Trung Quốc đổ tiền vào Chiến lược biến kho báu 60 tỷ USD thành “Biển Đông thứ hai” - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trung Quốc đổ tiền vào Chiến lược biến kho báu 60 tỷ USD thành “Biển Đông thứ hai”
Trung Quốc đang dần dần bá chủ toàn cầu với toan tính bắt đầu từ Biển Đông, đầu tiên là nhiều quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm lược mà chính quyền VN không làm được ǵ. Hiện Trung Quốc được cho là đang áp dụng chiến lược biến khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, nơi có trữ lượng khoáng sản trị giá gần 60 tỷ USD, thành “Biển Đông thứ hai”.


Bản đồ khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ (Ảnh: SCMP)

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đă bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác mỏ quy mô lớn trên phần đất của ḿnh tại biên giới tranh chấp với Ấn Độ ở Himalaya - nơi có trữ lượng lớn các loại vàng, bạc và khoáng sản quư hiếm từng được phát hiện. Các nhà địa chất học Trung Quốc ước tính “kho báu” khổng lồ này có giá trị gần 60 tỷ USD.

Mặc dù hoạt động khai thác khoáng sản đă diễn ra tại dăy núi cao nhất thế giới từ hàng ngh́n năm nay, song những thách thức trong việc tiếp cận địa h́nh hẻo lánh và những lo ngại về sự tàn phá của môi trường cho đến nay vẫn hạn chế quy mô của các hoạt động này. Tuy vậy, sau nhiều năm chính phủ Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng trong khu vực, các mỏ khai khoáng mới đang phát triển với quy mô chưa từng có.

Hầu hết các khoáng sản quư, bao gồm tài nguyên đất hiếm được sử dụng để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, đều nằm tại vùng Lhunze - một thành tŕ quân sự do Trung Quốc chiếm được từ Ấn Độ cách đây gần 60 năm.

Chỉ trong vài năm, các hoạt động khai khoáng đă biến một vùng đất yên tĩnh ở nơi xa xôi hẻo lánh với dân số chỉ 30.000 người, trong đó chủ yếu là dân chăn nuôi gia súc, thành trung tâm khai thác khoáng sản bùng nổ. Người từ nơi khác đổ xô tới khu vực này nhanh tới mức ngay cả chính quyền địa phương cũng không thể thống kê chính xác số dân hiện nay.



Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác ở Lhunze và khu vực lân cận - nơi có trữ lượng khoảng sản được định giá gần 60 tỷ USD (Ảnh: SCMP)
Các đường hầm lớn và sâu đă được đào bên dưới các dăy núi dọc theo đường ranh giới quân sự, cho phép hàng ngh́n tấn quặng được đưa lên xe tải và vận chuyển mỗi ngày. Từng đoàn xe sẽ di chuyển dọc theo các con đường được xây dựng xuyên qua các ngôi làng. Ngoài ra, hệ thống đường dây điện và mạng viễn thông cũng được thiết lập trong khi một sân bay đang được xây dựng để phục vụ các máy bay chở khách.

Tính đến cuối năm 2017, quy mô của các hoạt động khai khoáng ở Lhunze đă vượt qua tất cả các khu vực khác ở Tây Tạng. Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, tăng trưởng GDP của Lhunze đạt con số 20%, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng tăng gấp đôi so với năm 2016 và thu nhập binh quân đầu người của người dân địa phương đă tăng gần gấp 3 so với giai đoạn hoạt động khai khoáng chưa bùng nổ.

Hồi tháng 10/2017, ngay sau khi kết thúc căng thẳng quân sự trên cao nguyên Doklam, vụ đối đầu căng thẳng nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă nhấn mạnh chủ quyền của Bắc Kinh trong bức thư gửi một gia đ́nh ở Lhunze. Nhà lănh đạo Trung Quốc đă cảm ơn một người cha và hai cô con gái v́ sự trung thành và đóng góp của họ cho Trung Quốc, đồng thời kêu gọi người dân ở Lhunze tiếp tục “cắm rễ” để phát triển khu vực này v́ lợi ích quốc gia. Một lá thư hiếm hoi gửi đích danh tới người dân từ Chủ tịch Tập Cận B́nh đă được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

Tham vọng của Trung Quốc


Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu địa chất tại khu vực chứa mỏ khoáng sản (Ảnh: SCMP)
Theo các nguồn tin thân cận với dự án khai khoáng, tốc độ phát triển kinh ngạc ở vùng Lhunze là một phần trong tham vọng của Bắc Kinh nhằm giành lại Nam Tây Tạng - vùng lănh thổ tranh chấp đang nằm dưới sự kiểm soát của Ấn Độ. Khu vực này là địa phận của Arunachal Pradesh, một bang của Ấn Độ có diện tích lớn bằng nước Áo với các khu rừng nguyên sinh, đất trồng trọt màu mỡ và các nguồn tài nguyên giàu có.

