Nước mắt ở lễ tưởng niệm Gạc Ma - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nước mắt ở lễ tưởng niệm Gạc Ma
Những giọt nước rơi tại lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 36 năm trước, được tổ chức tại Đà Nẵng, Khánh Ḥa, Quảng B́nh, sáng 14/3.

Sáng 14/3, mẹ Lê Thị Lan, 82 tuổi, ngồi xe lăn đến dự lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma do đồng đội Ban liên lạc Hội cựu chiến binh công binh Hải quân TP Đà Nẵng tổ chức. Cơn tai biến một năm trước khiến đôi chân mẹ bị liệt, nhưng trí nhớ c̣n minh mẫn.

Nghe các cựu chiến binh đọc lời tri ân con trai Nguyễn Hữu Lộc và đồng đội đă hy sinh ngày 14/3/1988 ở băi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền Việt Nam, mắt mẹ Lan đỏ hoe. Ngồi xe lăn lên thắp hương cho con và các liệt sĩ, mẹ chắp tay, nh́n thật lâu tấm bảng ghi danh như cố t́m tên con trai. "Mỗi ngày tôi đều tụng kinh, cầu nguyện cho con và đồng đội siêu thoát", mẹ nói.


Mẹ Lan bật khóc khi nhắc đến con trai, liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc. Ảnh: Nguyễn Đông

Liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc là con trai duy nhất trong gia đ́nh có ba chị em. Hồi c̣n đi học, anh thường đi bán kem, ṃ cua, bắt ốc phụ giúp gia đ́nh. Thương mẹ làm công nhân môi trường vất vả, nhiều lần anh đi theo đẩy xe, mẹ Lan đuổi cũng không về. 19 tuổi, anh xin mẹ đi lính hải quân.

"Tôi đồng ư cho Lộc đi liền. Chồng tôi mất sớm, nên muốn Lộc đi lính để trưởng thành và vững vàng hơn. Cứ nghĩ đi làm lính công binh, chỉ xây dựng đảo rồi về, nào ngờ con đi măi, xương cốt không biết c̣n hay mất", mẹ Lan bật khóc.

Cùng đến thắp hương tại lễ tưởng niệm, mẹ Trần Thị Huệ, 82 tuổi, chậm răi tâm sự với đồng đội của con trai - liệt sĩ Lê Thế. "Gặp được đồng đội, tôi đỡ nhớ con hơn. Giá như lúc con tôi và đồng đội hy sinh được đưa xác về, th́ tuổi già của các cha mẹ cũng yên ḷng hơn", mẹ Huệ nói.

Lê Thế là con trai cả trong gia đ́nh ba anh em. Dù thích đi lính, nhưng mắc tật nhỏ ở mắt trái, anh khám nghĩa vụ mấy lần đều không đậu. Thương con, mẹ Huệ đưa anh đi làm phẫu thuật và trúng lính khi 20 tuổi. Ngày lên đường đi Trường Sa, anh ôm vai mẹ bảo "nhất định con sẽ về".


Mẹ Trần Thị Huệ cùng đồng đội thắp hương tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Đông

Nguyễn Hữu Lộc và Lê Thế nằm trong số cán bộ, chiến sĩ hải quân ra quần đảo Trường Sa năm 1988 trong bối cảnh Trung Quốc liên tục chiếm đóng trái phép các băi đá thuộc chủ quyền Việt Nam. Rạng sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên băi Gạc Ma, phía Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến cùng binh lính đến cướp cờ, giết hại chiến sĩ.

64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh, 9 người bị bắt. Tàu HQ-604 và HQ-605 bị bắn ch́m. Tàu HQ 505 bị bắn cháy đă lao hết tốc lực lên băi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. C̣n Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép đến nay.

Đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83 (nay là Lữ đoàn 83), Trưởng ban liên lạc Hội cựu chiến binh Công binh Hải quân TP Đà Nẵng, cho biết trong số liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma, đơn vị của ông có 26 cán bộ, chiến sĩ.

