Cận cảnh cụ có mái tóc suốt 70 năm chưa hề cắt lần nào - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cận cảnh cụ có mái tóc suốt 70 năm chưa hề cắt lần nào
Tại Tiền Giang có 3 cụ ông để tóc rất dài suốt hàng chục năm qua không ai là không biết. Đặc biệt 3 cụ ông đều rất khỏe mạnh và cho biết lư do để tóc như vậy là do truyền thống gia đ́nh. Dưới đây là 1 số thông tin đáng chú ư về họ. Đi tu theo truyền thống gia đ́nh và tự nhận ḿnh theo đạo Tứ ân hiếu nghĩa, cho rằng nuôi tóc là cách thể hiện hiếu nghĩa với cha mẹ, nên suốt 70 năm qua ông Tám Nhơn chưa một lần dám cắt tóc.
Ông lư giải nếu cắt tóc là bất hiếu và sẽ bị “bề trên” trách phạt. Ông Tám Nhơn từng có hai mươi năm “du hành” tầm sư tu đạo, sau đó là bốn mươi năm tu hành tại gia, ngày ngày tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an.

Suốt quăng đường tu đó, ông coi mái tóc quư giá không khác ǵ tính mạng của ḿnh.

Lạ lùng hơn là dù trọn đời niệm Phật, song ông Tám Nhơn chỉ dám nhận ḿnh là ông đạo tu theo Phật, bởi, ông lư giải rất hồn nhiên rằng: “Tu Phật khó lắm các chú ơi, nên tui chỉ dám tu tiên, tu đạo thôi”.

Đi t́m 3 ông tiên tóc rồng bên rạch Ông Hổ

Từ lâu, người dân xă Đông Hoà (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đă quen với gia đ́nh có ba ông đạo kỳ lạ: Cụ Nguyễn Văn Dày, Nguyễn Văn Chiến (thường gọi là Tám Nhơn) và Nguyễn Văn Tiên.

Hỏi bất cứ người dân Đông Hoà nào, họ cũng nói rành rọt: “Ba “tiên ông” tóc rồng ở ấp Dầu, dân tui gọi là ba ông đạo tiên, ông nào cũng có mái tóc rồng nặng đến mấy kư trên đầu. Trong ba ông đạo tiên đó có ông Tám Nhơn là tóc dài nhất ”.

Chúng tôi c̣n đang huơ hoải v́ đường dài mà không gặp ai để hỏi thăm th́ thấp thoáng thấy bóng một cụ ông chống gậy, lưng c̣ng gập như dấu hỏi nhưng bước thoăn thoắt, trên vai khoác cái tay nải màu nâu, trên đầu cũng là cái khăn nâu lùm lùm.

Cụ ngước mắt: “Tui là Tám Nhơn nè. Các chú chờ tui lát, tui qua thằng Năm Lượm (người con thứ 4 của cụ Tám, năm nay đă 63 tuổi – PV) xin cơm”.

Nói rồi cụ bước phăm phăm vào nhà ông Năm lấy tô cơm, chút rau xong, lại khoác tay, chống gậy, chân đất bước trên lộ bê tông nóng ran. Trên đường về, cụ Tám tạt qua gian tạp hoá nhà bà Sáu Thuỷ (người con thứ 5 của cụ, năm nay 58 tuổi) lấy mấy lon nước ngọt, đôi gói bánh về tiếp “khách đường xa”. Qua con ngơ nhỏ ẩm thấp chỉ thấy xanh ŕ xiết bao tán cây. Cụ Tám chỉ vào mái lều, bên dưới là chiếc ghe giữa đám đất śnh lầy: “Chú em tui sống ở đó, ổng tên Út Tiên. Cũng sống một ḿnh và ngày ngày tụng kinh niệm Phật tu hành như tui, nhưng tui c̣n có đàn con, chớ ổng có ḿnh ên à, ổng không có lấy vợ. Giờ là ổng gần chín chục tuổi.

Các chú chớ có vô nha, ổng không như tui, tui th́ ai đến chơi cũng được, có khách đến nhà là tui vui. Mà ổng th́ khác quá, ổng không thích tiếp xúc với ai bao giờ, khách lạ ổng càng không ưa, vô là ổng đuổi đó. Trên tui với ổng c̣n có ông anh Nguyễn Văn Dày, mà ổng mất 4 năm nay rồi. Lúc mất, ổng được 92 tuổi lận, nhiều hơn tui hiện tại, năm nay tui 91”.

