Tướng Cao Văn Viên: Ông Ngô Đ́nh Diệm chỉ là một symbol, nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Supseries Resize Tướng Cao Văn Viên: Ông Ngô Đ́nh Diệm chỉ là một symbol, nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh
Ngô Đ́nh Nhu (1910-1963) xuất thân trong một gia đ́nh quan lại Phong kiến, theo đạo Công giáo tại Đại Phong, tỉnh Quảng B́nh. Sinh ra trong một gia đ́nh quan lại phong kiến nên từ nhỏ Ngô Đ́nh Nhu đă được giáo dương bởi tư tưởng Nho học. Năm 1935, Ngô Đ́nh Nhu là người Việt Nam đầu tiên được nhận vào học trường Quốc gia Chartes của Pháp. Tại Pháp, Ngô Đ́nh Nhu có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ phương Tây.


Năm 1938, sau khi tốt nghiệp trường Chartes, Ngô Đ́nh Nhu về nước và được nhận vào làm việc tại Nha Văn khố và thư viện Đông Dương. Trong thời gian làm việc tại đây, với phong cách làm việc “đầy nghị lực, đầy năng động” của một “nhà khoa học”, ông ta đă có những đóng góp nhất định cho hoạt động lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp và góp phần “cứu nguy” một khối lượng lớn tài liệu lưu trữ thời kỳ phong kiến để lại cho ngày nay.

Sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa bổ nhiệm Ngô Đ́nh Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc. Nhưng, trái ngược với phong cách khoa học trước đây, Ngô Đ́nh Nhu chuyển sang hoạt động chính trị. Đến năm 1954, khi Ngô Đ́nh Diệm được đưa về Sài G̣n làm thủ tướng, sau là tổng thống chế độ Sài G̣n, Ngô Đ́nh Nhu trở thành nhân vật quyền lực thứ hai của chế độ. Đồng thời là người sáng lập ra chủ thuyết Nhân vị Á đông, tổng bí thư Đảng Cần lao Nhân vị – là nền tảng tư tưởng và cơ sở chính trị của chế độ Sài G̣n. Và cũng là kiến trúc sư của chế độ Việt Nam cộng ḥa 1955-1963.

Có thể nói, Ngô Đ́nh Nhu là tiêu biểu cho một số trí thức Việt Nam Âu học. Những người sinh ra trong ra đ́nh quan lại phong kiến được đào tạo và trở về phục vụ chế độ thực dân Pháp, sau Hiệp định Geneve về Việt Nam năm 1954 tiếp tục phục vụ chế độ Sài G̣n.

Bài viết tập trung t́m hiểu về những hoạt động của Ngô Đ́nh Nhu đối với khoa học lưu trữ ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; vai tṛ của ông ta trong việc sáng lập chủ thuyết Nhân vị và Đảng Cần lao Nhân vị, cũng như sự h́nh thành và tồn tại của chế độ Việt Nam cộng ḥa (1955-1963). Qua đó góp phần làm rơ hơn sự h́nh thành, diện mạo của chế độ Việt Nam cộng ḥa 1955-1963.

Đồng thời, qua đó cũng góp phần hiểu thêm về một bộ phận trí thức Âu học ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.





Phần một: CƠ SỞ H̀NH THÀNH TƯ TƯỞNG NGÔ Đ̀NH NHU

1. Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xă hội thuộc địa, nửa phong kiến.

Mặc dù triều đ́nh phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống Pháp cứu nước liên tục nổ ra, như: Phong trào Cần Vương (1885-1896) và các cuộc khởi nghĩa Ba Đ́nh của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Băi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đ́nh Phùng (1885-1895), cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lănh đạo, kéo dài đến năm 1913.

Thất bại của phong trào Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa cuối thế kỷ XIX là dấu chấm hết cho vai tṛ nắm lấy ngọn cờ lănh đạo nhân dân cứu nước của các sĩ phu phong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, trong khi chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm v́ nền độc lập dân tộc, đă xuất hiện một số nhà tư tưởng tiêu biểu, từ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đề xướng các tư tưởng canh tân đất nước, làm xuất hiện luồng sinh khí mới. Đồng thời, hàng loạt các phong trào đấu tranh theo tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện. Hàng ngàn thanh niên, trí thức Việt Nam vượt biển ra hải ngoại trở về đă tạo ra sự chuyển biến to lớn về tư tưởng chính trị trong xă hội.

Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu với Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908), chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp hay với Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ư định vơ trang bạo động đánh Pháp.

Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong tràođấu tranh chống thuế (1908).

Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên đă diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền thương cảng Sài G̣n; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đ̣i thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.

Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài G̣n, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đ̣i tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng.

Năm 1925-1926 đă diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xă (Hà Nội), Cường học thư xă (Sài G̣n), Quan hải tùng thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)… Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đ̣i thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đ̣i thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam c̣n tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng răi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như Nam Đồng thư xă), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).

Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Đặc biệt năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Trong điều kiện đó, tầng lớp trí thực Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Các trí thức Nho học thủ cửu tiếp tục phục vụ triều đ́nh phong kiến, làm tay sai cho thực dân Pháp. Xuất hiện tầng lớp trí thức Âu học, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngay trong đội ngũ tri thức Tây học cũng có sự phân hóa. Một bộ phận sau khi xuất dương, tiếp thu những tư tưởng mới, với văn minh phương Tây trở về tham gia các phong trào đấu tranh yêu nước, đẩy mạnh tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản hay vô sản trong quần chúng. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ, trở về nước làm công chức cho chế độ thực dân.

2. Nền tảng gia đ́nh

Ngô Đ́nh Nhu sinh ngày 7 tháng 10 năm 1910 tại xă Phước Qua, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nhưng nguyên quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh, trong một gia đ́nh quan lại theo đạo Thiên chúa.

