Theo như Nga mới đây sẽ phân bổ kinh phí cho nỗ lực t́m kiếm, đăng kư và đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp đối với tài sản của Nga ở nước ngoài, bao gồm cả tài sản của Liên Xô và Đế quốc Nga trước đây bằng cách nào đó có thể thách thức chủ quyền của Mỹ đối với Alaska.
Theo trang The New Voice of Ukraine, điều này đến từ sắc lệnh mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chỉ đạo các cơ quan chức năng t́m kiếm những vùng đất nước ngoài từng thuộc về Đế quốc Nga hoặc Liên Xô cũ và đăng kư quyền sở hữu chúng.
Hăng thông tấn TASS của Nga ngày 19/1 đưa tin, Nga sẽ phân bổ kinh phí cho nỗ lực t́m kiếm, đăng kư và đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp đối với tài sản của Nga ở nước ngoài, bao gồm cả tài sản của Liên Xô và Đế quốc Nga trước đây.
TASS cho biết, sắc lệnh do Tổng thống Putin kư sẽ phân bổ kinh phí cho mục đích này cho Cục Tài sản Nước ngoài thuộc Tổng cục Hành chính của Tổng thống Liên bang Nga.
Theo đó, số tiền này sẽ được phân bổ để trang trải các chi phí liên quan đến "quá tŕnh t́m kiếm tài sản bất động sản thuộc sở hữu của Liên bang Nga, Đế quốc Nga cũ, Liên Xô cũ" cũng như "đăng kư hợp pháp về quyền [tài sản]" và "pháp luật bảo vệ tài sản này".
Ngày 18/1, Tổng thống Vladimir Putin đă kư sắc lệnh liên quan đến tài sản của Liên bang Nga ở nước ngoài. Ảnh: Firstpost
Dù sắc lệnh của Tổng thống Nga Putin không nêu tên bang Alaska (Mỹ) nhưng Washington đă kiên quyết nói với Moscow rằng những nỗ lực đ̣i chủ quyền lănh thổ của Mỹ sẽ không thành hiện thực.
“Tôi nghĩ tôi đại diện cho tất cả chúng ta trong chính phủ Mỹ để nói rằng chắc chắn [ông Putin] sẽ không lấy lại được số tiền đó”, Vedant Patel - Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói khi b́nh luận về những cáo buộc trên mạng xă hội về việc Nga bán Alaska cho Mỹ vào năm 1867 được cho là “bất hợp pháp”.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev cũng tham gia vào cuộc thảo luận về Alaska và đă đưa ra lời cảnh báo... về một cuộc chiến.
“Theo đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Nga sẽ không lấy lại Alaska đă được bán cho Mỹ vào thế kỷ 19. Vậy th́ thế này nhé. Và chúng tôi đă chờ đợi nó được trả lại vào bất cứ ngày nào. Hiện tại chiến tranh là điều không thể tránh khỏi”, ông Medvedev viết trên mạng xă hội X bằng tiếng Anh của ḿnh vào ngày 23/1, kèm theo một biểu tượng "cười ra nước mắt".
Ảnh chụp màn h́nh bài đăng của ông Medvedev trên mạng xă hội X.
V́ sao Nga bán Alaska cho Mỹ vào năm 1867?
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, điều này bắt đầu vào năm 1725 khi Peter Đại đế của Đế quốc Nga cử Vitus Bering đi thám hiểm bờ biển Alaska.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục mở rộng lănh thổ về phía tây. Điều này gây ra sự cạnh tranh giữa người Mỹ và các nhà thám hiểm và thương nhân Nga.
Nhưng Nga không có đủ nhân lực và kinh phí để hỗ trợ các khu định cư lớn hoặc củng cố quân đội ở Alaska.
Theo Bộ ngoại giao Mỹ, dân số Nga ở Alaska chưa bao giờ vượt quá 400 người.
C̣n tạp chí Smithsonian (Mỹ) đưa ra con số đó vào khoảng 800 người. Theo tạp chí này, việc liên lạc với Alaska vẫn là một vấn đề lớn đối với Nga. Một vấn đề lớn khác là trồng lương thực ở vùng khí hậu khắc nghiệt của Alaska.
