Không Việt, không Mỹ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Không Việt, không Mỹ
Viết về nước Mỹ. Một chủ đề mà tôi luôn có ư định viết thử dự thi. Muốn viết không v́ giải thưởng mà tôi chỉ muốn chia sẻ tâm tư, với hy vọng văn từ lượm thượm của ḿnh sẽ giúp những bậc cha mẹ hiểu thêm tí về thế hệ sau. Có ư vậy thôi chứ tôi thích đứng ngoài lề, vả lại, bài này không theo chủ đề nào, hơi lung tung cho nên nó xuất hiện nơi đây. Điều tôi thật sự muốn là làm ǵ tôi có thể làm, làm để bảo tồn chữ viết, văn hóa Việt Nam.

H́nh minh họa: Dân Huỳnh/Người Việt.

Từ ngày sang Mỹ, để tránh sai chính tả quá nhiều, tôi viết thư tay cho người chị lớn c̣n lại Việt Nam và thỉnh thoảng xuống Bolsa mua sách báo tiếng Việt về đọc. Chủ đề tôi ưa không phải sách dạy nấu món Việt, tiểu thuyết ướt át Quỳnh Dao hay truyện Kim Dung đầy kích động. Dù lịch sử có lẽ là môn học chung duy nhất mà học sinh và sinh viên toàn cầu không ưa, tôi lại mê, tôi say t́m hiểu.

Có lẽ vậy, mỗi lần tôi vào một trong những nhà sách khu Bolsa t́m mua sách về lịch sử, các cô chú tính tiền gọi tôi bằng cô hoặc bằng em. Có mấy ai nghĩ tới một cô gái chỉ sống hơn một phần tư thế kỷ và sống tại Mỹ lại đọc sử Việt. Nhưng cũng có lẽ tôi lăo hóa trước tuổi, đi chung với mấy chị ra đường th́ ai cũng hỏi có phải tôi là chị lớn. Khi tôi thắc mắc sao lại nghĩ vậy, họ nói tại thấy tôi đứng ngồi ǵ cũng cứng đơ, chững chạc hơn chị tôi. Không chắc nữa, một là họ nói thật, hai là họ lịch sự, nói khéo léo để tôi không buồn phiền.

Đâu chi buồn, để phiền. Thật sự tôi thấy tính cách ḿnh lớn hơn rất xa. Mà có là cụ non cũng không ǵ lo, già hết cỡ th́ c̣n già đâu được nữa. Thôi kệ, chịu già khi trẻ để được trẻ khi già, cuộc trao đổi lời quá đi chứ.

Đă vậy, tôi c̣n là thành viên hội “bốn mắt.” Mà cũng chẳng sao, mang kiếng có lợi. Lợi thứ nhất là chống bụi và hai là tùy hỷ nh́n. Vui th́ nh́n, buồn th́ thôi. Khi vui, mang kiếng vô thấy toàn màu tươi sắc thắm. Khi buồn, lột kiếng ra, vẫn sắc màu như ai, đời này vẫn đẹp vẫn thơ có thêm đom đóm. Nhưng dường như người mất đi vẻ đẹp khi đeo kiếng, mặt trái, mặt phải đều có thể nh́n ra. Tôi lại lộ tuổi 'già' của ḿnh nữa rồi.

Tôi không trẻ, không già. Nếu nói ḿnh già th́ kém lịch sử với lớp d́, chị; c̣n nói trẻ th́ đàn em, cháu sẽ cười, cho tôi là lớn ham làm con nít. Và tôi cũng chẳng nằm trong hai nhóm: lớn và nhỏ. So với người bản xứ, tôi chưa hội đủ tiêu chuẩn; c̣n như đem tôi sánh với đồng hương, tôi lại thiếu vóc dáng nhỏ thó của người phụ nữ Việt Nam.

