Cười Ra Nước Mắt Với Bức Thư Ông Tây Viết Về Hà Nội
Em thân yêu!
Anh tới Hà Nội đă được hai tuần rồi. Chắc em cũng biết, hai tuần trong đời một con người không đáng là bao, nhưng em cứ tin rằng hai tuần ở đây mang lại cho anh nhiều cảm xúc hơn hai mươi năm ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế giới của chúng ta rộng lớn và kỳ lạ, và Hà Nội có cả hai đặc tính đó, đă vậy c̣n kỳ lạ và rộng lớn một cách vẻ vang.
Đấy là một thành phố không lớn lắm em ạ, nhưng rơ ràng ai sống ở đấy cũng tự hào. Sự tự hào này có nhiều cách diễn đạt, ví dụ như có rất nhiều món ăn kiêu hănh mang tên Phở Hà Nội, ô mai Hà Nội, bánh Trung Thu Hà Nội… Nhưng chủ yếu người đi đường thích nói ḿnh là người Hà Nội. Có lẽ đấy là thành phố duy nhất có người trí thức, người nông dân, người nhập cư, người văng lai và người Hà Nội.
Thành phố này có một khi hậu tuyệt vời, không nóng và không lạnh, không quá nắng và cũng không quá mưa. Và có sự âm thầm rất khó tả. Nếu nửa đêm, em có dịp đi bộ trên vỉa hè, nghe rơ từng tiếng bước chân ḿnh và nghe lá cây trên đầu xào xạc, mùi hoa sữa (rất giống sữa tươi!) bay bay, cam đoan em sẽ có một cảm giác lâng lâng đến nghẹn ngào.
Kiến trúc ở đây có cổ kính, có hiện đại, có nửa cổ kính, nửa hiện đại, thậm chí có cả sự pha trộn cực kỳ phong phú ví dụ như cái cột th́ cổ kính c̣n cái mái th́ hiện đại. Điều ấy rơ nhất ở những vùng mới xây dựng ven đê. Đến nỗi anh vô cùng hối tiếc khi ngày xưa ḿnh đă mất tiền đến Hy lạp và đến La mă để xem các công tŕnh. Chỉ cần đến Quảng Bá là thấy tất cả.
Anh hay lang thang một cách hào hứng trên những con phố cổ ở trung tâm. Lang thang bằng đôi chân của ḿnh v́ đấy khéo là cách tốt nhất để nhẩy, để chạy, để nhón gót hoặc để luồn lách qua đủ các thứ xe cộ, quang gánh, hàng quán la liệt, phong phú, rực rỡ, lộn xộn, lơ lửng ở tứ phía.
Em sẽ không khi nào tưởng tượng nổi người ta có thể chất nhiều thứ đến thế và trưng bày nhiều thứ đến thế trên một vỉa hè nhỏ hẹp đến thế. Nếu anh là chủ một con tàu vượt đại dương, anh thề sẽ mời một người dân Hàng Ngang hay Hàng Đào làm thuyền trưởng v́ ông ta có thể xếp một triệu khách lên một con tàu có sức chở một trăm người.
Tuy đi lại vất vả như thế, anh không khi nào thấy mệt em yêu ạ, v́ chỉ cần di chuyển vài mét là anh có thể ngồi xuống, nghỉ ngơi ở một quán nước trà trên vỉa hè. Ai cũng tưởng trà đạo của Nhật là vô địch. Họ nhầm. Trà chén ở Hà Nội đúng mới là một tôn giáo thực sự.
Từ thanh niên đến ông già, từ ông xích lô đến ngài tiến sĩ đều có thể cầm cái chén bé xíu trong tay, ngồi cả ngày và uống kiên nhẫn từng giọt trà một (bởi nếu không uống từng giọt th́ chả có cách nào ngồi lâu tới vậy!). Khi ngồi xuống đấy, qua các câu chuyện khách khứa trao đổi với nhau, anh cũng biết được toàn bộ t́nh h́nh Trung Đông, giá vàng, giá đô la, ai sắp làm tổng thống Mỹ và ai sắp trở thành hoa hậu. Rơ ràng đấy không phải là một quán nước thông thường, mà là những trạm phát thanh, do những người thành thạo, có tâm huyết đảm nhiệm một cách t́nh nguyện. Thậm chí, anh c̣n tin rằng, nếu em phản bội anh, đi với kẻ khác tại Paris, th́ chỉ cần ngồi ở một quán nước vỉa hè anh cũng biết, v́ chỗ này có đủ mọi tin tức trên đời, đă thế c̣n lan truyền cực nhanh.
