Cảnh báo các quốc đảo Thái Bình Dương chịu hệ lụy về việc nợ nần Trung Quốc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cảnh báo các quốc đảo Thái Bình Dương chịu hệ lụy về việc nợ nần Trung Quốc
Các quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương đang phải nợ chồng nợ chất Trung Quốc. Khoản nợ này quá lớn so với quy mô nền kinh tế quốc gia của họ. Các chuyên gia đã cảnh báo những hệ lụy có thể xảy ra từ việc không thể trả những khoản nợ này.


Cung điện Hoàng gia Tonga - công trình do Trung Quốc cho hòn đảo vay tiền xây dựng (Ảnh: Newsroom)

Hơn 10 năm trước, những cuộc bạo loạn ở thủ đô Nuku’alofa của Tonga, quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương đã tàn phá công việc kinh doanh và cơ sở vật chất tại đây. Sau khi bạo loạn chấm dứt, từ đống đổ nát, chính phủ quốc đảo bắt đầu xây dựng lại thành phố, bao gồm dự án xây dựng bến tàu du lịch mới, và tái thiết cung điện Hoàng gia. Trung Quốc khi đó đã cho Tonga vay 65 triệu USD.

Đến nay, khoản vay trên đã vượt ngưỡng 115 triệu USD, gần bằng một 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này, và Tonga lại tiếp tục vay khoản thứ 2 cho dự án xây đường xá trên đảo.

Tonga chỉ là một ví dụ về tình hình hiện tại của các nước nhỏ Thái Bình Dương đang gánh chịu những khoản nợ lớn so với quy mô nền kinh tế. Các chuyên gia nhận xét rằng với tình hình hiện tại các nước ở khu vực sẽ càng thêm “đau đầu” về vấn đề tài chính và có thể sẽ bị ảnh hưởng trong các quyết sách bởi chủ nợ Trung Quốc.

Theo thống kê của Reuters, chương trình cho vay của Trung Quốc tại 11 quốc gia Nam Thái Bình Dương đã tăng vọt từ 0 lên 1,3 tỷ USD trong 10 năm trở lại đây. Dù Australia vẫn là nhà tài trợ chính tại khu vực, nhưng Trung Quốc đã trở thành chủ nợ song phương lớn nhất Nam Thái Bình Dương tính tới thời điểm hiện tại.

Những khoản vay từ Trung Quốc chiếm hơn 60% tổng tiền vay nước ngoài của Tonga, 50% nợ nước ngoài của Vanuatu. Xét về con số cụ thể, Papua New Guinea là nước nợ Trung Quốc nhiều nhất, với gần 590 triệu USD, chiếm 25% tổng nợ nước ngoài của quốc gia này.

Giám đốc khu vực Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (World Bank) Michel Kerf đánh giá rằng sự tổn thương của nền kinh tế, sự thiếu hụt các nguồn thu ngân sách của các quốc đảo Thái Bình Dương có thể khiến họ có nguy cơ cao rơi vào trạng thái “nợ đau khổ”, ám chỉ tình trạng khó khăn chồng chất, khó có thể giải quyết vì nợ nần quá lớn.

Các chuyên gia tin rằng việc Trung Quốc cho các nước Thái Bình Dương vay nợ là cách để Trung Quốc xây dựng quan hệ với các quốc gia nước ngoài khi kinh tế của họ tăng trưởng. Các gói cho vay tài chính cũng đồng thời trao cơ hội cho các doanh nghiệp quốc doanh của Bắc Kinh tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì những khoản nợ thiếu tình bền vững như hiện tại.

“Chúng tôi đáp ứng theo mong muốn của các nước, hỗ trợ tài chính trong khả năng tốt nhất có thể và nhận được sự công nhận cũng như chào mừng của các nước này”, bà Hoa nói, nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc-Tonga hiện vẫn rất tốt.


