Đây là nguyên do khiến tảng băng 1000 tỉ tấn bất ngờ bị vỡ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đây là nguyên do khiến tảng băng 1000 tỉ tấn bất ngờ bị vỡ
Tảng băng nặng 1000 tỉ tấn tưởng chừng không thể bị tách vỡ lại bị tách ra. Điều này khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên. Các nhà khoa học đă bắt tay đi t́m nguyên do của sự việc khó hiểu này.


Phát hiện nguyên nhân khiến tảng băng khổng lồ ở Nam Cực bị tách ra.

LTS:Thế giới ngỡ ngàng sau khi tảng băng khổng lồ với trọng lượng 1.000 tỷ tấn tách ra khỏi thềm băng Larsen C, có thể kéo theo nhiều hiểm họa khôn lường.

Với diện tích gấp 4 lần thành phố London, tảng băng vừa tách khỏi thềm băng Larsen C ngày 12/7 trở thành khối băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Nhưng, điều khiến giới khoa học lo ngại đó chính là nguyên nhân đằng sau sự đổ vỡ này và 'kịch bản' ǵ tiếp theo có thể tiếp diễn.


Nhiều người lo ngại khi tảng băng 1000 tỷ tấn tách khỏi thềm băng Larsen C. H́nh minh họa.

Nguyên nhân băng vỡ thực sự
Sự tách rời của tảng băng trôi khổng lồ khiến thềm băng Larsen C suy giảm hơn 12% diện tích và quang cảnh bán đảo Nam Cực thay đổi vĩnh viễn. Dù thềm băng c̣n lại có thể sẽ tiếp tục tái tạo theo thời gian, nhưng lớp băng mới có khả năng kém ổn định hơn so với trước khi nứt vỡ.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những cơn gió mạnh có vận tốc lên đến 700 km/h do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính là nguyên nhân khiến thềm băng ở Tây Nam Cực tan nhanh chóng.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về nguyên nhân khiến những tảng băng ở Nam Cực nứt găy và hậu quả của thảm họa này thông qua nghiên cứu, cảnh báo của hai vị chuyên gia nổi tiếng Tiến sĩ Paul Spence tại Đại học New South Wales ở Australia và Giáo sư Nancy Bertler, nhà nghiên cứu Nam Cực nổi tiếng có những sáng kiến quan trọng để điều tra lịch sử khí hậu bằng cách sử dụng các lơi băng ở Nam Cực.


Tiến sỹ, chuyên gia nghiên cứu Khí hậu Paul Spence - Giảng dạy và công tác tại Đại học New South Wales, Trung tâm Khí hậu ARC ở Úc.

Theo các chuyên gia, chính những cơn gió mạnh do biến đổi khí hậu đang trở thành tác nhân hàng đầu khiến cho các tảng băng không lồ ở 'vùng đất băng giá' đứt găy giống như hiện tượng đáng buồn về xảy ra với thềm băng Larsen C vào hôm 12/7/2017 vừa qua.

Gió mạnh từ bờ biển phía đông vô t́nh thúc đẩy những làn nước ấm về phía những khối băng khổng lồ. Điều này khiến băng có nguy cơ tan nhanh hơn.


Gió là tác nhân khiến băng tan nhanh ở Nam Cực. Ảnh: NCI

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự biến đổi khí hậu đă làm cho nước gần cực Nam ấm lên, cùng như việc gia tăng tần suất gió mạnh trong khu vực này.

Những cơn gió mạnh từ hướng Đông của Nam Cực cũng đang thúc ẩy tốc độ băng tan cao dọc theo bán đảo Tây Nam Cực.

Gió ở hướng Đông của Nam Cực có thể đi lục địa này với vận tốc lên đến 700 km/h thông qua một loại sóng gọi là sóng Kelvin.

Tiến sỹ Paul Spence, nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Đại học New South Wales ở Úc cho biết: 'Đây là sự kết hợp giữa ḍng nước ấm sẵn có ở ngoài khơi và ḍng hải lưu vận chuyển nước ấm này lên thềm băng, khiến cho lớp băng nhanh tan chảy dọc theo khu vực Tây Nam cực trong suốt mấy thập kỷ qua'.

Cụ thể, những sóng Kelvin sẽ va chạm với các vách đá ngầm bên dưới bán đảo Tây Nam Cực và đẩy ḍng nước ấm lên các thềm băng lớn.

Ông Paul Spence chia sẻ: 'Chúng tôi luôn biết nước ấm 't́m cách' vào khu vực này nhưng cơ chế chính xác của chúng th́ vẫn chưa rơ ràng'.

Những thay đổi trong gió ở Nam Cực, đặc biệt là dọc theo Đông Nam Cực, có thể có liên quan đến sự biến đổi khí hậu.

Gió tây mạnh kết hợp với những cơn băo trên Nam Đại Dương (vùng nước nằm xa nhất về phia nam của địa dương thế giới) khiến gió ở lục địa Nam Cực thay đổi.

Khi các nhà nghiên cứu mô phỏng tác động của những cơn gió bị biến đổi ở Nam Cực, họ phát hiện ra rằng 'sát thủ' đáng gờm này có thể đẩy nhiệt độ biển lên đến 1 độ C.

