Kỷ nguyên lao động siêu rẻ của châu Á sắp đi qua - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Kỷ nguyên lao động siêu rẻ của châu Á sắp đi qua
8/9

Với dân số già đi nhanh chóng và người trẻ tŕnh độ cao hơn không muốn vào nhà máy, kỷ nguyên công nhân châu Á siêu rẻ đang dần qua.

Nơi làm việc có cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, cà phê phục vụ trà matcha cũng như các lớp học khiêu vũ và yoga miễn phí. Hàng tháng, các công nhân tập trung tại các buổi "team-building" để uống bia, lái xe go-kart và chơi bowling. Đó không phải mô tả nơi làm việc của Google mà là một nhà máy may ở Việt Nam.

Châu Á, công xưởng của thế giới, đang chứng kiến xu hướng mới: những người trẻ nói chung không muốn làm việc trong các nhà máy. Đó là lư do các công ty sản xuất đang cố gắng tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn hơn. Điều này cũng gióng lên hồi chuông với các công ty phương Tây dựa vào lao động giá rẻ của khu vực này để có hàng tiêu dùng giá rẻ.

"Hoàng hôn" của lao động giá rẻ ở châu Á đang buông xuống, như một phép thử đối với mô h́nh sản xuất toàn cầu hóa đă giúp cung cấp hàng hóa giá rẻ cho thế giới trong 3 thập kỷ qua. Những người Mỹ đă quen với thời trang và TV màn h́nh phẳng giá phải chăng có thể phải sớm tính đến giá cao hơn, theo WSJ.



Paul Norriss, Đồng sáng lập hăng may UnAvailable tại TP HCM nói không c̣n nơi nào trên hành tinh này có thể cung cấp những ǵ bạn muốn. "Mọi người sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng của họ, và các thương hiệu cũng vậy", ông nói.

Norriss cho biết những công nhân ở độ tuổi 20 - lực lượng lao động truyền thống của ngành may mặc - thường làm việc vài năm rồi rời đi. Ông hy vọng việc cải thiện môi trường làm việc có thể cứu văn t́nh h́nh. "Mọi người đều muốn trở thành một Instagrammer (người sáng tạo nội dung trên Instagram), một nhiếp ảnh gia, một nhà tạo mẫu hoặc làm việc tại một quán cà phê", ông nói.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng về nhân lực, các nhà máy châu Á đă phải tăng lương và áp dụng các chiến lược đôi khi tốn kém để giữ chân công nhân, từ việc cải thiện chất lượng bữa ăn cho đến xây dựng trường mẫu giáo cho con công nhân.

Nhà sản xuất đồ chơi Hasbro nói t́nh trạng thiếu lao động ở Việt Nam và Trung Quốc đă đẩy chi phí lên cao. Hăng sản xuất búp bê Barbie Mattel, có cơ sở sản xuất lớn ở châu Á, cũng đang vật lộn với chi phí lao động cao hơn. Cả hai công ty đă tăng giá cho sản phẩm. Nike sản xuất phần lớn giày tại châu Á, cho biết giá thành sản phẩm đă tăng do chi phí lao động cao hơn.

Manoj Pradhan, nhà kinh tế tại London cảnh báo những người tiêu dùng Mỹ đă quen với việc giá hàng hóa duy tŕ tương đối ổn định so với thu nhập khả dụng của họ sẽ phải nghĩ lại. "Có sự đảo ngược lớn về nhân khẩu học", chuyên gia này nói.

Bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc và sau đó là các trung tâm sản xuất khác ở châu Á đă hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia gắn liền với h́nh ảnh những người nông dân nghèo trở thành các cường quốc sản xuất. Hàng hóa lâu bền như tủ lạnh và ghế sofa trở nên rẻ hơn.

Nhưng giờ các quốc gia đó đối mặt với vấn đề mang tính thế hệ. Người lao động trẻ tuổi, được giáo dục tốt hơn và quen thuộc với Instagram, TikTok đang quyết định rằng cuộc sống và công việc không nên diễn ra trong các bức tường nhà máy.

