Ngoài đại dương rất loạn với những vụ giết người kinh dị! - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ngoài đại dương rất loạn với những vụ giết người kinh dị!
Đừng nghĩ ngoài biển khơi mênh mông nơi đâu cũng đẹp đẽ thanh b́nh. Một đoạn video đă tố cáo những ǵ mà những người trong đất liền khó bao giờ có thể ngờ tới!

Đoạn video bắt đầu bằng cảnh một người đàn ông đang bập bềnh trên sóng nước, nhưng vẫn giơ tay lên, tỏ dấu hiệu đầu hàng, trước khi bị bắn một phát đạn vào đầu. Tiếp theo đó, người ta thấy anh này nằm úp mặt xuống nước và máu đỏ loang dần, nổi rơ trên làn nước biển xanh ngắt.



H́nh ảnh trích từ đoạn video cho thấy một nạn nhân cố bám vào mảnh vỡ của một con tàu, ngay trước khi bị bắn chết.


Đoạn video rùng rợn

Vụ sát hại người đàn ông kể trên chỉ là khởi đầu cho một chuỗi các vụ bắn giết xuất hiện trong đoạn video dài 6 phút 58 giây. Qua video, người ta c̣n thấy 3 nạn nhân khác cũng chịu chung số phận bi thảm.

Có 2 người cố bám vào thứ trông giống như mảnh vỡ của một con tàu gỗ, bao vây xung quanh họ là vài tàu đánh cá thu màu trắng. Trong nền tiếng ồn thấp của các con tàu để động cơ chạy không tải, người ta có thể đếm được ít nhất 40 viên đạn đă bắn ra, lần lượt nhằm vào những kẻ không có vũ khí ở dưới nước.

“Bắn đi, bắn đi, bắn nữa!” Một giọng nói vang lên trên hệ thống loa phát thanh của con tàu, khi người cuối cùng dưới biển bị bắn chết. Không lâu sau đó, một nhóm người, dường như là thủy thủ đoàn tàu cá, bật cười sảng khoái và c̣n chụp ảnh selfie làm kỷ niệm về vụ thảm sát. Bất chấp việc có hàng chục nhân chứng xuất hiện trên ít nhất 4 tàu đánh cá thu, các vụ sát hại kia vẫn là bí ẩn. Không ai báo lại sự kiện, bởi không có quy định nào trong luật biển buộc họ phải làm vậy.

Giới chức bảo vệ pháp luật chỉ biết về vụ việc, sau khi một đoạn video về vụ giết chóc được t́m thấy trong một chiếc điện thoại di động, bị bỏ quên trên xe taxi ở Fiji trong năm ngoái. Người phát hiện ra đoạn video đă tải nó lên Internet và lập tức gây băo trong dư luận.


Kho chứa vũ khí, áo giáp chiến thuật trên Resolution, một con tàu đỗ ở vùng biển quốc tế gần Vịnh Oman, chuyên cung cấp dịch vụ an ninh cho các loại tàu biển.
Nhưng trong bối cảnh không có thi thể, không có nhân chứng và chẳng có vị trí chính xác về nơi xảy ra vụ bắn giết, người ta sẽ không thể t́m ra bất kỳ chính quyền nào để quy trách nhiệm tiến hành điều tra vụ nổ súng.

Cơ quan quản lư ngư nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đă lần ra một tàu đánh cá của ḥn đảo có liên quan tới đoạn video. Nhưng họ thu thập được ít thông tin từ thuyền trưởng. Họ chỉ nói rằng những kẻ bị bắn chết thuộc về một nhóm cướp, định tấn công các tàu cá nhưng bất thành.

Bạo lực và vô luật pháp ngự trị biển khơi

Nhưng các chuyên gia an ninh hàng hải nói rằng cướp biển đă trở thành cái cớ tiện lợi để đôi khi người ta tiến hành nhiều vụ trả đũa chết chóc. Họ cũng nói rằng không loại trừ các nạn nhân là ngư dân gặp nạn ở vùng biển đang tranh chấp, thủy thủ đoàn nổi dậy, hoặc có thể là các tên trộm bị bắt quả tang đánh cắp cá hoặc ngư cụ.


T́nh trạng bạo lực diễn ra tràn lan trên biển khiến nhiều con tàu đă phải thuê các bảo vệ tư nhân có vũ trang.
“Hành quyết nhanh gọn, tự ư trừng phạt hay pḥng vệ quá đà là những từ anh có thể sử dụng tùy thích trong trường hợp này” - Klaus Luhta - một luật sư và là chuyên gia hàng hải - cho biết - “Nhưng về cơ bản, đây là một vụ giết người xảy ra trên biển và câu hỏi đặt ra là v́ sao nó được phép xảy ra?”.