Về nguồn gốc gia đ́nh, theo một số ghi chép, gia đ́nh Ngô Đ́nh Nhu vốn thuộc hàng bần dân trong xă hội phong kiến Việt Nam, kiêm sống bằng nghề chài lưới[1]. Đến đời cha của Ngô Đ́nh Nhu (Ngô Đ́nh Khả), thời điểm thực dân Pháp đă hoàn thành b́nh định tỉnh Quảng B́nh, Ngô Đ́nh Khả được các giáo sĩ cho đi học chữ Hán và chữ Pháp tại một trường ḍng, rồi được đưa đi học ở Tổng Chủng viện của ḍng Thừa Sai Paris tại đảo Poulo Pinang – Mă Lai[2]. Sau đó được người Pháp đưa về nước và cho làm thông ngôn ở ṭa Khâm sứ Huế. Rồi dần trở thành quan lại trong triều đ́nh phong kiến An Nam.

Năm 1885, Ngô Đ́nh Khả được quân Pháp và triều đ́nh An Nam cử giữ chức An phủ sứ ở Quảng B́nh chuyên lo việc b́nh định và chiêu an dưới quyền điều khiển của đại tá Pháp Duvillier – ủy viên chính phủ vùng Bắc xứ Trung kỳ. Dưới thời vua Thành Thái, với nhiều “công trạng” trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy chống Pháp ở tỉnh Quảng B́nh, đặc biệt là phong trào Cân Vương với sự kiện đào mả lấy xác cụ Phan trộn thuốc súng, bỏ vào súng thần công bắn xuống ḍng sông Lam, Ngô Đ́nh Khả được cả Pháp và triều đ́nh Huế trọng dụng xếp vào hàng cận thần, sau làm đến quan Thượng Thư bên cạnh vua Thành Thái mới về hưu.

Kế tục sự nghiệp của người cha, các anh của Ngô Đ́nh Nhu là Ngô Đ́nh Khôi và Ngô Đ́nh Diệm đều trở thành những vị quan lớn trong triều đ́nh phong kiến (Ngô Đ́nh Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam; Ngô Đ́nh Diệm làm đến Thượng thư bộ Lại). C̣n người anh cả, Ngô Đ́nh Thục th́ trở thành làm Giám mục (Giám mục Vĩnh Long năm 1942).

Riêng Ngô Đ́nh Nhu, sau những năm tháng chịu sự giáo dưỡng của gia đ́nh và giáo hội ở Huế, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, được đưa sang Pháp du học tại trường Đại học Văn khoa và trường Ngôn ngữ phương Đông. Năm 1935, Ngô Đ́nh Nhu là người Việt Nam đầu tiên thi đỗ vào Trường Quốc gia Chartes của Pháp (trường Cổ tự học Quốc gia Pháp). Năm 1838, với việc bảo vệ thành công tại Pháp luận văn tốt nghiệp chủ đề “Phong tục và tập quán của người Bắc Kỳ vào đầu thế kỷ 17 và 18, theo các nhà thám hiểm và truyền giáo” – luận văn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp đánh giá xuất sắt, Ngô Đ́nh Nhu là sinh viên Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc trường Cổ tự học Quốc gia Pháp với thứ hạng Ba. Cũng là người Việt Nam đầu tiên có bằng Lưu trữ – Cổ tự và bằng cử nhân khoa học[3].

Trong những năm học về tài liệu cổ tại trường École nationale des Charter, Ngô Đ́nh Nhu tiếp xúc với chủ nghĩa Nhân vị (personnalisme) của Emmanuel Mouier (1905-1950) – một nhà triết học duy tâm Pháp, quan niệm: “con người (nhân vị) có trách nhiệm là giá trị cao nhất, trên các giá trị khác (chính trị, kinh tế, tổ chức x hội). Con người (nhân vị) đây là những bản thể tinh thần (có trước vật chất) theo nghĩa duy tâm – tôn giáo . Toàn bộ thế giới tự nhin v x hội l một cộng đồng nhân vị mà Thượng đế là nhân vị tối cao”[4]. Mounier công kích chủ nghĩa cộng sản nhưng đồng thời cũng “tố cáo xă hội tư bản hỗn độn (kinh tế, xă hội, tư tưởng)”, do đó được một số trí thức Công giáo trẻ tin theo. Triết lư này đă ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của Ngô Đ́nh Nhu, trở thành nền tảng quan trọng h́nh thành chủ thuyết Nhân vị Á Đông của ông ta sau này.

Nh́n chung, xuất thân từ một gia đ́nh theo đạo Thiên chúa và có truyền thống nho học, song Ngô Đ́nh Nhu sớm có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây và bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây. Đồng thời, xuất thân trong một gia đ́nh quan lại cao cấp của chế độ thực dân – phong kiến, đă tạo cho Ngô Đ́nh Nhu thiên hướng bài “Cộng”. Một tư tưởng quyết định đến mọi chính sách của chế độ Việt Nam cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963.



Phần hai: TỪ NHÀ TRÍ THỨC TRỞ THÀNH CHÍNH TRỊ GIA

Nhà lưu trữ Ngô Đ́nh Nhu
Năm 1938, trở về Việt Nam với hai bằng Lưu trữ – Cổ tự và cử nhân khoa học, Ngô Đ́nh Nhu được nhận vào làm việc tại Sở Lư trữ và Thư viện Đông Dương với chức danh Quản thủ viên phó hạng ba. Ngay trong năm đầu làm việc Ngô Đ́nh Nhu đă được Giáo đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương lúc bấy giời là Paul Boudet đánh giá là một “lưu tữ viên – cổ tự trẻ đầy triển vọng”[5]. Năng lực của Ngô Đ́nh Nhu được chứng minh trong cộng tác với Paul Boudet cho ra đời các tập 2,3 và 4 của bộ sách Đông Dương pháp chế toàn tập và chịu trách nhiệm chính trong việc đưa tài liệu lưu trữ ra trưng bày, triển lăm. Chính sự đam mê nghề nghiệp của Ngô Đ́nh Nhu đă khiến Paul Boudet chấp nhận kế hoạch sắp xếp lại tài liệu các vương triều phong kiến Việt Nam.

