba người còn sống là chú rể phụ Tôn, cô dâu Amy và Mark House, cậu em út của chú rể!

Cũng qua Amy và Mark, tôi liên lạc được với Robert House (trong nhà gọi là Bob), Bob là em kế của Jack và là anh của Mark. Ngày Jack và Amy cưới nhau (17 tháng 8 năm 1963) Bob không về dự đám cưới được vì đang là chuyên viên điện tử trên chiến hạm chống tàu ngầm USS Bennington đang hoạt động trong vùng Biển Hoa Nam (the South China Sea). Bob đã 76 tuổi (năm 2018), vợ là Judy, 72 tuổi; hai vợ chồng có cô con gái lớn 42 tuổi, đang sống ở San Diego và cậu con trai 35 tuổi còn độc thân, có nhà riêng cách nhà cha mẹ khoảng 15 dặm cùng thành phố Meridian, tiểu bang Idaho.

Cũng qua Amy và Mark, tôi rất may mắn và thích thú được làm quen với cựu Trung Tá Mark D. Mariska. Ông thuộc Cơ Quan An Ninh Lục Quân Hoa Kỳ (The U.S. Army Security Agency) với nhiệm vụ cung cấp các tín hiệu và các tin tức tình báo điện tử cho các đơn vị liên hệ. Thời gian ở Việt Nam, ông đươc chỉ định về làm việc chung với Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại phi trường Phú Bài từ tháng Giêng cho đến tháng 12/1967, lúc đó Ông mang cấp bậc Đại Uý. Vì đồn trú chung, nên từ tháng 2 đến tháng 6/1967 Ông và Jack trở thành hai người bạn chí thân. Sau thời gian công tác trở về căn cứ Phú Bài, họ thường bù khú với nhau tại các Bar của đơn vị qua các tiệc tùng và cốc rượu. Nhân dịp sinh nhật của Megan, con gái của Mariska (ngày 4 tháng 5 năm 1967) và của Eric, con trai của Jack (ngày 2 tháng 6 năm 1967) họ làm tiệc ăn mừng chung với nhau …

Từ năm 1972, Mariska không còn đảm nhiệm các chức vụ trong Lục Quân và chuyển qua phục vụ Vệ Binh Quốc Gia và Trừ Bị trong 19 năm. Ông giải ngũ vào tháng 8/1991 sau 29 năm phục vụ.

Tôi và Mariska thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại và email. Vào ngày 26 tháng 2/2018 tôi nhận được một tập tài liệu dày 120 trang cỡ 21.5 x 28 cm do Mariska gởi đến từ thành phố Stamford thuộc tiểu bang Connecticut (nơi ông và gia đình đang cư ngụ).

Trong tập tài liệu này ông đã viết, sưu tập và đúc kết những tài liệu thật là cụ thể, chính xác do các nhân vật có liên quan đến Jack qua quân vụ, những quân nhân thuộc Tiểu Đội Trinh Sát và viên Phi Công Phụ trong cùng chuyến bay với Jack, nhưng còn sống sót. Họ đã viết các chi tiết trong “chuyến bay định mệnh” đó! Ngoài ra, ông có thêm vào trong tập tài liệu này bài “Fatal Skies” (bài “Vùng Trời Quê Bạn” do tôi viết lại bằng Anh ngữ).

Trong thời gian khoảng 8 tháng, từ tháng 2 đến tháng 9/2018, qua Amy (cùng con trai Eric và cô dâu Susan), với hai em của Jack (Robert House & vợ Judy; Mark House & vợ Fran), với cựu Trung Tá Mark D. Mariska & vợ Kathy … Chúng tôi thường xuyên trao đổi tin tức với nhau qua đời sống hiện tại và những tin tức cập nhật hoá liên quan đến cái chết của Jack và 4 đồng đội cùng tử nạn trong ngày bị rớt trực thăng.

Ngoài Jack là Đại Uý Phi Công Trưởng, còn có thêm 4 đồng đội:

Hạ Sĩ I Trinh Sát Glyn L. Runnels,

Hạ Sĩ I Trinh Sát Merlin R. Allen,

Hạ Sĩ Trinh Sát John D. Killen, III, 4. Y tá Quân Y thuộc Hải Quân Michael B. Judd.


Cả 5 bộ hài cốt này được tìm thấy ngày 25 tháng 6 năm 2012, tức là sau 45 năm, qua các toán Hợp Tác Chung của Hoa Kỳ và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đi tìm “Quân Nhân Mỹ bị Tử Trận/Mất Tích tại Việt Nam.