Một thay đổi nhân khẩu học khác cũng đóng vai tṛ quan trọng. Những người trẻ tuổi ở châu Á đang có ít con hơn và ở độ tuổi muộn hơn. Điều đó có nghĩa là họ chịu ít áp lực hơn trong việc phải có thu nhập ổn định ở độ tuổi 20. Lĩnh vực dịch vụ đang bùng nổ mang đến lựa chọn công việc ít mệt mỏi hơn như nhân viên cửa hàng trong trung tâm thương mại và lễ tân tại khách sạn.

Vấn đề này đang nghiêm trọng ở Trung Quốc, nơi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị lên tới 21% trong tháng 6 mặc dù các nhà máy thiếu lao động. Các công ty đa quốc gia đă và đang chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng các chủ nhà máy ở đó cho biết cũng gặp khó khăn trong việc thu hút công nhân trẻ.



Theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên Hợp Quốc, lương công nhân nhà máy ở Việt Nam đă tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2011, lên 320 USD một tháng, tức tốc độ gấp 3 lần ở Mỹ. Tại Trung Quốc, lương của nhà máy đă tăng 122% từ năm 2012 đến năm 2021.

Đầu năm nay, Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi, tốt nghiệp trung học, bỏ công việc thợ máy tại một nhà sản xuất phụ tùng ôtô ở ngoại thành Hà Nội để chạy Grab. Anh chở khách với thu nhập theo giờ thấp hơn mức kiếm được ở nhà máy, nhưng nói rằng thay đổi là xứng đáng v́ là ông chủ của chính ḿnh.

"Những người giám sát thường nặng lời, khiến tôi rất căng thẳng", Tuấn nói về ba năm làm việc tại nhà máy. Anh ấy nói rằng chỉ cân nhắc quay lại nhà máy nếu mức lương cũ 400 USD mỗi tháng được tăng gấp đôi.

Để có lao động giá rẻ, trước đây các nhà sản xuất đơn giản là chuyển đến các địa điểm ít tốn kém hơn. Nhưng giờ điều đó không c̣n dễ dàng. Có những quốc gia ở châu Phi và Nam Á có lực lượng lao động lớn, nhưng không ổn định về chính trị, hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động được đào tạo.

Ví dụ, các thương hiệu quần áo đă gặp khó khi mở rộng sang Myanmar và Ethiopia để rồi hoạt động bị gián đoạn bởi chính trị bất ổn. Bangladesh từng là điểm đến đáng tin cậy để sản xuất quần áo, nhưng các chính sách thương mại hạn chế và các cảng bị tắc nghẽn đă hạn chế sức hút.

Ấn Độ có dân số khổng lồ và các công ty đang t́m đến để thay thế cho Trung Quốc. Nhưng ngay cả ở Ấn Độ, các quản lư nhà máy bắt đầu phàn nàn về những khó khăn trong việc giữ chân công nhân trẻ. Nhiều thanh niên thích cuộc sống nông trại được hỗ trợ bởi các chương tŕnh phúc lợi của nhà nước hoặc chọn công việc tự do ở thành phố hơn là sống trong kư túc xá nhà máy. Kỹ sư được đào tạo th́ rời khỏi nhà máy để gia nhập ngành công nghệ thông tin.

Các chủ nhà máy châu Á đang cố gắng làm cho công việc trở nên hấp dẫn hơn, bao gồm trợ cấp cho các trường mẫu giáo và tài trợ cho các chương tŕnh đào tạo kỹ thuật. Một số đang chuyển nhà máy đến các vùng nông thôn, nơi mọi người sẵn sàng lao động chân tay hơn. Nhưng điều đó khiến họ xa cảng và các nhà cung cấp hơn, đồng thời buộc họ phải thích nghi với cuộc sống nông thôn, bao gồm cả việc công nhân vắng mặt trong mùa thu hoạch nông sản.

Christina Chen, chủ sở hữu người Đài Loan của nhà sản xuất đồ nội thất Acacia Woodcraft Vietnam, đă chuyển nhà máy khỏi miền Nam Trung Quốc cách đây 4 năm với hy vọng tuyển dụng sẽ dễ hơn. Ban đầu bà cân nhắc các khu công nghiệp gần TP HCM nhưng nghe được cảnh báo về tỷ lệ nhảy việc và lương tăng vọt.