Năm 1942, với năng lực vượt trội, Ngô Đ́nh Nhu được đề bạt làm người thành lập cơ quan Lưu trữ và thư viện Trung Kỳ ở Huế nhằm tổ chức lại tài liệu của Nam triều. Chính trong thời gian này, Ngô Đ́nh Nhu đă đề ra kế hoạch cứu nguy tài liệu có giá trị quan trọng đối với công tác lưu trữ ở Việt Nam thời điểm đó và cả hiện tại. Tháng 2-1942, Ngô Đ́nh Nhu đề xuất kế hoạch cứu nguy tài liệu Châu bản đang được cất giữ ở Nội các. Kế hoạch của Ngô Đ́nh Nhu đă được Trần Văn Lư – Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng triều đ́nh Huế tŕnh tấu lên vua Bảo Đại và được phê chuẩn. Sau đó, Ngô Đ́nh Nhu được vua Bảo Đại phê chuẩn làm Chủ tịch Hội đồng cứu nguy Châu bản. Trong 3 năm (1942-1944), với vai tṛ Chủ tịch hội đồng và cố vấn kỹ thuật, Ngô Đ́nh Nhu đă góp phần quan trọng vào việc tập trung ǵn giữ tài liệu của 5 nguồn Quốc sử quán, Tàng thư lâu, Nội các, Viện Cơ mật và Thư viện Bảo Đại vào cơ quan Lưu trữ và Thư viện của Nam triều. Riêng đối với số Châu bản ở Nội các, dưới sự chỉ đạo của Ngô Đ́nh Nhu, đă được thống kê, lưu trữ trên kệ và sắp đặt có số thứ tự, đồng thời đă làm ra được ba bản thống kê bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Nhờ vậy, đến nay, dù trải qua chiến tranh số tài liệu trên vẫn được bảo quản an toàn.

Cũng trong thời gian từ 1942-1944, với chức danh Quản thủ viên Lưu trữ và thư viện Trung Kỳ, Ngô Đ́nh Nhu đă thực hiện tốt các nhiệm vụ: Thống kê tất cả tài liệu của các kho khác nhau; tổ chức và sắp xếp hợp lư; và tổ chức bảo quản trong một kho duy nhất trong điều kiện tốt nhất.

Có thể nói, trong thời gian ngắn (1938-1944), Ngô Đ́nh Nhu đă có những đóng góp quan trọng, tạo ra sự biến chuyển quan trọng đối với hoạt động lưu trữ ở Việt Nam.

Nh́n chung, trong giai đoạn là nhà lưu trữ, Ngô Đ́nh Nhu tỏ ra là một con người có khả năng và chăm chú vào việc chuyên môn một cách “thuần túy”, không màng tới chính sự. Với năng lực và sự đam mê nghề nghiệp, con đường công danh của Ngô Đ́nh Nhu liên tục phát triển mạnh. Chỉ trong 6 năm (từ năm 1938 đến năm 1943), ông ta được thăng hạng từ Cố vấn quản thủ hạng Ba lên Cố vấn quản thủ hạng Nhất. Từ cố vấn quản thủ trở thành Quản thủ Sở Lưu trữ và Thư viện của Ṭa Khâm sứ Trung kỳ ở Huế năm 1943, điều mà chưa người Việt nào có được trước đó.

Tuy nhiên, đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, Chính phủ lâm thời nước Vịêt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Với chính sách đoàn kết dân tộc, chủ trương mời tất cả những nhân sỹ yêu nước có tài, có nhiệt huyết tham gia xây dựng đất nước. Nhận định Ngô Đ́nh Nhu là một nhà trí thức, với nền tảng Nho học trong một gia đ́nh khoa bảng, lại được học chính quy về chuyên ngành văn bản giấy tờ tại Pháp. Trong thời gian làm việc tại Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, Ngô Đ́nh Nhu được Giám đốc Paul Boudet đánh giá là một Lưu trữ viên – Cổ tự đầy triển vọng, có văn hoá rộng và khả năng nghề nghiệp hoàn hảo. Nên ngày 8/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vơ Nguyên Giáp đă thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa kí Sắc lệnh cử Ngô Đ́nh Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc. Song đây cũng là thời điểm, Ngô Đ́nh Nhu chuyển hướng từ hoạt động trí tuệ thuần túy sang hoạt động chính trị. Khước từ trách nhiệm của một nhà trí thức trước vận mệnh của đất nước, từ bỏ chức vụ Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc, Ngô Đ́nh Nhu tập hợp lực lượng ra mặt chống phá cách mạng.

2. Vận động chính trị cho Ngô Đ́nh Diệm

Năm 1946, Nhu cùng với Hoàng Bá Vinh trong nhóm Công giáo mà Nhu đang tập hợp, chạy về Phát Diệm – khu an toàn của Công giáo thời đó. Ẩn náu ở Phát Diệm ít ngày, Nhu chạy vào Thanh Hóa, nhờ linh mục xứ đạo ở đây che dấu, giới thiệu kết bạn với Trần Kim Tuyến, vốn là chủng sinh ở tiểu chủng viện Thanh Hóa mà sau này là Tổng Thơ kư Đảng Cần lao Nhân vị, trùm mật vụ của Đảng Cần lao dưới chế độ Diệm. Tại đây, Nhu tham gia vào các tổ chức phản động đội lốt Công giáo chống lại chính phủ kháng chiến của Việt Minh. Sau đó, Ngô Đ́nh Nhu t́m đường chạy trốn vào Nam.

