Đâu là thủ phạm thực sự của trận lũ lụt lịch sử ở Dubai - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đâu là thủ phạm thực sự của trận lũ lụt lịch sử ở Dubai

Theo như các chuyên gia cho rằng đó không phải là thủ phạm thực sự của trận lũ lụt lịch sử ở Dubai, trong khi đó th́ cộng đồng mạng đă xuất hiện nhiều nghi vấn về việc các nỗ lực làm mưa nhân tạo đă dẫn đến thảm họa ngập lụt lịch sử ở Duba.


Các phương tiện ch́m trong nước lũ tại Musat, Oman. Ảnh: AFP/

Lũ lụt nghiêm trọng đă tràn ngập Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong tuần này khi một cơn băo đổ xuống đây lượng mưa lớn nhất mà nước này từng chứng kiến trong hơn 75 năm qua.

Lượng mưa kỷ lục 254mm đă trút xuống Al Ain, một thành phố giáp biên giới với Oman – nhiều hơn mức trung b́nh mà cả nước này đạt được trong một năm. Tại Dubai, đường cao tốc biến thành sông, nhiều lái xe bỏ lại những phương tiện bị mắc kẹt trong biển nước, nhà cửa và cơ sở kinh doanh bị hư hại, c̣n các chuyến bay tại một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới bị gián đoạn đáng kể. Theo báo cáo, 20 người đă thiệt mạng và quá tŕnh dọn dẹp, phục hồi dự kiến sẽ diễn ra chậm, tại một nơi nổi tiếng với khí hậu sa mạc khô hạn và nhiệt độ nóng hiếm khi có mưa, nhiều khu vực thiếu hệ thống thoát nước.

Mặc dù thời tiết khắc nghiệt phù hợp với các mô h́nh khí hậu mà các nhà khoa học đă cảnh báo từ lâu, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về liệu những nỗ lực tạo mưa nhân tạo bằng cách giải phóng các hóa chất hoặc hạt muối vào không khí, có thể là nguyên nhân gây ra những cơm băo lớn, dội mưa bất thường xuống UAE hay không.

Hiện tượng bất thường đó không chỉ nhằm vào UAE. Khi những trận mưa xối xả trút xuống California trong hai năm qua, các cộng đồng trực tuyến đă xôn xao suy đoán liệu chương tŕnh làm mưa nhân tạo của tiểu bang này có phải là nguyên nhân hay không.

Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức đă nhiều lần phủ nhận về khả năng này.

Làm mưa nhân tạo là ǵ?

Trước tiên chúng ta phải nói về các đám mây. Được tạo thành từ những tinh thể băng nhỏ hoặc những giọt nước, những đám mây h́nh thành khi hơi nước nguội đi trong khí quyển. Hơi nước ngưng tụ, kết hợp với các hạt bụi, muối hoặc khói, rồi rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa hoặc tuyết.

Làm mưa, hay gieo mây nhân tạo, là một biện pháp điều chỉnh thời tiết đă có từ hàng chục năm qua nhằm bổ sung các tác nhân của liên kết trên vào khí quyển nhằm thu được nhiều lượng mưa hơn. Nó thường được sử dụng ở các nước đang đối mặt với mối lo ngại về hạn hán. Quá tŕnh tạo mưa có thể được thực hiện từ mặt đất hoặc bằng máy bay.

Các nhà khí tượng học theo dơi các đám mây chặt chẽ trước khi chúng được tác động nhân tạo, vừa để tạo ra kết quả tốt nhất vừa để điều chỉnh thời gian mưa vào thời điểm cần thiết nhất.

Viện Nghiên cứu Sa mạc (DRI), một tổ chức phi lợi nhuận ở Nevada (Mỹ), sử dụng bạc iodide, một hợp chất mà các nhà khoa học của họ cho rằng tồn tại tự nhiên trong môi trường và không gây hại, hợp chất này được đốt cháy hoặc thả xuống bằng máy bay để trùm lên mây.