Ông Lập nhắc lại những người lính công binh khi đó nhận nhiệm vụ đi xây dựng các băi đá Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc cụm đảo Sinh Tồn, không mang theo vũ khí hạng nặng, mỗi tàu chỉ trang bị vài khẩu AK. Nhưng lính Trung Quốc đă bắn ch́m hai tàu, cháy một tàu và sát hại 64 cán bộ, chiến sĩ.

"Chúng tôi mong 14/3 hàng năm là ngày tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ đă hy sinh khi bảo vệ chủ quyền Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc", đại tá Lập nói.

Cùng ngày, tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, huyện Cam Lâm, Khánh Ḥa, cũng diễn ra lễ tưởng nhớ các chiến sĩ đă hy sinh khi bảo vệ chủ quyền biển đào cách đây 36 năm.

Trong đoàn người đến tưởng nhớ, thiếu tá Trần Thị Thủy, công tác Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải Quân (Cam Ranh), con gái liệt sĩ Trần Văn Phương (đảo phó Gạc Ma), cho biết ngày này mỗi năm đều sắp xếp công việc, đến mộ gió thắp hương cho cha. "Tới nơi đây tôi như gần với cha của ḿnh, xúc động khó tả", chị Thủy nói, cho hay bản thân luôn cố gắng công tác tốt để tiếp nối truyền thống gia đ́nh.

Cựu binh Lê Văn Thoa, 57 tuổi, là một trong 9 chiến sĩ hải quân sống sót sau trận chiến bảo vệ Gạc Ma - Trường Sa năm 1988, nói vào ngày này trong ông cảm giác bồi hồi. Mỗi năm ông đều đi xe máy từ quê nhà B́nh Định vào khu tưởng niệm ở huyện Cam Lâm để thắp nén nhang cho đồng đội.

"Dịp này chân đau nên tôi bắt xe khách đi vào. Đă 36 năm, nhưng nỗi nhớ đồng đội của tôi chưa bao giờ nguôi ngoai. Điều quư giá nhất đối với tôi là mỗi năm được tự tay thắp nén nhang cho những đồng đội từng vào sinh ra tử với ḿnh", ông Thoa nói.

Hôm nay, liệt sĩ Trần Văn Phương, người cầm lá cờ Tổ quốc trong trận hải chiến Gạc Ma được đặt tên cho đường dài một km, rộng 5 m, ở phường Quảng Phúc, thị xă Ba Đồn, Quảng B́nh. Ở trận chiến 36 năm trước, thiếu úy Phương đă ngă xuống trong tư thế quyết giữ lá cờ Tổ quốc. Thi thể anh được đưa vào đảo Sinh Tồn, năm 1992 hài cốt được đưa về an nghỉ tại quê nhà.

Đại diện phường Quảng Phúc cho biết việc gắn tên đường mang tên liệt sĩ Trần Văn Phương nhằm cho thế hệ trẻ ghi nhớ về lịch sử, biết đến công lao của cha anh trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đây là lần đầu tiên có con đường mang tên liệt sĩ hy sinh ở trận hải chiến Gạc Ma.

VietBF@sưu tập

troopy
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-14-2024
Reputation: 24734


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 71,533
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	21.jpg
Views:	0
Size:	108.9 KB
ID:	2347698   Click image for larger version