Sau khi được thử nghiệm và kiểm chứng qua DPAA (The Defense POW/MIA Accounting Agency) và Armed Forces Medical Examiner System, cả 5 bộ hài cốt này được đưa về “The U.S. Army Central Identification Labatory” (Phòng Thí Nghiệm thuộc Cơ Quan Nhận Diện Trung Ương của Lục Quân Hoa Kỳ) tại tiểu bang Hawaii.

Đến năm 2013, hai bộ hài cốt của Allen và Judd được giao lại cho hai gia đình liên hệ để được mai táng theo nghi thức vinh danh của Quân Đội.


Trong quan tài đặt tại Hawaii chỉ còn lại 3 bộ hài cốt của: Jack (tức Đại Uý John A. House II), Hạ Sĩ I Glyn L. Runnels Jr. và Hạ Sĩ John D. Killen III. (Chỉ có Jack là có thân nhân đến thử nghiệm và kiểm chứng, còn hai đồng đội kia không còn thân nhân hoặc gia đình đến kiểm chứng nên Bộ Quốc Phòng và Lực Lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ quyết định: cả ba hài cốt này được nằm chung trong một quan tài và sẽ được mai táng chung cùng một lúc).

Mấy tháng đầu năm 2018, Amy, các em của Jack và cựu Trung Tá Mariska cho tôi biết ngày làm lễ mai táng ba bộ hài cốt khi thì tháng 6, rồi tháng 7, rồi tháng 8 … Nhưng chính xác là vào ngày 18 tháng 6/2018 tôi mới nhận được email của các người liên hệ nói trên thông báo: đã được Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chính thức xác nhận ngày làm lễ mai táng hài cốt của Jack và hai đồng đội đúng vào ngày thứ Năm, 27 tháng 9 năm 2018 tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington lúc 9 giờ sáng.

*

Ngày chúng tôi hồi hộp, xúc động và trông chờ… đã đến!

Thân nhân, bạn bè thuộc các gia đình liên hệ từ các tiểu bang khác nhau như Hawaii, Utah, Idaho, Connecticut và New York đã tề tựu về đầy đủ tại Washington, D.C. từ ngày 25 cho đến 30 tháng 9/2018.

Theo chương trình, từ lúc 7 giờ sáng ngày 27 tháng 9/2018, mọi người tập trung tại tiền sảnh của khách sạn “Sheraton Pentagon City Hotel”.

Đến 8:30 AM rời khách sạn Sheraton. Gần 80 thân nhân và bạn bè được hai xe buýt do Ban Tổ Chức Tang Lễ cung cấp, chở đến khu vực hành lễ ở nghĩa trang Arlington (thời gian lái xe khoảng 20 phút).

Khi đoàn xe đang chạy trong khu nghĩa trang Arlington rộng lớn, hai bên là hàng hàng lớp lớp các mộ bia trắng xoá trải dài mút mắt, có một lúc đoàn xe tạm ngừng lại trước Nhà Quàn của Nghĩa Trang, để các thân nhân trực hệ của các quân nhân quá cố trong lễ mai táng này, xuống xe, tập trung lại để được Giám Đốc Nghĩa Trang Arlington chia sẻ niềm xúc động trong tang lễ và gởi đến tận tay mỗi người một cuốn sách nói về lịch sử và sinh hoạt của nghĩa trang Arlington.

Khoảng 10 phút sau, đoàn xe tiếp tục chạy đến một địa điểm có chiếc xe Limosine chở quan tài đang đợi sẵn. Sáu quân nhân TQLC/HK chuyển quan tài từ xe Limosine qua xe thổ mộ, xe này có 6 ngựa kéo và 3 quân nhân TQLC/HK ngồi trên lưng ngựa điều khiển. Lúc này, theo đúng chương trình, có 2 chiếc máy bay cánh quạt của TQLC/HK bay qua bầu trời trên vị trí đang hành lễ chuyển quan tài.

Tiếp theo, đoàn Quân Nhạc của TQLC/HK với hơn 20 nhạc công trong quân phục áo đỏ, quần trắng và một Trung Đội Dàn Chào có súng với hơn 34 quân nhân TQLC trong quân phục đại lễ: nón casquette trắng, áo đen, quần trắng. Hai toán này rời sân cỏ đang đứng để chuyển đến vị trí trước xe thổ mộ (đoàn Quân Nhạc đi đầu).

