Chỉ ra thứ làm cho nội bộ Mỹ bị chia rẽ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chỉ ra thứ làm cho nội bộ Mỹ bị chia rẽ
Chính phủ Mỹ đóng của dài ngày, phá vỡ kỷ lục trong lịch sử. Nguyên nhân là ǵ? Các chuyên gia đă phân tích điều này.

Nh́n bề ngoài, “cuộc chiến” khiến chính phủ Mỹ bị đóng cửa trong gần ba tuần qua đều liên quan đến những tranh căi quanh dự án xây dựng bức tường biên giới 5 tỷ USD mà Tổng thống Donald Trump từng đưa ra khi tranh cử. Nhưng nhiều chuyên gia phân tích cho rằng về bản chất, đây là cuộc đối đầu giữa hai ư niệm hoàn toàn khác nhau về bản sắc của nước Mỹ hiện nay.



Trump xem xét các mẫu tường biên giới ở California tháng 7/2018
"Kín cổng cao tường", hay "hướng về phía trước"?
Một quan điểm cho rằng ư tưởng xây bức tường biên giới với Mexico của Trump là minh chứng cho khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", câu nói thể hiện niềm tin trước sau như một của Trump rằng nước Mỹ hiện nay là một "thảm họa", hay theo ngôn từ trong diễn văn nhậm chức của ông là "sự giết chóc". Trump muốn đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ trước, bằng cách ngăn trở, trục xuất hoặc hạn chế những người ông cho là đă làm thay đổi đất nước này.

Với tâm niệm đó, Trump không chỉ muốn dựng lên bức tường bê tông hay rào thép để ngăn cản ḍng người di cư bất hợp pháp từ Nam Mỹ. Ông c̣n tạo ra các rào cản pháp lư để ngăn những người nhập cư hợp pháp, phần lớn đến từ châu Á, trong khi kêu gọi tăng lượng người nhập cư da trắng đến từ châu Âu, chẳng hạn như Na Uy.

Trong khi đó, các đối thủ của Trump, chủ yếu là những nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện, lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược về nước Mỹ. Họ cho rằng "những ngày xưa thân ái" mà Trump thường nhắc tới không hẳn tốt đẹp cho đại bộ phận người Mỹ, đặc biệt là những người da màu và các cộng đồng sắc tộc, tôn giáo thiểu số. Những người theo quan điểm này muốn giữ cánh cửa tới nước Mỹ luôn rộng mở và hướng tới tương lai, thay v́ nuối tiếc quá khứ.

Niềm tin của họ xuất phát từ câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Ronald Reagan rằng "Những ngày tươi đẹp nhất của nước Mỹ đang ở phía trước" và những hành động thực tiễn của cựu tổng thống Barack Obama trong việc bảo vệ và thúc đẩy các nhóm nhập cư cũng như thiểu số.

Họ cho rằng bức tường biên giới của Trump vừa là trở ngại về vật lư, vừa là hành động phi đạo đức không thể chấp nhận được. Nancy Pelosi, tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ, gọi đây "không phải là nước Mỹ như một quốc gia".



Tổng thống Trump phát biểu tại biên giới Mỹ - Mexico hôm 10/1/2019
Trump bắt đầu ra mặt đối đầu với lập trường này từ tháng 6/2015, khi ông tuyên bố ra tranh cử tổng thống và cam kết "xây một bức tường siêu vĩ đại ở biên giới phía nam" để ngăn chặn "những kẻ khủng bố, hiếp dâm và buôn lậu ma túy từ Mexico cũng như nhiều nơi khác". "Và tôi sẽ buộc Mexico phải chi tiền cho bức tường", ông nói thêm.
Ư tưởng buộc Mexico phải chi tiền xây tường đă phá sản từ lâu, dù Trump tuyên bố rằng việc thu nhập của người Mỹ tăng lên nhờ hiệp định thương mại mới kư với Canada và Mexico đồng nghĩa với việc Mexico ít nhất đă "trả tiền gián tiếp cho bức tường".