UAE, quốc gia bắt đầu chương tŕnh tạo mưa từ những năm 1990, cũng thường sử dụng nguyên liệu muối bạc để đốt và bắn vào mây từ máy bay được trang bị đặc biệt. “Máy bay chuyên dụng của chúng tôi chỉ sử dụng muối tự nhiên và không có hóa chất độc hại”, Trung tâm Khí tượng Quốc gia (NCM) của UAE nói với CNBC vào tháng 3.

Có phải gieo mưa nhân tạo đă gây ra mưa lớn?

Câu trả lời của các nhà khoa học là “Không”.

Trong một tuyên bố được đưa ra cho nhiều hăng tin, NCM, cơ quan giám sát các hoạt động tạo mây ở UAE, cho biết không có hoạt động tạo mây nào như vậy ở nước này trước hoặc trong cơn băo.

Omar Al Yazeedi, Phó tổng giám đốc NCM, cho biết: “Chúng tôi không tiến hành bất kỳ hoạt động gieo mây nào trong thời tiết đặc biệt này. Bản chất của việc gieo mây nằm ở việc nhắm mục tiêu vào các đám mây ở giai đoạn sớm, trước khi có mưa. Tham gia vào các hoạt động gieo mây trong t́nh huống giông băo nghiêm trọng sẽ là vô ích”.

Đường phố bị ngập do mưa lớn ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, ngày 10/4/2024. Ảnh: AFP/

Trong khi đó, các chuyên gia cũng bác bỏ giả thuyết gieo mây là thủ phạm trận lũ lụt ở UAE. Maarten Ambaum, giáo sư vật lư và động lực học khí quyển tại Đại học Reading, nói rằng “việc gieo mây, cụ thể là ở Emirates, được sử dụng cho những đám mây thường không tạo ra mưa… Thông thường bạn sẽ không gây ra một cơn băo nghiêm trọng từ việc đó”.

Ông Ambaum nói thêm: “Trong những năm 50 và 60, người ta từng nghĩ đến việc sử dụng phương pháp gieo mây để tạo ra những sự kiện thời tiết lớn hoặc thay đổi những sự kiện thời tiết lớn. Nhưng điều này từ lâu đă được công nhận là không có khả năng thực tế”.

Friederike Otto, giảng viên cao cấp về khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, nói với hăng tin Reuters rằng lượng mưa đang trở nên lớn hơn nhiều trên khắp thế giới khi khí hậu ấm lên v́ bầu không khí ấm hơn có thể giữ được nhiều độ ẩm hơn. Bà Otto nói, thật sai lầm khi cho rằng việc tạo mây là nguyên nhân gây ra lượng mưa lớn.

“Việc gieo mây không thể tạo ra những đám mây từ hư không. Nó chỉ thúc đẩy nước vốn có trên bầu trời ngưng tụ nhanh hơn và rơi nước mưa xuống một số nơi nhất định. V́ vậy, trước tiên, bạn cần độ ẩm. Không có nó th́ sẽ không có mây”, bà nói.

Tâm lư hoài nghi của một số người về nguyên nhân thực sự của thảm họa ngập lụt ở Dubai/UAE làm nổi bật một vấn đề có tính hai mặt: công chúng sẵn sàng đổ lỗi cho việc can thiệp trực tiếp vào thời tiết (nhằm mục đích tích cực) trong khi lại khó chấp nhận rằng các hoạt động khác của con người đang góp phần lớn vào cuộc khủng hoảng khí hậu, mà biểu hiện là các sự kiện cực đoan như thế này.

“Điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân thực sự của lượng mưa lớn kỷ lục trong tuần này trên khắp Dubai và một phần Bán đảo Arab. Việc gieo mưa nhân tạo có đóng vai tṛ ǵ không? Chắc chắn là không! Nhưng c̣n biến đổi khí hậu th́ sao? Chắc chắn là có!” - nhà khoa học khí hậu Daniel Swain cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản, đồng thời nói thêm rằng những sự mất kết nối này ảnh hưởng đến “cách chúng ta hiểu chung về khả năng tác động tích cực đến thời tiết trên các quy mô không gian và thời gian khác nhau”.

