Người Pháp gốc Việt tranh cử Hội đồng Địa phương - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Người Pháp gốc Việt tranh cử Hội đồng Địa phương
Ngày 23/3 vừa qua, khắp nơi trên nước Pháp, các cử tri đă đi bầu Hội đồng Địa phương để bầu ra các dân biểu đại diện cho ḿnh tại thị xă, thành phố nơi họ cư ngụ. Đặc biệt năm nay, có khá nhiều người Pháp gốc Việt ra tranh cử. Thông tín viên Tường An t́m hiểu những khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào chính trường của người Pháp gốc Việt tại đây.
Muốn phát triển cộng đồng

Ngày 23 tháng 3, cư dân Pháp của 36.000 communes (đơn vị hành chánh tại Pháp) đă đi bầu ṿng 1 cho những Dân biểu đại diện cho địa phương ḿnh. Trong bối cảnh nước Pháp đang có những sự kiện làm cho uy tín của đảng Xă hội thiên tả cầm quyền cũng như đảng UMP cánh hữu đối lập xuống thấp, người ta vẫn hy vọng số cử tri đi bầu không quá thấp v́ trong cuộc bầu cử Hội Đồng Địa Phương, người dân đi bầu để chọn ra những dân biểu làm việc trục tiếp cho địa phương ḿnh, tiêu chuẩn chọn thường là tuỳ theo uy tín của ứng cử viên ở địa phương đó chứ không do đảng phái. Trong các liên danh, có nhiều ứng cử viên không thuộc đảng phái nào.
Cuộc bầu cử Hội đồng Địa phương (Elections Municipales) gồm 2 ṿng: ṿng 1 vào ngày 23/3 và ṿng 2 vào ngày 30/3. Pháp có 36.670 thị xă. Thị xă hay hay thành phố là đơn vị hành chánh nhỏ nhất (commune). Thành phố nhỏ nhất của Pháp là Rochefourchat với 1 cư dân và thành phố lớn nhất nước Pháp là thủ đô Paris với 2,16 triệu cư dân. Chỉ có thành phố trên 1000 dân mới có bầu cử Hội đồng địa phương. Các Dân biểu đắc cử sẽ bầu ra một thị trưởng. Cuộc bầu cử Hội đồng Địa phương rất quan trọng với dân Pháp v́ nó có ảnh hưởng trực tiếp với đời sống của họ tại thị xă hay thành phố họ cư ngụ.
Bản thân tôi th́ lúc đầu chỉ tham gia với tư cách ủng hộ thôi, nhưng thời thế đưa đẩy làm sao nên cũng trở thành Dân biểu và bây giờ th́ tiếp tục tham gia sinh hoạt chính trị ở địa phương.
-Ô. Phạm Thế Hùng
Hội đồng Địa phương có nhiệm kỳ 6 năm. Năm nay có 926.068 ứng cử viên của 36.670 đơn vị tham gia tranh cử Hội đồng Địa Phương. Đặc biệt năm nay, người ta ghi nhận đông đảo người Pháp gốc Việt tham gia, nhất là Paris và vùng phụ cận.
Quận 13 của Paris là nơi tập trung đông đảo người Á châu nhất với các trung tâm mua bán tấp nập nhất Âu châu. Có khoảng 7 người Pháp gốc Việt từ đảng cực hữu, trung hữu đến cực tả ra tranh cử Hội đồng Thành Phố quận 13.
Ông Nguyễn Chí Thiện của hội người Việt Cộng Ḥa (thuộc đảng UMP) đến Pháp từ năm 8 tuổi, ra ứng cử trong liên danh “Paris Libéré” (Paris Tự Do) với mong muốn phát triển về mặt du lịch cho quận 13 từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, mặt khác là một người Việt, ông luôn quan tâm đến sự hội nhập của người Việt vào đời sống Pháp, ông nói:
“Tại v́ em là Pháp nhưng gốc Việt Nam, từ xưa đến giờ em cũng để ư tạo ra một khung cảnh tốt đẹp cho ḿnh hôm nay cũng như cho con cái của ḿnh sau này. Trong thời gian hơn 10 năm em có sinh hoạt trong cộng đồng công giáo trong thiếu nhi thánh thể. Mục đích lúc đó là làm cho mấy em có thể intégrés (hội nhập) trong nước Pháp một cách tốt đẹp để người Việt Nam ḿnh chú ư đi vào kinh tế và chính trị bên này và cũng làm cho những người Tây để ư đến cộng đồng của ḿnh.”
