Chuyện t́nh con lai Mỹ - Việt "cổ tích" giữa đời thường - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chuyện t́nh con lai Mỹ - Việt "cổ tích" giữa đời thường
Sau khi chiến tranh ở VN kết thúc, không chỉ là chính trị mà cuộc đời c̣n rất nhiều điều xảy ra. Bên cạnh những bi kịch vẫn có những câu chuyện kỳ diệu xảy ra. Hăy nghe câu chuyện của một cô gái mang hai ḍng máu Mỹ và Việt.



“Ở Philippines, khi hai đứa quen nhau mới hai tháng th́ em có giấy đi Mỹ trước. Khi chia tay, ảnh nói là chừng nào sang Mỹ nếu ảnh làm nghề đổ rác th́ em có c̣n theo không? Sau hai ngày suy nghĩ, em trả lời rằng ‘em vẫn theo. Đó là năm 1990. Bây giờ sau 25 năm, chỉ có điều ảnh không đổ rác mà làm nghề đi biển mà thôi.”

Nguyễn Khánh Vân, người con lai hai ḍng máu Mỹ-Việt làm nghề cắt tóc ở thành phố San Leon, kể về cuộc t́nh với chồng ḿnh, anh Nguyễn Văn Dũng, cũng là con lai, một ngư dân đánh cá ở vịnh Galveston, Texas, như vậy!

Đâu phải con lai nào cũng “quậy”

Nguyễn Văn Dũng hiện là chủ một chiếc tàu loại trung b́nh, dài hơn 50 ft, sáng ra biển chiều tối vào bờ. Ngày nào như ngày nấy, mùa Hè bắt tôm, mùa Đông bắt hàu. Anh là lao động chính trong gia đ́nh. Công việc tuy vất vả nhưng tự làm chủ nên không g̣ bó. Thu nhập tùy theo năm, có năm khá th́ kiếm $50-$60 ngàn, ít th́ khoảng 30 ngàn, mà theo lời anh là “đủ nuôi vợ và 3 đứa con.”

Như nhiều phụ nữ Việt Nam ở Mỹ khác, Vân làm nghề tóc và có kinh nghiệm cả chục năm, vừa kiếm sống phụ chồng vừa chăm sóc gia đ́nh con cái. Ba đứa con của Dũng và Vân, con gái lớn 22, con trai 18, và cô út 15 mà theo lời Vân, “các con ngoan, học giỏi, con gái lớn đang theo đuổi nghề nha sĩ, hai đứa nhỏ học trung học.

Tổ ấm của gia đ́nh nhỏ này là một căn nhà mới xây, khang trang, rộng răi, nh́n họ, ít ai ngờ rằng cả hai vợ chồng đă trải qua tuổi thơ khốn khó ở Việt Nam và một thời gian dài cố gắng, nỗ lực để thành công ở Hoa Kỳ, vùng đất mới mà cả hai đều nói là “quê cha.”

“V́ đa số con lai khi c̣n ở Việt Nam bị phân biệt đối xử, bị cha bỏ rơi, tuổi thơ cơ cực, thiếu học vấn,… nên người ta hay nói ‘con lai th́ quậy.’ Em không muốn mọi người nghĩ ḿnh như vậy nên cố gắng làm việc lo cho gia đ́nh, nuôi dạy con cái.”

Nguyễn Khánh Vân mở đầu câu chuyện kể về gia đ́nh ḿnh như vậy. Nguyễn Văn Dũng tiếp lời vợ: “Nhận xét đó nó ăn sâu vào tâm thức tụi em. Ngay từ khi làm đám cưới, mọi người đă nói: ‘Một đứa lai đă quậy đủ mà đây cả hai đứa cùng lai, không biết tụi bây kéo dài được bao lâu.’”

Theo Vân, “Thực ra câu nói đó người ta cho ḿnh áp lực và cũng giúp cho ḿnh thêm nghị lực mà tụi em phải vươn lên khắng khít bên nhau nhiều hơn.”

“Khi ḿnh c̣n ở Việt Nam, người ta đă coi ḿnh là con lai, khi ḿnh đến Mỹ th́ phải làm sao cho xứng đáng với việc ḿnh trở về quê hương của cha ḿnh. Ḿnh phải là người đàng hoàng để không ai nói rằng ‘nó quậy từ Việt Nam, sang Mỹ vẫn c̣n quậy!’”

Ở Mỹ này, nhiều khi đi ra đường, gặp nhiều người con lai như ḿnh nhưng lại vướng vào những cái gọi là “tệ nạn xă hội” và cảm thấy rất tiếc và thương họ v́ điều đó. Ở Việt Nam ḿnh bị phân biệt đối xử, kỳ thị, bạc đăi,… th́ tại sao khi đến Mỹ rồi ḿnh lại không vươn lên, không cố gắng.

