Hàng ngh́n bộ phận cơ thể người được chuyển ra khỏi Mỹ mỗi năm - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hàng ngh́n bộ phận cơ thể người được chuyển ra khỏi Mỹ mỗi năm
Đây thực sự là con số mà ít ai có thể biết được rằng đă có hàng ngh́n bộ phận cơ thể người được Mỹ xuất khẩu. Điều này đă đem lại nguồn thu khổng lồ cho công ty như MedCure. Dưới đây là 1 số thông tin về t́nh h́nh buôn bán của công ty MedCure.

“Xuất khẩu người Mỹ”

Vào ngày 20/7/2017, một tàu chở hàng của Hồng Kông rời cảng Charleston ở bang South Carolina, Mỹ, chở theo hàng ngh́n thùng hàng. Trong số đó có một thùng hàng đặc biệt. Theo bản kê khai, lô hàng đó được chuyển tới Châu Âu, bao gồm hơn 2,7 tấn bộ phận cơ thể người có tổng giá trị là hơn 67.200 USD. Để giữ cho hàng hóa không bị hư hỏng, nhiệt độ trong thùng được duy tŕ ở mức -20 độ C.

Số bộ phận cơ thể người nói trên do một công ty tên MedCure ở Portland đứng tên gửi đi. Là một công ty chuyên môi giới buôn bán các bộ phận cơ thể người, MedCure thu lợi từ việc phân tách các thi thể được hiến tặng và gửi tới cho các các công ty nghiên cứu và đào tạo y khoa.

Các giấy tờ nội bộ và những bản kê khai hàng hóa của MedCure cho thấy, mỗi năm, công ty này đă bán hoặc cho thuê khoảng 10.000 bộ phận cơ thể từ các những người hiến xác. 20% trong số này được gửi ra nước ngoài.

Ngoài những lô hàng được gửi tới Hà Lan – nơi MedCure có một trung tâm phân phối – công ty có trụ sở tại bang Oregon này c̣n xuất khẩu các bộ phận cơ thể tới ít nhất 22 nước khác. Việc vận chuyển thường được thực hiện bằng máy bay hoặc xe tải.

Ví dụ, theo hồ sơ của công ty, công ty này từng gửi những chiếc xương chậu và chân người tới một trường đại học ở Malaysia; gửi những bàn chân tới một công ty thiết bị y tế ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Những chiếc đầu được chuyển tới các bệnh viện ở Slovenia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Sở dĩ những công ty như MedCure làm ăn khá nhộn nhịp là bởi ở nhiều nước có truyền thống tôn giáo hay luật cấm việc phân tách thi thể người chết. Trong khi đó, Mỹ lại phần lớn không quản lư việc bán các bộ phận thi thể được hiến tặng. Thực trạng này cho phép các công ty như MedCure đẩy mạnh việc xuất khẩu các bộ phận cơ thể người ra nước ngoài trong thập kỷ qua.

Theo thống kê của Reuters, kể từ năm 2008 đến năm 2017, các công ty môi giới buôn bán thi thể người ở Mỹ đă xuất khẩu các bộ phận cơ thể tới ít nhất 45 nước trên thế giới, trong đó có Italia, Israel, Mexico, Trung Quốc, Venezuela và Ả rập Xê-út.

Những thi thể của người Mỹ đă được mang ra nghiên cứu ở các trường y tại những nước thuộc khu vực Carribe. Các bác sỹ phẫu thuật ở Đức cũng đă sử dụng những phần đầu người từ những người chết ở Mỹ để thực hành những kỹ thuật mới.

Hàng ngh́n bộ phận cơ thể như vậy đă được chuyển từ Mỹ ra nước ngoài mỗi năm nhưng con số chính xác không thể tính toán được bởi ở Mỹ không có cơ quan nào theo dơi những lô hàng xuất khẩu như vậy.



Hầu hết các văn bản đồng thuận hiến xác, trong đó có các mẫu được MedCure sử dụng cho phép các công ty môi giới phân tách các thi thể và vận chuyển trên khắp thế giới. Dù vậy một số người thân của những người đă chết cho biết họ không hề biết rằng di hài của người thân của họ có thể đă bị phân tách và gửi ra các nước khác trên thế giới.

“Họ cảm thấy rằng họ không nhận được đủ những thông tin cần biết về t́nh trạng thi thể người thân của họ”, ông Brandi Schmitt, giám đốc chương tŕnh hiến xác của trường Đại học California, nhận định.

Khi sự tham lam vượt qua cả phép tắc

Như đă nói ở các kỳ trước, việc hiến xác ở Mỹ ít được điều chỉnh, do đó, một người có thể bán, mua, hay cho thuê các bộ phận cơ thể một cách hợp pháp.

Tuy nhiên, dù không có luật liên bang điều chỉnh việc mua bán các bộ phận cơ thể nhưng Chính phủ Mỹ có quy định giám sát thời điểm các bộ phận cơ thể được đưa ra khỏi hoặc được đưa vào nước Mỹ. Các nhân viên hải quan có quyền đảm bảo rằng các bộ phận cơ thể không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm và được vận chuyển một cách phù hợp. Chính nhờ quy định đó mà giới chức Mỹ đă có cơ sở để buộc tội nhà môi giới thi thể ở Detroit Arthur Rathburn về những hành vi sai phạm.