Nhà cụ Tám Nhơn nằm sát rạch Ông Hổ, dưới bụi tre rất lớn, quanh nhà cây cối rậm rạp. Cụ Tám chỉ ngôi nhà nhỏ, lợp brô-xi măng khoe: “Nhà t́nh thương người ta xây tặng tui đó. Đất này cỡ hai trăm năm trước ông cố tui đến lập nghiệp, vẫn đầy rừng hoang và thú dữ, cọp beo từng đàn từ rừng lội ra sông Tiền t́m nước uống, chúng đi ṃn đường lún đất thành kênh rạch.

Con rạch này tên rạch Ông Hổ là v́ thế. Ông cố tui chức bá hộ, quản lư cả cánh đồng thẳng cánh c̣ bay. Đến đời cha tui th́ chỉ c̣n vài chục công (vài chục ngh́n mét vuông) đất ven rạch Ông Hổ này, mấy anh em của cha trồng trái cây.

Đàn con, cháu tui giờ vẫn trồng trái cây, chúng chăn nuôi, buôn bán thêm, cũng có mấy đứa đi làm công nhân bên thành phố Mỹ Tho”, cụ Tám kể chuyện rơ ràng, mạch lạc.

Hễ cắt tóc là gặp tai ương

Nói chuyện một hồi, cụ Tám dỡ mái tóc trên đầu cho chúng tôi xem. Mái tóc dài ngoẵng, cụ phải ṿng quanh người, cầm trên cả hai tay hệt như những người làm xiếc quấn con trăn lớn. Tóc của cụ, phần gần đầu rất dày và trắng như cước, càng về phía đuôi, tóc càng mỏng và càng sẫm màu, có đoạn ngà ngà, có đoạn như màu râu ngô.

Vừa nâng mái tóc, cụ vừa kể: “Ngày nhỏ mấy anh em tui đều để đầu ba chỏm như mọi đứa trẻ khác, đến khi tụi tui cỡ chừng 10 tuổi th́ mới dưỡng tóc. Hồi tui 17 tuổi, v́ thầy giáo có nói nên tui xin cha mẹ cho cắt tóc, mà cắt xong là tui lăn ra bịnh, người mềm như cọng bún, mắt th́ hoa, đầu th́ nhức. Tai ương ập đến sợ lắm.

Cha mẹ đưa tui đi khám thầy lang, mà thầy lang khám không ra bịnh, ổng chỉ biết cho thuốc bổ, thuốc an tịnh tâm về uống để cải thiện ăn ngủ. Tui vẫn oặt oẹo, hoa mắt nhức đầu suốt mấy năm, đến khi tóc dài dần dần là bịnh tui cũng dần đỡ.

Đến một bữa tui căng cái vơng vô hai gốc cây nằm ngủ, mà buổi trưa chớ không có phải buổi đêm, tui thấy có ông lăo đứng ở đầu vơng, râu tóc ổng dài, ổng cúi xuống vuốt tóc tui nói “tóc dài đẹp lắm đó con”.

Lúc thức giấc, tui kể cho cha tui nghe, cha tui bảo con yêu tóc ḿnh quá nên nằm mơ lung tung thôi mà. Tuy nhiên, ông cũng bảo, tốt nhất từ giờ không có được cắt tóc nữa. Tóc tui là dưỡng từ ngày đó cho tới tận bây giờ luôn”. Cụ Tám kể thời gian đầu tóc bị dính bết lại rất khó chịu và thấy vướng víu, lúc dài quá dài, phải quấn lại thành từng ṿng đội trên đầu như thể đội đá. Bà con cḥm xóm xung quanh chỉ trỏ, dị nghị, có người ái ngại nói nhà cụ “có ba anh em mà tưng tưng (ư nói không b́nh thường) cả thảy.

Nhưng dần dần các cụ cũng quen với cảm giác đội tóc như đội đá trên đầu, quen luôn cả với những ánh nh́n kém phần thân thiện của bà con.