Nếu không đi bộ th́ anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, v́ đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”.
Anh không nhớ “oai” dịch ra tiếng Anh như thế nào nhưng ở tiếng Việt, từ ấy rất quan trọng. Tuy “oai” không phải thức ăn, không phải nước uống, càng không phải quần áo nhưng nhiều người thà không ăn, thà không uống, thà không mặc quần áo chứ cương quyết không “oai”. Họ có khả năng dành dụm, tích cóp, phung phí bất tận cho “oai” chứ không cho bất cứ ǵ khác.
Đi xe máy ở Hà Nội, theo anh, quan trọng nhất không phải cần biết luật giao thông, mà chỉ cần biết bấm c̣i và không giật ḿnh khi nghe đứa khác bấm c̣i. Ngày đêm, tiếng c̣i xe vang vang trên từng góc phố, từng hàng cây, từng con đường, trở thành một bản nhạc hùng vĩ, bất tận. Anh có cảm giác bây giờ mà hạ cánh xuống Paris không nghe tiếng c̣i nữa, anh sẽ nghĩ đấy là một thành phố ma. Cũng như tất cả các thành phố hiện đại khác, ở Hà Nội có kẹt xe, và cũng như tất cả người dân khác, khi kẹt xe người ta phải nhăn nhó. Nhưng với tính sáng tạo bẩm sinh và khả năng nhanh nhẹn cao độ, dân Hà Nội lúc kẹt xe không ngồi im đọc sách hoặc cầu nguyện.
Họ phi lên vỉa hè, phi vào các ngỏ nhỏ và nếu có thể "phi" lên cả ngọn cây. Ai cũng phi và ai cũng t́m cách lách nhanh hơn người khác cho nên sự kẹt xe thường được tự giải quyết rất gọn gàng. Anh đặc biệt thích những lúc trời mưa, khi mà ngồi trên xe máy nước ngập ngang đùi, thỉnh thoảng có cảm giác một chú cá chạm vào chân, chưa khi nào ở trong thành phố mà anh gần thiên nhiên đến thế. Đă xuất hiện những tin đồn khi phố thành sông, có nhiều người đi làm về chỉ cần rũ ống quần là có nửa kư cá rơi ra, không cần mua ở chợ. Những người may mắn c̣n vớ được cả lươn. C̣n ếch nhái th́ nhiều vô kể. Nhưng ếch nhái th́ tính làm ǵ?
Kỷ niệm sâu sắc nhất khi ở đây có thể xảy ra rất hồn nhiên, rất bất th́nh ĺnh và rất đời thường lúc ta đến các tiệm ăn. Hà Nội có rất nhiều tiệm ăn, và có nhiều món ngon khủng khiếp, được chế biến cầu kỳ, truyền từ đời nọ sang đời kia.
Nếu như ở châu Âu, tới tiệm ăn phải đặt chỗ trước th́ ở Hà Nội chỉ cần phải chuẩn bị tinh thần. Ở các tiệm ăn này, tiền bạc không là ǵ cả, chỗ ngồi không là ǵ cả, khách khứa cũng không là ǵ cả mà bà bán hàng là tất cả. Bà ấy có thể tươi cười (điều này khá hiếm) bà ấy có thể hầm hầm và mắng mỏ xa xả (điều này khá thường xuyên).. Khách ăn không hề tự ái, và cũng không được tự ái bởi không ăn th́ “biến” để đứa khác ăn.
Nhân tiện nói thêm "biến" là một từ rất phổ biến ở đây. Ta có thể bị kẻ khác hô “biến” ở bất cứ chỗ nào, kể cả lúc chia tay với người yêu. Nhưng chắc em cũng hiểu, phần lớn anh không biến v́ anh đâu phải là thần thánh, anh chỉ đứng sững sờ.