Dân biểu của một đơn vị hành chánh như thị xă hay thành phố ở Pháp, tuy do dân trực tiếp bầu lên nhưng không lănh lương, chỉ được phụ cấp chút ít trong khi đó công việc rất bận rộn và hoàn toàn tự nguyện để phục vụ người dân. Do vậy, có những nơi không có người ra ứng cử. Courdimache, một thị xă chỉ có 6.500 dân, ông Phạm Thế Hùng, thuộc đảng Xă hội, ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai tại thị xă này cho biết:
“Bản thân tôi th́ lúc đầu chỉ tham gia với tư cách ủng hộ thôi, nhưng thời thế đưa đẩy làm sao nên cũng trở thành Dân biểu và bây giờ th́ tiếp tục tham gia sinh hoạt chính trị ở địa phương.”

Một địa điểm bầu cử Hội đồng Địa phương hôm 23/3/2014. RFA PHOTO/Tường An.

Bussy Saint Georges là một thành phố mới với 25.000 dân, với 10% là người Việt, nơi duy nhất có bùng binh Sài G̣n do người Việt xây cất. Ông Nguyễn Hoài Thanh không thuộc đảng phái nào, ra ứng cử với một trong những lư do khác đặc biệt:
“Tôi ứng cử là tại v́ ông Maire là một người bạn của tôi mà cũng là 1 người bạn của cộng đồng Việt Nam tại Bussy. Ông thị trưởng ở đây là 1 người rất ưu ái đối với người Việt Nam. Mỗi lần người Việt ở Bussy cần ǵ là ổng luôn luôn giúp đỡ cho nên khi ra ứng cử trong liên danh của ổng th́ mục tiêu của tôi là cũng để bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam ở đây khi cần thiết.”
Một trong 2 ứng cử viên người Pháp gốc Việt tại Lognes, nơi có 15.000 dân với 60% gốc Á châu, cô Thu Tâm, hội UVR (Người Việt Cộng Hoà) và thuộc đảng UDI . Cô thích đọc truyện Kiều, quan tâm đên chính trị từ nhỏ v́ Ba của cô làm trong toà đại sứ Bỉ thời VNH. Đến Pháp năm 11 tuổi, cô cho biết muốn trở thành dân biểu tại Lognes để đem lại an ninh cho người dân tại đây và cũng có cơ hội bảo toàn văn hóa Việt:
“Em muốn giữ văn hóa Việt Nam, em không muốn mất nguồn gốc, người Việt ḿnh phải tranh đấu làm sao cho nước Việt Nam được tự do và con người Việt Nam được hănh diện là người Việt, theo em nghĩ lúc sau này, những em trẻ Việt Nam ḿnh không có biết cái giá trị nguồn gốc Việt Nam thực sự mà của Trung Quốc hay nước nào chứ đối với em không phải là nước Việt Nam thành ra em muốn giữ những cái giá trị của người Việt cho người Việt.”
Vẫn c̣n hạn chế?

Pháp có khoảng 300.000 người Việt sinh sống, với khoảng 75% người Việt đă nhập tịch , mặc dù tỷ lệ nhập tịch khá cao nhưng rất ít người tham gia vào chính trường Pháp. So với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hay Úc, sự tham gia vào chính trường Pháp của người Việt hăy c̣n rất hạn chế. Đi t́m nguyên nhân của sự hạn chế này, chúng tôi nhận thấy có những lư do khách quan cũng như chủ quan.