Năm cụ Tám 30 tuổi, đă có 7 người con, cụ rời gia đ́nh sang cồn Phụng (xă Tân Trạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) theo ông đạo Dừa “cầu nguyện cho hoà b́nh, cho quốc thái, dân an”. Ông cùng anh và em trai ở đó gần 20 năm, đến ngày thống nhất đất nước th́ ba anh em rời cồn Phụng về lại ấp Dầu tu tại gia, đến giờ đă ngoài 40 năm. Tu theo đạo Dừa, nhưng cụ Tám luôn nói mấy anh em trong gia đ́nh ḿnh theo đạo Tứ ân hiếu nghĩa, cụ giải thích việc hễ cắt tóc là ốm bằng cái nh́n của người theo đạo: “Anh em tui, cha tui, ông cố tui đều theo Tứ ân hiếu nghĩa, ngoài ơn cha mẹ, c̣n ơn tổ quốc, ơn đồng bào, ơn tổ tiên.

Theo đó việc dưỡng tóc là cách thể hiện hiếu nghĩa với cha mẹ, nếu cắt tóc là phạm vào bất hiếu và dễ bị đấng “bề trên” trách phạt”.

91 tuổi vẫn đọc sách, xâu kim, tự may vá

Năm nay đă 91 tuổi, song đôi mắt cụ Tám vẫn rất tinh, cụ đọc sách không cần kính, và vẫn tự tay xỏ kim, may vá lại đồ. Dăm năm trước cụ c̣n vác cuốc làm vườn, hăng hái, khoẻ mạnh không kém đàn con cháu.

Bao năm qua cụ vẫn sống một ḿnh, tự phục vụ bản thân. Từ ngày cụ bà mất, mỗi tuần một lần, bà Sáu Thuỷ thay mẹ qua trợ giúp cụ gội đầu một lần, không phải cụ yếu không làm được, mà v́ tóc cụ quá dài nên cần có người hỗ trợ. Không chỉ bà con xứ ngày, mà ngay cả những khách phương xa v́ ṭ ṃ mà đến như chúng tôi, rất nhiều người có chung câu hỏi: “Liệu có phải tóc các cụ càng dài th́ càng trường thọ và khoẻ mạnh không?” Cụ Tám cười hiền từ: “Tui không có biết. Tui chỉ biết sức khoẻ của mấy anh em tui đều liên quan đến mái tóc.

Tui chỉ cần đưa lọn tóc đuôi ra trước mặt để nh́n xem màu sắc là tui biết sức khoẻ, tâm trạng của ḿnh ngày hôm đó có tốt hay không.

Ông Hai Dày anh tui mất năm 92 tuổi, mà năm ổng 89 tuổi tóc bỗng đổi màu từ ngà ngà trắng sang nâu nâu, xong tóc ổng c̣n tự nhiên rụng dần.

Đến khi qua tết, ổng sang tuổi 92 th́ đầu ổng trụi mất nhiều tóc lắm, tui thấy ḷng không yên và nói với mọi người đó là điềm xấu. Nhưng mọi người đâu có tin, tới khi tóc ổng rụng gần hết th́ ổng qua đời”.

Bà Sáu xác nhận: “Từ nhỏ đến giờ tui chưa thấy bác Hai, chú Út hay cha tui đi bịnh viện bao giờ. Xưa, khi mấy anh em cha tui c̣n trẻ, mỗi lần gội đầu là cả ba người ngồi sắp hàng gỡ tóc để gội cho sạch.

Sau mấy lần, cả ba người đều chóng mặt, nhức đầu nên không ai dám gỡ phần tóc kết dính ra gội nữa, các cụ chỉ gội phần tóc sát da đầu cho sạch sẽ, mà kỳ lắm, phần tóc kết không gội nhưng cũng không thấy hôi bao giờ.

Cha tui th́ thỉnh thoảng lỡ làm ướt toàn bộ tóc là bị cảm lạnh, c̣n mái tóc phải hong cả ngày mới khô, nên gần bốn chục năm rồi cha tui không dám làm ướt tóc, mỗi lần tắm gội là cụ cẩn thận lắm”.

Mỗi ngày dậy sớm cầu kinh cho “ông đi qua bà đi lại”

Cu Tám Nhơn nói gia đ́nh ḿnh theo đạo Tứ ân hiếu nghĩa nên để tóc dài, không bao giờ cắt. Song chúng tôi, người viết bài này từng đến Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang), là cái nôi của đạo Tứ ân hiếu nghĩa. Nam giới ở đó chỉ mặc đồ bà ba, búi tóc củ hành chứ không thấy ai nuôi tóc dài mấy mét như những người trong gia đ́nh cụ Tám.

