Biến cố lịch sử không thể nào quên - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Biến cố lịch sử không thể nào quên
Khi bài viết của tôi xuất hiện trên mặt báo th́ chỉ c̣n vài ngày nữa là tới ngày 13 tháng 12.

Đây là ngày mà cách đây 33 năm chế độ Cộng Sản Ba Lan đă ban hành t́nh trạng thiết quân luật, một sự kiện lịch sử kinh hoàng mà kể từ khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, không năm nào người Ba Lan không tưởng niệm.

Sau chuyến hành hương về thăm tổ quốc Ba Lan của Đức Giáo Hoàng Joan Paolo II vào tháng 6 năm 1979, tháng 8 năm 1980 phong trào phản kháng Công Đoàn Đoàn Kết ra đời.

Ngày 24 tháng 9 năm 1980, Công Đoàn Đoàn Kết nộp đơn xin đăng kư hoạt động tại ṭa án thành phố Warsaw, nhưng đă bị từ chối với lư do điều lệ của Công Đoàn Đoàn Kết không phù hợp với Hiến Pháp. Công Đoàn Đoàn Kết đe dọa sẽ tổng đ́nh công. Đích thân thủ tướng đương nhiệm phải đứng ra giải quyết. Cuối cùng đạt được thỏa thuận là Ṭa án Tối Cao Ba Lan đồng ư đăng kư công nhận Công Đoàn Đoàn Kết là tổ chức hợp pháp, nhưng Công Đoàn Đoàn Kết phải điều chỉnh lại điều lệ, trong đó công nhận Hiến Pháp hiện hành và vai tṛ của đảng Cộng Sản đối với nhà nước Ba Lan.

Phong trào Công Đoàn Đoàn Kết phát triển nhanh chóng, quy tụ gần 10 triệu thành viên bao gồm mọi tầng lớp xă hội: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viện đại học, v.v... trở thành một lực lượng đối lập mạnh. Dưới sự lăng đạo của Công Đoàn Đoàn Kết những cuộc đ́nh công băi công đ̣i dân chủ và cải thiện đời sống nổ ra liên tiếp trên toàn quốc

Lo sợ lực lượng này có thể gây ra cơn băo làm sụp đổ chế độ, nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan đă đưa ra biện pháp bạo lực nhằm ngăn chặn.

Đêm 13 tháng 12 năm 1981, Đại Tướng W. Jaruzielski, người đứng đầu đảng và nhà nước Cộng Sản Ba Lan, chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc, công bố thiết quân luật hay c̣n gọi là t́nh trạng chiến tranh, trên cả nước.

70 ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị đặt trong thế sẵn sàng, 30 ngàn viên chức thuộc Bộ Nội Vụ, 1750 xe tăng và 1400 xe bọc thép, 500 chiến xa, 9000 xe ô tô, một số phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải, đă được huy động cho đợt đàn áp. Liên lạc điện thoại bị vô hiệu hóa, giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư trú, ngưng phát hành báo chí (trừ báo của đảng và quân đội), phá sóng radio nước ngoài phát vào Ba Lan, đ́nh chỉ công dân xuất cảnh, tạm thời đóng cửa các trường học,... 25% binh lực được tập trung trong và xung quanh thủ đô Warsaw.

Một chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động đối lập được tiến hành với quy mô chưa từng có. 10 ngàn an ninh, mật vụ tham gia chiến dịch “Cây thông” bắt giữ những người được cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, đưa họ tới các nhà tù và những trung tâm giam giữ đă được chuẩn bị trước.

An ninh Ba Lan c̣n được hỗ trợ tích cực bởi an ninh của Đông Đức thông qua nhóm tác chiến của Stasi tại Warsaw và KGB của Liên Xô.

Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đă có khoảng 5 ngàn người. Trong suốt thời kỳ thiết quân luật (gần hai năm), có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lănh đạo của Công Đoàn Đoàn Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn người trong số này đă bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải. Khoảng 100 người chết do bị bắn hoặc bị đánh đập.

Không khí khủng bố bao trùm, xă hội ngột ngạt. Có tới gần 2900 người tự tử trong năm 1981. Hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đă bỏ chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây. Một cuộc exodus vĩ đại không khác ǵ cuộc vượt biên tị nạn Cộng Sản của người dân miền Nam Việt Nam sau 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên, ngay trong thời gian thiết quân luật, các cuộc biểu t́nh vẫn nổ ra.

Trong ngày Quốc Tế Lao Động, 1 tháng 5, 1982, hàng chục ngàn người đă xuống đường phản đối t́nh trạng thiết quân luật với biểu ngữ “Thiết quân luật là bất hợp pháp.”

Ngày 31 tháng 8, 1982, người Ba Lan đồng loạt xuống đường tại 34 tỉnh thành. Hơn 5,000 người đă bị bắt giữ, 3,000 người bị ṭa án buộc các tội khác nhau, một số tờ báo bị đóng cửa (như tờ “Kultura,” hay “Czas”) và 800 nhà báo bị sa thải.

Thế giới lên án mạnh mẽ và cô lập Ba Lan. Mỹ và nhiều nước phương Tây tuyên bố bao vây kinh tế Ba Lan và thúc đẩy viện trợ tiền bạc, vật chất cho Công Đoàn Đoàn Kết.

Ngày 22 tháng 7 năm 1983, nhà cầm quyền Cộng Sản đă buộc phải chấm dứt t́nh trạng chiến tranh và giải thể Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc.