Năm 1950, khi Ngô Đ́nh Diệm sang Mỹ vận động chính trị, Nhu cùng Bửu Dưỡng, Ngô Văn Thúy, Lư Văn Lập kết hợp thuyết Nhân Vị (Personalism) của Emmannuel Mouriers với triết lư của Thiên Chúa giáo h́nh thành chủ thuyết Nhân vị Duy linh, hay thuyết Nhân vị Á Đông nhằm hậu thuẫn cho anh trai. Trên nền tảng thuyết Nhân vị (Personnalism) của nhà trí thức Thiên Chúa giáo người Pháp, Emmanuel Mouniers, kết hợp với những bài thuyết giảng giáo lư của các giám mục Công giáo, Ngô Đ́nh Nhu cùng các linh mục ḥa trộn thêm một mớ tư tưởng góp nhặt gồm một ít từ giáo lư Thiên Chúa Giáo, thuyết Kiêm Ai của Khổng Tử, vài nét của chủ nghĩa Tư bản cùng với chủ nghĩa Duy Linh chống cộng do Nhu sáng tác để h́nh thành chủ thuyết vừa triết lư vừa chính trị gọi là chủ nghĩa Nhân Vị. Về căn bản chủ thuyết nhân vị đề cao cá nhân, lấy con người (ở đây là các vĩ nhân, một cá nhân riêng biệt) làm trung tâm. Nhân Vị là vị thế của con người, lấy con người làm trung tâm trong mối tương quan với đồng loại, thiên nhiên và Thượng đế. Người là trung tâm để phục vụ, có ưu thế hơn các thực tế khác như dân tộc, nhân loại, hay nhu cầu vật chất. Con người có phần xác và phần hồn, mà linh hồn là cốt lơi v́ nó là “một loài linh thiêng, vô h́nh, bất tử và bất diệt”. Trên mặt triết học, học thuyết này triển khai có hệ thống những phạm trù tôn giáo của thuyết Duy Linh nặng nề về mặt tín ngưỡng của giáo lư Thiên Chúa giáo. Đến năm 1951, khi Nhu rời Đà Lạt xuống Sài G̣n khái niệm Cần Lao được thêm vào vế thứ hai của lư thuyết. Và công khai phổ biến trên tuần báo Xă Hội.[6]

Tuy nhiên, chủ thuyết của Ngô Đ́nh Nhu đă không được các trí thức Việt Nam cùng thời thừa nhận. Kỳ giả Stanley Karnow đă nêu lên những nhận định của những người đường thời về chủ thuyết này như sau: “Thuyết Nhân Vị của Ngô Đ́nh Nhu đă chịu 2 sự tai hại. Thứ nhất là ngay cả giới trí thức mà c̣n không thể hiểu nổi thuyết đó là ǵ huống chi quần chúng. Thứ hai là ông Ngô Đ́nh Nhu bị người thừa kế của Mounier lên án là “gian lận” trên tờ báo Công Giáo Esprit tại Pháp. Ngô Đ́nh Nhu cố gắng tổng hợp một cách quá gượng ép nhiều hệ thống tư tưởng vào thuyết Nhân Vị của ông ta, v́ tuy chủ yếu mô phỏng thuyết Nhân Vị Mounier nhưng ông lại muốn có những thêm bớt, đổi thay cho có vẻ đó là sáng tạo độc lập riêng của ḿnh. Đă thế ông Nhu tuy là một người Việt trí thức nhưng lại xuất thân từ trường Tây nên không viết được hay không muốn viết bài bằng quốc ngữ mà chỉ muốn viết bằng tiếng Pháp rồi có người dịch ra tiếng Việt. Do đó bản dịch không lột hết được tư tưởng của ông ta. Nguyên bản tiếng Pháp đă khúc mắc khó hiểu v́ khó khăn diễn đạt th́ bản dịch Việt ngữ chắc chắn như một mớ chỉ rối. Chẳng trách, ngay đến giờ này, một lư thuyết gia đă từng nhận là chỉ đạo sinh mệnh quốc gia suốt 9 năm trời như thế mà không để lại được một tác phẩm nghiên cứu nào, lại càng không để lại một vết tích suy tư nào trong tâm thức dân tộc, ngoại trừ một thiểu số “hoài Ngô” chỉ biết ḥ hét 2 chữ Nhân Vị nhạt nhẽo”.[7]

Năm 1953, nhằm tạo lực lượng cho Diệm, Nhu cùng Trần Văn Đỗ, Trần Chánh Thành, Nguyễn Tăng Nguyên, Trần Trung Dung xin phép Bửu Lộc – đang làm Thủ tướng Chính phủ tay sai thực dân Pháp lúc đó, cho ra đời một lực lượng thợ thuyền lấy tên là “Tổng Liên Đoàn Lao Công” dựa theo mô h́nh của lực lượng thợ thuyền Thiên Chúa giáo Pháp. Vào tháng 9/1953, Nhu tiếp tục tổ chức hội nghị “Đại đoàn kết”, đ̣i hỏi ḥa b́nh cho Việt Nam gồm các đoàn thể chính trị gồm luôn cả Bảy Viễn và các giáo phái. Song song đó, Nhu bí mật cho ra đời đảng “Cần Lao Nhân Vị Cách mạng”. Năm 1954, Ngô Đ́nh Nhu càng đẩy mạnh chủ thuyết Nhân vị trong xă hội miền Nam, đồng thời đưa nó thành nền tảng tư tưởng của các tổ chức do ông ta sáng lập, nhằm hậu thuẫn chính trị cho anh trai. Chủ thuyết này và các lực lượng chính trị do Ngô Đ́nh Nhu lập ra sau đó trở thành nền tảng tư tưởng và cơ sở chính trị của chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm.



Phần ba: NGÔ Đ̀NH NHU

–KIẾN TRÚC SƯ CỦA CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG H̉A1955-1963

1. Vai tṛ của Ngô Đ́nh Nhu đối với sự ra đời của chế độ Việt Nam cộng ḥa

Tháng 6-1954, trước khi Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam được kư kết, Ngô Đ́nh Diệm được Mỹ đưa về Sài G̣n làm Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành con đê ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống Đông Nam á, Mỹ bất chấp Hiệp định Genève, hậu thuẫn cho Ngô Đ́nh Diệm hất cẳng thực dân Pháp, lập ra cái gọi là Việt Nam cộng ḥa.

Việc ra đời của chế độ Việt Nam cộng ḥa năm 1955 do Ngô Đ́nh Diệm cầm đầu, ngoài vai tṛ của Mỹ c̣n có sự trợ thủ đắc lực của Ngô Đ́nh Nhu. Vai tṛ của ông ta được thể hiện rơ nét qua việc thành lập hai tổ chức Đảng Cần lao Nhân vị và Phong trào Cách mạng Quốc gia và điều khiển 2 tổ chức này thanh trừng các phần tử đối lập và tham gia các “tṛ chơi” dân chủ do Mỹ – Diệm lập ra. Mà thể hiện rơ nhất là trong cuộc trưng cầu dân ư, truất phế Bảo Đại và cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp năm 1955.