Vân tiếp lời: “Em muốn nói điều này với những người bạn cùng cảnh ngộ con lai, muốn các bạn hiểu rằng hạnh phúc, và tương lai cho ḿnh là do ḿnh quyết định và chọn lựa, không ai mang đến cho ḿnh cả.”

Chuyện t́nh con lai

Vân đến từ Nha Trang, Dũng từ Đồng Tháp, cả hai gặp nhau “sơ sơ” ở Sài G̣n khi đi “phỏng vấn” rồi lại gặp nhau ở trại tiếp cư ở Philippines. Và rồi tại đây, “con lai” gặp “con lai” để mối t́nh nảy nở.

Kể về chuyện t́nh Vân nói trong xúc động: “Em là con lai nên khi gặp một người con lai khác th́ có sự cảm thông hơn là một người con trai 100% Việt Nam. Gặp người giống ḿnh th́ cảm thấy an toàn hơn bởi v́ có cảnh ngộ giống nhau. Từ đó yêu thương nhau, lo lắng cho nhau, có lối suy nghĩ giống nhau và vai kề vai duy tŕ hạnh phúc cho nhau.”

Vân tiếp lời: “Em là người con sinh ra không có cha v́ thế em không muốn con ḿnh lập lại giống ḿnh, nên t́m thấy ở Dũng có cái ǵ đó tin tưởng, bởi Dũng vốn dĩ cực khổ từ bé.”

Dũng th́ nhớ lại: “Tụi em gặp nhau trong thời gian hai đứa đi làm giấy đi Mỹ. Khi vào Sở Ngoại Vụ lấy hộ chiếu và gặp nhau nói chuyện qua lại, coi như người bạn b́nh thường. Rồi lại gặp nhau khi vào Chợ Rẫy khám sức khỏe, và chỉ là những câu chuyện vu vơ chứ không nghĩ qua Phlippines gặp lại.”

Rồi Vân sang Philippines trước hai tháng, lại gặp nhau ngoài đường. Rồi gọi tên nhau, nhận ra nhau, rồi có t́nh cảm và dần dà th́ phải ḷng nhau trong ba đến bốn tháng. Thế rồi Vân lại sang Mỹ trước Dũng hai tháng, ‘thương th́ cũng thương thiệt nhưng biết khi nào gặp lại và biết làm sao t́m nhau.’”

20 đô la và cuộc sống mới

Kansas City của tiểu bang Missouri là nơi đầu tiên Vân đặt chân tới khi sang Mỹ. Những ngày tháng đầu tiên, ngoài việc trở lại trường trung học, cô làm nghề may thêm phụ bà cô để kiếm thêm tiền.

Một ngày cuối năm 1990, khi vẫn c̣n trong trại tiếp cư ở Philippines th́ Dũng nhận được thư Vân gởi từ Mỹ và kèm theo 20 đô la để chàng làm lộ phí khi “ra trại.” Với Dũng, số tiền đó là cả một gia tài, nhưng gia tài lớn hơn là số điện thoại của Vân, và anh biết từ nay hai người không thể lạc nhau.

Khi sang Mỹ, Dũng về Florida, ở đó vài tháng, nhưng nỗi nhớ mong Vân khiến anh đi đến một quyết định quan trọng, nhờ một người bạn lái xe lên Kansas City v́, theo lời Dũng: “Tao nhớ con ghệ của tao quá!” Đến được Kansas City và t́m được Vân từ đó t́nh cảm và duyên nợ và hai người cùng quyết định: làm đám cưới!

Dũng hồi tưởng: “Khi mới qua em ở chung với mẹ vợ và em gái vợ. Rồi làm lụng dành dụm để làm đám cưới. Mua vé máy bay cho mẹ Dũng qua.”

“Mà cưới nhau cũng không có tiền. Lúc đó nhờ một bà cô người quen giới thiệu cho em làm hăng bóng đèn rồi giúp em mượn được 3,000 làm đám cưới và trả nợ dần.”

Sau ngày cưới, Vân tiếp tục đi làm, mỗi ngày phải lội bộ 20 phút mới có xe bus, c̣n Dũng ngay sau đó lại thất nghiệp.

Không có việc làm, Dũng chuyển sang làm nghề nhà hàng.

Đó là năm 1993, mỗi ngày đi làm Dũng phải lội bộ cả tiếng đồng hồ cho chiều đi và về. Làm ít tháng rồi anh dành dụm được hơn $1,000 và mượn thêm tiền mẹ v́ bà có “tiền già” để mua chiếc xe hơi. Cũng thời gian này, hai vợ chồng sinh đứa con đầu ḷng.