Đoàn quân dự tang lễ bắt đầu tiến bước, đi đầu là các Sĩ Quan hướng dẫn, sau đó là toán thủ Quốc Quân Kỳ, đoàn Quân nhạc, Trung Đội Chào Kính, các Sĩ Quan Quân Lễ đi trước xe thổ mộ, 6 quân nhân TQLC bước theo sau xe thổ mộ và sau cùng là đoàn xe của phái đoàn dự tang lễ.

Hôm nay bầu trời D.C. u ám và khi đoàn xe đi gần tới vị trí hành lễ, trời bắt đầu đổ mưa, cơn mưa nhẹ chớm Thu của miền Đông nước Mỹ. Tôi hình dung những giọt mưa đang thay cho nước mắt, khóc cho cái buồn của tang lễ đầy xúc động này!

Tại vị trí hành lễ, một cái lều đã được dựng lên, trong lều chỉ có hai hàng ghế xếp, dành cho một số thân nhân trực hệ của những người quá cố. Phía trước lều, bên trái, có đặt hai vòng hoa tang của Không Đoàn Trực Thăng HMM 265 và của Lực Lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ; bên dưới là 5 bảng trắng bọc plastic đen được dựng đứng trên thảm cỏ, mỗi bảng có ghi tên người quá cố với cấp bậc, đơn vị, ngày tử trận và ngày mai táng.

(Nước Mỹ quả thật xứng đáng là một nước văn minh và dân chủ đáng ngưỡng mộ! Các quân nhân có công trận với tổ quốc, không phân biệt cấp bậc, đều được ân thưởng qua những nghi thức trang trọng như nhau).

Sáu quân nhân TQLC/HK nhịp nhàng khiêng quan tài từ xe thổ mộ vào đặt trong lều trước hai hàng ghế.

Amy ngồi đối diện với quan tài nơi hàng ghế đầu, bìa bên phải, kế đó là Eric.

Nhìn quan tài của Jack. Rồi nhìn Amy với ánh mắt đăm chiêu và thật buồn. Tôi liên tưởng đến cảnh trở về của Jack qua bài hát “Kỷ Vật Cho Em”, thơ Linh Phương do Phạm Duy phổ nhạc:

“Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại

Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về.

… Anh trở về, anh trở về, hàng cây nghiêng ngả

Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa …”

Amy ơi! Jack đang trở về đó! Cái hẹn “mai mốt anh về” của Jack sao dài hun hút đến như vậy?!

Jack đang trở về với người vợ hiền, chung thuỷ qua hơn 51năm trời chờ đợi.

Jack đang trở về với đứa con trai duy nhất mà Jack chưa hề gặp mặt.

Jack ơi! Hôm nay có đông đủ thân nhân và bạn bè đến đưa tiễn bạn.

Có lẻ bạn đang vui lắm, có phải không?

Mưa ngừng rơi trước khi nghi lễ chính thức bắt đầu!

Thiếu Tướng (2 sao) Edward D. Banta thuộc TQLC/HK, đại diện cho Tư Lệnh TQLC/HK làm Chủ Toạ buổi lễ. Đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ/Kiêm Giáo Sĩ, điều hành các nghi thức tôn giáo.

Sau các nghi thức hành lễ như vinh danh, lễ bắn 21 phát súng và kèn truy điệu cho các chiến sĩ đã hy sinh. Cuối cùng là lễ Thu Kỳ đang phủ trên quan tài.

Sau khi thu kỳ xong, lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ đã được gấp lại thành hình tam giác, một vị Sĩ Quan trao lá cờ này cho Thiếu Tướng Chủ Toạ. Khi bước vào lều, Thiếu Tướng Edward D. Banta tới trước mặt Amy, quỳ xuống trên đầu gối phải và trân trọng trao lá Quốc Kỳ cho Amy. Sau đó, một vị Sĩ Quan khác cũng trao một lá Quốc Kỳ khác cho một phụ nữ, chị của Trinh Sát Viên Killen. Ngoài ra, các thân nhân trực hệ của những tử sĩ này, mỗi người còn được nhận một bản (plaque) cám ơn có chử ký của Đại Tướng Robert B. Neller, Tư Lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Sau phần nghi lễ, mọi người luân phiên nhau lên đứng cạnh quan tài để cầu nguyện và chia tay với các tử sĩ.

[Mặc dù trong quan tài chỉ còn hài cốt của 3 chiến sĩ: John A. House II, Glyn L. Runnels Jr. và John D. Killen III, tuy nhiên, theo nghi thức, vẫn có bảng tên của cả 5 chiến sĩ tại địa điểm hành lễ và họ cùng được làm lễ vinh danh và truy điệu chung với nhau].