Ngày 2 tháng 9 năm 1954, Đảng Cần lao Nhân vị chính thức thành lập (Nghị định số 116/BNV/CT)[8], với nòng cốt là các tổ chức, lực lượng Công giáo phản động được thành lập từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, như: Liên đoàn Công giáo, Thanh niên Công giáo, Xã hội Công giáo,… Thành phần của đảng này chủ yếu là chức sắc và tín đồ Công giáo trong số dân di cư và công chức cùng sĩ quan trung cao cấp trong quân đội, với số lượng đảng viên lên tới 70 ngàn người. Ban Chấp hành Trung ương có các ủy viên: Trần Trung Dung, Nguyễn Tăng Nguyên, Lư Trung Dung, Hà Đức Minh, Trần Quốc Bửu, Vơ Như Nguyện, Lê Văn Đông do Ngô Đ́nh Nhu làm Tổng bí thư.

Đảng cương và tuyên ngôn của Đảng Cần lao đă cho thấy rơ vai tṛ của nó cũng như của Ngô Đ́nh Nhu đối với chính quyền Việt Nam cộng ḥa.

Mục đích của đảng là: “tranh đấu để thực hiện lư tưởng cách mạng Nhân vị… đoàn kết các tầng lớp dân chúng; kiến thiết Quốc gia trên bốn lĩnh vực: tinh thần – xă hội – chánh trị và kinh tế” và hoạt động theo nguyên tắc “dân chủ tập trung”[9].

Tuyên ngôn của Đảng Cần lao được phổ biến rộng răi với những ngôn từ cổ súy cho sự tự do, dân chủ theo kiểu Nhân vị. Một mặt phê phán Chủ nghĩa Tư bản: “Công nghệ cực kỳ bành trướng mà con người vẫn bị đói rét. Những phát minh khoa học, đă cải tạo được cả thiên nhiên, mà chỉ nhằm “lợi nhuận”, không hề có mục đích phục vụ “nhu cầu” của đại đa số”[10]. Đồng thời xuyên tạc chủ nghĩa xă hội khi cho rằng: “dưới áp lực của đoàn thể ở nơi này, cũng như ích kỷ cá nhân ở nơi khác, đời sống tinh thần và vật chất của con người trở thành nô lệ truyền kiếp để phụng sự cho chủ nghĩa duy vật”.

Về tổ chức, phỏng theo mô h́nh tổ chức của các đảng Cộng sản, Ngô Đ́nh Nhu đă tổ chức ĐCLNV theo các cấp bộ từ trung ương đến cơ sở, với tổ chức cơ sở là chi bộ.

Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của đảng này là bí mật: “tiềm lực của Đảng là cơ sở bí mật tối cần thiết để bảo vệ cho các bộ phận công khai, gặp khi t́nh thế thúc đẩy các hoạt động của Đảng phải rút hoàn toàn vào bí mật”[11].

Trong thời gian thế lực của Pháp ở miền Nam Việt Nam c̣n chiếm ưu thế, nhất là trong quân đội Quốc gia Việt Nam, anh em Diệm đưa đảng viên vào “nằm vùng” trong bộ máy quân sự ở các cấp, nhiệm vụ chủ yếu là do thám và thanh trừng các phần tử đối lập trong bộ máy quân sự.

Năm 1955, sau khi giải quyết xong những “rào cản” là các phe phái đối lập – thực chất là thế lực của Pháp ở chính trường miền Nam, trợ thủ cho Ngô Đ́nh Diệm thực hiện phế truất Bảo Đại, Ngô Đ́nh Nhu chỉ đạo thành lập thêm tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia do Trần Chánh Thành làm chủ tịch.

Hai tổ chức này dưới sự chỉ đạo của Ngô Đ́nh Nhu, đă điều khiển toàn bộ tất cả các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương của trong bộ máy của chính quyền Diệm kư đơn theo mẫu sẵn bôi nhọ Bảo Đại, và suy tôn Ngô Đ́nh Diệm, với nội dung: Lên án Bảo Đại là tên bán nước; Đồng thanh đ̣i truất phế Bảo Đại; Suy tôn và thề trung thành với Ngô Thủ tướng. Đồng thời trực tiếp tham gia cuộc bỏ phiếu gian lận truất phế Bảo Đại.

Sau cuộc “đảo chính” Bảo Đại “thành công”, Ngô Đ́nh Nhu tiếp tục chỉ đạo hai tổ chức này tham gia cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp khóa I. Kết quả sau cuộc bầu cử, hai tổ chức này chiếm hơn 90% số ghế đại biểu trong quốc hội. V́ vậy, ngày 20-10-1955, bản Hiến pháp – văn bản luật cao nhất, chính thức cho ra đời chế độ Việt Nam cộng ḥa do Ngô Đ́nh Diệm làm Tổng thống, được quốc hội thông qua mau chóng.

2. Ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu

Ngay khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm được xác lập năm 1955, Ngô Đ́nh Nhu đă thiển hiện rơ vai tṛ kiến trúc sư thông qua việc xác lập nên tảng tư tưởng, thiết lập cơ sở chính trị, cơ sở pháp lư, cũng như trực tiếp tham gia hoạch định các chính sách, sách lược quan trọng của Việt Nam cộng ḥa trong giai đoạn 1955-1963.

Với “hoài băo” chủ nghĩa nghĩa nhân vị sẽ bài trừ được lạc hậu, đẩy lùi được chủ nghĩa Mác xít, như Ngô Đ́nh Diệm khẳng định: “Trong một xă hội hậu tiến như Việt Nam, nhiều cơ cấu nội bộ không thích hợp với một chế độ kinh tế lấy nhân vị làm căn bản. Người ta sẽ phí công nếu chỉ bằng ḷng tô sửa lại những đường nứt nẻ ở một ṭa nhà lung lay sắp đổ nát. Nếu là cần, chúng ta phải mạnh dạn đập tan những cơ cấu lỗi thời ấy đi để đặt nền tảng cho những công cuộc xây dựng mới lấy sự giải phóng nhân vị làm tiêu chuẩn. Làm như thế, chúng ta sẽ tránh khỏi sự cám dỗ của chủ nghĩa mác-xít, là thuyết đă chủ trương quyền tối thượng của kinh tế nhân vị”[12].