Điều ngạc nhiên hơn hết là khi đến khu Việt, đồng hương ḿnh không nhận ra tôi là đồng hương nếu tôi không nói tiếng Việt. Có người c̣n hỏi tôi phải Mỹ gốc Phi Châu hay không. Một kỷ niệm vui khác nữa là lần tôi đi chợ Việt Nam. Tôi nhớ lần đó đến chợ đổi lại bao gạo v́ nó bị sâu dù ngày hết hạn chưa đến. Khi đến quầy tính tiền, tôi đưa hóa đơn cho chị tiếp thị ở hàng rượu. Chị cầm lấy và bảo “Wait here. OK?” và nhấc điện thoại gọi người quản lư. Chỉ nói, “Có cô này đem gạo hư đổi.” Trên điện thoại chị nói tiếng Việt. Đứng đợi không bao lâu, một cô trạc tuổi tôi, đi nhanh về hướng tôi, thoạt đầu cô nói tiếng Việt nhưng chuyển sang tiếng Anh sau khi nh́n mặt tôi. Cô xin lỗi và cho biết hàng tôi muốn đă hết, ít nhất hai tuần nữa mới nhập hàng mới về nên cô sẽ hoàn tiền lại. Khi tôi đưa ID để cô làm thủ tục trả tiền vào credit card, thấy tên tôi, cô ngạc nhiên hỏi, “Chị cũng là người Việt?”

Khuôn mặt 'không Việt' của tôi cũng là một trong những chuyện vui trong gia đ́nh. Thỉnh thoảng thích đùa, tôi hỏi Ba Má, “Có phải Ba Má lượm con ngoài gốc sầu đâu vô nuôi không dạ? Sao ra đường ai cũng cho con không phải người Việt Nam.” Má cười, chỉ vào tấm h́nh của Ba chụp lúc trẻ và nói, “Con nh́n mặt đó với mặt con khác nhau bao xa.” Nghĩ cũng lạ, trong gia đ́nh đông anh chị em chỉ có tôi là giống Ba và khác với mấy chị nhất là vóc dáng. Tôi cao lớn hơn mấy chị.

Mấy năm mới qua Mỹ, một trong ba chị lớn của tôi rất thích dùng tên Mỹ nhưng sau một thời gian, chị nhàm chán nó và trở lại yêu tên Việt. Tôi th́ khác - xưa như nay - không tha thiết cũng không nhàm chán tên Mỹ; tôi vẫn mến tên trên giấy khai sanh của ḿnh hơn. Gia đ́nh cho là tôi bị Mỹ hóa: nước mắm không ăn, cá có mùi tanh, gà vịt th́ mang mùi “gà vịt”, c̣n mắm th́ quá là nặc nồng. Hầu hết đồng hương nói ăn ǵ ăn rồi cũng thèm và quay lại nồi cơm, không ǵ qua cơm.

Phần tôi th́ có thể một tháng không thèm hột cơm nào. Bánh ḿ, ḿ ta, ḿ Ư, bagels, pizza, tortillas là nguồn tinh bột trong thức ăn mà tôi chuộng. Ngay từ lúc bé xíu, khi c̣n ở Việt Nam, tôi đă không thích thịt cá. Chỉ có điều nhỏ không được chọn lựa, người lớn cho ǵ th́ ăn nấy. Trong ṿng mười năm qua, tôi được “b́nh yên” v́ đă bỏ mặn sang chay, câu “Nó là Mỹ, không phải Việt Nam” không c̣n nhắm vào tôi nữa.

Đó là phương diện ăn uống, tôi c̣n thêm vài “tật xấu” do “Mỹ hóa.” Tôi thường đùa với người thân và bè bạn rằng tôi là công dân tốt, mua sắm cho người có việc làm, công ty sản xuất thêm và giúp kinh tế hồi phục. Tôi làm một, xài một, có khi hai, tiêu sắm cho nhà, tặng biếu có, và dĩ nhiên không khỏi sắm cho bản thân. Và tôi thích sự riêng tư. Ví dụ như thư từ, tôi không thích ai mở đọc khi không có sự đồng ư của tôi. Ba Má tôi cũng không ngoại lệ. Đồ trong nhà, ai lấy đâu phải trả lại đó, lớn nhỏ không ngoại lệ, biết dùng th́ phải biết dẹp. Khi ra khỏi nhà hay lúc về, tôi thấy phiền khi một ai đó hỏi tôi đi đâu và làm ǵ. Tôi tự nghĩ từ lúc có trí nhớ và nhận định được phải trái, tôi chưa nói điều ǵ hoặc làm chuyện nào đó khiến gia đ́nh mất mặt, xấu hổ th́ tại sao bị hỏi cặn kẽ như vậy.