Vậy cuộc khủng hoảng khí hậu đóng vai tṛ ǵ?

Các chuyên gia cho biết, lượng mưa khổng lồ có lẽ là do hệ thống thời tiết b́nh thường đă trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Theo Esraa Alnaqbi, nhà dự báo cấp cao tại NCM, hệ thống áp suất thấp ở tầng trên bầu khí quyển, cùng với áp suất thấp ở bề mặt, đă hoạt động giống như một áp suất “ép” lên không khí. Lực ép đó, được tăng cường bởi sự tương phản giữa nhiệt độ ấm hơn ở mặt đất và nhiệt độ lạnh hơn ở trên cao, đă tạo điều kiện cho giông băo mạnh. Bà Alnaqbi nói thêm rằng biến đổi khí hậu cũng có thể góp phần gây ra cơn băo đổ vào UAE vừa qua.

Các nhà khoa học khí hậu cho biết nhiệt độ toàn cầu tăng cao do biến đổi khí hậu do con người gây ra đang dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn trên khắp thế giới, bao gồm cả mưa dữ dội.

“Lượng mưa lớn do giông băo, giống như lượng mưa ở UAE trong những ngày gần đây, đặc biệt gia tăng mạnh mẽ cùng với sự nóng lên toàn cầu. Điều này là do sự đối lưu, vốn là luồng gió mạnh trong giông băo, tăng cường trong một thế giới ấm hơn”, Dim Coumou, giáo sư về khí hậu khắc nghiệt tại trường đại học Vrije Universiteit Amsterdam (Hà Lan), nói.

Đường phố bị ngập do mưa lớn ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, ngày 12/2/2024. Ảnh: AFP/

Hoạt động làm mưa nhân tạo có tiếp tục?

Ở những khu vực cần nhiều mưa hoặc tuyết hơn, làm mưa nhân tạo được coi là một cách để cải thiện những ǵ đă có sẵn một cách tự nhiên.

Các khu vực áp dụng chiến lược này đă nhận thấy nguồn cung cấp nước của họ tăng lên đáng kể. DRI báo cáo mức tăng 10% trở lên mỗi năm trong lớp băng tuyết nơi tiến hành tạo mây và trích dẫn một nghiên cứu khác được thực hiện ở vùng núi Snowy ở New South Wales, Australia, dẫn đến lượng tuyết rơi tăng 14%.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là lấy thêm nước. Việc tác động vào đám mây đă được sử dụng để ngăn chặn lũ lụt, chẳng hạn như khi các nhà khoa học ở Indonesia nhắm mục tiêu vào các đám mây sẵn sàng đón mưa lớn và chọn thời điểm tốt hơn để thả chúng xuống đại dương thay v́ rơi vào các cộng đồng dễ bị tổn thương. Ở Trung Quốc, nơi chính phủ đă chi hàng tỷ USD để can thiệp thời tiết, việc gieo mây được sử dụng để đảm bảo bầu trời trong xanh và giảm ô nhiễm cho một sự kiện chính trị.

Nhưng các chuyên gia nhanh chóng chỉ ra rằng việc gieo mây không thể tạo ra nhiều nước hơn - nó chỉ thúc đẩy những ǵ ở đó thực sự sẽ rơi xuống. Điều đó có nghĩa là biện pháp này kém hiệu quả hơn trong thời gian hạn hán.

Mike Eytel, chuyên gia tài nguyên nước cấp cao người Mỹ, nói với Yale Environment 360: “Nó chỉ là một công cụ khác trong hộp công cụ cung cấp nước. Nó không phải là thuốc chữa bách bệnh như một số người nghĩ”.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 1 Week Ago
Reputation: 67404


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,683
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	lut-dubai-1713517171470-1713517171681115408351.jpg
Views:	0
Size:	53.0 KB
ID:	2363169  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,733 Times in 10,144 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05104 seconds with 13 queries