Go Back   VietBF > Funny Boxes > Young News | Thế Hệ Trẻ

 
 
Thread Tools
Old 07-31-2014   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Nga, lá bài chủ chốt trên bàn cờ năng lượng thế giới

V́ khủng hoảng Ukraina, Mỹ mạnh tay hơn châu Âu trong việc trừng phạt các tập đoàn dầu khí Nga. Bruxelles lúng túng do Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính của châu Âu. Nhờ công nghệ khai thác dầu và khí đá phiến, thế giới không c̣n bị đe dọa cạn kiệt năng lượng hóa thạch, nhưng Nga vẫn là một đối tác hàng đầu trên bàn cờ năng lượng quốc tế, đặc biệt là đối với châu Âu.

Ngày 16/07/2014 Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga : hạn chế các hoạt động của các tập đoàn dầu khí như Rosneft, Gazprombank hay Novatek trên thị trường Mỹ. Cùng lúc, Liên Hiệp Châu Âu mới chỉ tạm dừng các chương tŕnh hợp tác của các doanh nghiệp Nga với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (BEI), với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu BERD. Bruxelles nhẹ tay hơn Washington do châu Âu cần mua dầu khí và than đá của Nga.


REUTERS/Gleb Garanich/Files

Trong năm 2013 dầu hỏa và khí đốt chiếm 68 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. 50 % ngân sách của nhà nước liên bang tùy thuộc vào một lĩnh vực kinh tế duy nhất này. Bộ Năng lượng của Mỹ đă căn cứ vào dữ liệu thống kê của Hải quan Nga cho thấy: năm ngoái Nga xuất khẩu tới 174 tỷ đô la dầu hỏa và 73 tỷ khí hóa lỏng. Châu Âu là khách hàng số 1 của Nga. Chỉ một ḿnh tập đoàn khí đốt Gazprom bảo đảm đến 30 % nhu cầu tiêu thụ tại 28 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu.

Liên hệ sống c̣n giữa Nga và Liên Hiệp Châu Âu


Tháng 4/2014 Âu Mỹ bắt đầu đưa ra những biện pháp cụ thể trừng phạt Matxcơva can thiệp vào Ukraina và thôn tính vùng Crimée của Ukraina. Cùng lúc bộ trưởng Tài chính và Năng lượng Đức, Sigmar Gabriel cảnh cáo: Châu Âu không thể quay lưng lại với các nhà cung cấp dầu khí của Nga và Matxcơva ít có khả năng khóa van với các khách hàng châu Âu.

Theo thẩm định của công ty tư vấn Mỹ, Sanford C. Berstein & Co, đóng cửa thị trường với khí đốt của Nga sẽ buộc Liên Hiệp Châu Âu phải hoặc là đầu tư thêm 215 tỷ đô la để nhanh chóng t́m một nguồn cung cấp thay thế (năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân, than đá, …t́m các nhà cung cấp khác để lấp vào chỗ trống của các tập đoàn Nga) hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ đến 15 tỷ mét khối /năm.

Năng lượng là một nhược điểm của ông khổng lồ châu Âu. Liên Hiệp nhập vào hơn 50 % năng lượng để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ của tư nhân và các doanh nghiệp trong toàn khối. Bruxelles nh́n nhận nếu không nhanh chóng thúc đẩy chính sách năng lượng, chỉ 20 năm nữa mức độ lệ thuộc của khối này vào dầu khí nhập cảng sẽ lên tới 80 %.

Mỹ trong chiến lược năng lượng của châu Âu

Trong lúc Bruxelles lúng túng với Matxcơva về hồ sơ năng lượng, th́ Hoa Kỳ nhân hội nghị thượng đỉnh Âu – Mỹ mùa xuân vừa qua đă đề nghị « sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Matxcơva ».

Dù luôn xem các nguồn dự trữ của ḿnh là một yếu tố an ninh, chiến lược, nhưng Hoa Kỳ đă làm chủ được các kỹ thuật khai thác mới, hoàn thành một cuộc cách mạng về công nghệ nên đă bắt đầu xuất khẩu dầu đá phiến. Từ năm 2011 tới nay, hàng năm Mỹ sản xuất thêm 1 triệu thùng dầu/ ngày. Như vậy so với ba năm trước đây, mỗi ngày Hoa Kỳ đă bơm thêm 3 triệu thùng dầu vào thị trường quốc tế. Nói cách khác trong ba năm qua, chỉ một ḿnh nước Mỹ đă tung ra thị trường một khối lượng dầu hỏa tương đương với mức cung cấp của Irak trong ṿng 1 năm.

