Sự “lên ngôi” của cướp biển Malacca - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sự “lên ngôi” của cướp biển Malacca
Cướp biển tại eo biển Malacca không phải là mới. Vậy nhưng tần suất những vụ tấn công tàu tại đây đă tăng vọt kể từ đầu năm đến nay. Đă có 25 vụ cướp biển tấn công tàu bè tại Malacca chỉ trong quư 2, cao gấp 3 lần so với mức trung b́nh trên toàn Đông Nam Á.Khoảng 40% số hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới đi qua Malacca. Nếu nói riêng về dầu mỏ th́ 80% lượng dầu được Trung Quốc và Nhật Bản nhập khẩu từng đi qua eo biển này. Nói vậy để thấy rằng vấn đề cướp biển Malacca đe dọa đến sự ổn định kinh tế của nhiều quốc gia.

Hiểm họa

Một thuyền viên tàu chở dầu Thái Lan từng bị cướp kể lại sự việc: “Chúng tôi đang trên đường đi từ Singapore đến Pontianak (Indonesia) th́ bị cướp. Chúng đi tàu nhỏ áp sát rồi nhảy lên tàu chúng tôi. Vụ cướp bắt đầu đúng 2 tiếng trước khi mặt trời lặn. Một số tên cướp biển có súng, c̣n lại cầm dao rựa. Chúng chiếm cabin và nhốt thủy thủ đoàn dưới boong tàu. Một số khác c̣n ở dưới xuồng th́ xóa mất hai chữ cái ở đầu và cuối tên tàu sơn trên thân tàu”.

Buổi tối hôm đó, công ty vận tải biển tại Thái Lan không gọi được tàu bèn thông báo cho nhà chức trách. Chiếc tàu trở dầu cuối cùng cũng được t́m thấy và kéo về cảng Sri Racha (Thái Lan). Theo lời kể của các nạn nhân th́ bọn cướp biển mất 10 tiếng để bơm 3.700 tấn dầu - tương đương 1,9 triệu USD - từ tàu Thái Lan sang tàu của chúng rồi sau đó “cao chạy xa bay”.Đây chỉ là một trong số sáu vụ cướp biển chiếm tàu ở eo Malacca trong tháng tư vừa qua. Ước tính khoảng 41% số vụ cướp biển trên toàn thế giới trong năm 2022 xảy ra tại Đông Nam Á. Trong khi đó con số này tại khu vực Tây Ấn (gồm cả Somalia) chỉ chiếm 28% và ở Tây Phi có 18%. Số thủy thủ chết v́ cướp biển tại Đông Nam Á cũng cao gấp đôi so với mức ở Tây Phi.

Trong số 12 tỷ USD giá trị thiệt hại do cướp biển gây ra mỗi năm, các nước Đông Á đang phải gánh chịu một phần ngày càng lớn. Cướp biển ở eo biển Malacca càng ngày được tổ chức chặt chẽ và huấn luyện bài bản. Mục tiêu chính của chúng là những đoàn tàu chở dầu đi qua vịnh Malacca vào biển Đông. Khu vực này rộng lớn, lực lượng hành pháp trên biển lại mỏng, chính quyền các nước sở tại đành phải bó tay đứng nh́n.

Indonesia được cho là quốc gia có nhiều băng nhóm cướp biển hoạt động trong khu vực nhất. Bà Karsten von Hoesslin, chuyên gia phân tích rủi ro cấp cao của công ty Risk Intelligence (Đan Mạch), giải thích về hiện tượng này: “Lịch sử đă chứng minh rằng bất cứ khi nào kinh tế một quốc gia gặp khủng hoảng, hoạt động cướp biển của họ sẽ tăng vọt. Indonesia c̣n đang phải vật lộn hồi phục sau đại dịch COVID-19. Không ít người Indonesia bằng nghề đánh cá hay đóng thuyền đang phải chịu đói... Ước tính có khoảng 2,7 triệu người Indonesia sống ven biển hiện ở dưới mức nghèo. Không khó hiểu khi họ trở thành cướp biển để nuôi gia đ́nh”.