Sau đó Ban Tổ Chức đã hướng dẫn một số thân nhân đi thăm vị trí sẽ đào huyệt chôn quan tài, dự trù sẽ chôn vào chiều nay sau khi mọi người đã ra về. Tôi cũng đi theo tới xem vị trí mộ phần, cách vị trí hành lễ khoảng 100 thước, và ghi nhận được, đây là Mộ phần số 11865 trong Khu vực 60.

Khi đang bước trên bãi cỏ xanh mướt để trở lại vị trí hành lễ, tôi chợt nhớ lại sáng nay tại khách sạn Sheraton. Điều làm tôi háo hức qua trông chờ, đó là dịp tôi được gặp lại Amy và Mark House sau hơn 55 năm xa cách! Không có gì so sánh được với niềm vui và nỗi xúc động trong dịp tái ngộ đầy kỳ thú này!

Cũng trong dịp này, lần đầu tiên vợ tôi mới được giáp mặt với Amy và Mark House. Và vợ chồng tôi, cũng là lần đầu tiên mới được gặp Fran, vợ Mark House và ba cậu con trai; Bob House và vợ Judy; và cựu Trung Tá Mark Mariska, dù đã quen biết nhau qua email và điện thoại từ hơn 8 tháng nay.

Tại tiền sảnh của khách sạn Sheraton, chúng tôi có hơn một tiếng rưởi đồng hồ quây quần bên nhau qua những cái bắt tay, những lần ôm vồ lấy nhau, những câu hỏi ríu rít, những cái nhìn cho nhau diễn đạt niềm vui và nỗi xúc động. Và đặc biệt nhất là với những giọt nước mắt chan chứa buồn, vui với tràn đầy tình thương mến …

Sau những vồn vã, rộn ràng với người thân của Jack, hình ảnh Jack như hiện về để cùng hoà nhập…

Jack tử trận vào ngày 30 tháng 6/1967.

Hài cốt được tìm thấy ngày 25 tháng 6/2012, tức là sau 45 năm.

Quan tài được mai táng ngày 27 tháng 9/2018, tức là 51 năm sau ngày tử trận.

Jack qua đời, để lại một vợ, Amy và một con trai, Eric. Cháu Eric sanh ngày 2 tháng 6/1967, chỉ mới được 28-ngày-tuổi, ngày bố Jack qua đời!



Jack ơi! Dù có buồn đau, có tiếc thương, có luyến nhớ mỗi khi nghĩ đến bạn nhưng với kinh nghiệm của đời mình qua gần 80 năm, tôi dường như bất lực và đành phải tuân theo định mệnh mà Thượng Đế đã ban cho, đã tạo ra, đã sắp xếp cho mỗi con người của chúng ta trong cõi trần thế này!

Chúng ta, và ngay cả với những người chống tiêu cực hoặc chống yếm thế, cũng không làm được gì trong việc muốn xoay ngược hoặc đổi thay sự sống hay cái chết cho đời mình. Và cuối cùng, mọi người đành phải “nhắm mắt đưa chân” đi theo con đường số mệnh đã được Thượng Đế an bài!

Nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy nguôi ngoai hơn, trút bỏ bớt được gánh nặng đau buồn vì bạn, vì mọi người thân trong gia đình bạn và những bạn bè gần xa của bạn.

Từ tiểu bang Utah xa xôi, vợ chồng tôi về đây tham dự lễ an táng của bạn tại nghĩa trang Arlington này. Suốt trong buổi lễ, hình ảnh bạn hiện về và phủ ngập ký ức của tôi. Tôi nói chuyện với bạn và cầu nguyện cho bạn. Lúc đặt bàn tay lên quan tài của bạn để chia tay, tôi đã thì thầm:

Jack ơi! Bạn chưa chết! Bạn vẫn còn đó. Bạn vẫn lái trực thăng. Bạn vẫn tiếp tục bay.

Bạn đang bay qua trái tim của Amy, của Eric và vợ cháu, của các em Bob, Mark House và vợ con họ; của thân nhân và bạn bè (kể cả Mark Mariska).

Mọi người đang nghĩ đến bạn với thật nhiều tiếc thương và nhung nhớ.

Và đặc biệt, trong lòng người bạn chí thân và đầy tình nghĩa này qua hơn 55 năm… bạn mãi mãi vẫn còn sống.

Và mãi mãi vẫn còn bay nơi vừng hồng rực sáng trong trái tim tôi!

