Thảm họa sập cầu cao tốc tại Italia, sai từ khâu thiết kế - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Thảm họa sập cầu cao tốc tại Italia, sai từ khâu thiết kế
Thiết kế khác thường của cầu Morandi cũng như việc chính quyền phớt lờ nhiều lời cảnh báo có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa.

Vụ sập cầu xảy ra chỉ một ngày trước quốc lễ của Italy, vào thời gian cao điểm của mùa du lịch hè. Genoa được xem là cửa ngơ dẫn tới những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển Địa Trung Hải và đoạn đường trên luôn tấp nập những người đi du lịch. Thủ tướng Giuseppe Conte gọi đây là "một thảm họa lớn không tưởng tượng nổi ở một đất nước hiện đại" như Italy.



“Thảm họa không tưởng tượng nổi”

Dư luận Italy đang yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ giới chức sau thảm họa cầu Morandi bị sập trong mưa băo hôm 14/8, khiến ít nhất 39 người thiệt mạng, 15 người bị thương cùng 10-20 người mất tích. Giới chuyên gia cho rằng vụ sập cầu này không chỉ phơi bày những khiếm khuyết trong thiết kế, vận hành công tŕnh, mà c̣n cho thấy những tŕ trệ và sai lầm trong cách quản lư của chính quyền Italy.
Cầu Morandi thuộc tuyến cao tốc A10 ở thành phố cảng Genoa, miền bắc Italy, đổ sập vào khoảng 11h30 (16h30 giờ Hà Nội) hôm 14/8.
Đoạn bị sập dài khoảng 200 m trên cây cầu dài một km, rơi xuống ḍng sông, đường ray và các ṭa nhà phía dưới. Sự cố xảy ra khi trời đang mưa xối xả do ảnh hưởng của băo.
Một nhân chứng mô tả đây là một "cảnh tượng như tận thế". Bộ trưởng Giao thông Italy Danilo Toninelli viết trên Twitter rằng ông đang theo dơi sự việc với "nỗi sợ to lớn" và dường như đây là một "thảm kịch khủng khiếp".
Một trong những nạn nhân may mắn sống sót là Davide Capello, 33 tuổi, đang lưu thông trên cầu Morandi tại thành phố Genoa thuộc tuyến cao tốc nối Italy với Pháp th́ cây cầu cao tốc bất ngờ đổ sập xuống trong thời tiết mưa băo.
Chiếc xe của Capello là một trong 33 phương tiện bị rơi xuống từ độ cao 45 m khi cây cầu đổ sập. Vào lúc Capello đang cảm thấy tuyệt vọng th́ ôtô của anh bị vướng vào một cột trụ và kẹt lại trong đống đổ nát. Capello tự ra khỏi xe và trèo qua đống đổ nát để gọi cứu hỏa.
"Tôi rơi xuống cùng cây cầu và không biết điều ǵ đă cứu sống ḿnh. Tôi vẫn tỉnh táo và ngay lập tức gọi cho lính cứu hỏa, sau đó là gia đ́nh tôi. Tôi thậm chí không biết làm thế nào mà chiếc xe không bị nghiền nát", Capello kể lại khi đang được điều trị tại bệnh viện.
Điều đáng ngạc nhiên là anh này không bị thương nặng. "Các đồng nghiệp của tôi nói đó là một phép màu. Hậu quả duy nhất là cây kim mà nhân viên y tế cắm vào tay tôi khi tôi đến bệnh viện".
Lực lượng cứu hộ Italy đang chạy đua với thời gian để cứu người sống sót trong đống đổ nát cũng như đưa thi thể các nạn nhân ra ngoài. Hàng trăm lính cứu hỏa từ khắp Italy cùng chó nghiệp vụ đang nỗ lực t́m kiếm người sống sót sau thảm họa.
Chiến dịch cứu hộ được tiến hành xuyên đêm, nhà chức trách cho hay họ nghe thấy tiếng kêu khóc của người mắc kẹt dưới đống đổ nát ở đoạn cầu sập.
"Chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động cứu hộ v́ nhận định vẫn c̣n người sống dưới đống đổ nát", phát ngôn viên cảnh sát cho hay.
Cơ quan cứu hỏa Italy đăng video về một người được kéo ra khỏi đống gạch vụn và được đưa xuống bằng cáp treo. Khoảng 30-35 ôtô và xe hạng nặng đang lưu thông trên cầu vào thời điểm cầu sập.
Marcello de Angelis, điều phối viên chiến dịch cứu trợ của Hội Chữ thập Đỏ Italy, cho biết các lực lượng cứu hộ đang làm việc theo quy tŕnh thảm họa động đất.
"Có khả năng nhiều người vẫn bị kẹt trong các khoang rỗng giữa đống đổ nát", ông đánh giá. "Những đơn vị được điều tới cứu hộ là những lực lượng chuyên t́m kiếm cứu nạn động đất. V́ t́nh huống như nhau, nguy cơ xảy ra những vụ sập khác cũng như nhau".