Tất cả những chi tiết ấy chỉ chứng tỏ ẩm thực Hà Nội cực kỳ tinh tế và ngon miệng. Nó tinh tế đến mức để thưởng thức nó, khách hàng sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thời gian, sức lực và đôi lúc cả danh dự của ḿnh. Những món ăn này đă vượt lên trên những giá trị thông thường, trở thành thiêng liêng đến mức mọi thứ khác đứng cạnh đều trở nên tầm thường.
Nếu ở Paris, sau khi dùng bữa, hai đứa ḿnh gọi hai cốc cà phê th́ ở Hà Nội, hai đứa có thể ra “trà chanh chém gió”. Điều phi thường là thứ nước ấy chả có trà cũng chả có chanh. Nó có ǵ th́ quỷ sứ cũng không biết nhưng ai uống cũng vung tay chém vào không khí trên vỉa hè khiến muỗi bay tán loạn. Ở các quán trà chanh này nếu anh có bảo ḿnh là Tổng thống Pháp chắc cũng có người tin và nếu không tin cũng chả ai cười, v́ ở đây mọi người đều có chức vụ cao hoặc quen với ai đó chức vụ cao.
Nói tóm lại, sau một ngày đi bộ, đi xe, ăn uống và chém gió, anh đă cảm thấy nhịp sống trẻ trung, say sưa, đầy sôi động của Hà Nội. Và anh nghĩ ḿnh rất khó xa nơi đây, ḿnh yêu nó từ lúc nào như yêu một cô gái dễ thương, vừa đỏng đảnh, vừa ngây thơ vừa phá phách, vừa nhí nhảnh vừa cau có, quyến rũ vô cùng.
Anh hy vọng em bỏ hết mọi thứ, bay sang đây với anh, và hai đứa sẽ nắm tay nhau đi dưới hàng cây, để hoa sấu (tên một loại hoa sinh ra quả vừa ngọt vừa chua) rơi lên tóc.
Anh của em
Pie.
Hồi Đại học tui chơi với một cô bạn, thân với nhau rồi tui mới biết nhà cổ giàu lắm . Được bạn mời tới nhà chơi ăn cơm tui háo hức ghê lắm...
Tới bữa cơm ngồi vào bàn, nh́n cái ǵ tui cũng thấy ô kê, chỉ có cái chén con rót xíu xiu nước Mắm là tui thấy là lạ, nên tui cứ chăm chú nh́n hoài rùi nghĩ bụng: "Oậy, nhà nó giàu thế mà sao rót nước mắm kẹo thế, ở nhà tao á, nghèo th́ nghèo chứ rót nước Mắm là phải gần nửa chén lận.
Cơm xong, tui phụ cô bạn rửa chén, lúc ấy cổ mới nói nhỏ với tôi: "Mày nh́n chằm chằm vào chén nước Mắm ư mày nói nhà tao keo kiệt phải không? Mày xem nè (Cổ cho tui xem cái chén con nước mắm vẫn c̣n chút sát đáy chưa chấm hết): rót có chút xíu mà c̣n ăn không hết nè, nước Mắm mặn chứ phải nước đường đâu mà rót cho cố ăn không hết rồi đổ, nếu ăn hết th́ lại rót thêm có sao đâu!..."
Tôi giật ḿnh và bần thần nghĩ: Cái con nhỏ này tinh tế thật, thế mà nó cũng nhận ra ḿnh nghĩ ǵ...Và bài học từ chén nước Mắm xíu xiu đó đă in đậm trong trí óc tôi cho tới lúc tui gây lộn hoài với người thân ở chung nhà cũng chỉ v́ chén nước Mắm...
Từ văn hóa cái chén Mắm tui nhận ra người Việt ḿnh đa số ăn uống... phung phí lắm!.
Có lẽ cái đói, cái nghèo từ xưa rất xưa rồi nó ám vào thói quen ăn uống của nhiều đời, riết nên lúc nào người ta cũng sợ thiếu, sợ đói, sợ ít đồ ăn quá th́ kỳ cục nên thường chuẩn bị thức ăn thừa mứa hơn sức người ăn.