Các nguồn tin nhận định các động thái của Trung Quốc nhằm chiếm nguồn tài nguyên tự nhiên trong khu vực trong khi vẫn đẩy nhanh tiến tŕnh xây dựng cơ sở hạ tầng có thể biến khu vực này thành “một Biển Đông thứ hai”. Trải dài qua 5 quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan và Nepal, dăy Himalaya từng chứng kiến nhiều cuộc xung đột đổ máu xuất phát từ các tranh chấp biên giới giữa các nước.

Theo SCMP, tham vọng “Biển Đông thứ hai” của Trung Quốc tại dăy núi cao nhất thế giới xuất phát từ những phát hiện gần đây về giá trị của các loại khoáng sản đang nằm sâu dưới ḷng đất trong khu vực.

Zheng Youye, Giáo sư tại Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc ở Bắc Kinh và là nhà khoa học đầu ngành về cuộc khảo sát khoáng sản bắc Himalaya, xác nhận với SCMP rằng một loạt phát hiện trong những năm gần đây đă cho thấy giá trị tiềm năng của các mỏ khoáng sản bên dưới Lhunze và khu vực lân cận vào khoảng 370 tỷ nhân dân tệ (khoảng 58 tỷ USD).

“Đây chỉ là con số ước tính ban đầu. Các cuộc khảo sát mới vẫn đang được tiến hành”, theo ông Zheng.


Binh sĩ Trung Quốc - Ấn Độ làm nhiệm vụ tại biên giới (Ảnh: AFP)
Ấn Độ hiện kiểm soát phần lớn Nam Tây Tạng, hay bang Arunachal Pradesh, với dân số 1,2 triệu dân sống trải rộng trên khu vực rộng hơn 83.000 km2. Trong nhiều thập niên qua, Ấn Độ đă duy tŕ lực lượng quân sự mạnh tại khu vực này, bao gồm các sân bay và cơ sở phóng tên lửa. Chính phủ Ấn Độ cũng khuyến khích người dân ở các vùng khác tới Nam Tây Tạng sinh sống. Tuy nhiên kiến thức về khai thác tài nguyên dưới ḷng đất của Ấn Độ vẫn c̣n rất hạn chế do thiếu các cuộc khảo sát quy mô lớn và sâu rộng.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính từ chính phủ, khi các nhà khoa học Trung Quốc t́m hiểu thêm về khu vực này, họ có thể sẽ tiếp tục phát hiện thêm các mỏ khoáng sản mới. Theo Giáo sư Zheng, các mỏ khoáng sản mới có thể sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại Himalaya.

Trung Quốc từng chiếm Nam Tây Tạng sau khi phát động cuộc chiến tranh với Ấn Độ vào đầu thập niên 1960. Tuy nhiên, theo ông Zheng, quân đội Trung Quốc buộc phải rút lui nhanh chóng v́ “không có người ở đó để giữ đất”.

Ông Zheng nhận định các hoạt động khai khoáng mới sẽ dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng và đáng kể số lượng cư dân Trung Quốc ở Himalaya. Điều này sẽ tạo sự hậu thuẫn lâu dài và ổn định cho bất kỳ chiến dịch ngoại giao hoặc quân sự nào của Trung Quốc nhằm đẩy lùi dần các lực lượng của Ấn Độ ra khỏi vùng lănh thổ mà Bắc Kinh chiếm được.

“Điều này tương tự với những ǵ xảy ra trên Biển Đông khi Trung Quốc khẳng định chủ quyền với phần lớn vùng biển tranh chấp bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo và tăng cường hoạt động hải quân”, ông Zheng cho biết.

Hao Xianguang, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và là chuyên gia cấp cao của chính phủ về tranh chấp Trung - Ấn tại Nam Tây Tạng, Bắc Kinh có thể đang sử dụng cách tiếp cận với Himalaya tương tự với Biển Đông. Theo chuyên gia Hao, trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự, địa chính trị của Trung Quốc ngày càng được tăng cường, “sẽ chỉ c̣n là vấn đề về thời gian trước khi Nam Tây Tạng quay về dưới sự kiểm soát” của Bắc Kinh.

Therealrtz © VietBF

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 05-21-2018
Reputation: 33209


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 78,168
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	14.1.jpg
Views:	0
Size:	51.1 KB
ID:	1221986   Click image for larger version

Name:	14.2.jpg
Views:	0
Size:	125.4 KB
ID:	1221987   Click image for larger version

Name:	14.3.jpg
Views:	0
Size:	125.5 KB
ID:	1221988   Click image for larger version

Name:	14.4.jpg
Views:	0
Size:	81.8 KB
ID:	1221989  

therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,224 Times in 5,536 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 89 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:06.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08130 seconds with 13 queries