Hi Lạp vỡ nợ sẽ để lại hậu quả ǵ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hi Lạp vỡ nợ sẽ để lại hậu quả ǵ
Kịch bản Hy Lạp phải rời eurozone và quay về với đồng drachma, là kịch bản dễ nh́n thấy nhất. Nhưng họ c̣n một số lựa chọn để ở lại.

Hy Lạp đang đứng trước thời khắc sinh tử. Họ phải trả 1,5 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày mai (30/6), hoặc bị tuyên bố vỡ nợ.

Hiện tại nước này không có tiền. Chính phủ Hy Lạp đă từ chối các điều kiện cải tổ do nhóm chủ nợ quốc tế đưa ra để đổi lấy tiền cứu trợ. Ngày 5/7 tới, Hy Lạp sẽ tổ chức trưng cầu dân ư về việc có nên chấp nhận các điều khoản này hay không. Trong khi đó, nhóm chủ nợ đă tuyên bố không cho thêm thời gian.

Quả bóng giờ được chuyền về chân IMF. Họ sẽ phải quyết định liệu có nên tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ hay không. V́ động thái này sẽ châm ng̣i cho hàng loạt sự kiện có thể dẫn đến việc Hy Lạp rời khu vực đồng euro.

Chủ tịch IMF - bà Christine Lagarde cũng cho biết nếu không thể trả nợ đúng hạn, Hy Lạp sẽ không được nhận thêm bất kỳ khoản viện trợ nào từ IMF nữa. Không viện trợ cũng đồng nghĩa Hy Lạp sẽ phải in tiền để giữ Chính phủ hoạt động. Tức là họ phải quay về với đồng drachma trước đây.



Hy Lạp đang nợ tổng cộng 323 tỷ USD, trong đó có 246 tỷ USD cứu trợ từ quốc tế. Đồ họa: CNN


Theo Huffington Post, dưới đây là những kịch bản có thể xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ. Giới phân tích cho rằng châu Âu cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả, nhưng sẽ không đau đớn như Hy Lạp.

Các kịch bản dành cho Hy Lạp:

1.Vỡ nợ nhưng vẫn ở lại eurozone

Dù Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cảnh báo rằng nếu vỡ nợ, Hy Lạp sẽ phải rời khỏi eurozone và Liên minh châu Âu (EU), điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Khi Hy Lạp vỡ nợ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ phải quyết định xem có nên hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng nước này hay không. Nếu ECB đồng ư cho Hy Lạp vay thêm tiền, các nhà băng có thể trụ lại được một thời gian nữa.

Theo Wall Street Journal, với kịch bản này, Hy Lạp sẽ có thêm thời gian để đạt thỏa thuận cứu trợ, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu được các hậu quả của việc vỡ nợ.

2. Rời khỏi eurozone và quay lại với đồng drachma

Một trong những trở ngại chính cho chương tŕnh hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp là Hy Lạp có nhiều khoản nợ lớn hơn phải trả trong tháng 7. Trong khi đó, nước này đang cạn tiền. Nếu ECB không tiếp tục cho vay, họ sẽ phải rời eurozone và tự phát hành đồng Drachma.

Những ngày gần đây, người dân Hy Lạp đă ồ ạt đi rút tiền do lo ngại hệ thống ngân hàng sụp đổ. Việc này đă khiến giới chức hôm nay phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, gồm đóng cửa ngân hàng và thị trường chứng khoán, hạn chế rút tiền mặt và các giao dịch thanh toán ra nước ngoài.

Dù vậy, một số nhà kinh tế học, như chủ nhân Nobel Kinh tế - Paul Krugman lại nhận thấy Hy Lạp sẽ có lợi ích dài hạn khi vỡ nợ và trở lại dùng đồng drachma. Họ cho rằng nước này có thể phá giá nội tệ và phục hồi tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, cũng như khôi phục lại quỹ cho các chương tŕnh phúc lợi. Dù vậy, họ cũng thừa nhận các chủ nợ châu Âu sẽ mất trắng tiền nếu để Hy Lạp ở lại eurozone.

3. Rời eurozone và dùng song song hai loại tiền tệ

Một viễn cảnh khác có khả năng xảy ra là Hy Lạp phát hành nội tệ song song với euro. Đồng drachma sẽ được dùng để trả lương cho người lao động, giúp Chính phủ có nhiều euro hơn để trả cho các chủ nợ nước ngoài. Việc này thực chất là Chính phủ "vay tiền" từ người lao động để trả nợ công.

Tuy nhiên vấn đề là chính phủ ông Tsipras cần phải thuyết phục được người dân chấp nhận việc này. Hệ thống hai tiền tệ này là "thiên đường" trong phạm vi Hy Lạp, nhưng sẽ không được chấp thuận rộng răi như đồng euro. Việc phát hành quá nhiều nội tệ cũng có thể khiến đồng tiền này mất giá, Bloomberg cảnh báo.