Ngày 13 tháng 12 năm 1981, đánh dấu một giai đoạn bi thảm của lịch sử Ba Lan. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, Ṭa án Hiến Pháp của Ba Lan năm 2011 đă phán quyết việc ban hành t́nh trạng chiến tranh vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp của chính Hiến Pháp của nhà nước Cộng Sản lúc bấy giờ.

Ông A. Kwasniewski, một cựu bộ trưởng Ba Lan thời Cộng Sản, tổng thống Ba Lan dân chủ hai nhiệm kỳ (1995-2005) đă phát biểu rằng, “Có nhiều ngày kỷ niệm chúng ta không được quên. Bởi v́ nếu làm khác đi, chúng ta sẽ tạo ra một lỗ hổng trong nhận thức xă hội mà từ đó có thể sinh ra các loại bệnh tật.” Năm 2001, nhân dịp ngày lễ tưởng niệm 13 tháng 12 với tư cách một người trong cuộc, ông đă xin lỗi nhân dân Ba Lan về t́nh trạng chiến tranh.

Tác giả chính của t́nh trạng thiết quân luật, Tướng W. Jaruzelski vào năm 2009 trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền h́nh TVN24 đă xin lỗi về sự chịu đựng kinh hoàng của người Ba Lan do t́nh trạng thiết quân luật gây nên. Tuy nhiên, ông nói rằng, t́nh trạng thiết quân luật ra đời là điều chẳng đặng đừng, nó đă ngăn ngừa được sự can thiệp của quân đội Liên Xô vào Ba Lan. Nhưng sự đàn áp dă man lực lượng đối lập đă phủ nhận bao biện của ông, không giúp được ông thoát khỏi cáo buộc về trách nhiệm trước ṭa án. Một tiến tŕnh tố tụng được xem đi xét lại, hủy bỏ, rồi lại tiếp tục của ṭa án các cấp diễn ra triền miên suốt từ năm 1991 đến lúc ông qua đời vào tháng 5 năm 2014.

Từ sự đàn áp phong trào đối lập của nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan chúng ta có thể kết luận rằng, bộ máy đàn áp của các chế độ Cộng Sản nào ở mọi nơi đều giống nhau. Sử dụng bạo lực tàn bạo, trấn áp lực lượng đối lập để giữ chế độ là bản chất của mọi nhà nước độc tài.

Từ những năm 1956, khi một trăm ngàn người xuống đường ở thành phố Poznan, 10 ngàn binh sĩ Ba Lan dưới sự chỉ huy của Tướng Liên Xô Stanislav Poplavsky đă d́m cuộc biểu t́nh trong biển máu.

Sau các cuộc đàn áp tiếp theo của nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan trong những năm 1970, 1972, t́nh trạng thiết quân luật trong năm 1981 là đỉnh cao của sự khủng bố.

Chế độ Cộng Sản Việt Nam cũng giống Cộng Sản Ba Lan, không ngừng đàn áp các hoạt động dân chủ, nhân quyền, nhưng về quy mô điều động lực lượng mang quân phục nhà nước và về số người bị bắt giữ th́ kém hơn nhiều. Tuy thế phương pháp của nhà cầm quyền Việt Nam thâm độc hơn một bực.

Đó là, công an mặc thường phục giả dạng côn đồ xă hội đen hoặc công an sử dụng côn đồ xă hội đen thực để quậy phá, sách nhiễu, đánh đập những người bất đồng chính kiến, hoặc những người tham gia các hoạt động dân chủ. Một h́nh thức ném đá giấu tay rất đểu cáng, lưu manh! Bằng cách này nhà cầm quyền ngăn chặn được nạn nhân tố cáo, khiếu nại công an vi phạm pháp luật.

Chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Huỳnh Ngọc Tuấn bị ném đồ dơ bẩn vào nhà. Các blogger Nguyễn Hữu Vinh, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hoàng Vy, v.v... bị côn đồ hành hung dă man. Chị Trần Thúy Nga bị đánh găy chân. Gần đây nhất, nhà báo Trương Minh Đức bị đánh nguy kịch phải nhập viện hay ông tổng lănh sự Pháp tại Sài G̣n Emmanuel Batallan bị tấn công. Tất cả mọi vụ việc đều bị nhà cầm quyền làm ngơ, không điều tra xem xét, không một kẻ tội phạm nào bị vạch mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ôn lại biến cố ngày 13 tháng 12 năm 1981 tại Ba Lan để chúng ta không ảo tưởng về một chế độ Cộng Sản nào, rằng Cộng Sản Châu Âu ít xấu hơn Cộng Sản Châu Á. Tuy nhiên, phương pháp hành động có sự khác biệt. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thuộc hàng chợ búa, lưu manh, mọi rợ và hèn hạ. Chống cự lại một bộ máy bị côn đồ và lưu manh hóa khó hơn nhiều lần đối diện với những sư đoàn lính chính quy, hiện đại.
12-08-2014 2:19:39 PM
Lê Diễn Đức
Theo Người Việt

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 12-09-2014
Reputation: 43341


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,800
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	95.jpg
Views:	0
Size:	8.0 KB
ID:	704319  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Old 12-09-2014   #2
eaglevn
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
eaglevn's Avatar
 
Join Date: Jul 2010
Posts: 14,698
Thanks: 4,339
Thanked 5,102 Times in 2,801 Posts
Mentioned: 10 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 943 Post(s)
Rep Power: 30
eaglevn Reputation Uy Tín Level 8
eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8eaglevn Reputation Uy Tín Level 8
Default

NÓI ĐẾN CS LÀ CẢ 1 CHUỔI DÀI KINH TỞM.
eaglevn_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08249 seconds with 13 queries