Nên khi chế độ Việt Nam cộng ḥa được thành lập, Nhu đă lấy chủ thuyết Nhân vị làm hệ tư tưởng cơ bản của chế độ. Nó được thể hiện rơ nén ngay trong các thông điệp của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và bản Hiến pháp của Việt Nam cộng ḥa.

Ngày 17-4-1956, trong thông điệp mà Ngô Đ́nh Diệm gửi Quốc hội yêu cầu cùng xây dựng Hiến pháp VNCH trên nền tảng Nhân vị Duy linh, ông ta nói: “căn bản chỉ có thể là căn bản duy linh, con đường ấy là con đường theo sát nhân vị, trong thể chất cũng như trong đời sống tập thể, trong sứ mệnh thiêng liêng cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn Hoa Kỳ về các phương diện lư trí, đạo đức và thiêng liêng”[13]. Ngày 26-10-1956, Hiến pháp của chế độ Việt Nam Cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam được ban hành. Trong lời mở đầu bản Hiến pháp có ghi: “Xây dựng dân chủ về chánh trị, kinh tế, xă hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng Nhân vị”[14]. Như vậy, nền tảng tư tưởng của chế độ đă được xác định, đó là thuyết Nhân vị.

Ngoài ra, chính quyền Diệm đẩy mạnh đưa chủ thuyết Nhân vị vào giảng dạy tại các giảng đường đại học, chủ trương tuyên truyền chủ thuyết Nhân vị vào xă hội miền Nam.

Tạo dựng cơ sở chính trị cho chế độ Việt Nam cộng ḥa, Ngô Đ́nh Nhu biến toàn bộ nhân viên guồng máy chế độ thành đảng viên Đảng Cần lao và thành viên của Phong trào Cách mạng Quốc gia, biến hai tổ chức này thành một siêu chính quyền bên trong và bên trên chính quyền Việt Nam cộng ḥa.

Ngay trong tuyên ngôn của Đảng Cần lao, Ngô Đ́nh Nhu cũng không ngần ngại cho thấy quan điểm, khi cần thiết Đảng Cần lao sẵn sàng “nhảy ra” thay thế chính quyền: “Nếu cần phải ứng phó với một t́nh trạng khẩn trương đặc biệt, Trung ương cũng có trọn quyền chuyển toàn bộ cơ sở thành những cơ cấu tổ chức hoạt động quyết liệt, để nắm vững phần chủ động trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: nếu xét cần, cũng có thể thiết lập một Ủy ban chỉ đạo chánh trị, một quân ủy hội, một bộ máy pḥng gian và phản gián, một cơ quan quân pháp, một tổ chức xă hội (y tế, cứu tế,…) trong t́nh thế đặc biệt, v. v…”[15].

Bên cạnh một bộ phận hoạt động công khai, Ngô Đ́nh Nhu đưa phần lớn đảng viên Đảng Cần lao tham gia hoạt động ngầm trong các tổ chức như: Thanh niên Cộng ḥa do Ngô Đ́nh Nhu làm thủ lĩnh; Phong trào Phụ nữ Liên đới, Thanh nữ Cộng ḥa do Trần Lệ Xuân lănh đạo; Sở Nghiên cứu chính trị – xă hội do Trần Kim Tuyến, Tổng Thư kư Đảng Cần lao, đứng đầu; Lực lượng đặc biệt do Lê Quang Tung đứng đầu.

Các tổ chức này tùy theo vị trí, không chỉ trực tiếp tham gia vào guồng máy chính quyền VNCH, mà c̣n có nhiệm vụ theo dơi, giám sát hoạt động của các tổ chức chính trị và xă hội khác.

Tạo dựng cơ sở pháp lư cho chế độ Việt Nam cộng ḥa, Ngô Đ́nh Nhu trực tiếp tham gia soạn thảo bản hiến pháp – văn bản luật cao nhất của chế độ. Do đó, bản Hiến pháp này, có đầy đủ tư tưởng duy linh, hỗn tạp của chủ thuyết Nhân vị, cùng với sự khẳng định quyền lực tối cao của Tổng thống. Nhu đưa vào Hiến Pháp những nguyên tắc chính trị chà đạp lên sinh hoạt dân chủ và quyền tự do của công dân để tập trung quyền hành vào một thiểu số thống trị, tạo ra tính độc tài trong bộ luật căn bản nhất và cao nhất của quốc gia….

Với chức vị chính thức là Dân biểu Quốc hội nhưng Ngô Đ́nh Nhu chưa bao giờ bước chân đến ṭa nhà lập pháp để tham dự sinh hoạt “nghị trường”, cũng như làm trách nhiệm dân cử mà chỉ ngồi tại dinh Độc Lập với vai tṛ cố vấn chính trị bên cạnh tổng thống.

Chức cố vấn chính trị của Ngô Đ́nh Nhu chưa bao giờ là một chức vụ chính thức của chính quyền như chức cố vấn được công khai hóa và qui chế hóa như của Mỹ, Anh. Ngô Đ́nh Nhu được ca tụng là “cố vấn”, v́ nắm trọn quyền hành quốc gia trong tay. Với vai tṛ là “cố vấn chính trị” bên cạnh Tổng thống, Nhu trở thành bộ năo của chế độ, nơi khai sanh và điều khiển tất cả mọi sách lược của quốc gia. Với cái bề ngoài khôn khéo, tế nhị và kín đáo, ông tỏ ra phục tùng người anh Tổng thống, nhưng quyền hành thực sự lại nằm trong tay cố vấn chính trị Ngô Đ́nh Nhu.