Name:	21.1.jpg
Views:	0
Size:	125.5 KB
ID:	2347699  
troopy_is_offline
Thanks: 73
Thanked 5,475 Times in 4,743 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 24 Post(s)
Rep Power: 82 troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
Old 03-15-2024   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,965
Thanks: 24,949
Thanked 15,558 Times in 6,665 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Vào ngày này cách đây 36 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đă vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. Máu các anh ḥa cùng biển cả, tạo thành một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và t́nh yêu biển đảo Tổ quốc.
Máu các anh ḥa cùng biển cả
“Không được lùi bước. Phải để cho máu ḿnh tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” - câu nói của Anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà c̣n là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Các thế hệ người Việt Nam đă đổ biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ ǵn lănh thổ, các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách đây hàng trăm năm, những người con ưu tú của nước Việt Nam đă vượt muôn vàn khó khăn, gian khổ, xả thân giữa biển khơi mênh mông v́ chủ quyền đất nước. Những câu ca lưu truyền trong dân gian c̣n tới hôm nay, như: "Hoàng Sa đi có về không - Lệnh vua sai phái quyết ḷng ra đi" là minh chứng cụ thể nhất cho sự quả cảm, các kỳ tích mà họ đă lập nên.
Tinh thần quả cảm của thế hệ ông cha lại được thế hệ sau nối tiếp. Ngày 14/3/1988, 64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến không cân sức, đă vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn.
Nơi đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che thân, nhưng với t́nh yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đă nêu cao ư chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau khi uy hiếp nhưng không làm lay chuyển được tinh thần cán bộ chiến sĩ của ta, các tàu chiến của địch đă dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm tàu HQ 604 bốc cháy và ch́m rất nhanh. Tại đảo Gạc Ma, các cán bộ chiến sĩ đă nắm chặt tay nhau tạo thành ṿng tṛn bảo vệ lá cờ Tổ quốc, lấy thân ḿnh quyết tâm giữ đảo.
Sự kiện 64 liệt sĩ nắm chặt tay nhau tạo thành “Ṿng tṛn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đă trở thành biểu tượng bất khuất của ḷng yêu nước.
64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma đă gác lại bao ước mơ hoài băo và dâng hiến tuổi thanh xuân của ḿnh để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu. Máu của các anh lẫn vào biển xanh, xương của các anh đă thấm vào ḷng đảo, tên các anh được đời đời thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.
Không nguôi bớt nhớ thương, nhưng vô cùng tự hào
Tàu HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và bị tàu địch bắn ch́m tại Gạc Ma, ngày 14/3/1988. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Ngày bi tráng 14/3/1988, đă lấy đi những người con trung hiếu của đất nước. 36 năm đă qua nhưng nỗi đau, niềm thương nhớ dường như không nguôi bớt với những người cha, người mẹ, người con, những người đồng đội của các liệt sĩ Gạc Ma. Nhưng khi nhớ về những người đă anh dũng nằm xuống giữa biển khơi, niềm tự hào, kiêu hănh luôn thường trực trong mỗi người thân, đồng đội của các anh.
Như cụ ông Hoàng Nhỏ ở xă Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng B́nh, là cha liệt sĩ Hoàng Văn Túy, khi c̣n sống, ngay cả lúc khó khăn nhất th́ đến ngày giỗ liệt sĩ Hoàng Văn Túy, cụ Nhỏ đều làm mâm cơm, đưa ra bờ biển vái vọng 64 liệt sĩ Gạc Ma. Khi cụ mất ở tuổi 95 (mùng 9 Tết Quư Măo 2023), việc giỗ 64 liệt sĩ Gạc Ma vẫn được các con cháu của cụ tiếp tục thực hiện. Theo bà Hoàng Thị Loàn (con gái cụ Nhỏ), sự hy sinh của em trai Hoàng Văn Túy cùng 63 liệt sĩ là nỗi đau mất mát rất lớn. Nhưng cũng chính sự hy sinh này trở thành niềm tự hào truyền thống cách mạng, gia đ́nh luôn dạy bảo con cháu không được quên sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước.