Khi đi quán ăn, nhà hàng cũng vậy : đa số người Việt ít gọi từng món, ăn món này xong c̣n đói th́ gọi tiếp có sao đâu? Không, hầu hết là no bụng đói con mắt, cứ gọi 1 loạt rất nhiều món rồi lặc lè mà ăn, ăn không nổi th́ tiếc rồi ráng nuốt vào cho hại bao tử và hại cả sức khỏe. Dạo gần đây tôi thấy người ta bớt sỹ diện, ăn không hết là biết xin hộp mang về nhưng đâu đó vẫn c̣n lắm người sỹ, sợ xin hộp mang về người ta cười cho nên đành bấm bụng mà bỏ dở thức ăn thừa...
Rồi ông bà ta có câu: "Học ăn học nói..." nhưng có vẻ như ít gia đ́nh chịu giáo dục con cái thói quen ăn uống sao cho chừng mực, cho văn minh...
Nhân tiện đây tôi kể chuyện thằng cháu tôi:
Thằng bé vừa đi làm có tháng lương đầu tiên mừng quá, đưa 50% phụ mẹ lo gia đ́nh, 50% c̣n lại nó giữ...Rồi nó hí hửng mời cô bạn gái mới quen rất kháu khỉnh đi ăn. Tới quán, con nhỏ cầm thực đơn gọi hàng loạt món một cách vô ư tứ, thằng bé bắt đầu tái mặt mà không dám ngăn cản, sợ cô bé kia chê đàn ông mà keo kiệt...Rồi y như rằng, con bé chỉ chấm mút qua loa từng món rồi bỏ mứa. Thằng bé hối thúc con nhỏ ăn nhiều hơn th́ nó tỉnh bơ bảo: thôi em không dám ăn nhiều, ăn nhiều sợ mập..
Y như rằng tới lúc tính tiền cầm hóa đơn th́ thằng nhỏ mặt biến sắc, thanh toán gần hết số tiền nó đang giữ. Lúc đi về nó bảo quán gói thức ăn thừa mang về th́ con nhỏ kia phán 1 câu xanh rờn:
"Xời ơi ai lại đi xin hộp mang về, quê chết ."
Về tới nhà thằng nhỏ ấm ức kể tôi nghe rồi nói: "D́ ơi, con xui mà hóa ra may, may mà nó bộc lộ thói xấu sớm nếu không con iu nó th́ khổ cả đời, chẳng hiểu cha mẹ nó dạy nó ăn uống kiểu ǵ?..."
Thế đấy, thói quen "phung phí thức ăn" của người Việt là văn hóa đặc trưng mà tụi Tây qua VN nh́n thấy c̣n phải ngán ngẩm.
Ông Sếp người Mỹ của tôi lâu lâu mời tôi đi ăn đều nói đểu tôi một câu: "Ê mày, tao thấy dân Việt mày giàu sụ. Mày nh́n xung quanh mà xem, chỉ có tao với mày ăn uống vừa đủ, c̣n đâu tao thấy ai cũng gọi thức ăn ngập mặt, ăn không hết bỏ thừa ḱa, dân mày giàu dữ bay!"
Tôi xấu hổ mà phải thừa nhận, VN ta có 1 thói quen ăn uống vô độ, nhậu nhẹt thả ga không cần phải đến các dịp Lễ, Tết.
Mà cứ đến Tết th́ ôi thôi: nhà nhà mua sắm ứ hự, chất đầy nghẹt trong các tủ lạnh làm cứ như chợ hay siêu thị cả tháng mới bán lại, trong khi chỉ mùng 2 thôi là các chợ đă mở bán lại hàng loạt rồi.
Đồ ăn để lâu trong tủ lạnh nào có béo bổ ǵ, thức ăn đă nấu hâm tới hâm lui cũng chẳng tốt lành ǵ mà sao người ta không thể bỏ được thói quen tích trữ đồ ăn quá mức nhu cầu...
Mà người nghèo th́ chiếm tới gần 80% dân số, mong được bữa cơm tươm tất hoặc thậm chí có cơm để ăn cũng quá khó khăn trong khi người khác th́ phải đổ bỏ thức ăn thừa, tội lỗi quá!
Hy vọng mọi người ăn uống th́ chuẩn bị vừa đủ chứ đừng phung phí thừa mứa quá nhé, hăy một lần nghĩ về văn hóa "Nước Mắm" bởi:
Nước Việt ḿnh c̣n nhiều người nghèo, rất nhiều trẻ em đang đói lắm!
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.