V́ vậy, bà chọn vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam. Giờ công nhân của bà thường ở độ tuổi 40 và 50, và một số người không thể đọc tốt. Điều này đ̣i hỏi phải giải thích các nhiệm vụ bằng lời nói và sử dụng các minh họa trực quan. Bù lại, lực lượng lao động của bà ổn định hơn.

Christina Chen trân trọng những nhân viên trẻ tuổi. Bà mời họ tham gia vào quá tŕnh ra quyết định, gặp gỡ những nhà mua hàng người Mỹ đến thăm và chia sẻ với họ những bức ảnh về bàn ghế của công ty tại các cửa hàng ở Mỹ. Theo bà, tự động hóa là một phần nhưng sự khéo léo của con người vẫn cần thiết cho nhiều việc.

Công nhân làm việc tại Acacia Woodcraft Vietnam. Ảnh công ty cung cấp
Công nhân làm việc tại Acacia Woodcraft Vietnam. Ảnh công ty cung cấp

Tại châu Á, bối cảnh lao động đă khác nhiều so với hai thập kỷ trước. Năm 2001, Nike báo cáo rằng hơn 80% công nhân của họ là người châu Á và điển h́nh là 22 tuổi, độc thân và lớn lên trong gia đ́nh làm nông. Ngày nay, độ tuổi trung b́nh của công nhân Nike tại Trung Quốc là 40 và ở Việt Nam là 31, một phần là do các nước châu Á đang già đi nhanh chóng.

Maxport Limited Việt Nam, một nhà cung cấp của Nike được thành lập năm 1995, chứng kiến sự cạnh tranh về công nhân ngày càng gay gắt. Giờ đây, họ phải nỗ lực cải thiện môi trường làm việc, với cửa sổ nhà máy ngập nắng trời, và hàng ngh́n cây cối xung quanh. Lao động trẻ được đào tạo để thăng tiến.

Tuy nhiên, họ vẫn phải vật lộn để thu hút người trẻ. Cán bộ tuân thủ cấp cao Đỗ Thị Thùy Hương cho biết chương tŕnh đào tạo dành cho học sinh tốt nghiệp trung học đă kết thúc một phần v́ rất ít người trong số họ chấp nhận việc làm sau đó. Khoảng 90% công nhân của Maxport từ 30 tuổi trở lên.

Tại Malaysia, các nhà máy đang bỏ yêu cầu mặc đồng phục - điều mà công nhân trẻ ghét, và thiết kế lại không gian làm việc. Syed Hussain Syed Husman, Chủ tịch Liên đoàn Người sử dụng lao động Malaysia, một đại diện cho các nhà sản xuất, cho biết doanh nghiệp đang cố gắng làm cho nhà máy hấp dẫn hơn như mở rộng vách ngăn, áp dụng nhiều cấu trúc kính, cung cấp ánh sáng tự nhiên và âm nhạc như môi trường kiểu văn pḥng Apple.

Susi Susanti, 29 tuổi đến từ Indonesia, đă thử làm việc tại nhà máy sau khi tốt nghiệp trung học. Nhưng cô ghét bị những người quản lư gây áp lực phải làm việc nhanh hơn. Cô ấy nói với mẹ rằng phải làm một cái ǵ đó khác.

Sau một khóa đào tạo kéo dài sáu tháng, cô nói được tiếng Hoa phổ thông cơ bản, và bắt đầu chăm sóc cặp vợ chồng già ở Đài Loan. Tiền lương nhận được cao gấp ba lần so với hồi làm trong các nhà máy ở quê nhà, và điều đó khiến cô ấy bớt mệt mỏi hơn. "Khi người mà tôi đang chăm sóc khỏe lại, tôi có thể thư giăn", Susi nói.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 08-10-2023
Reputation: 201141


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,355
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	fed1-22-jpeg-6475-1691399674.jpg
Views:	0
Size:	104.1 KB
ID:	2254885  
florida80_is_offline
Thanks: 7,298
Thanked 45,935 Times in 12,776 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
Gibbs (08-10-2023)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09883 seconds with 15 queries