Tuy nhiên đề nghị của Washington cung cấp khí đốt cho châu Âu mới chỉ là lời hứa suông, khi biết rằng, đưa khí đốt của Mỹ sang thị trường châu Âu không đơn giản.

Thứ nhất chính sách năng lượng của bản thân Hoa Kỳ vẫn chủ trương bảo vệ các nguồn dự trữ quốc gia, v́ đó là một yếu tố an ninh của bản thân nước Mỹ. Thứ hai, việc đưa khí đốt từ Mỹ sang châu Âu đ̣i hỏi nhiều đầu tư tốn kém. Điều đó có nghĩa là dầu khí của Mỹ bán cho châu Âu sẽ đắt hơn so với giá mà châu Âu đang mua của Nga hiện nay.

Thêm vào đó là vấn đề thời gian: sớm nhất th́ cũng phải vài ba năm nữa dầu khí của Hoa Kỳ mới chảy tới Châu Âu. Trả lời đài RFI Thierry Bros, chuyên gia về năng lượng trực thuộc Ủy ban châu Âu và là tác giả của cuốn « After the US shale gas revolution », nhà xuất bản Technip nhắc lại : chính nhờ kỹ thuật khai thác khí đá phiến mà Hoa Kỳ đang trở thành một nguồn cung cấp khí hóa lỏng hàng đầu của thế giới:

« Trở lại với cuộc cách mạng khí đá phiến ở Hoa Kỳ, nhờ cuộc cách mạng này mà từ năm 2010, nước Mỹ đă trở thành nhà sản xuất số 1 thế giới. Vào khoảng năm 2015-2016, tức là chỉ một hoặc hai năm nữa, nước Mỹ sẽ đứng đầu trong số các nguồn xuất khẩu khí hóa lỏng bằng đường thủy. Và chỉ đến cuối thập niên này, Hoa Kỳ sẽ là nhà cung cấp khí đốt quan trọng thứ nh́ hay thứ ba toàn cầu. Kèm theo đó là những hậu quả kinh tế hết sức quan trọng.

Thứ nhất là nhân loại không c̣n sợ các nguồn năng lượng hóa thạch bị cạn kiệt. Điều đó cũng có nghĩa là giá dầu hỏa và khí đốt không thể tăng măi. Qua đó các nước đang sống nhờ xuất khẩu dầu khí sẽ phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển của họ. Giá dầu khí trong tương lai sẽ giảm đi chứ không c̣n là những cái giá ‘trên trời’ như trong 5-6 năm về trước nữa. Điển h́nh là vừa qua, Nga kư hợp đồng 400 tỷ đô la với Trung Quốc. Đôi bên đă thương lượng với nhau về giá cả trong suốt 10 năm trời. Trong thời gian qua, Nga cứ nghĩ là giá khí đốt sẽ c̣n tăng giá. Nhưng vào thời điểm này, phía Gazprom đă phải nhượng bộ v́ ư thức được rằng, càng chờ lâu, giá thành càng có khuynh hướng giảm đi thêm nữa. Nhất là một khi khí đă phiến tràn ngập thị trường ».

Về phần ḿnh, trả lời đài RFI giáo sư Samuele Furfari, chuyên gia về Địa chính trị, giảng dậy tại Đại học tự do Bruxelles ghi nhận thêm : không nhờ dầu khí đá phiến, với chiến sự tại Cận Đông, bất ổn ở Irak và khủng hoảng ở Ukraina hiện nay, giá một thùng dầu thô trên thế giới sẽ dao động ở mức trên dưới 200 đô la một thùng thay v́ vẫn được duy tŕ ở dưới ngưỡng 110 đô la như hiện tại.

Trong thông cáo mới nhất, Gazprom ghi nhận giá khí đốt trên thị trường quốc tế đang trên đà giảm sụt nhưng vẫn giao động từ 300 đến 400 đô la/1000 mét khối ít nhất là trong 5 năm tới. Riêng đối với thị trường châu Âu, theo hợp đồng dài hạn, vào năm 2017 giá khí đốt bán cho các đối tác châu Âu sẽ giảm 17 %, rơi xuống c̣n 320 đô la/1000 m3. Đây là hậu quả trực tiếp từ chính sách đa dạng hóa các nguồn cung cấp của Bruxelles.