Đó cũng là một thực tế, do bên cạnh Ngô Đ́nh Nhu ngoài cơ sở chính trị to lớn, nắm toàn bộ guồng máy chế độ là Đảng Cần lao và Phong trào Cách mạng Quốc gia, c̣n có các tổ chức đặc biệt, như Sở Nghiên cứu Chính trị của Trần Kim Tuyến – thực chất là một tổ chức t́nh báo làm việc trực tiếp với Nhu và lực lượng đặc biệt do Trần Quang Tung đứng đầu.

Với cơ sở đó, Ngô Đ́nh Nhu thao túng bộ máy chế độ Việt Nam cộng ḥa. Các hồi kư của các tướng lĩnh, nhân vật của chế độ Sài G̣n đă cho thấy, ở miền Nam Việt Nam không có điều ǵ mà Nhu không dám làm: ŕnh rập cộng sự viên, bắt bớ một cách độc đoán những người t́nh nghi là đối lập, vu khống, xuyên tạc và thẳng tay thủ tiêu đối lập, lũng đoạn kinh tế.

Đỗ Mậu – một người từng ở bên cạnh nhà Ngô Đ́nh, trong hồi kư đă viết : “Ngô Đ́nh Nhu chỉ có cái thực là tổ chức mạng lưới do thám để cán bộ của ông ta trong quân đội và trong cơ quan chính quyền ŕnh ṃ, theo dơi, báo cáo những kẻ có ư chống đối chế độ và thăng thưởng cho những kẻ trung thành với ḿnh. Hệ thống đó chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chế độ với một mục đích quá hẹp ḥi, v́ thế chế độ Ngô Đ́nh Diệm đă mất đi sự ủng hộ của nhân dân”.[16]

C̣n tướng Cao Văn Viên nhận xét: “Ông Ngô Đ́nh Diệm chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi; ông không thể làm ǵ nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của Tổng thống Diệm đều do Nhu soạn thảo” [17].

Nh́n chung, trong chế độ Việt Nam cộng ḥa, dù không có bất cứ một chức vụ chính thức nào, là cố vấn chính trị của Tổng thống, Tổng bí thư Đảng Cần lao nhân vị, Tổng thủ lănh Thanh niên Cộng ḥa (một tổ chức thanh niên do Nhu lập ra, phỏng theo mô h́nh Đảng Sơ-mi Nâu của Hitler), người chỉ huy hai ngành t́nh báo và mật vụ của chế độ Sài g̣n, dân biểu Quốc hội, chủ tịch Ủy ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược, quyền hành của Ngô Đ́nh Nhu là vô hạn, đôi khi lấn lướt cả Tổng thống.


“Ông Ngô Đ́nh Diệm chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi; ông không thể làm ǵ nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh”-Tướng Cao Văn Viên


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Biên bản Hội nghị Đảng Cần lao Việt Nam ngày 16/1/1955, hồ sơ 29361, phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng ḥa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Bùi Tuân (1956), Xây dựng nhân vị, Nxb Nhận Thức, Huế.
Cao Văn Luận (1972), Bên ḍng lịch sử, Nxb Trí Dũng Sài G̣n.
Chalie Nguyễn Chấn, Công giáo bên bờ vực thẳm, Nxb Giao Điểm, 2001.
Chu Bằng Lĩnh (1993), Đảng Cần lao, Nxb Mẹ Việt Nam San Diego CA USA.
Hồi kư Hoành Linh Đỗ Mậu – tâm sự tướng lưu vong, Nxb CAND, HN-2001.
Lê Cung (1999), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, Nxb ĐH QGHN, Hà Nội.
Lê Mậu Hăn chủ biên (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Linh mục Trần Hữu Thanh, Cuộc cách mạng Nhân vị, Phan Thanh Giản, Sài G̣n, 1955, vn610, kho tư liệu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Minh Tâm (1957), Chủ nghĩa Nhân vị và Chủ nghĩa Cộng sản, Sài G̣n, kư hiệu vv. 579, kho Tư liệu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Đảng cương Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng ḥa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Đảng quy Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, 29361, phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng ḥa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Tuyên ngô Đảng Cần lao Nhân vị.
Nguyễn Xuân Hoài, Chế độ Việt Nam cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963.
Ngô Đ́nh Nhu – Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946 của TS. Đào Thị Diến, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 1-2/2007;
Góp phần t́m hiểu chân dung nhà lưu trữ Ngô Đ́nh Nhu của Cù Thị Dung – Hà Kim Phương, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 9-2007;



Chú thích:

[1] Theo tác giả Văn Thư, báo An ninh Thế giới số ra ngày 7-3-2008: Ngô Đ́nh Khả, tên theo đạo là Micae, sinh năm 1857 trong một gia đ́nh Công giáo ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng B́nh và thời nhỏ cũng được giáo dục theo những nguyên tắc chung của Nho giáo. Đồng thời với việc này, cậu bé Khả thường được cha đẻ là Giacôbê Ngô Đ́nh Niêm cho đi giúp lễ với một vị linh mục Pháp ở họ đạo Mỹ Duyệt Hạ (cũng ở huyện Lệ Thủy). Năm 1870, Ngô Đ́nh Khả được linh mục Caspar (Lộc) cho đi học tại Đại chủng viện của ḍng Thừa sai Paris tại đảo Paulo Pinang, Mă Lai (Malaysia ngày nay). Dùi mài kinh đạo cũng sáng dạ như ai nên trở về nước, Ngô Đ́nh Khả được phân dạy môn triết tại Đại chủng viện giáo phận Huế trong thời gian thử thách để được chọn lên chức linh mục. Tuy nhiên, số phận của ông đă hẩm hiu v́ qua nhiều năm, ngay cả khi không ít học tṛ được thụ phong linh mục nhưng Ngô Đ́nh Khả vẫn không được bề trên ngó ngàng tới. Thế là năm 1878, Ngô Đ́nh Khả đành rời tu viện làm giáo dân b́nh thường và lấy vợ. Biết rơ vốn ngoại ngữ của Ngô Đ́nh Khả, linh mục chính xứ Phú Cam là Eugène Marie – Joseph Allys (1852-1936), đă giới thiệu Ngô Đ́nh Khả nhận thông dịch tài liệu tiếng Latinh và tiếng Pháp cho lính Pháp làm phương kế sinh nhai… Ông cũng được làm thông ngôn cho các quan chức thực dân với triều đ́nh Nguyễn nên có nhiều mối quan hệ tế nhị. Những mối quan hệ đó đă giúp Ngô Đ́nh Khả có được ít nhiều hào quang nào đó trong con mắt của triều đ́nh Huế, vốn đang rất lép vế trước những kẻ ngoại bang da trắng. Và v́ thế nên vua Đồng Khánh đă giao cho Ngô Đ́nh Khả chức tổng chỉ huy binh đội của triều đ́nh.