Phan Công Tôn



PS : Tình chiến hữu khác màu da chủng tộc, đọc xong thấy ngậm ngùi
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1-tang-le-john-a-house-ii-at-arlington-cemetery-9-27-2018.jpg
Views:	0
Size:	96.5 KB
ID:	1309012   Click image for larger version

Name:	2-tang-le-john-a-house-ii-at-arlington-cemetery-9-27-2018-pic-2.jpg
Views:	0
Size:	78.1 KB
ID:	1309013   Click image for larger version

Name:	3-tang-le-john-a-house-ii-at-arlington-cemetery-9-27-2018-pic-3-folding-the-us-flag-1-.jpg
Views:	0
Size:	60.6 KB
ID:	1309014   Click image for larger version

Name:	4-washington-dc-076-ton-phia-sau-la-amy-fran-eric-va-susan-1-.jpg
Views:	0
Size:	111.5 KB
ID:	1309015  

__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
cha12 ba (12-01-2018)
Old 12-02-2018   #158
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by florida80 View Post
Chú HL ơi

Chú có ảnh ngày xưa đi lính . Cho N.Ý xem với nghen
Chúc cuối tuần vui . Làm biếng đọc mấy trang lịch sử dài của chú . Chỉ thích xem ảnh lính thôi.

Nếu có thời gian . chú có xem video diễn hành ngày quân lực Việt Nam Cộng Hoà
có một vài nữ quân nhân diễn hành . Một người cầm cờ đi đầu là dì ruột của N.Y

Nếu chưa xem thì N.Y tìm video sẽ post ....

xem tam in youtube. Not clear ..

https://youtu.be/GCANWgxlnTc
Chú cho cháu xem một tí về các hình này trong khóa của chú . Không có chú ở hình này đâu nhe ..đưa lên là bị chém thì chú không gặp cháu đâu













Trường Bộ-Binh Thủ-Đức có nhiều Tiểu-Đoàn Khóa-Sinh, TĐ1: Khăn-Đỏ, 2: Khăn-Tím, 3: Khăn-Xanh, 4: Khăn-Vàng ..., mỗi Khóa vào riêng 1 Tiểu-Đoàn. K9/73 là Tiểu-Đoàn 4, gồm 5 Đại-Đội : 41, 42, 43, 44, 45

Hôm rồi chú gõ 4 đại đội là lộn , Thường là Tiểu đoàn có 4 đại đội nhưng khóa học lại khác ( già hay lẩm cẩm cháu đừng trách )
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	973.jpg
Views:	0
Size:	241.3 KB
ID:	1309312   Click image for larger version

Name:	873b.jpg
Views:	0
Size:	206.2 KB
ID:	1309313   Click image for larger version

Name:	972-1.jpg
Views:	0
Size:	239.9 KB
ID:	1309314   Click image for larger version

Name:	k973_2.jpg
Views:	0
Size:	202.7 KB
ID:	1309315  

Click image for larger version

Name:	k973_3.jpg
Views:	0
Size:	273.3 KB
ID:	1309316  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI

Last edited by hoanglan22; 12-02-2018 at 05:25.
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
cha12 ba (12-02-2018)
Old 12-02-2018   #159
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Trường Bộ-Binh Thủ-Đức có nhiều Tiểu-Đoàn Khóa-Sinh, TĐ1: Khăn-Đỏ, 2: Khăn-Tím, 3: Khăn-Xanh, 4: Khăn-Vàng ..., mỗi Khóa vào riêng 1 Tiểu-Đoàn. K9/73 là Tiểu-Đoàn 4, gồm 5 Đại-Đội : 41, 42, 43, 44, 45

có lẽ Khóa các bạn đông cùng một Khóa mà nhiểu Tiểu Đoàn mới mang khăn màu đễ phân biệt, lúc chúng tôi học từng Khóa từng Tiểu Đoàn chỉ khác bảng tên chứ không mang khăn màu.
Góp chút ý kiến thôi!
cha12 ba_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
florida80 (12-02-2018), hoanglan22 (12-02-2018), wonderful (12-02-2018)
Old 12-02-2018   #160
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by cha12 ba View Post

có lẽ Khóa các bạn đông cùng một Khóa mà nhiểu Tiểu Đoàn mới mang khăn màu đễ phân biệt, lúc chúng tôi học từng Khóa từng Tiểu Đoàn chỉ khác bảng tên chứ không mang khăn màu.
Góp chút ý kiến thôi!
handshake:
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI

Last edited by hoanglan22; 12-02-2018 at 15:17.
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
florida80 (12-02-2018), wonderful (12-02-2018)
Reply
Page 8 of 35 « First 4567 8 910111218 Last »

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 1.01705 seconds with 13 queries