Cảnh sát Mỹ hỏi cung như thế nào? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Cảnh sát Mỹ hỏi cung như thế nào?
9 bước đánh vào tâm lư nghi phạm khi hỏi cung của cảnh sát Mỹ được vietbf chia sẻ dưới đây. Căn pḥng thẩm vấn tội phạm thường chật hẹp. Trên tường không có treo ǵ khiến tội phạm cảm thấy bất an.

Vào thập niên 1940-1950, John E. Reid, chuyên gia máy phát hiện nói dối, đă xây dựng bộ phương pháp chuyên dụng để trích xuất thông tin từ những nghiphạm không hợp tác, nhằm thay thế biện pháp tra khảo bằng vũ lực c̣n phổ biến thời bấy giờ. Phương pháp này đang được áp dụng rộng răi trên hầu khắp nước Mỹ cho tới ngày nay.

Theo Reid, áp dụng phương pháp này, cảnh sát sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn ban đầu để đoán biết nghi phạm vô tội hay có tội. Ở bước này, người hỏi sẽ tạo dựng mối quan hệ thân thiết với nghi phạm qua các câu chuyện phiếm và môi trường giao tiếp thoải mái. Một khi đă nói chuyện với người thẩm vấn về những điều vô hại, nghi phạm sẽ mất cảnh giác và khó nói dối hơn khi câu chuyện quay sang chủ đề tội phạm.


Pḥng thẩm vấn thường nhỏ và hẹp gây cảm giác ngột ngạt. Ảnh: New York Times.

Sau khi có được phán đoán ban đầu, nghi phạm được cảnh sát mời vào pḥng thẩm vấn. Căn pḥng có thiết kế khiến nghi phạm cảm thấy trơ trọi và bất an. Trong cuốn "Sổ tay hướng dẫn thẩm vấn và lấy lời thú tội", John Reid khuyến khích dùng pḥng nhỏ cách âm, chỉ có 2-3 ghế, một bàn và không có ǵ trên tường. Ghế ngồi cần được để cách xa tầm với công tắc hoặc điều khiển các loại để khiến nghi phạm cảm thấy bị phụ thuộc.

Sau đó, cảnh sát thẩm vấn theo quy tŕnh 9 bước sau:

1. Đối mặt trực tiếp: Người thẩm vấn thuật qua về vụ việc và tiết lộ bằng chứng bất lợi cho nghi can. Bằng chứng có thể là thật hoặc giả, nhưng người thẩm vấn cần truyền đạt thông tin với phong thái tự tin. Điều này làm cho nghi can căng thẳng, thể hiện qua cử chỉ sờ tóc, liếm môi, khoanh tay... Nghi can càng căng thẳng thường có nghĩa là người thẩm vấn đang đi đúng hướng.

Ví dụ: Cảnh sát có thể bắt đầu bằng câu: “Ông A, kết quả điều tra cho thấy ông là người đă phóng hỏa nhà máy. Để tôi thuật lại diễn biến từ đầu cho ông xem có đúng không nhé”.

2. Phát triển giả thuyết: Người thẩm vấn phát triển giả thuyết để t́m hiểu lư do nghi phạm phạm tội. Câu chuyện người thẩm vấn đang kể có khiến nghi phạm tập trung lắng nghe hoặc gật đầu hay không? Nếu không, cảnh sát cần tạo dựng giả thuyết mới, nếu đúng người thẩm vấn sẽ tiếp tục xây dựng giả thuyết đó. Giả thuyết cần khiến nghi phạm thấy hành động vốn sai trái của ḿnh là có lư do chính đáng hoặc dễ được thông cảm.

Ví dụ: “Tôi nghĩ ông không cố t́nh gây hỏa hoạn mà chẳng qua là lúc hút thuốc trong nhà máy, tàn thuốc lỡ rơi xuống và bắt cháy”.

3. Không để nghi phạm chối tội: Người thẩm vấn cần ngắt lời khi nghi phạm cố chối tội và điều này sẽ làm cho nghi phạm mất tự tin.

4. Vượt qua sự phủ nhận: Một khi người thẩm vấn đă phát triển được giả thuyết đúng nhất với nghi phạm, nghi phạm có thể sẽ đưa ra lư do hợp logic để phủ nhận tội lỗi, thay v́ chỉ là câu chối tội đơn thuần. Người thẩm vấn không nên bác bỏ lư do của nghi phạm mà dùng nó để tiếp tục phát triển giả thuyết.

Ví dụ: Nếu nghi phạm phủ nhận: “Làm sao tôi có thể phóng hỏa nhà máy được, tôi rất cẩn thận cơ mà”. Người thẩm vấn có thể nói “Ông là người cẩn thận nên tôi nghĩ sự việc lần này là sự chẳng may mà thôi, không phải do ông cố ư”.