4. Không chỉ rời eurozone mà c̣n phải từ bỏ EU

Hy Lạp có phải từ bỏ Liên minh châu Âu (EU) hay không vẫn c̣n là câu hỏi bỏ ngỏ, theo cảnh báo của ngân hàng trung ương nước này. Trên Guardian, hồi giữa tháng, ông Martin Schulz - Chủ tịch Nghị viện EU đă cho biết rời eurozone cũng đồng nghĩa với việc rời EU.

Tuy nhiên, trong hiệp ước của khối Liên minh châu Âu (EU) chưa có điều khoản nào quy định việc buộc một nước ra khỏi khối này. Và hầu hết người dân Hy Lạp vẫn mong muốn ở lại.



Người dân Hy Lạp biểu t́nh phản đối thắt chặt tại Athens. Ảnh: AP
Điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo cho EU?


1. Khủng hoảng tài chính

EU lo lắng rằng nếu Hy Lạp ra đi, các ngân hàng Pháp và Đức vốn cho Hy Lạp vay sẽ bị đe dọa. Một hiệu ứng domino tồi tệ có thể xảy ra sau khi Hy Lạp vỡ nợ. Thị trường tài chính tại các nước yếu trong eurozone sẽ bị chao đảo nếu ECB để Hy Lạp ra đi, khiến người dân Bồ Đào Nha, Ireland và Italy ồ ạt đi rút tiền tại các ngân hàng. Lo ngại tiền tệ mất giá, các công ty cũng sẽ buộc phải rút lượng lớn tiền khỏi các quốc gia này, gây ra khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên, New York Times đánh giá, lo ngại này đă được trấn an đi ít nhiều khi gần đây EU đă thiết lập Cơ chế B́nh ổn châu Âu (ESM), giúp các nước yếu ngăn chặn ảnh hưởng của việc Hy Lạp rời eurozone. Thêm vào đó, Hy Lạp cũng đă trả hầu hết các khoản nợ của ḿnh cho các ngân hàng Đức và Pháp. Phần lớn nợ của nước này là với các Chính phủ châu Âu. Điều này cũng có nghĩa nếu vỡ nợ, Hy Lạp sẽ không phá hủy cả nền kinh tế nói chung của các nước này.

2. Tác động đến h́nh ảnh của eurozone

Hy Lạp vỡ nợ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tham vọng duy tŕ eurozone. Những nỗ lực của các nhà lănh đạo châu Âu suốt 5 năm qua nhằm giữ Hy Lạp ở lại eurozone sẽ "đổ xuống sông xuống bể".

Hy Lạp có thể là nước đầu tiên rời eurozone, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến h́nh ảnh "dự án gây dựng sự thịnh vượng" mà khu vực đồng tiền chung vẫn hướng tới. Theo BBC, Hy Lạp sụp đổ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những nhóm chính trị bài châu Âu và làm lung lay niềm tin về sự vĩnh cửu của đồng euro.

3. Hy Lạp sẽ tạo ra một tiền lệ tồi tệ

Việc Hy Lạp ra đi sẽ là tiền lệ cho các nước khác trong khu vực từ bỏ eurozone. Trong đó, Bồ Đào Nha là ứng cử viên hàng đầu, khi nước này cũng đang đối mặt với khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, Thủ tướng Bồ Đào Nha - Pedro Passos Coelho hồi giữa tháng đă phủ nhận khả năng trên.

Các quốc gia giàu có hơn, như Đức cũng lo ngại việc Hy Lạp thành công trong việc nhận được cứu trợ nhưng không cắt giảm chi tiêu sẽ tạo ra một tiền lệ cho các quốc gia c̣n lại. Theo đó, những nước này sẽ có thể dọa ra đi để được nhận các khoản vay cứu trợ này.

Cothu
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Cothu's Avatar
Release: 06-29-2015
Reputation: 106


Profile:
Join Date: May 2015
Posts: 2,433
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hl2.jpg
Views:	0
Size:	157.6 KB
ID:	781402  
Cothu_is_offline
Thanks: 882
Thanked 117 Times in 109 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 11 Cothu Reputation Uy Tín Level 1Cothu Reputation Uy Tín Level 1
Old 06-30-2015   #2
andy82
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: May 2009
Posts: 1,256
Thanks: 879
Thanked 490 Times in 216 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 138 Post(s)
Rep Power: 16
andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3andy82 Reputation Uy Tín Level 3
Germany Flag Resize Hậu quả hở?

Ḿnh lại tốn bia ăn mừng, đợi bao tháng nay.


Nhưng cũng khó tin cái dân tộc lắm lưỡi này lắm. Mai kia họ lại bày chiêu ăn vạ khác, không biết được.

andy82_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to andy82 For This Useful Post:
Cothu (06-30-2015)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:57.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06499 seconds with 14 queries