Nối nghiệp cha, chị Trần Thị Thủy - con gái liệt sĩ Trần Văn Phương - đă trở thành người lính hải quân. Chị Thủy tâm sự: "H́nh ảnh của cha đă khắc sâu trong tâm trí của tôi. Chính v́ thế, ngay từ nhỏ, tôi đă ao ước một ngày nào đó được khoác lên ḿnh bộ quân phục của người lính, được tiếp tục công việc của bố và được nối dài những truyền thống tốt đẹp, quư báu của gia đ́nh. Và giờ tôi có thể tự hào, tôi là lính, con của một người lính hải quân anh hùng". Theo chị Trần Thị Thủy, cha chị hy sinh khi chị c̣n nằm trong bụng mẹ. Nữ Đại úy chỉ biết về người cha qua lời kể của bà, của mẹ cùng di ảnh và những bức thư của cha. "Mỗi lần được đến nơi cha và đồng đội của ông ngă xuống, tôi vừa xúc động, vừa tự hào về đấng sinh thành. Đứng trước biển trời mênh mông, nh́n về phía đảo Gạc Ma, tôi như cảm thấy cha ḿnh đứng đó và hướng về phía tôi. Lần nào cũng vậy, tôi khóc rất nhiều, khóc như đứa trẻ lâu ngày được gặp lại mẹ cha, gia đ́nh".
Và “không một ai bị lăng quên và không ai được phép quên lăng”, đó là lời của các đồng chí, đồng đội và cựu binh Gạc Ma luôn nhắc nhở nhau. Khi cùng nhau ra đảo Gạc Ma và đối diện với súng đạn kẻ thù, chúng tôi đă kết thành ṿng tṛn bảo vệ đảo. Th́ khi trở về thời b́nh, chúng tôi cũng kết thành những ṿng tṛn khác tương trợ và đồng hành trên hành tŕnh nghĩa t́nh đồng đội, cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo nói.
Ông Nguyễn Văn Tấn, trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa, trong lễ giỗ năm ngoái, lễ giỗ thứ 35 đồng đội vẫn nghẹn ngào: "Sự nằm lại của các anh luôn gây thương nhớ khôn nguôi cho người ở lại và cũng nhắc nhở chúng ta về một vùng biển thiêng liêng nơi đó có thân xác các anh đang canh giữ, chưa thể trở về cùng gia đ́nh. Sự hy sinh đó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay, những người c̣n sống không được giây phút nào lăng quên, không mất cảnh giác v́ sự toàn vẹn lănh thổ thiêng liêng".
Bộ phim tài liệu "Trường Sa, tháng 4 năm 1988" (đạo diễn Lê Mạnh Thích) được sản xuất ngay sau sự kiện 14/3. Những ngôi mộ của những người lính đă hy sinh trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao đă được đặt trên đảo Sinh Tồn.
Giờ đây, mỗi tàu ra Trường Sa đều thực hiện nghi thức để tưởng niệm những liệt sĩ đă ngă xuống trong trận chiến ngày 14/3/1988. Đó là lời khẳng định không ai quên khúc bi tráng Gạc Ma, không ai quên những người lính đă kiên cường bảo vệ một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. Từ mái đầu bạc đến mái đầu xanh; từ những người vào sinh ra tử qua hai cuộc kháng chiến đến các bạn trẻ chưa một lần mặc áo lính; từ những người lăn lộn với biển, đảo sống sót trở về đến những người lần đầu tiên đến đây đều không cầm được nước mắt, khi thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Nghi thức tưởng niệm ấy có cả bi thương xen lẫn tự hào.
Năm 1989, Chủ tịch nước đă phong tặng, truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đối với tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 cùng Trung tá Trần Đức Thông, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, Thiếu úy Trần Văn Phương và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 đă đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ nhắc nhở thế hệ muôn đời ghi nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-15-2024   #3
