Nhận diện căn bệnh thầm lặng và nguy hiểm - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhận diện căn bệnh thầm lặng và nguy hiểm
Là bệnh thầm lặng nhưng rất phổ biến, loãng xương dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ước tính cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương; tỉ lệ này ở nam là 1/10. Biến chứng nặng nề của loãng xương là gãy xương. Đáng nói là 20% số bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 50% mất khả năng đi lại, 25% bệnh nhân cần sự trợ giúp, chăm sóc tại nhà...

Vậy làm thế nào để dự phòng những hệ lụy của bệnh loãng xương? Báo Phú Yên trao đổi với ThS, BS Mai Thanh Việt (Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) về vấn đề này.

* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương, trong đó có nguyên nhân loãng xương. Tuy nhiên sau khi xử trí gãy xương, việc điều trị bệnh loãng xương dường như chưa được quan tâm đúng mức. Có thể lý giải điều này như thế nào, thưa bác sĩ?

- Nguyên nhân là đang thiếu một hệ thống. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng thiếu hệ thống này và họ đang cố gắng lấp khoảng trống đó bằng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Hệ thống đó mang lại lợi ích rất lớn, khởi phát từ từng bệnh viện một khi đã ý thức đến việc điều trị những trường hợp gãy xương do loãng xương. Nếu bệnh nhân gãy xương do loãng xương thì trong tương lai, nhất là trong 2 năm sau đó, họ có nguy cơ gãy xương tiếp vì nhiều nguyên nhân chứ không chỉ đơn thuần là xương của họ yếu.

Tại sao người khác loãng xương không gãy xương mà họ lại bị? Có nhiều yếu tố khác, ví dụ như họ ít vận động, khả năng cân bằng kém nên dễ té ngã hơn người khác. Thứ hai là sau mỗi lần gãy xương thì chất lượng xương càng bị giảm nhanh hơn so với những người không gãy xương.

Cho nên nếu chúng ta không chú ý đến những người gãy xương do loãng xương để can thiệp sớm thì khả năng rất cao là họ sẽ tiếp tục bị gãy xương. Và mỗi lần gãy xương thì khả năng đi lại giảm, tử vong tăng cao.

Muốn giảm tỉ lệ gãy xương do loãng xương thì phải có sự phối hợp đa ngành, cần có một đơn vị đứng ra điều hành việc đó, kết nối bệnh nhân với các bác sĩ. Trước tiên là tìm ra bệnh nhân và thông tin cho họ về các nguy cơ mà họ sẽ gặp phải.

Và sau khi đánh giá thì sẽ can thiệp để giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương, ví dụ: hướng dẫn họ tập luyện, bổ sung canxi và vitamin D từ nguồn thức ăn, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ: rượu, cà phê, thuốc lá... Những người có bệnh nền làm cho tình trạng loãng xương nặng hơn thì phải điều trị sớm.

Khi can thiệp rồi thì chương trình đó không chỉ giới hạn ở bệnh viện. Muốn mở rộng, bệnh viện phải có ý thức về việc này, phải liên kết với các dịch vụ ở bên ngoài, vì họ không thể kiểm soát bệnh nhân xuyên suốt. Họ chỉ kiểm soát được trong năm đầu, sau đó chuyển giao cho một nhóm tại địa phương để tiếp tục kiểm soát, điều trị cho bệnh nhân thì mới đạt hiệu quả lâu dài. Loãng xương phải được điều trị lâu dài, 5-10 năm chứ không chỉ 1-2 năm.

Điều quan trọng nhất là phải hình thành được đội ngũ - đội ngũ quản lý những bệnh nhân từng gãy xương do loãng xương. Họ sẽ liên kết với các bệnh viện và các đơn vị tại địa phương để đưa những bệnh nhân được tìm thấy đi can thiệp, điều trị và sau đó đưa về địa phương điều trị tiếp thì mới đẩy lùi được nguy cơ gãy xương lại. Bác sĩ gia đình là một trong những người tham gia vào quá trình đó.

Mặt khác, chúng ta cũng chưa có dịch vụ phòng chống té ngã. Nếu có các đơn vị phòng chống té ngã tại địa phương, họ sẽ tiếp nhận và hỗ trợ những bệnh nhân có nguy cơ té ngã cao, như hướng dẫn bệnh nhân tập luyện và theo dõi; hướng dẫn bệnh nhân sắp xếp nhà cửa, gắn các thiết bị, dụng cụ hạn chế té ngã và hướng dẫn cho người nhà, người chăm sóc. Đa số bệnh nhân loãng xương là người lớn tuổi, cần hạn chế nguy cơ té ngã.

* Loãng xương rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để nhận biết, ngăn ngừa, thưa bác sĩ?

- Có 2 việc phải đánh giá để ngăn ngừa gãy xương do loãng xương. Một là phải đo mật độ xương của bệnh nhân, thứ hai là hạn chế, loại bỏ nguy cơ té ngã. Cần can thiệp để xương chắc hơn và giảm nguy cơ té ngã.

Tất cả bệnh nhân trên 50 tuổi, có tiền sử gãy xương do loãng xương thì đưa vào chương trình đó. Và tất cả những người trên 65 tuổi cần được đánh giá nguy cơ té ngã để hướng dẫn, can thiệp giảm té ngã bằng cách tập luyện, sắp xếp nhà cửa, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là bổ sung canxi và vitamin D.

* Theo bác sĩ, khi nào thì nên đo mật độ xương?

- Sau 40 tuổi nên đo mật độ xương mỗi năm một lần. Nếu mật độ xương tốt thì sau 2-3 năm mới đo lại, còn nếu phát hiện thiếu xương rồi thì phải đo mỗi năm một lần để theo dõi, can thiệp.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-22-2024
Reputation: 24242


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,797
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	be.jpg
Views:	0
Size:	37.4 KB
ID:	2326648  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,694 Times in 3,239 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06243 seconds with 15 queries