Mấy anh em, cha con nhà cụ từng sang cồn Phụng (xă Tân Trạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) theo đạo Dừa, nên dựa vào h́nh thức, có thể thấy dễ dàng là các cụ nuôi tóc dài theo “giáo chủ” đạo dừa.

Điều đó có lẽ không quan trọng, mà cái đáng nói ở đây là các cụ nuôi tóc với niềm tin có phần ngây thơ vào đấng “bề trên”, song lại đáng trân trọng ở chỗ ngày ngày các cụ tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, cầu b́nh an cho người đi chợ, cho khách bước chân lên xe đ̣ đi đến nơi xa.

PV: Xin được hỏi cụ tu hành đă bao nhiêu năm rồi?

Cụ Tám Nhơn: 70 năm. Ngày tui chỉ “độ” bữa cơm trưa lúc chính ngọ với rau tương. Tui hành theo pháp của Thích Ca.

Ông có tu ở cồn Phụng (theo ông Đạo Dừa) ngày nào không?

- Có, tui ở bển 20 năm rồi về đây tu tại gia.

Sao anh em cụ lại quyết tâm rời quê hương đi lập đạo?

- Tui đi để kêu cầu cho đất nước, giang sơn. 3 anh em tui đi suốt, để tu hành và cầu nguyện, từ cái hồi Pháp nó c̣n chiếm đóng.

Ngày Nam kỳ khởi nghĩa 23.11.1940, lúc đó tui mới 13 tuổi. Tui vẫn thuộc bài hát về khởi nghĩa 23.11 mà: Mùa thu này ngày 23 ta ra đi tiếng kêu sơn hà nguy biến/ Rền khắp trời lời hoan hô dân phương Nam nhịp chân tiến lên trận tiền/ Thuốc súng kém chân đi không mà ḷng người giàu ḷng v́ nước/ Nóp với giáo mang ngang vai mà thân trai nào kém oai hùng (Bài hát Nam Bộ kháng chiến của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn - PV).

Hồi đó không khí khởi nghĩa rợp trời, quân dân đi rần rần.

Cụ bắt đầu ăn chay từ khi nào?

- 15 tuổi là bắt đầu tu hành theo cha mẹ, bắt đầu ăn chay cho tới giờ luôn. V́ gốc cha mẹ tui là đă tu hành rồi, nên cha mẹ cho ăn ǵ th́ tui ăn nấy. Nhà tui tu đến 5 - 6 đời rồi, 2 đứa con 1 trai, 1 gái hiện giờ của tui là Năm Lượm, Sáu Thuỷ cũng tu, ăn chay, không lập gia đ́nh. Bữa ăn hồi đó là ăn canh dừa, dừa nấu với bí, với khoai, với dĩa muối ớt. Hồi xưa Pháp đô hộ đâu có ǵ mà ăn.

Ông đă 91 tuổi và khoẻ mạnh, minh mẫn, ông có nghĩ sức khoẻ của ông tốt là do ăn chay trường không?

- Đúng đó, ngày tui chỉ ăn có một bữa lúc chính ngọ. Rồi tui uống bột các loại đỗ, các loại ngũ cốc, người ta mang tới chi tui th́ tui uống chớ tui không có làm các loại bột đó.

Tui cũng có lương của người cao tuổi, mà ngày tui chỉ ăn một bữa hết không có bao nhiêu, người ta cũng hay mang đồ ăn uống cho tui nữa, nên tiền lương đó nhiều khi tui cũng dành để phát tâm giúp đỡ những người khó khăn, hoặc ai mà đến xin lộc là tui cũng cho.

Xin phép “bề trên” rồi mới cho người khác chạm vào tóc

Mái tóc của cụ để trong bao lâu rồi mà dài và dày thế này ạ?

- Hồi 17 tuổi đi học trường Pháp, tui để tóc dài dài, thầy hỏi tui con gái hay con trai, tui nói tui con trai. Thầy nói con về xin mẹ, xin cha hớt đi, sau này măn học th́ con để lại. Tui mới về xin cha mẹ cho hớt.

Ngoài 20 tuổi tui bắt đầu để lại, đến năm 1960-1961 th́ tóc nó đanh lại, rồi sau một đêm đến sáng thấy nó cứng ngắc luôn đến giờ. Ơn trên cho nên hổng dám gỡ, hổng dám phá, hổng dám cắt, hổng dám làm ǵ hết.