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,965
Thanks: 24,949
Thanked 15,558 Times in 6,665 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Lê Đức Dục: Vụ Gạc Ma: Con tàu HQ-505 ủi băi để giữ đảo Cô Lin giờ ở nơi đâu?
Trong trận Gạc Ma, hai tàu HQ-604 và HQ-605 bị ch́m nhưng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đă cho HQ-505 ủi băi lên đảo Cô Lin, nhờ đó chúng ta đă giữ được Cô Lin đến hôm nay.
HQ-505 đă thành một "pháo đài thép" cho anh em sống và chiến đấu trong những ngày "hậu Gạc Ma".
Sau trận chiến, máy bay ta bay ra chụp ảnh, h́nh ảnh con tàu HQ-505 ủi băi chính là bức không ảnh duy nhất về nó!
Con tàu này cũng có số phận đặc biệt: Trước đây tàu được Mỹ bàn giao cho Hải quân Việt Nam Cộng ḥa.
Năm 1975, trong lúc nhiều tàu chiến của VNCH tháo chạy sang Thái Lan và Philippines, thuyền trưởng của tàu lúc đó là Trung tá Nguyễn Như Phú và thủy thủ đoàn của tàu đă quyết định ở lại và ra tŕnh diện chính quyền cách mạng.
Sau ngày đất nước thống nhất, tàu được đưa vào biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam với số hiệu HQ-505 và tiếp tục được sử dụng để phục vụ việc xây dựng và bảo vệ Trường Sa.
Sau này, khi anh em đă ổn định trên đảo ch́m, con tàu HQ-505 được kéo về đất liền. Tuy nhiên trên đường kéo HQ-505 từ Cô Lin về Cam Ranh, tàu đă bị sự cố và ch́m ở đâu đó trên hành tŕnh!
Một lần trao đổi với một ông anh - từng là sếp của trường đào tạo thợ lặn và trục vớt, chính anh cũng là một thợ lặn hàng "top" của Việt Nam. Anh kể, HQ-505 là tàu vận tải bán quân sự, chuyên chở xe tăng, cơ giới, hàng nặng (tàu há mồm). Trên boong trang bị pháo 37 và nhiều vũ khí khác. Tàu Trung Quốc không dám đến gần mà bắn pháo 100 từ xa. Mấy phát trúng đuôi tàu, nước vào hầm máy, mất điện, mất liên lạc, mất điều khiển lái.
Anh Vũ Huy Lễ là thuyền trưởng khi ấy, đă ra lệnh dùng động cơ tàu (tàu có hai máy) điều khiển mũi HQ-505 vào hướng đảo ch́m. Rồi điều khiển ga tay trực tiếp dưới hầm máy, tăng hết tốc độ lao lên đá Cô Lin.
Trong những ngày ở Cô Lin anh đă khảo sát kỹ các lỗ thủng, hầm máy, đáy băi cạn, thủy triều... lên kế hoạch trục vớt, v́ trước sau cũng phải đưa HQ-505 về bờ. Sau này có người gặp anh hỏi về phương pháp vớt HQ-505 nhưng không thấy gặp lại.
Sau một thời gian, tàu kéo 8000 mă lực của Hải quân đưa các sĩ quan, công nhân quốc pḥng ra Cô Lin vá lỗ thủng tại đuôi tàu HQ-505, bơm cạn nước, kéo tàu về bờ. Tuy nhiên do không có kinh nghiệm trục vớt, trên tàu HQ-505 không người trực sự cố. Trong hành tŕnh gió lớn, sóng to vỗ vào đuôi tàu làm vỡ các lỗ vá. Nước tràn vào hầm máy nhấn ch́m HQ-505 lại tại tọa độ có độ sâu trên 1000m nên chuyện trục vớt là vô phương.
Khi bị phá nước, HQ-505 ch́m dần. Tàu kéo mang ra để kéo HQ-505 về là tàu cũ, lại mới mua, không ai chắc khi "xông" hết cáp kéo tàu, chốt tự xả có tự động xả không? Nếu chốt tự động không xả, HQ-505 ch́m xuống sẽ níu theo luôn tàu kéo xuống biển. May trên tàu kéo có lính công binh, anh em kịp buộc ḿn vào dây cáp kéo tàu kích ḿn nổ làm đứt dây cáp, nếu không th́ không biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra.
Hơn 30 năm rồi!
Không biết con tàu HQ-505 có c̣n ở 1.000m độ sâu đáy biển.
Không biết khi nào công nghệ trục vớt chinh phục được độ sâu đó để đưa HQ-505 về bên cụm tượng đài tưởng niệm Gạc Ma như một chứng nhân lẫm liệt!
Giờ đây, cho dù HQ-505 đang nằm sâu dưới đáy biển nhưng tôi tin HQ-505 cũng vẫn nằm trong ḷng những ai c̣n thiết tha với biển đảo quê hương!
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-15-2024   #4
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,965
Thanks: 24,949
Thanked 15,558 Times in 6,665 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