Bén duyên với biển cả

Ở Kansas City công việc ít, thu nhập không ổn định, năm 1995 Dũng lặn lội xuống San Leon, Texas làm thuê mướn trên những chiếc tàu đánh bắt cá tôm.

Năm 1996 trở về Kansas City rồi lại quay trở lại. Cho đến năm 1997 đầu 1998, Dũng đưa cả vợ con về Texas, mua được chiếc tàu nhỏ, khi đó cậu con trai thứ hai mới sinh được vài tháng.

“Bên Việt Nam em không biết nghề biển. Vất vả lắm, làm một thời gian cứ trồi lên sụt xuống, tàu bè hư hỏng, nhiều người cảm thông, nói nửa nửa thật, ‘chắc mày ráng lắm cũng kéo dài được chừng vài tháng!’”

Dũng nhớ lại thời gian khó bằng nụ cười sảng khoái: “Tướng tá ḿnh ốm yếu, tàu hư, gọi bà xă, em ơi mang xe xuống cho anh mua đồ sửa tàu, nhưng vợ trả lời, xe cũng hư luôn rồi!”

Vân khi đó từng nhiều lần năn nỉ “thôi ḿnh về lại Kansas đi làm ‘bấm thẻ’ đi anh.” Nhưng Dũng quyết chí ở lại.

Theo lời Dũng, sang đến năm 1999-2000, tự nhiên em làm ăn tương đối được, từ từ nghề dạy nghề, rồi th́ cuộc sống cũng dần ổn định. Cũng thời gian đó hai vợ chồng sinh thêm một bé gái và cũng là út, từ đây cuộc sống bắt đầu thay đổi. Giờ đây cả hai có nhà cửa, cơ ngơi ổn định, con cái học hành và theo lời Vân “rất hài ḷng về điều đó.”

“Tụi em không có bí quyết ǵ cả!” Dũng khẳng định chắc nịch về thành công của ḿnh.

“Tất cả là do xă hội tạo cho ḿnh áp lực để vươn lên. Bởi từ khi c̣n ở Việt Nam, xă hội dường như có thành kiến rằng, con lai thường ‘quậy’ không lo làm ăn, qua Mỹ cũng không ngừng quậy. Thứ hai nữa, một con lai đă quậy, hai đứa quậy nhập lại rồi ra sao? Và tụi em phải chứng minh ngược lại!”

“Nếu hỏi em có bằng ḷng với cuộc sống thực tại không? Em xin trả lời rằng em rất hạnh phúc và rất thỏa măn, nhất là có 3 đứa con.”

Qua Mỹ “được mặc áo đầm, ăn đùi gà!”

Ở Việt Nam ngay từ nhỏ dù sinh ra ở tỉnh Tiên Giang nhưng Dũng đi tứ xứ. Từ Đồng Tháp, xuôi xuống Cà Mau lăn lộn khắp vùng để mưu sinh giữ trâu, chăn vịt,… thuê cho người ta. Rồi Dũng lại ngược ra miền Đông, khắp vùng Long Khánh, Phương Lâm, Định Quán, Bảo Lộc, lên cả Tây Nguyên. Những địa danh như Ngă Ba Ông Đồn, Căn Cứ 4, Dũng cũng từng sống nhiều năm làm thuê làm mướn, có nghề nào là lắm nghề nấy.

“Trước năm 1990, có người t́m em về nói rằng sẽ được đi Mỹ. Em không có bất cứ khái niệm ǵ về Mỹ cả, lo lắng không biết ở đó có giống quê hương ḿnh không, làm sao nói tiếng Mỹ, làm sao ḿnh làm ăn.”

“Những ngày đầu tiên đến Mỹ, em bị sốc dữ lắm. Bên Việt Nam không được đi học. Qua Mỹ 19-20 tuổi làm sao đi học chữ, thế là quay sang đi làm. Làm đủ cả, từ lau chùi dọn dẹp nhà cửa, bồi bàn nhà hàng rồi từ cũng vượt qua.”

Nếu như ở Việt Nam, Dũng khó khăn, cơ cực, không có cơ hội học hành th́ Vân khá hơn chồng ḿnh chút đỉnh. Cô kể: “Vân có mẹ, có chị và có em. Học hành không nhiều như người khác, nhưng được t́nh thương của mẹ. Năm 10 tuổi em vào Nha Trang ở với d́ làm giúp việc nhà, khi 12 tuổi th́ được má gọi về nhà làm giấy tờ đi Mỹ.”