Ngược lại, bạn bè lại nói tôi sao quá truyền thống, “Sống và lớn lên ở Mỹ mà c̣n thua mấy đứa ở Việt Nam nữa.” Vốn dĩ Má Ba sống lối Việt trên đất Mỹ, tánh lại khó nên tôi không hạp lối sống vội yêu cuồng: mặc theo mode, khoe nhiều hơn là che, yêu người này yêu người kia, chân tay thảy đều muốn nắm, sống chung trước hôn nhân. Tôi thường tự hỏi, không biết những cô cậu kết hôn - sau cuộc sống như vợ chồng với người không là hôn phối - nghĩ ǵ khi t́nh cờ gặp lại cố nhân và người đi bên cạnh là hôn phối của ḿnh. Và người hôn phối đó cảm giác ra sao nếu biết người mà họ t́nh cờ gặp kia - được giới thiệu là bạn cũ, là người quen - lại là người từng chân ấp tay gối cùng chồng hoặc vợ ḿnh.

Gia đ́nh nói thế này, bạn bè nói thế nọ; riêng tôi, tôi có thấy ǵ khác hay Mỹ hóa đâu. Tôi chỉ khác ở chỗ là sống theo phương châm, tôn chỉ của riêng ḿnh mà thôi. Tôi chấp nhận tôi không Ta, nhưng Mỹ hóa th́ không. Ngoài ăn uống khó khăn và đ̣i hỏi chút quyền riêng tư cá nhân ra, tôi vẫn là người Việt Nam hoàn toàn. Có thể nói tôi c̣n thủ cựu hơn cả những vị cao niên tân thời. Mặc dù vậy, đôi lúc tôi thấy vài phong tục truyền lại quá bảo thủ, chúng trở thành hàng rào, chia cách các thế hệ giữa ông bà, cha mẹ, và con cái.

Cha mẹ thắc mắc sao con cái ḿnh như biến thành người khác, đối bạn bè, lối xóm, và người qua đường th́ vui cười, nói năng líu lo. C̣n khi cha mẹ hỏi, “Con đi đâu đó?” Chỉ vậy thôi đă sầm mặt, mày mi nhăn nhó, khó chịu trả lời cộc lốc, “Con đi công chuyện.” Lư do cũng dễ hiểu, máu nồng hơn nước. Bạn bè thân mấy cũng không qua gia đ́nh. Người ḿnh thương bao nhiêu th́ người ấy làm ḿnh đau bấy nhiêu, người nhà với nhau th́ phải hiểu nhau hơn, biết lời nói chỉ để xă giao và lời nào là bền lâu.

Có bao giờ cha mẹ nghĩ cho rằng những tiếng cau có, cử chỉ vùng vằng từ con thật ra là áo tự vệ? Thường người lớn bảo con cháu đừng làm cái này, chớ làm điều kia mà không giải thích nguyên nhân, hậu quả có thể gây ra. Đứa con có thể chọn cách thứ nhất, phản kháng thẳng thừng và thứ hai, nó chạy bằng cách vùng vằng nhưng im lặng. Nhất là những đứa sanh ra hoặc lớn lên ở Mỹ, không hiểu được nhiều tiếng Việt, mà cha mẹ lại không biết đầy đủ từ ngữ để giải thích.