Trong bài phát biểu trên sóng truyền h́nh trực tiếp từ Pḥng Bầu dục hôm 8/1, Trump t́m cách tái định nghĩa bức tường, cho rằng đây không phải là một hàng rào mà là giải pháp để xử lư "cuộc khủng hoảng nhân đạo" ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ gốc Phi, gốc Mexico, phụ nữ và trẻ em. Ông khẳng định cuộc khủng hoảng này không phải do ḿnh gây ra, mà xuất phát từ "các chuyên gia hành pháp".

Nhưng với Trump, bức tường vẫn là giải pháp mang tính biểu tượng để giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp và ông vẫn muốn dựng rào thép để xử lư vấn đề này, dù người vượt biên bất hợp pháp không phải nguồn nhập cư trái phép duy nhất ở Mỹ. Nghiên cứu của Trung tâm Pew cho thấy lượng người đến Mỹ bằng visa hợp pháp sau đó trốn ở lại c̣n cao hơn rất nhiều so với người vượt biên từ Mexico.

Dù vậy, Trump vẫn khước từ mọi thỏa hiệp để giải quyết những vấn đề nhập cư cấp bách và phức tạp, khăng khăng đ̣i xây bức tường biên giới để thực thi chính sách "rào kín nước Mỹ" của ḿnh.

Trong cuộc thảo luận với các lănh đạo đảng Dân chủ ở Nhà Trắng hôm qua, Trump đùng đùng nổi giận bỏ ra ngoài khi đối thủ không chấp nhận ư tưởng xây tường của ông. Tổng thống Mỹ sau đó gọi cuộc thảo luận này là "hoàn toàn phí thời gian".

Trong hai năm cầm quyền đầu tiên của Trump, nước Mỹ trong mắt cộng đồng quốc tế trở thành một quốc gia "không khoan nhượng" với người nhập cư, khi ngăn cấm công dân một số nước Hồi giáo nhập cảnh và t́m mọi cách cắt giảm số người đến Mỹ, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Những sắc lệnh hành pháp của Trump từng gây rối loạn ở các sân bay Mỹ và làm dấy lên phản ứng quyết liệt từ dư luận.

Các thẩm phán liên bang Mỹ đă phải nhiều lần can thiệp vào các sắc lệnh này của Trump. Họ yêu cầu chính quyền không hủy bỏ chương tŕnh DACA bảo vệ khoảng 800.000 trẻ em được bố mẹ đưa tới Mỹ bất hợp pháp khi c̣n nhỏ, hay chặn sắc lệnh trục xuất 300.000 người tới Mỹ tị nạn do thiên tai, xung đột vũ trang và các mối đe dọa ở El Salvador, Haiti, Nicaragua và Sudan.

Các thẩm phán cho rằng chính sách này phản ánh "thái độ chống lại người nhập cư không phải da trắng, không có nguồn gốc châu Âu, vi phạm quy định về quyền b́nh đẳng trong hiến pháp".

Nhiều người nhập cư hợp pháp đến Mỹ cũng bị chính quyền Trump hạn chế cấp quốc tịch hoặc thẻ thường trú (thẻ xanh) nếu họ hưởng các phúc lợi như bảo hiểm y tế Mediaid, phiếu ăn hay nhà ở xă hội. Phần lớn trong số 12,6 triệu người được cấp thẻ xanh ở Mỹ đến từ các nước như Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Cộng ḥa Dominica.



Một cậu bé Mexico nh́n qua hàng rào biên giới với Mỹ năm 2016
Không chỉ ngăn cản ḍng người tới Mỹ từ bên ngoài, chính quyền Trump c̣n t́m cách giảm bớt những chính sách bảo vệ với các cộng đồng thiểu số trong nước, từ quyền bầu cử của người da màu cho tới quyền nhập ngũ của những người chuyển giới.
Tuyên bố bất ngờ

Sau cuộc thương thảo bất thành với các nghị sĩ đảng Dân chủ ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10/1 bay tới khu vực biên giới ở Texas, giáp Mexico và yêu cầu các quan chức Lầu Năm Góc xem xét sử dụng kinh phí phân bổ cho lực lượng công binh để xây bức tường biên giới trong trường hợp ông ban bố t́nh trạng khẩn cấp.

Việc ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia có thể được Trump coi là lối thoát duy nhất lúc này, khi các cuộc đàm phán với lănh đạo phe Dân chủ ở Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều lâm vào bế tắc.