Nga bỏ lỡ cuộc « cách mạng dầu khí »

Công nghệ khai thác dầu và khí đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới. Từ Achentina đến Pháp, từ Ba Lan đến Anh Quốc, từ Mêhicô đến Trung Quốc, tất cả đều đang làm chủ những khoản dự trữ dầu khí quan trọng. Chỉ riêng ở châu Mỹ, ngoài Hoa Kỳ và Achentina, th́ cả Mêhico lẫn Canada đang bắt tay vào công nghệ khai thác dầu khí đá phiến. Thậm chí Canada đă bắt đầu đi chào hàng với khắp mọi nơi.

Trong lúc đó th́ những quốc gia xuất khẩu truyền thống như Ả Rập Xê Út, Iran, Venezuela đều sẽ phải xét lại chiến lược phát triển của ḿnh. Chuyên gia về năng lượng làm việc tại Ủy ban Châu Âu Thierry Bros lưu ư: Nga đang mất dần lợi thế trên thị trường khí đốt nhưng dồn nỗ lực vào ngành dầu hỏa. C̣n các nhà lănh đạo ở Bắc Kinh th́ đang t́m ch́a khóa cho phép mở ra kho báu này:

« Trong trường hợp của Nga, quốc gia này đă hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội đối với ngành công nghệ khai thác khí đá phiến. Gazprom độc quyền xuất khẩu khí đốt sang châu Âu tới nay vẫn chưa thực sự tin tưởng vào nguồn năng lượng này. Nga không đầu tư vào khí đá phiến nhưng lại đầu tư vào đá phiến dầu, đặc biệt là tại vùng Barzanov. Chi nhánh Gazprom Neft bắt đầu khai thác dầu khí tại đây và điều thú vị là địa chất ở Barzanov rất giống với địa chất của vùng núi Montana ở Hoa Kỳ. Kỹ thuật khai thác cũng sẽ như nhau thôi. Điều đó giúp cho Gazprom Neft thu ngắn được thời gian.

Riêng Trung Quốc cũng có dầu và khí đá phiến nhưng vấn đề đặt ra là để khai thác được nguồn năng lượng này, th́ phải bơm nước xuống ḷng đất ở một độ sâu với sức ép cực mạnh. Kỹ thuật đó đ̣i hỏi phải có nhiều nước, mà đây lại là nhược điểm của Trung Quốc. Trước mắt Trung Quốc bị bó tay. Nhưng một khi giải quyết được vấn đề cung cấp nước, th́ Trung Quốc sẽ giảm bớt được áp lực về năng lượng ».

Trong lĩnh vực năng lượng ảnh hưởng của các nước trong vùng Trung Đông, cũng như Nga đang bị thu hẹp dần. Nhưng trước mắt, không phải quốc gia nào cũng dễ dàng theo chân Hoa Kỳ để « tiến hành một cuộc cách mạng » về dầu khí. Đành rằng châu Âu đang kiểm soát một nguồn dự trữ dầu và khí đá phiến quan trọng, nhưng việc khai thác đang vấp phải sự chống đối mănh liệt của một phần công luận. Đặc biệt là trong trường hợp của Pháp.

Tuy nhiên, giới trong ngành cho rằng, Anh Quốc và Ba Lan sẽ tiên phong trong việc đẩy mạnh ngành công nghệ khai thác khí đá phiến để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Nga. Về phần Luân Đôn, chính phủ Anh xem đây là một nguồn thu nhập quư giá đối với ngân sách quốc gia.

Thách thức đặt ra đối với châu Âu chẳng hạn là cho tới nay chưa một công tŕnh nghiên cứu đứng đắn nào cho biết nếu khai thác khí đá phiến, th́ giá thành của 1000 mét khối là bao nhiêu. Cũng chưa ai xác định được một cách chính xác giá chuyên chở đưa khí đốt đến tay người tiêu dùng.

