Bốn kinh nghiệm xin visa định cư Australia của du học sinh Việt - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Bốn kinh nghiệm xin visa định cư Australia của du học sinh Việt
Chọn ngành học phù hợp, làm thêm đúng chuyên môn hay linh hoạt khi chính sách di trú thay đổi là cách nhiều du học sinh Việt nhận được visa định cư lâu dài ở Australia.

Sinh viên quốc tế đến Australia du học, sau khi tốt nghiệp có nhu cầu ở lại làm việc lâu dài thường xin visa định cư theo diện tay nghề. Hiện nay có ba loại visa phổ biến diện này như sau:

Visa 189 (visa định cư tay nghề độc lập) dành cho những người muốn định cư Australia theo phương pháp tính điểm, mà không cần chủ doanh nghiệp hay ai bảo lănh. Những tiêu chí tính điểm chính gồm độ tuổi (từ 25 đến 33 tuổi được nhiều điểm nhất - 30 điểm), tŕnh độ tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài và ở Australia, bằng cấp (bằng tiến sĩ 20 điểm, thạc sĩ/ cử nhân 15 điểm, bằng nghề 10 điểm). Người nộp đơn phải đạt ít nhất 65 điểm, dưới 45 tuổi, có nghề nằm trong danh sách ưu tiên và vượt qua kỳ kiểm định tay nghề của cơ quan có thẩm quyền, IELTS ít nhất 6.0 cho mỗi kỹ năng, có sức khỏe và nhân cách tốt.

Visa 190 (visa định cư tay nghề do tiểu bang đề cử) cũng dựa theo phương pháp tính điểm nhưng khác với visa 189, visa này do chính quyền tiểu bang/vùng lănh thổ ở Australia bảo lănh.

Visa 191 thường được gọi là visa định cư tay nghề vùng quê. Đặc điểm của loại visa này là người lao động thường phải đến vùng nông thôn, xa xôi. Du học sinh cũng không được xin thẳng visa 191 mà theo quy định của Bộ Di trú Australia, họ phải đang giữ visa 491 (visa tạm trú do các tiểu bang/vùng lănh thổ đề cử hoặc người thân bảo lănh) hoặc visa 494 (visa tạm trú do doanh nghiệp bảo lănh ít nhất 3 năm và có đầy đủ giấy tờ thuế do Sở Thuế cấp trong thời gian này).

Theo một số du học sinh Việt Nam ở Australia, không dễ dàng để xin được một trong những visa này. Sau đây là bốn kinh nghiệm của họ:

Chọn ngành học

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng v́ ngành nào có nhu cầu cao th́ cơ hội định cư cao, việc nhiều, dễ xin, theo Quỳnh Nguyễn, giáo viên mầm non ở Bắc Australia.

Quỳnh đến Australia năm 2020 để theo khóa thạc sĩ giảng dạy giáo dục mầm non tại Đại học Charles Darwin. Đầu năm 2022, cô hoàn tất khóa học và nộp đơn xin visa 485 - visa làm việc cho sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp, đồng thời gửi thư quan tâm cho visa 189 và 190. Sau hơn nửa năm, Quỳnh được cấp visa 485 và được mời nộp hồ sơ cho visa 189. Cô nh́n nhận, điểm mạnh trong hồ sơ của ḿnh là tốt nghiệp ngành giáo dục mầm non, một trong những ngành đang thiếu nhân lực trầm trọng.

"Bạn phải chọn ngành mà Australia ưu tiên mời ứng viên định cư, lại phù hợp với ḿnh", Quỳnh nói, cho biết may mắn v́ ngành học của ḿnh liên quan trực tiếp tới công việc trước đây ở Việt Nam.


Quỳnh Nguyễn trong ngày tốt nghiệp đại học Charles Darwin. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Làm thêm đúng ngành

Đây là kinh nghiệm mà Nguyễn Mạnh Hà ở tiểu bang Victoria đúc kết, sau 9 năm ở Australia.