“Tuy không khổ như các bạn con lai khác v́ gia đ́nh bên ngoại đông nên được nhiều sự giúp đỡ. Nhưng chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui.”

Khi nghe tin ḿnh được đi Mỹ, Vân không lo nghĩ nhiều như những người khác, mà chỉ nghĩ đơn giản theo kiểu “rất con gái” là sẽ được mặc áo đầm, đi xe hơi, ở nhà đẹp, và… ăn đùi gà thoải mái.

Có lợi thế so với các bạn con lai khác là ở thành phố, nên khi nghe tin ḿnh sẽ được “đi Mỹ” th́ Vân cứ mong hoài, mong hoài, nhất là khi phỏng vấn bị trục trặc nên bị trễ hồ sơ.

Theo Vân, nỗi buồn nhất của thời ấu thơ và sau này là thiếu nữ khi c̣n ở Việt Nam là đi học không có bạn bè như những đứa trẻ b́nh thường khác.

“Người ta nói em là con lai nên không cho chơi, rồi Mỹ lai này Mỹ lai nọ, con không cha,.. Trong những năm đi học, đă không có ai làm bạn, lại c̣n bị trêu chọc, ăn hiếp. Buồn hơn là khi đi học về trời mưa th́ các bạn xô ḿnh té hay không cho đi chung áo mưa. Đến cả cô giáo cũng phân biệt ngược đăi, cho ḿnh ngồi tuốt cuối lớp, cô nói nhỏ, ḿnh không nghe lại bị cô la rầy.”

“Những cái đó làm em tủi thân nhiều hơn là đối với trong gia đ́nh. Buồn v́ ḿnh bị xă hội kỳ thị, và đó là điều em không bằng ḷng.”

Tự hào về nước Mỹ

Em tự hào về đất nước này! Vân bộc lộ thẳng thắn khi được hỏi nhận xét thế nào về nước Mỹ.

“Lúc nào em cũng nói với các con ḿnh rằng, mẹ rất thích nước Mỹ. Đất nước này cho ḿnh nghị lực và niềm hy vọng. Hy vọng là trước mắt ḿnh, nghị lực là do ḿnh tạo ra. Ḿnh tự do để làm mọi chuyện và chịu khó làm là ḿnh sẽ có được điều ḿnh mong muốn.”

Dũng tiếp lời vợ, chỉ cần chịu khó, chịu khó và chịu khó… th́ nước Mỹ cho ḿnh rất nhiều. Ḿnh muốn cái ǵ sẽ có cái nấy nếu ḿnh cố gắng.

Câu chuyện của cá nhân Dũng và Vân khi c̣n ở Việt Nam, ăn không đủ no, không thể đến trường, luôn là đề tài để hai vợ chồng dạy dỗ các con ḿnh “phải quư trọng v́ các con sinh đẻ ở đây.”

Như ước mơ của bao bậc cha mẹ đến từ Việt Nam khác, Vân bộc bạch: “Ở Việt Nam em không được đi học như ḿnh mong muốn. Em mong muốn các con ḿnh đạt được sự tiến bộ trong học vấn. Muốn nh́n các con ḿnh lớn lên ngoài sự thành công của cá nhân và đóng góp cho xă hội.”

“Em hài ḷng với những ǵ ḿnh đang có. Không cần phải thật giàu có, nhưng cũng đừng để nghèo khổ.” Và người phụ nữ gốc Nha Trang cười bẽn lẽn khi tựa bên vài chồng: “Luôn mong được ông xă thương em, chiều em nhiều hơn như ngày nào hai đứa mới gặp nhau!”.

VietBF © sưu tập

troopy
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 07-12-2018
Reputation: 24661


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 71,286
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	18.1.jpg
Views:	0
Size:	52.9 KB
ID:	1245717   Click image for larger version

Name:	18.2.jpg
Views:	0
Size:	119.6 KB
ID:	1245718  
troopy is_online_now
Thanks: 73
Thanked 5,464 Times in 4,734 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 24 Post(s)
Rep Power: 82 troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
Old 07-12-2018   #2
laughster
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
laughster's Avatar
 
Join Date: Mar 2007
Posts: 17,070
Thanks: 16,421
Thanked 13,229 Times in 6,882 Posts
Mentioned: 85 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7087 Post(s)
Rep Power: 38
laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8
laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8laughster Reputation Uy Tín Level 8
Default

Bài này đă được post lên hồi năm ngoái th́ phải. Chúc mừng gia đ́nh này được hạnh phúc măi măi. Đâu phải con lai nào cũng mất dạy biến thái như thằng bóng dơ đa nick phân thùng đâu hihi
laughster_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:47.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08850 seconds with 15 queries