GẠC MA NAY ĐĂ THÀNH PHÁO ĐÀI KIÊN CỐ CỦA GIẶC
Dưới đây là mô tả của phóng viên khi quan sát từ xa.
Ở khoảng cách gần 8 km, từ đảo Cô Lin nh́n sang Gạc Ma lúc trời quang mây tạnh hiếm hoi, chúng tôi nh́n rơ qua ống kính tele máy ảnh, thấy các công tŕnh khác trên băi Gạc Ma như: 2 tháp radar đối không - đảm bảo bay, 1 tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m, 2 cột điện gió cùng hệ thống pin mặt trời, 1 hải đăng cao 50 m, bán kính chiếu xa khoảng 40 km...
Phía Trung Quốc đă tôn tạo, xây dựng trên diện tích hơn 13 ha ở đảo Gạc Ma. Bên cạnh đó, họ c̣n nạo vét luồng theo hướng bắc - nam với chiều dài 900 - 1.000 m, rộng khoảng 250 - 400 m, thuận tiện cho các tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào cầu tàu phía trong băi và cập cảng phía bắc.
Các công tŕnh của Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma gồm: Ṭa nhà kiên cố cao 26 - 27 m gồm 8 tầng, 4 góc nhà đều bố trí các lỗ châu mai. Trên nóc nhà bố trí 2 radar hàng hải, 2 ăng ten parabol và 1 thiết bị đảm bảo bay cùng một số thiết bị thông tin liên lạc khác.
Trên tầng 6 của ṭa nhà có lắp radar điều khiển hỏa lực, hệ thống kính ngắm quang học hiện đại. Tầng 5 được lắp 2 bệ pháo 30 mm (loại 7 ṇng) và tầng 1 lắp 2 bệ pháo 76 mm.
Ngoài hệ thống súng pháo trên nhà 8 tầng, c̣n có 1 vị trí hỏa lực lắp đặt pháo 76 mm, pháo 30 mm quay hướng đông bắc luôn có lính trực canh 24/24 trong tư thế sẵn sàng khai hỏa.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-15-2024   #5
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,965
Thanks: 24,949
Thanked 15,558 Times in 6,665 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Đầu năm 1988, Trung Quốc đă điều hàng chục tàu chiến gồm: tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ, tàu pháo, tàu đổ bộ cùng nhiều binh lính và vũ khí áp sát và xâm chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng đă chiếm giữ trái phép 5 băi đá: Chữ Thập, Châu Viên, Huy Cơ, Ga Ven và Xu Bi.
Trước hành vi xâm lược ngang ngược của Trung Quốc, phía Việt Nam đă điều 3 tàu vận tải là HQ.604, HQ.605 và HQ.505 mang khí tài, vật liệu quyết tâm đóng giữ cụm đảo Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao.
Sáng ngày 14/3/2024, tàu Trung Quốc đưa ba xuồng với khoảng 40 binh lính đổ bộ lên đảo Gạc Ma, giật cờ và sát hại một số chiến sĩ.
Vấp phải sự chiến đấu và không ép được các chiến sĩ khỏi đảo, lính Trung Quốc rút lui về tàu sau đó dùng hỏa lực mạnh bắn pháo làm ch́m tàu HQ.604 đang bảo vệ đảo Gạc Ma.
Trước sự tấn công của quân xâm lược Trung Quốc, các chiến sĩ trên đảo Gạc Ma đă nối thành một “ṿng tṛn bất tử” hy sinh thân ḿnh bảo vệ tổ quốc đến hơi thở cuối cùng.
Cùng lúc đó tàu HQ.505 có nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin cũng bị Trung Quốc dùng hỏa lực mạnh tấn công rất các liệt. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đă ra lệnh nhổ neo, chạy tàu hết tốc độ trườn 2/3 tàu lên đảo trước khi tàu bốc cháy.
Tàu HQ.605 có nhiệm vụ bảo vệ đảo Len Đao cũng bị tàu Trung Quốc bắn ch́m, các chiến sĩ phải bơi vào đảo Sinh Tồn mới thoát nạn.
Kết thúc trận chiến ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đă anh dũng hy sinh, 9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt giữ, tàu HQ.604 và HQ.605 bị ch́m, chúng ta bị mất đảo Gạc Ma đến tận ngày nay, bảo vệ thành công được đảo Cô Lin và Len Đao.
Ngày hôm nay sau tṛn 36 năm, nhân dân Việt Nam không thể nào quên được tội ác mà quân xâm lược Trung Quốc đă gây ra, cũng như tưởng nhớ 64 chiến sĩ đă anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
V́ lợi ích nên nột số kẻ lănh đạo cầm quyền Việt Nam lúc đó và bây giờ đă cố t́nh quên đi cuộc chiến này, nhưng hàng trăm triệu người dân Việt Nam th́ không bao giờ quên.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:55.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.13763 seconds with 13 queries