Thiết kế hiếm gặp 50 năm trước

Cây cầu được khánh thành vào năm 1967 và mang tên nhà thiết kế Riccardo Morandi, thuộc dạng cầu dây văng, trong đó các đoạn cầu được nối với tháp trụ và dây cáp neo chịu đỡ toàn bộ lực cho cây cầu.
Cách đây 50 năm, đây là thiết kế khá hiếm gặp, thường được sử dụng khi khoảng cách giữa các nhịp quá dài để xây trụ cầu, nhưng không dài đến mức phải xây cầu treo. Trong loại cầu này, dây cáp neo có vai tṛ trọng yếu v́ phải gánh chịu lực cho toàn bộ cây cầu. Tuy nhiên, người Italy lại có cách thiết kế khác thường cho cầu Morandi: Dây neo của nó được làm bằng bê tông và thép sợi, thường được gọi là "bó cốt thép", trong khi các cầu dây văng ngày nay thường sử dụng cáp thép.
"Loại dây neo này không được sử dụng phổ biến", Bassem Andrawes, giáo sư xây dựng dân dụng tại Đại học Illinois, nói. "Bạn hiếm khi thấy chúng ở bất cứ nơi nào trên thế giới".
Điều đáng chú ư là cầu Morandi chỉ có hai bó cốt thép, mỗi bên một bó để neo giữ đoạn cầu trên cao. Các cây cầu dây văng ngày nay sử dụng nhiều sợi cáp hơn rất nhiều, chẳng hạn như cầu Tappan Zee mới được bắc qua sông Hudson ở New York có tới 24 sợi cáp.
Giáo sư Andrawes cho rằng vẫn c̣n quá sớm để đưa ra kết luận về nguyên nhân cầu Morandi bị sập và các thông tin liên quan đến quá tŕnh sụp đổ của công tŕnh vẫn chưa rơ ràng, nhưng những khiếm khuyết trong thiết kế và thi công cũng như sai sót trong quá tŕnh kiểm tra, bảo dưỡng thường sẽ được chú ư nhất.
Các điều tra viên Italy chắc chắn sẽ xem xét lại toàn bộ quá tŕnh chế tạo bó cốt thép của cầu cũng như số lượng của chúng. Nếu một bó cốt thép bị đứt găy, tải trọng của cầu sẽ bị dịch chuyển, gây nên sự sụp đổ nhanh chóng của các cấu trúc khác trên cầu, nên những cây cầu dây văng có nhiều cáp neo sẽ có khả năng chống đỡ tốt hơn với sự cố đứt dây.
"Chúng tôi luôn t́m cách thiết kế càng nhiều dây cáp neo càng tốt", Andrawes nói. Về cầu Morandi, ông cho rằng chắc chắn đă có vấn đề xảy ra với một trong những bó cốt thép, kéo theo sự sụp đổ của cây cầu.