Đầu tư nhiều vào công nghệ gạn khí từ đá phiến chắc chắn là sẽ tốn kém và chưa chắc là sẽ có lợi cho người tiêu dùng trên Lục địa Già. Trong khi đó 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu biết chắc rằng họ đang nhập khí của Nga với giá chưa đầy 350 đô la/1000 mét khối.

Một yếu tố khác nữa cần được lưu ư đó là các đối tác Nga hoàn toàn có khả năng hạ giá khí đốt bán ra cho quốc tế xuống thấp tới một mức có thể đe dọa các đối thủ khác trên thế giới, bởi v́ Nga đang làm chủ khoảng 48 ngàn tỷ de m3 khí đốt. Hiện nay 20 % khí đốt của thế giới xuất phát từ Nga. Trữ lượng nói trên cho phép Matxcơva liên tục sản xuất như hiện tại trong ṿng 74 năm nữa.

Trữ lượng dầu hỏa và khí đốt của Nga cũng như Trung Đông c̣n rất lớn, nhưng không họ không c̣n trong thế độc quyền. Chẳng hạn như Iran kiểm soát 18 % trữ lượng khí đốt của thế giới, 10 % dự trữ dầu hỏa của toàn cầu. Téhéran ư thức được là một khi dầu và khí đá phiến trở nên phổ biến hơn, các khoản dự trữ của Iran không c̣n đủ trọng lượng cho phép nước này mặc cả với quốc tế về hồ sơ hạt nhân nữa.

Về phần các quốc gia trong khối OPEP nhóm này sẽ không thể tiếp tục duy tŕ các quota xuất khẩu dầu hỏa như hiện tại. Họ cũng phải xét lại giá thành. Chuyên gia về Địa chính trị giảng dậy tại Đại học Tự do Bruxelles, giáo sư Samuele Furfari lưu ư hiện nay giá thành một thùng dầu khai thác tại Trung Đông trung b́nh là vào khoảng 2 đô. Vậy mà dầu bán ra trên thị trường New York lên tới 108 đô la/thùng. Với sự cảnh tranh của đá phiến dầu, giá vàng đen trên thị trường quốc tế chắc chắn sẽ phải giảm xuống đáng kể.

Đối với Nga th́ quốc gia này đă bị Hoa Kỳ qua mặt từ năm 2010 để trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 của thế giới, thành thử Matxcơva dàn sẵn các con cờ then chốt trong lĩnh vực dầu hỏa.

Nhiều nhà phân tích coi dầu và khí đá phiến là một ngơ thoát, nhất là đối với các quốc gia nghèo đang khát dầu khí. Nhưng trước mắt công nghệ khai thác hăy c̣n là một ưu đăi, mới do một số ít làm chủ. Sự dư thừa năng lượng hóa thạch hăy c̣n xa vời.

Các chính khách của châu Âu đủ thực tế để ư thức được rằng, mùa đông tới đây, Liên Hiệp sẽ vô cũng chật vật nếu không có khí đốt của Nga. Dù muốn hay không, Mỹ th́ vẫn xa mà Nga th́ gần. Khí đốt mà Washington hứa bán cho Bruxelles là chuyện của tương lai, c̣n khí đốt mà Nga đang bán cho châu Âu là chuyện của hiện tại.

Thanh Hà, rfi
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1a.JPG
Views:	0
Size:	16.1 KB
ID:	643742  
tonycarter_is_offline  
Old 07-31-2014   #2
thangtram
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
thangtram's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Location: 10 Downing Street
Posts: 7,099
Thanks: 12,694
Thanked 9,863 Times in 4,512 Posts
Mentioned: 103 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 2069 Post(s)
Rep Power: 34
thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9
thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9
Default

Màn kịch này coi bộ khá gây cấn đa...Nga có gan, kiêu ngạo 0 bán hoặc lên giá trên trời, th́ nh́n kỹ lại nền kinh tế của chính ḿnh đi đă...0 ngoại tệ là các tên tài phiệt đứng sau lưng tên Putin méo mặt! Cũng tương tự như Tàu cộng, ngồi phe phẩy quạt mo trên đống tiền Renminbi, c̣n Nga đồng Russian rouble th́ khổ lắm đa: chẳng lẽ bắt chước công tử Bạc liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra ḿnh giàu ư? Tàu Cộng mà nổi máu gian hùng thanh toán hợp đồng thay v́ USD th́ Renminbi là vui lắm nha bà con!
thangtram_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.