Điều này có ư nghĩa quan trọng giúp giải thích t́nh trạng băng tan nhanh ở các dải băng và thềm băng lớn ở Nam Cực. Nhiệt độ ở các đại dương tăng cao cũng có thể là nguyên nhân khiến băng tan 'khó kiểm soát' ở bán đảo Nam Cực.

Hậu quả khó lường, không nên xem nhẹ
Băng tan có thể mang lại nhiều hậu quả khó lường, đặc biệt là những trường hợp đứt găy khổng lồ như 'thảm họa' của thềm băng Larsen C.


Kích cỡ khổng lồ của tảng băng đứt găy khiến chúng ta không thể xem nhẹ. Ảnh: Dailymail

Tảng băng có diện tích 5.800 km2 với khối lượng 1.000 tấn đứt găy khỏi thềm băng Larsen C thực sự khiến nhiều người lo ngại.


Giáo sư, nhà nghiên cứu Nam Cực Nancy Bertler - Chuyên gia, nhà nghiên cứu lơi băng nổi tiếng thế giới

Giáo sư Nancy Bertler, chuyên gia nổi tiếng tại Trung tâm nghiên cứu Nam Cực thuộc Đại học Victoria Wellington (New Zealand) cho biết, sự nóng lên toàn cầu và lỗ thủng tầng ozone đă gây ra nhiều sự đứt găy, tan vỡ đột ngột của các thềm băng lớn trong khu vực Nam Cực.

Điều này có thể gây ra những hậu quả không hề nhỏ. Bà Bertler nhận định, mặc dù không làm tăng mực nước biển nhưng sự đứt găy của những tảng băng trôi có thể làm gia tăng đáng kể tốc độ băng đất chảy ra biển.

Quá tŕnh đó có thể gây nên những tác động nghiêm trọng trên hành tinh này.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng lớp băng khổng lồ ở Tây Nam Cực sẽ tan chảy hoàn toàn trong ṿng 100 năm nữa.

Mực nước biển lúc bấy giờ sẽ dâng thêm 3 mét, nhấn ch́m nhiều vùng đất ven biển và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.

Những vùng đất ven biển của Hà Lan có thể biến mất và nhiều vùng thuộc bờ biển phía đông của Anh cũng khó tránh được thảm họa này.
Giáo sư Bertler cho biết: 'Bán đảo Nam Cực là một trong những vùng nóng lên nhanh nhất trên Trái Đất. Một phần nguyên nhân của sự nóng lên này là do sự gia tăng nhiệt độ trực tiếp trong không khí, nồng độ khí nhà kính cao hơn. Phần khác là do tác động gián tiếp của chất CFC gây phá hủy ozone'.

Nếu các dải băng và thềm băng lớn tan vỡ th́ việc những tảng băng khổng lồ trên lục địa có thể tan chảy khiến cho mực nước biển dâng cao.
Minh chứng là sau khi thềm băng Larsen B sụp đổ vào năm 2002, những sông băng vẫn đang có xu hướng chạy về phía các đại dương.

Vậy, kịch bản băng tan tiếp theo là ǵ?
Giáo sư Bertler cảnh báo: 'Nếu tất cả băng trôi dạt vào đại dương, nó sẽ làm tăng mực nước biển lên dưới 50 cm. Nhưng nếu thềm băng Ross với kích thước bằng nước Pháp (thềm băng lớn nhất hành tinh) bắt đầu tan ră th́ đó sẽ là một vấn đề lớn hơn'.

Thềm băng Ross nếu đổ vỡ có thể gây nên thảm họa 'tàn khốc' cho khu vực Tây Nam Cực và mực nước biển có dâng cao đến 3,3 m.

Bà Bertler nhận định, vết nứt trên thềm băng Ross có thể tạo ra tảng băng trôi khổng lồ tiếp theo nhưng điều này có thể mất đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa.

Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể nói chính xác về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với 'thảm họa' vừa xảy ra của thềm băng Larsen C. Tuy nhiên, không phải v́ thể mà vấn đề này bị xem nhẹ.

Các nhà khoa học cho hay, bản thân tảng băng trôi không làm ảnh hưởng tới mực nước biển toàn cầu khi trôi dạt trên mặt nước. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác động lớn, 'kích thích' tốc độ đổ xuống biển của sông băng nhanh hơn.

Thiệt hại sẽ không bị giới hạn ở riêng lẻ một lục địa mà sẽ gây ảnh hưởng lên các khu vực ven biển trên toàn thế giới. Mực nước biển có dâng lên thêm 1m nếu tốc độ diễn biến của băng tan ở Nam Cực như hiện nay.

Chúng ta có thể mất đi nhiều vùng đất thấp trong tương lai gần từ những thảm kịch băng tan này.Mục tiêu đặt ra trong bối cảnh hiện tại đó là chúng ta cần phải có những biển pháp thích hợp trong việc giảm phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng năng lượng xanh để hạn chế ảnh hưởng lên 'vùng đất băng giá' này.

Đây không phải là việc riêng của mỗi quốc gia mà là thử thách cả hành tinh phải đối mặt, không nên xem nhẹ.

VietBF © Sưu Tầm

miro1510
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 07-20-2017
Reputation: 13089


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 39,149
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	274.4.jpg
Views:	0
Size:	108.3 KB
ID:	1073230  
miro1510_is_offline
Thanks: 9
Thanked 1,859 Times in 1,717 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 49 miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:29.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08591 seconds with 13 queries