Biển cả, ngày càng đông tàu bè qua lại, cũng đang dần trở nên nguy hiểm, với nhiều con tàu được vũ trang tốt hơn bao giờ hết kể từ Thế chiến II. New York Times dẫn lời chuyên gia an ninh hàng hải, các nhà bảo hiểm và nhà nghiên cứu hàng hải cho biết mỗi năm, hàng ngh́n người đi biển là nạn nhân của các vụ bạo lực trên biển, với hàng trăm người thiệt mạng.

Năm ngoái, chỉ riêng 3 khu vực là Tây Ấn Độ Dương, Đông Nam Á và Vịnh Guinea ngoài khơi Tây Phi đă có hơn 5.200 người đi biển bị những tên cướp tấn công và hơn 500 người bị bắt làm con tin.

Nhiều tàu buôn đă phải thuê các công ty bảo vệ tư nhân từ năm 2008, khi cướp biển bắt đầu hoạt động mạnh dọc theo những vùng biển lớn, vượt quá khả năng kiểm soát của các chính quyền. Nay, dù t́nh trạng cướp biển đă giảm xuống, các vụ bạo lực khác vẫn tồn tại.

Đơn cử như một mạng lưới cướp có vũ trang chuyên bóp nặn người đi biển dọc theo Vịnh Bengal, gần Bangladesh. Ngoài khơi Somali, những tên cướp biển từng tấn công tàu lớn nay đă chuyển sang cung cấp “an ninh” cho các tàu cá địa phương và nước ngoài. Họ không chỉ ngăn chặn các vụ tấn công đánh cướp, mà đôi khi c̣n nổ súng để xua đuổi đối thủ cạnh tranh.

Các vụ gây hấn trên biển diễn ra rất thường xuyên, trong bối cảnh nhiều nước đang tăng cường tuyên bố chủ quyền với các nguồn khoáng sản, khí đốt nằm sâu dưới đại dương. Ngoài ra c̣n phải kể tới hoạt động của những kẻ buôn người, vốn sẵn sàng lao tàu vào tàu đối thủ hoặc cho ch́m tàu chở người di cư để xóa dấu vết.

Bạo lực quanh các tàu cá cũng rất tồi tệ. Theo Graham Southwick - Chủ tịch Hiệp hội Chủ sở hữu tàu đánh cá thu Fiji - các tàu Trung Quốc và Đài Loan được chính quyền trợ cấp lớn đang tích cực mở rộng phạm vi đánh bắt cá.

Sự phát triển của hệ thống ra đa và việc ngày càng nhiều người dùng thiết bị thu hút cá đă làm các ngư dân dễ tập trung vào một điểm. “Sản lượng giảm xuống, sự nóng nảy tăng lên và các cuộc chiến sẽ nổ ra” - ông Southwick nói - “Hoạt động giết người trên các tàu cá đó là chuyện diễn ra khá phổ biến.”

New York Times cho biết tỉ lệ phạm tội liên quan tới các tàu cá cao hơn tới 20 lần so với số vụ phạm tội diễn ra trên tàu chở dầu, chở hàng hoặc chở khách. Và nếu các nạn nhân chỉ là người ở Đông Nam Á, thay v́ Châu Âu hoặc Mỹ, sẽ chẳng có mấy ai biết tới câu chuyện của họ.

Đôi khi người thường cũng thành kẻ sát nhân

Hoạt động khởi tố các hành vi phạm tội trên biển hiếm khi xảy ra, bởi nhiều thuyền trưởng không muốn tŕ hoăn hoạt động, điều rất dễ xảy ra nếu họ báo cáo một vụ giết người và khiến tàu của ḿnh bị cảnh sát điều tra. Các nhân chứng cũng ít khi lên tiếng.

Theo chuyên gia hàng hải Charles N.Dragonette, bạo lực trên biển và trên đất liền được xử lư rất khác nhau. “Trên đất liền, không cần biết một chính quyền tàn bạo hoặc tham nhũng tới đâu, sẽ luôn có người biết nạn nhân là ai, họ đang ở đâu. Trên biển, t́nh trạng vô danh lại ngự trị” - ông nói.

Có nhiều thủ phạm gây ra các vụ bạo lực, giết người trên biển. Đó có thể là những tên cướp biển được trang bị súng phản lực chống tăng, những tên trộm xăng dầu hoặc bọn cướp cầm mă tấu, tấn công một con tàu để kiếm tiền nhanh.

Nhưng đôi khi người lương thiện b́nh thường cũng có thể trở thành sát thủ trên biển. Ví dụ như trường hợp của 10 người di cư Sri Lanka được bọn buôn người vận chuyển trái phép trên một tàu đánh cá hồi năm 2012. Khi yêu cầu đổi hướng tới Australia không được chấp nhận, những người di cư đă tấn công thủy thủ tàu cá, giết ít nhất 2 người bằng cách quẳng họ xuống khỏi tàu. Hay như trường hợp của 3 ngư dân Myanmar bị ép lao động như nô lệ trên một tàu đánh cá Thái Lan hồi năm 2009. Họ đă đào tẩu bằng cách nhảy khỏi tàu cá, bơi tới chiếc du thuyền gần đó, giết chết chủ nhân và đánh cắp thuyền cứu hộ.