Trước ở đây c̣n có bà Tư, tóc bả dài 5 thước, bả may cái bao dồn vô; chớ không cho rờ, không cho chụp h́nh như tui đâu. Bả chỉ ở nhà v́ bị liệt nên tự tóc của bả đanh lại chớ không có được ơn trên v́ làm công quả như tui, tui là do mấy năm công quả rồi quyết tâm tu hành nên mới được ơn trên cho tóc đanh lại.

Mấy vị mà giờ tóc c̣n đanh là mấy vị đều có căn, đều được ơn trên nhà Phật đó.

Tóc trên đầu cụ bạc trắng hết rồi?

- Ừa, bạc trắng hết rồi. Mấy nay người ta thấy tui người ta kêu tui là ông tiên, mà tui cũng thấy giống thật, tóc tui bạc trắng mà dài, có kém ǵ Khương Tử Nha đâu. Tóc tui giờ dài tới 4 thước.

Có bao giờ cụ thử gỡ tóc không?

- Trời ơi nó dính lại gỡ làm sao được. 6 chục năm nay là bỏ tóc trong bao hẳn rồi, không có gỡ ra được nữa. Hồi mới đầu c̣n chấy chớ giờ cũng hổng c̣n chấy luôn.

Một ngày cụ tụng kinh thế nào?

- Tứ thời theo Tỵ - Ngọ - Mẹo - Dậu, giờ nào kinh nấy.

Sáng mấy giờ cụ tụng kinh?

- 3 giờ tui dậy tụng để cầu cho bà con đi chợ sớm buôn bán tốt tươi, cầu cho những người đi xe đ̣ đường xa an toàn. Tới 6 giờ lại tụng cho những người đi làm công ty, những người ra vườn lao động, cho đám trẻ đến trường.

Cụ tụng kinh ǵ, thưa cụ?

- Tụng kinh nhà Phật, kinh Di Đà. Ḿnh như ông đạo tiên thôi, chớ theo đạo Phật th́ dễ ǵ mà thành Phật được.

Khi chúng tôi ṭ ṃ muốn xem và chụp ảnh mái tóc kỷ lục Việt Nam của cụ Tám, cụ thành tâm làm lễ, xin phép bề trên. Xong bao nhiêu thủ tục mới lặng lẽ “bế” “con rồng” cuồn cuộn từ đỉnh đầu ḿnh ra, với vẻ mặt đầy tự hào và nụ cười đắc đạo...

Bà Sáu Thuỷ, con gái cụ Tám Nhơn cho biết: "Ba má tui ăn chay trường từ xưa. Hồi má tui c̣n, ông bà ăn ngày 2 bữa lúc 12 giờ trưa và 6 giờ chiều. Má tui qua đời năm 2010, từ đó ba tui chỉ ăn ngày 1 bữa lúc chính ngọ, mỗi bữa ổng ăn một chén cơm, chút rau luộc chấm tương".

Ông Lê Văn Vân, cán bộ xă Đông Hoà cho biết: "Cụ Tám Nhơn sống thọ là nhờ ăn uống thanh đạm, điều độ, sống chan hoà với mọi người, không tham, sân si, và đặc biệt là tinh thần các cụ luôn thoải mái, nhẹ nhơm".

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 06-24-2018
Reputation: 43299


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,450
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	photo1529803088375-1529803088375679330275.jpg
Views:	0
Size:	141.6 KB
ID:	1237278   Click image for larger version

Name:	photo-1-1529802678364146120608.jpg
Views:	0
Size:	210.2 KB
ID:	1237279  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,097 Times in 5,085 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Old 06-24-2018   #2
seaside230
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Oct 2010
Posts: 2,807
Thanks: 4,430
Thanked 2,913 Times in 1,288 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 666 Post(s)
Rep Power: 16
seaside230 Reputation Uy Tín Level 6
seaside230 Reputation Uy Tín Level 6seaside230 Reputation Uy Tín Level 6
Default

Quote:
từ đó ba tui chỉ ăn ngày 1 bữa lúc chính ngọ, mỗi bữa ổng ăn một chén cơm, chút rau luộc chấm tương"
Sống lâu mà chỉ như vầy th́ thôi chết quách cho xong...ha...ha...ha..
seaside230_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09936 seconds with 13 queries