5. Chân thành: Tới đây, nghi phạm sẽ bực bội hoặc không c̣n tin vào bản thân và thường muốn t́m người giúp đỡ thoát khỏi t́nh huống ấy. Tại thời điểm này, người thẩm vấn cần đóng vai là đồng minh của nghi phạm, thông qua hành động như chạm vào vai hoặc vỗ nhẹ vào lưng để kêu gọi nhận tội.

6. Ư chí nghi phạm lung lay: Nếu ngôn ngữ cơ thể của nghi phạm có biểu hiện đầu hàng (ví dụ: dùng tay ôm đầu, vai khúm rúm, trầm lặng...), người thẩm vấn cần dẫn dắt đi tới bước thú tội, thể hiện sự cảm thông và nhấn mạnh “v́ lợi ích của mọi người liên quan”, “gánh nặng của gia đ́nh nạn nhân” để khuyến khích nghi phạm nói thật.

7. Chọn lựa: Đưa ra hai động cơ phạm tội để nghi phạm chọn lựa, một động cơ rất đáng lên án, một động cơ được chấp nhận hơn và “giữ thể diện” cho nghi phạm, ví dụ: “giết người v́ bị phản bội” và “giết người v́ tiền”. Gia tăng độ tương phản giữa hai lựa chọn tới khi nghi phạm chọn một trong hai, nhưng chọn động cơ nào cũng đều là nhận tội.

8. Để nghi phạm nói: Thời điểm nghi phạm chọn một trong hai động cơ cũng là lúc lời thú tội bắt đầu. Người thẩm vấn có thể mời thêm người thẩm vấn thứ hai để tăng độ stress, khiến nghi phạm bỏ cuộc và phải khai báo tường tận sự thật.

9. Lời thú tội: Ghi lại lời thú tội của nghi phạm dưới sự chứng kiến của nhân chứng hoặc dưới dạng ghi âm, ghi h́nh và văn bản.

Phương pháp Reid rất hiệu quả trong việc buộc kẻ có tội khai nhận hành vi phạm tội, nhưng nó cũng có khả năng khiến người vô tội nhận tội v́ sức ép tâm lư rất lớn. John Reid khuyến cáo, cảnh sát chỉ nên thẩm vấn những nghi phạm mà cảnh sát khá chắc chắn đă thực hiện tội phạm. Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp người vô tội nhận tội v́ phương pháp này bị lạm dụng.

Theo Innocence Project, khi công nghệ DNA mới được áp dụng vào khoa học pháp y, khoảng 1/3 trong số 337 người được giải oan nhờ công nghệ này cho biết đă nhận tội do phương pháp thẩm vấn Reid. Đặc biệt trong đó có Darrel Parker, người bị chính cha đẻ của phương pháp Reid thẩm vấn và nhận tội giết vợ vào năm 1955.

Vào tháng 6/1956, Darrel Parker bị kết án chung thân, dù luôn khẳng định bị bức cung. 33 năm sau, lời thú tội của kẻ thủ ác thật sự được tiết lộ. Trong thời gian chờ thi hành án, tử tù tên Wesley Peery thú tội với luật sư đại diện rằng đă giết vợ của Darrel Parker, nhưng chỉ cho phép công khai sau khi hắn ta chết.

Sau khi được trả tự do vào năm 1988, Darrel Parker khởi kiện bang Nebraska và được bồi thường 500.000 USD.

Ngày 6/3/2017, Zulawski & Associates – công ty tư vấn từng huấn luyện hàng trăm ngh́n cảnh sát trên khắp nước Mỹ từ 1984 – tuyên bố sẽ ngưng đào tạo phương pháp Reid v́ có nguy cơ cho ra lời thú tội sai. “Phương pháp này không hề được thay đổi từ thập niên 1970, nó không phản ánh được những biến chuyển trong hệ thống tư pháp Mỹ”, người đại diện công ty phát biểu.

Một phương pháp thẩm vấn khác có tên là P.E.A.C.E được nghiên cứu và áp dụng ở Anh từ 1984, sau đó được áp dụng ở Newfoundland, Thụy Điển và New Zealand. Người thẩm vấn sử dụng phương pháp này thường cho phép nghi phạm tŕnh bày diễn biến vụ việc sau đó mới quay lại xoáy vào những chỗ sơ hở, t́m ra điểm mâu thuẫn và xác minh tội phạm. Người ta cho rằng dối trá sẽ tạo áp lực về tư duy, nghi phạm càng dối trá th́ áp lực đó càng lớn. Nếu người thẩm vấn không ngừng lật lại vấn đề, nghi phạm tới cuối cùng sẽ phải “lộ đuôi chuột”.

june04
R10 Vô Địch Thiên Hạ
june04's Avatar
Release: 10-23-2018
Reputation: 16624


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 58,210
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	31.jpg
Views:	0
Size:	224.4 KB
ID:	1291570  
june04_is_offline
Thanks: 1
Thanked 3,010 Times in 2,636 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 18 Post(s)
Rep Power: 68 june04 Reputation Uy Tín Level 6
june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08861 seconds with 15 queries