Cảng Hambantota của Sri Lanka là công trình Colombo đã cho Bắc Kinh thuê 99 năm để trang trải khoản nợ lên tới 6 tỷ USD khó có khả năng chi trả. (Ảnh: SCMP)

Tuy nhiên, nhìn từ việc Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota 99 năm vì Colombo không thể trả được khoản nợ 6 tỷ USD vay của Bắc Kinh, các chuyên gia lo ngại rằng kịch bản Trung Quốc sử dụng các khoản nợ như công cụ chiến lược gia tăng tầm ảnh hưởng có thể lại xảy ra với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Chuyên gia địa chính trị Sam Parker (Mỹ) cho rằng sự việc Hambantota chính là lời cảnh báo tới các quốc đảo Thái Bình Dương rằng họ có thể sẽ rơi vào tình trạng tương tự.

Theo Reuters, 1/3 các quốc đảo nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Chính vì vậy, đây có thể là lý do khiến Trung Quốc đẩy mạnh tài trợ tại đây, nhằm lôi kéo các nước “làm bạn” với Bắc Kinh.

Cả Đài Loan và Trung Quốc đều sử dụng phương pháp cho vay và các gói tài trợ để duy trì mối quan hệ đồng minh ngoại giao với các nước trong khu vực. Vì vậy, căng thẳng ở eo biển Đài Loan vì chính sách “Một Trung Quốc” dường như đã khiến cuộc cạnh tranh về tầm ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của 2 bên quyết liệt hơn.

Hầu hết các chỉ trích về các khoản vay của Trung Quốc ở Thái Bình Dương đều về loại dự án mà họ đổ tiền vào và các điều kiện đi kèm khoản nợ.

Đảo Cook là một ví dụ. Chính quyền quốc đảo này bị chỉ trích do vay tiền Trung Quốc xây dựng các công trình công cộng như tòa án và sở cảnh sát, cũng như xây sân vận động và phải chấp nhận điều kiện sử dụng nhân công và vật liệu Trung Quốc.

Sau 10 năm, các công trình có dấu hiệu xuống cấp vì quá trình xây dựng không đạt chuẩn, theo cựu Bộ trưởng Tư pháp đảo Cook Mark Short.

Phó Thủ tướng quốc đảo này Mark Brown cũng thừa nhận rằng có một số vấn đề về việc chọn vật liệu và chất lượng thi công các công trình này.

Theo giới chuyên gia, điểm mạnh của Trung Quốc là họ sẵn sàng chi tiền cho vay một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nước cho vay. Trong khi đó, các nước Mỹ, Australia, New Zealand có xu hướng chi tiền cho những khoản vay nhằm đầu tư vào các hạng mục mang tính phát triển bền vững hơn Trung Quốc, vì vậy tốc độ chi tiền sẽ chậm hơn Bắc Kinh.

Hiện thời, gánh nặng nợ nần đang đè nặng lên chính phủ một số quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Tonga. Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ bỏ qua các khoản nợ của nước này. Họ từng từ chối yêu cầu xóa nợ của Tonga hồi năm 2013, dù Tonga đã dừng trả nợ trong 5 năm liên tiếp trước đó.

VietBF © sưu tập

troopy
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 07-31-2018
Reputation: 24709


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 71,441
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	8.jpg
Views:	0
Size:	76.6 KB
ID:	1253757   Click image for larger version

Name:	8.1.jpg
Views:	0
Size:	63.1 KB
ID:	1253758  
troopy_is_offline
Thanks: 73
Thanked 5,471 Times in 4,740 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 24 Post(s)
Rep Power: 82 troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
Old 07-31-2018   #2
wonderful
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,285
Thanks: 17,998
Thanked 64,837 Times in 16,417 Posts
Mentioned: 125 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 57
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chỉ có tàu+ là còn tử tế cho mượn tiền để phát triển đất nước.Chứ mỹ cũng mắc nợ như chúa chỗm vậy ! Nợ nhiều thì cất đất bán từng khu như việt cộng vậy...cũng huề cả làng...
wonderful_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08896 seconds with 15 queries