Theo hồ sơ vụ việc, FBI đă bắt đầu chú ư đến hoạt động của Công ty sinh học quốc tế của Rathburn sau khi ông ta nhiều lần bị hải quan dừng lại khi đang vận chuyển những chiếc đầu người. Kết quả khám xét cơ sở của Rathburn sau đó cho thấy ông ta đă lưu trữ các bộ phận cơ thể trong điều kiện kinh khủng, không hợp vệ sinh. Theo hồ sơ tại ṭa án, những bộ phận cơ thể đó nhiễm HIV và mang virus viêm gan nhưng Rathburn không hề thông báo cho khách hàng.

“Hành vi gian lận của ông ta đă khiến ngay cả những người nhiều kinh nghiệm nhất trong nhóm điều tra của chúng tôi bị sốc. Những người hiến xác cũng đă trở thành nạn nhân của hành vi cố ư vận chuyển những bộ phận cơ thể người nhiễm virus của Rathburn và công ty của ông ta”, điệp viên David Gelios nhận xét.

Ông Gelios cho rằng hành vi của Rathburn chính là điển h́nh của việc để ḷng tham vượt qua những phép tắc thông thường. Rathburn cũng bị buộc tội vận chuyển các vật liệu độc hại sau khi bị phát hiện đă vận chuyển đầu của một người tử vong v́ nhiễm khuẩn và viêm phổi.

Cáo buộc này nhấn mạnh lo ngại đang ngày càng gia tăng về việc những lô hàng vận chuyển các bộ phận cơ thể người có thể gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng.

Theo ông Martin Cetron – giám đốc bộ phận di cư và kiểm dịch toàn cầu của Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh của Mỹ, khi một nhà môi giới phân tách một thi thể bị nhiễm khuẩn hay virus, nguy cơ lây bệnh của những người xử lư các bộ phận đó cũng tăng thêm. “Nếu họ dùng cưa để cắt xương hay tay chân, có khả năng dịch sẽ bắn ra và người đó sẽ hít phải hoặc tiếp xúc”, ông Cetron lư giải.

Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ, từ năm 2008 đến 2017, các nhân viên hải quan Mỹ đă ít nhất 75 lần ngăn chặn những bộ phận cơ thể bị nghi nhiễm khuẩn. Thông thường, các nhân viên hải quan chú ư đến hàng hóa được đưa vào nước Mỹ hơn hàng hóa được chuẩn bị xuất đi và gần như toàn bộ những vụ ngăn chặn đó là thi thể của những người Mỹ hiến xác đang trên đường được đưa về lại Mỹ.

Về cơ bản, các bộ phận được đưa về Mỹ v́ 3 lư do: để tuân thủ luật pháp nước ngoài về việc xử lư hài cốt, khi việc hỏa táng không được thực hiện ở nước ngoài hoặc trong trường hợp người môi giới dự định tái sử dụng các bộ phận đó.

Ví dụ, trong năm 2016 và 2017, các điệp viên liên bang của Mỹ đă chặn các chuyến hàng chuyển ngược về cho MedCure. Trong số những bộ phận cơ thể bị chặn lại có phần thân người nhiễm một tác nhân sinh học có thể gây nhiễm trùng huyết. Ít nhất 1 bộ phận có mang vi khuẩn MRSA có thể gây chết người.

Công ty MedCure được thành lập vào năm 2005. Công ty này có các trung tâm phân phối và đào tạo y khoa ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ như gần Portland, bang Oregon; Las Vegas; và Providence ở trên đảo Rhode… Khi những người hiến xác cho MedCure qua đời, thi thể sẽ được vận chuyển tới một trong 5 trung tâm của công ty ở Mỹ.

Theo các nhân viên cũ của công ty, việc vận chuyển thường được tiến hành bằng xe tải. MedCure ban đầu vận chuyển thi thể và các bộ phận cơ thể người ra nước ngoài theo đơn hàng riêng biệt và thường bằng máy bay. Tuy nhiên, về sau, công ty tính toán rằng lợi nhuận sẽ tăng lên nếu công ty vận chuyển các bộ phận cơ thể với số lượng lớn tới châu Âu rồi từ đó phân phối đi khắp nơi.

Với tính toán như vậy, năm 2012, công ty mở trung tâm phân phối ở Amsterdam, Hà Lan. Kể từ đó, công ty này đă chuyển nhiều lô hàng ra nước ngoài để từ đây phân phối tới các nước khác trên thế giới. Hiện, công ty này đang bị FBI điều tra về hoạt động.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 09-18-2018
Reputation: 43191


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 114,559
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	65ba06fbcc1fb4.img.jpg
Views:	0
Size:	31.3 KB
ID:	1275904  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,077 Times in 5,065 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 133 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08448 seconds with 13 queries