Cây cầu gây tranh căi

Vụ sập cầu Morandi khiến dư luận Italy và thế giới kinh hoàng, nhưng nó không phải là một thảm họa quá bất ngờ. Khi mới được khánh thành, cầu Morandi đă được tự hào ca ngợi là "Cầu Brooklyn của Italy", nhưng cùng với thời gian lại trở thành biểu tượng của sự quan liêu và tư duy "vá víu" của các nhà quản lư.
Từ nhiều thập kỷ qua, cầu Morandi đă trở thành đề tài gây tranh căi ở Italy, khi các chuyên gia về xây dựng liên tiếp cảnh báo về độ an toàn của nó, người dân nhiều lần tức giận kiến nghị lên chính quyền, và quốc hội Italy cũng đă tranh căi rất nhiều về vấn đề này nhưng không giải pháp hiệu quả nào được thực hiện.
Khi được đưa vào sử dụng hơn 10 năm, cầu Morandi bắt đầu xuất hiện các vết nứt, khiến nó nhiều lần được vá và công tác sửa chữa dường như được tiến hành liên tục. Vào thập niên 1980 và 1990, các kỹ sư đă phải gắn thêm nhiều sợi cáp kim loại cho cầu để tránh nguy cơ bị sập. Đến những năm 2000, một cuộc bảo dưỡng định kỳ cầu Morandi đă biến thành đợt trùng tu, sửa chữa từng phần được tiến hành liên tục.
Tháng 12/2012, Giovanni Calvini, lúc đó là chủ tịch Confindustria Genova, tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và vận tải Italy, đă cảnh báo rằng cầu Morandi "sẽ sập trong ṿng 10 năm". Ông cho rằng cần phải xây cầu Gronda di Ponente để thay thế công tŕnh nguy hiểm này, nhưng vấp phải sự phản đối của các chính trị gia và giới chức, nên dự án tới nay vẫn nằm trên giấy.
Những lời cảnh báo tới chính quyền Italy về mức độ an toàn của cầu Morandi ngày càng nhiều thêm, đặc biệt là khi lưu lượng giao thông qua cầu ngày nay đă lớn hơn rất nhiều so với khi nó được thông xe. Tháng 7/2016, giáo sư Antonio Brencich tại Đại học Genoa đă chỉ ra rằng ngay từ đầu, cầu Morandi đă bộc lộ nhiều vấn đề khác nhau, ngoài việc đội chi phí so với dự kiến.
Sau khi phân tích kết cấu của cầu, Brencich cho rằng những vấn đề với bê tông đă khiến bề mặt cầu không bằng phẳng. "Ngay từ đầu thập niên 1980, những người đi qua cây cầu cạn này đă phải băng qua những đoạn mấp mô khó chịu", ông viết, bổ sung rằng phải qua nhiều lần khắc phục, mặt cầu mới bằng phẳng ở mức chấp nhận được. Giáo sư này cho rằng với những vấn đề nghiêm trọng đó, cầu Morandi cần được chính quyền Italy tháo dỡ, thay thế.
Tuy nhiên, những cảnh báo về một thảm họa kinh hoàng này đều bị phớt lờ, khi chính quyền Italy chỉ chăm chăm vào công tác khắc phục, trùng tu cầu. Năm 2016, toàn bộ barrier dọc cầu được thay thế và các cấu trúc bê tông được sửa chữa.
Đến đầu năm nay, công ty tư nhân Autostrade per l’Italia chịu trách nhiệm vận hành cầu Morandi nhận ra công tŕnh cần được gia cố khẩn cấp. Sau hàng loạt thủ tục cấp phép và quy tŕnh rườm rà, kế hoạch sửa chữa cầu mới được thực hiện từ cách đây 4 tháng. Khi cầu Morandi bị sập, công tác bảo dưỡng của Autostrade per l’Italia vẫn đang diễn ra với một cần cẩu được dựng lên cạnh đó.
Ngay khi thảm họa sập cầu diễn ra, Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Italy Danilo Toninelli nhanh chóng đổ lỗi cho Autostrade per l’Italia, nói rằng bảo dưỡng cây cầu là trách nhiệm của họ, c̣n các chuyên gia kỹ thuật của Bộ chỉ xử lư những công việc phức tạp hơn. Autostrade per l’Italia th́ tự lên tiếng bảo vệ, nói rằng họ đă chi hàng tỷ euro để kiểm tra, bảo dưỡng và khắc phục tuyến cao tốc chạy qua cầu Morandi suốt 5 năm qua.
Các chuyên gia cho rằng việc chính phủ Italy dựa quá nhiều vào những công ty tư nhân để vận hành hệ thống đường cao tốc cùng các cây cầu cạn như Morandi cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây ra thảm họa. "Khi bạn tư nhân hóa cơ sở hạ tầng, động cơ lợi nhuận sẽ xuất hiện", Guy Nordenson, giáo sư Trường Kiến trúc thuộc Đại học Princeton, nhận định. "Bạn bắt đầu có mâu thuẫn giữa lợi ích của cộng đồng và lợi nhuận của công ty".

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 08-17-2018
Reputation: 35691


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 88,319
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	H4.jpg
Views:	0
Size:	227.1 KB
ID:	1261523  
pizza is_online_now
Thanks: 6
Thanked 7,492 Times in 6,645 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 99 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
The Following User Says Thank You to pizza For This Useful Post:
qqquaker (08-17-2018)
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06882 seconds with 13 queries