Đă bao giờ những ư nghĩ ấy thoáng qua trong đầu cha mẹ để thông cảm cho những đứa con của ḿnh. Để hiểu rằng chúng đang đối diện với hai lối sống - Việt và Mỹ - trên một mảnh đất, một thân, một cuộc sống không dễ chịu? Theo lối sống bản xứ th́ cảm giác có lỗi. Theo phong tục cổ truyền lại thấy bứt rứt. Thêm điều nữa là cách dạy răn đe. Họ muốn con họ không vấp ngă, một đường đi xuyên suốt. Họ không muốn con họ bị trầy da chảy máu, mang sẹo hay bất cứ tỳ vết nào, dù biết có đau nhiều mới nhớ dai mà chừa. Thế nên cha mẹ thường răn: con đừng chạy, té bây giờ; con phải học để sau này có nghề nuôi thân; con đang yêu vội mà hết tâm trí học hành... Những lời răn đó không sai, hoàn toàn đúng, và rất cần nhắc tới.

Tuy nhiên, bản tánh con người là tự ái. Tự ái dẫn đến tự ti thành ra cha mẹ nên khéo léo, chọn lời lẽ mà khuyên răn và phải hợp thời khắc. Bằng không, lời hay lẽ phải sẽ có mang đến kết quả tương phản. Chúng sẽ nghĩ cha mẹ chỉ trích và cho rằng họ ghét bỏ dẫn đến tự ti trong chúng.

Con cái tuổi trẻ có trí thức cao nhưng đó chỉ nên áp dụng ngoài xă hội, trong giao tiếp mà thôi. Trong gia đ́nh, tri thức quan trọng hơn và thường người lớn là người có ưu điểm đó. Con cái cần phải dành giây phút nào đó trong cuộc sống để suy nghĩ mà hiểu cho cha mẹ ḿnh.

Và c̣n áp lực nữa. Con cái thường cảm thấy lúc nào cũng có áp lực từ người trên trước, phải làm ǵ cho gia đ́nh hănh diện. Nào bằng bác sĩ, bằng luật sư, v.v... biết bao là áp lực từ bạn đồng lứa. Trong đời sống hiện nay, hầu như tất cả chúng ta bị hút vào ṿng xoáy, lúc nào cũng thấy thiếu sót, con chưa ngoan, khuyết chỗ kia. Thế là chúng ta chạy đuổi cho bằng được, con đậu đại học th́ lại muốn nó theo y, theo dược. Con được cha mẹ nuôi ăn học, được laptop, iPad, iPhone, xong trung học là được chiếc xe th́ lại muốn xe mới, xe xịn. Được lại muốn nữa, không th́ bực dọc, bứt rứt. Trong người lúc nào cũng như có mục nhọt, ai chạm nhẹ đă nổi sùng, bất kể người trên kẻ dưới. Câu kính trên nhường dưới không c̣n, chỉ hai chữ khó chịu rồi lời qua tiếng lại.

Bởi sẵn khó chịu, lời nói thật ta suy non ra già, bên nào cũng cho ḿnh thiệt tḥi, bị bên nọ chèn ép lép vế. Nhưng nếu tất cả chịu khó, thay v́ khó chịu, suy cùng nghĩ tận, ta sẽ thấy cuộc sống ta đang có quá đủ đầy, ta quá diễm phúc. Khi ḷng đă mở, ta sẽ cảm nhận được rằng đời này rất công bằng, luật bù trừ lúc nào cũng hiện hữu dù tâm chẳng nh́n ra và mắt không thấy được. Vạn vật quanh ta chuyển biến theo thời gian, chúng ta đừng tự dằn vặt ḿnh với tránh móc, so đo.

Nhân lễ Tạ Ơn sắp tới, ta hăy để tâm ta lắng đọng mà tạ ơn bề trên, ghi ơn đời, cám ơn những ai ta từng quen biết và chấp nhận những ai c̣n trong đời ta.

“Cám ơn đời, sướng khổ riêng ban.”
Nguồn: Phương Quỳnh/ Nguoi-viet

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 12-02-2013
Reputation: 67345


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,488
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	11
Size:	32.1 KB
ID:	542006  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,721 Times in 10,132 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Old 12-06-2013   #2
Mrkhung
R2 Kiếm Khách
 
Join Date: Jul 2013
Posts: 151
Thanks: 1
Thanked 24 Times in 21 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 11
Mrkhung Reputation Uy Tín Level 1
Default

thanks ban da chia se ! chuc ban mot ngay tot lanh
Mrkhung_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09236 seconds with 13 queries