Hà tốt nghiệp đại học Luật ở Hà Nội, tới Australia du học ngành công tác xă hội (Social Work) ở Đại học Monash, năm 2015. Đây là ngành học luôn nằm trong danh sách định cư tay nghề của Bộ Di trú Australia. Ngành này cũng phù hợp với xu hướng nghề nghiệp của Hà là thích làm công việc cộng đồng.

Như hầu hết du học sinh, Hà đi làm thêm ở nhà hàng để kiếm tiền. Năm 2018, sau khi hoàn tất khóa học và có visa 485, anh vẫn làm ở nhà hàng v́ ngại thay đổi.

Đầu năm 2020, visa 485 hết hạn, Hà ở lại theo visa du học của vợ. Tuy nhiên, Covid-19 ập đến, nhà hàng đóng cửa nên anh mất việc. May mắn là Hà sau đó xin được vị trí nhân viên hỗ trợ người khuyết tật, rồi trở thành điều phối viên hoạt động này. Tháng 3/2021, khi đủ kinh nghiệm làm việc, Hà gửi thư đăng kư visa 190. Sau nhiều thủ tục, hơn một năm sau, anh mới nhận được visa này.

Hà nh́n nhận nếu được làm lại từ đầu, anh sẽ tập trung học hành, dành thời gian giao lưu với thầy cô, bạn bè nhiều hơn để học hỏi và t́m kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, thay v́ làm nhà hàng.

Lư do là khi làm thêm đúng ngành, du học sinh sẽ được tính điểm kinh nghiệm trong quá tŕnh nộp đơn xin visa. Ngoài ra, sinh viên nên t́m nơi trả lương đúng quy định, có khai thuế th́ sẽ có lợi khi nộp visa sau này.

Linh hoạt

Do chính sách nhập cư của Australia thay đổi liên tục, các du học sinh cho rằng cần có phương án dự pḥng, linh hoạt.

Giang Vũ từng trải qua việc này. Anh sang Tây Australia du học thạc sĩ ngành Thương mại điện tử vào năm 2018, dự định xin visa 189. Tuy nhiên, sau đó chính phủ thay đổi luật di trú, điểm để nộp đơn visa này cao "chót vót". V́ khó đáp ứng các yêu cầu mới, Giang chuyển sang Nam Australia, đổi khóa học thành thạc sĩ Quản lư doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Tháng 3/2020, khi có đủ kinh nghiệm làm việc và điểm tiếng Anh, Giang nộp thư xin visa 491. Đây là loại visa tạm trú 5 năm dành cho lao động có tay nghề ở các vùng nông thôn, do tiểu bang Nam Australia đề cử. Ba năm sau, tháng 10/2023 khi đủ điều kiện xin visa 191, Giang nộp hồ sơ và thành công.

Các du học sinh nh́n nhận quá tŕnh xin visa diện tay nghề khá phức tạp, thời gian có thể kéo dài. V́ thế, du học sinh cần có sức bền và quyết tâm cao. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng khi cho con du học, vô t́nh tạo áp lực cho con cái.

Nhờ dịch vụ di trú

Cả Quỳnh, Hà và Giang đều nhờ công ty làm dịch vụ di trú giúp nộp hồ sơ visa. Chi phí dịch vụ này dao động 7.000-20.000 AUD (112-320 triệu đồng).

"Sử dụng dịch vụ di trú có nhiều điểm lợi là được tư vấn, hỗ trợ kiểm tra hồ sơ, lỡ có trục trặc th́ họ sẽ giúp gỡ rối, nhưng ḿnh vẫn phải chủ động t́m hiểu, theo sát chứ không thể phó thác hết", Quỳnh chia sẻ.

C̣n Hà cho hay luôn yêu cầu bên cung cấp dịch vụ gửi giấy tờ để ḿnh xem trước khi nộp. Trong khi đó, Giang tự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi loại giấy tờ và sẵn sàng trước thời gian đủ điều kiện khá lâu, trước khi nhờ đến dịch vụ.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-31-2024
Reputation: 24242


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,797
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Quynh.jpg
Views:	0
Size:	108.7 KB
ID:	2330148  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,694 Times in 3,239 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05406 seconds with 13 queries