Các vùng biển gần Bangladesh là ví dụ minh họa cho thấy t́nh trạng bạo lực trên biển lại nhận ít sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế ra sao. Trong 5 năm qua, đă có gần 100 thủy thủ và ngư dân bị giết mỗi năm tại các vùng biển ở Bangladesh và cũng chừng ấy người bị bắt làm con tin. Họ là nạn nhân của hàng loạt vụ tấn công do các nhóm có vũ trang tổ chức.

Tuy nhiên đây đă là vấn đề kéo dài hơn 2 thập kỷ mà chưa có giải pháp triệt để. Năm 2013, báo chí Bangladesh đưa tin về việc đă có hơn 700 ngư dân bị bắt cóc ngoài vùng biển nước này, với riêng trong tháng 9 là 150 người. Trong một vụ như thế, đă có tới 40 ngư dân bị sát hại. Nhiều người bị giết bằng việc trói chân tay rồi đẩy xuống biển.

Khó quy trách nhiệm cuối cùng

Trở lại đoạn video ở đầu bài, giới chuyên gia nói rằng nó đă phản ánh đúng sự tàn bạo của đời sống trên biển. Họ phỏng đoán rằng chỉ có 1 tay súng, có vẻ như là một viên bảo vệ được thuê để canh chừng các tàu cá, đă bắn chết các nạn nhân bằng súng tự động. Cũng theo họ, 4 tàu cá hiện diện tại điểm xảy ra các vụ án mạng dường như có liên quan với nhau, bởi nếu không, chúng sẽ không hiện diện ở đó làm ǵ.

Mùa hè năm ngoái, cảnh sát Fiji đă khép lại cuộc điều tra vào vụ nổ súng. Họ nói rằng sự việc không xảy ra ở nước ḿnh và cũng không liên quan tới tàu của nước ḿnh. Do không có ngư dân Fiji nào bị mất tích, nhà chức trách kết luận rằng công dân của họ không bị hại nên đă dừng điều tra.

Theo Glen Forbes từ tổ chức đánh giá an ninh hàng hải OceanusLive, khi các chính quyền điều tra những sự việc như thế này, họ thường không để ư t́m kiếm các thủ phạm. “Họ chỉ cố làm sạch tên ḿnh là chính” - ông nói.

Qua đoạn video, người ta thấy con tàu là tàu đánh cá thu Chun I 217 của Đài Loan, tải trọng 725 tấn. Lin

Yu-chih, chủ sở hữu tàu Chun I 217, nói rằng vụ nổ súng có thể xảy ra vào năm 2013, ở Ấn Độ Dương, nơi con tàu đă hoạt động suốt 5 năm qua. Lin đă từ chối cung cấp chi tiết về thủy thủ đoàn Chun I 217, cũng như công ty Sri Lanka chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các tàu của ông.

Với đội tàu đánh cá thu thuộc hàng lớn nhất thế giới, ngành ngư nghiệp Đài Loan đang tuyển dụng lượng lao động lớn nhất ḥn đảo, đồng thời cũng có ảnh hưởng chính trị mạnh nhất. Hai quan chức Đài Loan tiếp xúc với New York Times nói rằng, công ty được phép đưa bảo vệ có vũ trang lên tàu. C̣n Tzu-Yaw Tsay - Giám đốc cơ quan ngư nghiệp Đài Loan - đă cho rằng những kẻ bị bắn có thể là cướp biển. “Chúng tôi không biết rơ chuyện ǵ đă xảy ra” - ông Tsay nói - “V́ thế chúng tôi không thể kết luận hành vi đó (giết người dưới biển) có hợp pháp hay không”.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 08-01-2015
Reputation: 35341


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,115
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	video_UAQH.jpg
Views:	0
Size:	16.1 KB
ID:	793192   Click image for larger version

Name:	cuop1_zoab.jpg
Views:	0
Size:	29.1 KB
ID:	793193   Click image for larger version

Name:	cuop_togm.jpg
Views:	0
Size:	23.0 KB
ID:	793194  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,205 Times in 6,383 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Old 08-02-2015   #2
unin
R3 Hảo Kiếm Khách
 
unin's Avatar
 
Join Date: Feb 2014
Posts: 230
Thanks: 3
Thanked 26 Times in 17 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 11
unin Reputation Uy Tín Level 1
Default

dzạ con sin thưa , vụ này mấy cha nôi vietnam bắng , máy cha không coi video đó à ?
dă man hơn đoan video đó nói tiếng viet mới khiếp .
hèn hạ cở đó , giờ dân cá vietnam phải trả giá ? có phải nhân quả ?
a di pḥ pḥ
unin_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10213 seconds with 13 queries