Ngay sau đó, Trump tuyên bố rằng sẽ "rất ngạc nhiên" nếu ông không tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia khi không đạt được thỏa thuận với phe Dân chủ. "Chúng ta phải có một chiến thắng, hoặc là tôi sẽ ban bố t́nh trạng khẩn cấp", ông chủ Nhà Trắng nói trước khi lên đường tới Texas.

Trump hoàn toàn có quyền ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia để giúp ông có thêm quyền lực hành pháp theo các điều khoản của Đạo luật Các t́nh huống khẩn cấp Quốc gia năm 1976. Đạo luật này không đưa ra những tiêu chuẩn rơ ràng cho "t́nh huống khẩn cấp quốc gia", nên việc định đoạt tùy thuộc vào tổng thống.

Kể từ khi đạo luật này được ban hành, các đời tổng thống Mỹ đă 58 lần ban bố t́nh trạng khẩn cấp, trong đó 31 lệnh vẫn c̣n hiệu lực. Một số lệnh đưa ra các quy định về kiểm soát xuất khẩu, thi hành các lệnh cấm vận kinh tế hay xử lư vấn đề nhân quyền.

Cựu tổng thống George W. Bush ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia ba ngày sau vụ khủng bố 11/9/2001 và lệnh này tiếp tục được gia hạn hàng năm, kể cả dưới thời Trump.

"Tổng thống Trump về cơ bản có thể ban bố t́nh trạng khẩn cấp bất cứ lúc nào ông ấy muốn", Josh Blackman, chuyên gia luật hiến pháp tại Đại học Luật Nam Texas, nói. "Quốc hội Mỹ không hạn chế sự toàn quyền hành động của tổng thống theo đạo luật này".

Sau khi ban bố t́nh trạng khẩn cấp, Trump có thể dẫn một số quy định trong Bộ luật Mỹ mà ông tin rằng có thể giúp ông có thẩm quyền xây tường biên giới. Điều 10 trong Bộ luật quy định trong t́nh trạng khẩn cấp quốc gia, Bộ Quốc pḥng "có thể thực hiện các dự án xây dựng" từ nguồn ngân sách được phân bổ cho hoạt động xây dựng trong quân đội, chẳng hạn như việc xây nhà cho gia đ́nh quân nhân.

Các chuyên gia ước tính lực lượng công binh Mỹ hiện có ngân sách 13 tỷ USD để thực hiện các dự án xây dựng doanh trại, nhà ở, nhưng 11 tỷ USD trong số đó đă được phân bổ vào các dự án, chỉ c̣n 2 tỷ USD chưa được phân bổ.



Người dân ở Texas biểu t́nh phản đối kế hoạch xây tường biên giới của Trump hôm 10/1/2019
Bộ luật cũng cho phép Bộ Quốc pḥng sử dụng nguồn ngân sách, nhân sự, thiết bị vốn phục vụ cho các hoạt động xây dựng dân sự để thực hiện dự án được coi là "quan trọng với an ninh quốc pḥng", chẳng hạn như bức tường biên giới. Ngân sách dành cho các hoạt động chống ma túy, chống tội phạm có tổ chức xuyên biên giới cũng có thể được huy động cho mục đích này.
Khi t́nh trạng khẩn cấp được ban bố, chính quyền Trump c̣n có thể dùng 2,5 tỷ USD vốn dành cho các dự án tái thiết ở Puerto Rico sau cơn băo Maria năm 2017 cũng như số tiền 2,4 tỷ USD khắc phục hậu quả lũ lụt, cháy rừng ở California để chi cho hoạt động xây tường.

Với toàn bộ số tiền này, Trump sẽ có nhiều hơn 5,7 tỷ USD mà ông từng đề xuất và có thể xây tường rào bằng cọc thép cao hơn 9m dọc đường biên giới dài hơn 3.200 km ở phía nam. Ông sẽ có cơ hội tuyên bố chiến thắng trước phe Dân chủ và hoàn thành một trong những cam kết tranh cử lớn nhất của ḿnh.