[2] TS. Nguyễn Xuân Hoài, Chế độ Việt Nam cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963

[3] TS. Đào Thị Diến, Ngô Đ́nh Nhu – nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946, Tạp chí VTLT Việt Nam, số 1/2007.

[4] TS. Nguyên Xuân Hoài, Chế độ Việt Nam cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963.

[5] TS. Đào Thị Diến, Ngô Đ́nh Nhu – nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946, Tạp chí VTLT Việt Nam, số 1/2007.

[6] Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê hương tôi), Nxb CAND, 2001, 210

[7] Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê hương tôi), Nxb CAND, 2001, 212-213

[8] Đảng cương Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, PTTg, TTII.

[9] Đảng cương Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, PTTg, TTII

[10] Tuyên ngôn Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, PTTg, TTII

[11] Đảng cương Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, PTTg, TTII

[12] Con đường chính nghĩa độc lập, dân chủ – hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm quyển (I-V), vn792.

[13] Con đường chính nghĩa độc lập, dân chủ – hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm quyển (I-V), vn792.

[14] Hiến pháp VNCH, Niên giám Quốc hội lập pháp khóa II, V.v 760, TTII

[15] Tuyên ngôn Cần lao Nhân vị cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, PTTg, TTII

[16] Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê hương tôi), Nxb CAND, 2001, 315.

[17] Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê hương tôi), Nxb CAND, 2001.

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 10-08-2018
Reputation: 74818


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,805
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ngodinhnhudiem (1).jpg
Views:	0
Size:	42.9 KB
ID:	1285016   Click image for larger version

Name:	ngodinhnhudiem (2).jpg
Views:	0
Size:	35.8 KB
ID:	1285017  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,935
Thanked 15,537 Times in 6,651 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 663 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Old 10-08-2018   #2
QUANG TRUNG
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Feb 2008
Posts: 1,338
Thanks: 1,331
Thanked 422 Times in 232 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 137 Post(s)
Rep Power: 18
QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3QUANG TRUNG Reputation Uy Tín Level 3
Default

Co Pho Tong Thong Ngo Dinh Nhu la Nha Chinh Tri Loi Lac .
QUANG TRUNG_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to QUANG TRUNG For This Useful Post:
Blue10 (10-09-2018)
Old 11-04-2018   #3
daibac5656
Banned
 
Join Date: Jun 2018
Posts: 1,375
Thanks: 6
Thanked 47 Times in 48 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 599 Post(s)
Rep Power: 0
daibac5656 has a little shameless behaviour in the pastdaibac5656 has a little shameless behaviour in the pastdaibac5656 has a little shameless behaviour in the pastdaibac5656 has a little shameless behaviour in the pastdaibac5656 has a little shameless behaviour in the pastdaibac5656 has a little shameless behaviour in the past
Default

DM Đồ ngu!..
"Lỗi lạc" th́ sao bị bắn nát như những con chó ghẻ dưới gầm xe tăng????

Chả có thằng éo nào xứng đáng sống hết!
daibac5656_is_offline   Reply With Quote
Old 11-05-2018   #4
chethanh50
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Mar 2018
Posts: 1,355
Thanks: 11
Thanked 581 Times in 372 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 555 Post(s)
Rep Power: 8
chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3chethanh50 Reputation Uy Tín Level 3
Default

ĐÚNG RỒI , ông ấy là chính trị gia lỗi lạc cho nên ông ấy mới chết với những bàn tay khốn nạn , c̣n nếu ông ấy khốn nạn , th́ ông ta đă bơ chạy trước khi bị giết giống như cái lũ chạy nạn 30/4 rồi , biết không cái thằng NGU
chethanh50_is_offline   Reply With Quote
Old 11-05-2018   #5
8 tàng
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Jul 2018
Posts: 799
Thanks: 730
Thanked 729 Times in 385 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 227 Post(s)
Rep Power: 6
8 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 48 tàng Reputation Uy Tín Level 4
Default

Quote:
Originally Posted by chethanh50 View Post
ĐÚNG RỒI , ông ấy là chính trị gia lỗi lạc cho nên ông ấy mới chết với những bàn tay khốn nạn , c̣n nếu ông ấy khốn nạn , th́ ông ta đă bơ chạy trước khi bị giết giống như cái lũ chạy nạn 30/4 rồi , biết không cái thằng NGU
Vậy chú mày cũng giống như những người chú mày gọi là "lũ chạy nạn 30/4" hay ... là thuộc loại đám giác ngộ cách mạng ,ở lại hợp tác cùng bầy Vẹm khỉ ?

Last edited by 8 tàng; 11-05-2018 at 06:45.
8 tàng_is_offline   Reply With Quote
Old 11-05-2018   #6
tacrang
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
tacrang's Avatar
 
Join Date: Apr 2007
Posts: 4,982
Thanks: 1,064
Thanked 7,358 Times in 1,505 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 200 Post(s)
Rep Power: 23
tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7
tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7tacrang Reputation Uy Tín Level 7
Default

Khai Dân Trí 5 /11/ 2018

Tai sai Xuân Phúc đă kư xong hiệp định bán nước cho TQ, theo kiểu đầu tư trá h́nh, nên mới bày ra tṛ trải thảm đỏ để mời doanh nghiệp trá h́nh của TQ vô đầu tư khắp nơi tại vn.


tacrang_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.20403 seconds with 13 queries