Nguyên chỉ huy lực lượng tuần duyên Singapore Nicholas Teo nhận xét: “Xu hướng trong tương lai gần là số vụ cướp biển ở eo Malacca sẽ c̣n tăng. Một điểm đáng chú ư khác là có những công ty vận chuyển có ba, bốn tàu bị cướp liên tiếp nhau. Đấy là dấu hiệu của việc đă có người trong công ty hay là thủy thủ đoàn “bán” thông tin cho cướp biển... Một vụ cướp tàu ăn trộm dầu mà hoàn thành chỉ trong vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ th́ thường là có sự tiếp tay của kỹ sư trưởng”.

Ông Nicholas Teo hiện là Phó giám đốc Trung tâm Chia sẻ thông tin (ISC) thuộc cơ quan Hiệp ước chống cướp biển ở châu Á (ReCAAP). Ông Teo chia sẽ khó khăn mà ISC đang gặp phải: “Chúng tôi khó khăn lắm mới t́m hiểu được công ty nào sở hữu tàu nào hay là thủy thủ đoàn có những ai. Ngày xưa tàu phất cờ Nga hay Mỹ tức là thuộc sở hữu của công ty Nga hay Mỹ, c̣n thủy thủ đoàn cũng là người Nga hay Mỹ. Bây giờ th́ tàu phất cờ Ấn Độ nhưng lại do tập đoàn Malaysia sở hữu, c̣n thủy thủ đoàn toàn là người Thái Lan”.

Một số quốc gia như Panama, Liberia, Malta, Sierra Leone, v.v... có chính sách nộp thuế hàng hải và kiểm tra tàu hàng rất “rộng răi” nhằm thu hút các công ty vận tải biển đăng kư tàu và treo cờ nước họ. Mặt khác đa số công ty vận tải biển thuê thuyền trưởng, thủy thủ theo hợp đồng ngắn ngày nhằm giảm chi phí nhân công. Họ không có đủ thời gian lẫn nguồn lực để kiểm tra kỹ nhân thân của từng thành viên thủy thủ đoàn. Điều đó không chỉ khiến việc điều tra của những cơ quan như ISC gặp khó khăn mà c̣n tiếp tay cho cướp biển “gài người”.Bà Karsten von Hoesslin viết: “Chúng ta vẫn chưa có số liệu chính xác về việc có bao nhiêu vụ cướp biển trên eo Malacca mỗi năm và gây ra bao nhiêu thiệt hại. Trong bối cảnh các nhóm cướp biển ngày càng được tổ chức và huấn luyện bài bản, sự thiếu hụt thông tin này đang đặt cơ quan kiểm soát hàng hải nhiều nước vào thế bị động trước cướp biển”.

Chuyên gia an ninh hàng hải Peter Chalk tại viện nghiên cứu Rand (Mỹ) giải thích: “Các nhóm cướp biển thường nhắm vào các tàu mang hàng hóa giá trị cao mà chiều cao từ mặt nước lên đến boong tàu lại thấp... Xu hướng bất ổn trên eo biển Malacca đă khiến một số công ty vận tải biển xem xét lại chính sách của ḿnh. Họ từ chối vận chuyển các loại hàng hóa có khối lượng lớn nhưng lại dễ tháo rỡ, di rời. Nếu có nhận th́ họ đ̣i hỏi khách hàng phải mua bảo hiểm với mức giá cao hơn”.

Nếu nói riêng về dầu - thứ “vàng đen” đối với cướp biển - th́ kẻ xấu rất dễ tẩu tán. Chúng thường trộn dầu từ hai, ba nguồn bất hợp pháp khác nhau rồi bán cho khách hàng trong và ngoài nước. Có những khách hàng đến từ Mỹ và châu Âu mua dầu từ thị trường chợ đen Indonesia, Malaysia cho dù biết là hàng phi pháp. Một nhóm khách hàng khác mua dầu ăn trộm là các chủ tàu đánh cá.

Một điểm đáng chú ư khác là sự manh động của các đối tượng cướp biển. Nói chung th́ cướp biển Đông Nam Á không được trang bị nhiều vũ khí “nóng” như cướp biển ở châu Phi do không ở gần vùng chiến sự, không tiếp cận được nguồn súng đạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là cướp biển vùng Malacca không sẵn sàng nổ súng khi cần. Mục tiêu của cướp biển là cướp hàng trên tàu chứ không phải bắt con tin đ̣i tiền chuộc, vậy nên chúng có thể dễ dàng đe dọa tính mạng của thủy thủ đoàn.