Cân nhắc hệ lụy
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng hành động kiểu đơn phương và mang nặng quyền lực hành pháp kiểu này sẽ khiến Trump phải đối mặt với rất nhiều thách thức, có thể làm đổ vỡ những toan tính lớn của ông.

Quốc hội Mỹ có thể t́m cách cản trở Tổng thống ban bố t́nh trạng khẩn cấp bằng cách thông qua một đạo luật đ́nh chỉ mệnh lệnh hành pháp này. Tuy nhiên, Trump lại có quyền phủ quyết đạo luật đó, và quốc hội Mỹ từ trước tới nay chưa bao giờ bỏ phiếu ngăn cản việc ban bố t́nh trạng khẩn cấp.

Chuyên gia Blackman nhận định Trump nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện trước ṭa án liên bang cũng như ṭa án tối cao. Những người lẽ ra được hưởng lợi từ các dự án tái thiết, khắc phục hậu quả thiên tai ở California có thể kiện chính quyền Trump khi nguồn ngân sách lẽ ra dành cho họ lại bị chuyển tới xây bức tường biên giới.

Các thẩm phán liên bang có thể ra phán quyết ngăn chặn việc điều chỉnh mục đích sử dụng của các nguồn ngân sách đă phân bổ, khiến dự án xây tường gặp nhiều trắc trở, thậm chí đ́nh trệ.

Bức tường biên giới mà Trump định xây c̣n chạy qua phần đất sở hữu riêng của nhiều chủ nông trại ở biên giới và quá tŕnh giải phóng mặt bằng có thể bị cản trở bởi đơn kiện của những chủ đất này. Khi hàng loạt đơn kiện được nộp lên, chính quyền Trump có thể vướng vào những cuộc tranh căi pháp lư kéo

"Khi chứng kiến bức tường thép hoặc bê tông chạy qua đất của ḿnh, nhiều chủ đất chắc chắn sẽ đệ đơn kiện. Họ sẽ lập luận rằng Tổng thống đưa ra lư do không thuyết phục để ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia", William Galston, chuyên gia tại Viện Brookings, dự đoán những thách thức pháp lư mà Trump sẽ phải đối mặt khi quyết dùng quyền lực hành pháp để xây tường biên giới.

Thời điểm Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia cũng sẽ bị nhiều người đặt câu hỏi. "T́nh trạng an ninh mà chính quyền Trump mô tả như một “cuộc khủng hoảng” không đột nhiên diễn ra trong một đêm, mà đă tồn tại từ nhiều tuần, nhiều tháng trước.

Nếu t́nh trạng khẩn cấp đó diễn ra vài tuần trước, tại sao đến giờ nó mới được Tổng thống ban bố?", John Cohen, cựu quyền trợ lư bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nói. "Nó làm dấy lên hoài nghi về việc đây có thực sự là t́nh huống khẩn cấp, hay chỉ là một chiến lược chính trị dựa trên sự bất đồng về quyền lực?"

Bởi vậy, Blackman cho rằng nếu quyết định ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia để xây tường biên giới, Trump sẽ phải "nâng lên đặt xuống" và tính toán thiệt hơn rất kỹ càng, nếu không muốn gánh chịu những tác động ngược từ dư luận và bị coi là kẻ thua cuộc, điều Trump không thích một chút nào.

Các chuyên gia cho rằng t́nh trạng bế tắc của nước Mỹ hiện nay rồi cũng phải đến hồi kết thúc. Nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020, cử tri Mỹ sẽ phải đối mặt với câu hỏi lớn: Họ muốn nước Mỹ "kín cổng cao tường", hay một quốc gia "hướng về phía trước"?

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-20-2019
Reputation: 35672


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 88,265
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	321.jpg
Views:	0
Size:	23.0 KB
ID:	1329572   Click image for larger version

Name:	322.jpg
Views:	0
Size:	60.5 KB
ID:	1329573   Click image for larger version

Name:	323.jpg
Views:	0
Size:	56.4 KB
ID:	1329574   Click image for larger version

Name:	324.jpg
Views:	0
Size:	65.5 KB
ID:	1329575  

pizza_is_offline
Thanks: 6
Thanked 7,491 Times in 6,644 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 99 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:52.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10694 seconds with 15 queries