Vị trí địa lư của Alaska.
Trong khi Nga cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách thiết lập quan hệ thương mại với người Tây Ban Nha và thậm chí mở cửa hàng tại Fort Ross (Alaska) vào năm 1812 th́ công ty tiến hành các cuộc thám hiểm - Công ty Russian American - đă phá sản.
Sự suy giảm số lượng rái cá biển tại Alaska cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của thuộc địa này.
Điều tồi tệ hơn là Alaska là một nơi khó bảo vệ.
Năm 1853, Nga cũng bị cuốn vào Chiến tranh Krym - một cuộc chiến tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Nga lần đầu tiên đưa ra lời đề nghị bán Alaska – khi đó được gọi là Châu Mỹ thuộc Nga – vào năm 1859.
Tuy nhiên, việc mua bán đă bị tŕ hoăn do Nội chiến Mỹ.
Cuối cùng Mỹ đă mua Alaska từ Nga vào ngày 30/3/1867 với giá 7,2 triệu USD. Mỹ đă thanh toán cho Nga bằng vàng để mua Alaska.
Thượng viện Mỹ ban hành nghị quyết vào ngày 9/4/1867, sau đó Tổng thống Mỹ Andrew Johnson đă kư dự luật vào ngày 28/5/1867.
Lănh thổ này thuộc quyền sở hữu của Mỹ từ ngày 18/10/1867.
Tại sao Mỹ mua Alaska?
Theo Smithsonian, vào những năm 1840, Mỹ đă lấy Oregon, Texas và California làm lănh thổ riêng.
Ngoại trưởng Mỹ William Seward viết vào năm 1848: "Dân số của chúng ta được định sẵn sẽ lướt những con sóng không thể cưỡng lại tới những hàng rào băng ở phía bắc và chạm trán với nền văn minh phương Đông trên bờ Thái B́nh Dương."
Tờ Smithsonian cho biết: "Ở Alaska, người Mỹ đă thấy trước tiềm năng về vàng, lông thú và thủy sản cũng như tăng cường giao thương với Trung Quốc và Nhật Bản. Người Mỹ lo lắng rằng Anh có thể cố gắng thiết lập sự hiện diện trên lănh thổ và việc mua lại Alaska – được tin rằng - sẽ giúp Mỹ trở thành một cường quốc Thái B́nh Dương."
Theo Smithsonian, chính phủ Mỹ lúc đó đang ở trong một chế độ theo chủ nghĩa bành trướng được hỗ trợ bởi ư tưởng phổ biến lúc bấy giờ về "vận mệnh hiển nhiên".
Nhưng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Mỹ hầu như không chú ư đến Alaska trong 30 năm sau đó. Mỹ chỉ thành lập một cơ quan dân sự tại đây vào năm 1884 - cơ quan đó cũng chỉ có chức năng điều chỉnh luật khai thác mỏ.
Lễ kư kết hiệp ước nhượng quyền Alaska. Ảnh: History
Nhưng việc phát hiện ra vàng ở Yukon (Alaska) vào năm 1896 đă thay đổi mọi thứ.
Đến Thế chiến II, Alaska đă được công nhận là một địa điểm có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ.
Cuối cùng, Alaska đă trở thành một bang của Mỹ vào ngày 3/1/1959. Bang có diện tích khoảng 1,73 triệu km2 và dân số hơn 732 ngh́n người (tính đến năm 2021).
Theo Smithsonian, từ khi mua lại Alaska từ Nga, Mỹ không chỉ có được quyền tiếp cận 370 triệu mẫu đất hoang dă nguyên sơ mà c̣n nhận được hàng trăm tỷ USD dầu cá voi, lông thú, đồng, vàng, gỗ, cá, bạch kim, kẽm, ch́ và dầu mỏ từ Alaska.
Bang này được dự đoán có trữ lượng dầu mỏ lên tới hàng tỷ thùng.