Đi t́m lời giải

Nhằm giải quyết vấn đề cướp biển trên eo Malacca, các tổ chức v́ an ninh hàng hải như ReCAAP hay Pḥng hàng hải quốc tế là (IMB) đang “tăng tốc” xây dựng thể chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Ông Nicholas Teo nhận xét về hoạt động này: “Có hy vọng, những nước tham gia đều tỏ thái độ thiện chí, nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là phân phối trách nhiệm về nguồn lực giữa các quốc gia... Muốn một anh cảnh sát làm tốt việc của ḿnh th́ phải đặt người đó ở đúng lúc đúng chỗ”.Indonesia, “điểm nóng” về cướp biển tại Đông Nam Á, đă có một số chính sách nhất định nhằm giải quyết vấn đề này. Cách đầy hơn một năm Jakarta đă thông qua quy định thắt chặt việc các công ty hàng hải kiểm tra nhân thân và lưu giữ hồ sơ thủy thủ họ thuê. Chính phủ nước này cũng đang điều tra một số đối tượng thuộc hải quan và hải quân có nghi vấn đă tiếp tay cho cướp biển. Trong cuộc họp lănh đạo các nước ASEAN vào đầu tháng năm vừa qua tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, Bộ trưởng Bộ Hàng hải nước này là Luhut Binsar Pandjaitan tuyên bố sẽ “sớm đưa an ninh eo Malacca trở lại b́nh thường”.

Theo công ước về luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc th́ Indonesia, Malaysia và Singapore chịu trách nhiệm về an ninh trên eo Malacca. Ba nước này đă thành lập Hội đồng eo biển Malacca (MSC) nhằm quản lư một khu vực rộng lớn dài hơn 800 km nối từ bán đảo Mă Lai đến đảo Sumatra. Nhận thấy rằng nguồn lực của ba nước thành viên có hạn, MCC trong những năm gần đây đă mời hợp tác với các quốc gia có sự hiện diện lớn trên eo biển Malacca như Nhật Bản và Úc. Nhưng theo tờ The Diplomat nhận xét: “MCC đang phải “đi thăng bằng trên dây” giữa lợi ích của các nước lớn. Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, v.v... đều coi eo Malacca là tuyến đường hàng hải chiến lược tối quan trọng. Họ sẵn sàng t́m mọi lư do để tăng sự hiện diện quân sự của ḿnh ở Malacca... V́ các tranh chấp về lănh thổ trên biển mà Indonesia, Malaysia và Singapore khó chịu dốc toàn lực cho việc hợp tác an ninh hàng hải. Ngay cả việc chia sẻ thông tin trên biển giữa các nước này c̣n chưa đáp ứng được thách thức hiện tại”.

Vậy trước mắt các nước trong khu vực có thể làm ǵ để cải thiện t́nh h́nh? Đại dịch COVID-19 và những bất ổn kinh tế kéo theo đă buộc nhiều nước Đông Nam Á phải cắt giảm ngân sách an ninh hàng hải. Nhiều cơ quan, tổ chức như cảnh sát biển và quản lư cảng đă phải hoạt động cầm chừng từ năm 2020 đến nay. Chính phủ các nước ASEAN nên sớm đưa ra quyết định tăng ngân sách trở lại cho các cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh hàng hải.

Một biện pháp quan trọng khác là xóa đói giảm nghèo tại các vùng duyên hải. Cướp biển đều từ những khu vực này mà ra. Những người thợ chài thất nghiệp hay không bán được sản phẩm th́ rất dễ sa vào con đường cướp biển. Hỗ trợ họ ra khơi và tiêu thụ sản phẩm không chỉ triệt tiêu động lực khiến họ làm cướp mà c̣n biến những con người này trở thành “tai mắt” cho nhà chức trách, tăng khả năng phản ứng nhanh của cảnh sát biển.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 11-09-2023
Reputation: 43341


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,850
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07228 seconds with 13 queries