Một trong những lư do chủ quan, theo ông Nguyễn Hoài Thanh có lẽ nó đến từ sự mặc cảm 100 năm Pháp thuộc của một nước nhược tiểu:
“Tôi nghĩ nó có nhiều lư do lắm: một trong những lư do đó là làm như là chúng tôi có cái mặc cảm khi mà đi chơi thân với người Pháp. Không hiểu cái mặc cảm đó xuất phát từ đâu ra? Khi đi chơi thân với những người làm chính trị của Pháp th́ ḿnh không chịu gần gủi họ lắm, không biết có phải đó là tự ái dân tộc khi ngày xưa họ cai trị đất nước ḿnh hay không hay là v́ một lư do nào khác không biết? Thứ hai nữa là người Việt Nam chúng ta nghĩ rằng làm chính trị là một điều không tốt. Không biết có phải vậy không mà đa số anh em chúng tôi lúc trước không chịu tham gia vào những đảng phái để ra ứng cử. Bây giờ nh́n lại mới thấy đó là một sai lầm.”
Theo ông Phạm Thế Hùng, một lư do chủ quan khác có lẽ là do bản tính an phận của người Việt, tuy nhiên, ở thế hệ mới người ta đă t́m thấy một sự năng động hơn. Ông Hùng nói:
Tôi nghĩ rằng bên Pháp có thể khó hơn bên Mỹ chút xíu v́ dù sao đi nữa bên Mỹ cũng là một chúng tộc, c̣n bên Pháp là một quốc gia.
-Ô. Nguyễn Hoài Thanh
“Người Việt ḿnh vẫn có tính an phận, tức là khi sang được nước Pháp th́ chỉ chăm chỉ làm ăn. Cho tới nay hầu như rất hiếm người Pháp gốc Việt ra tranh cử. Chỉ vài năm trở lại đây có một số thành phần người Pháp gốc Việt bỏ qua cái mặc cảm về nguồn gốc dân tộc để mà ra tham gia các sinh hoạt chính trị của nước Pháp và một số người th́ mạnh dạn ra tranh cử.”
Ngoài ra, c̣n có những lư do khách quan đến từ những quan điểm bảo thủ của xă hội Pháp, dù đă có nhiều tiến bộ, nhưng xă hội Pháp vẫn chưa hoàn toàn quen được với h́nh ảnh một người Á châu trong chính trường Pháp và đó là một rào cản tâm lư rất lớn khiến nhiều người ngần ngại tham gia vào chính trường. Với kinh nghiệm của một người làm truyền thông, Ông Phạm Thế Hùng chia sẻ:
“Cái nh́n của người Pháp đối với cộng đồng người gốc nước ngoài thật sự vẫn chưa có những thay đổi lớn lao lắm. So với nước Mỹ hay Úc th́ nước Pháp thật sự chưa có tạo điều kiện cho các cộng đồng gốc nước ngoài tham gia vào đời sống chính trị ở các cấp bậc ngày càng cao hơn. Ngay cả trong lănh vực truyền thanh, truyền h́nh, nhất là truyền h́nh ít khi người ta thấy những xướng ngôn viên hoặc phóng viên người gốc nước ngoài có mặt trên màn ảnh truyền h́nh.”
So sánh với các quốc gia khác, Ông Nguyễn Hoài Thanh nhận xét:
“Tôi nghĩ rằng bên Pháp có thể khó hơn bên Mỹ chút xíu v́ dù sao đi nữa bên Mỹ cũng là một chúng tộc, c̣n bên Pháp là một quốc gia. Thường thường bên Pháp những người làm chính trị th́ họ học khá cao như ENA, Polytechnique… Đó là chuyện hồi xưa, c̣n bây giờ họ lại rất muốn người Á châu, nhất là người Việt Nam chúng ta tham gia vào chính quyền.”
Tuy nhiên, giới trẻ lại có một nhận định khác hẳn. Ông Nguyễn Chí Thiện cho biết ông hoàn toàn không có một trở ngại nào để đi vào chính trường Pháp, theo ông, nếu ḿnh không lên tiếng th́ sẽ không ai biết đến ḿnh, ông nói:
“Trở ngại th́ không có trở ngại đâu. Đối với em th́ không có chuyện kỳ thị. Phân biệt th́ có, nhưng kỳ thị th́ không. Phải nói người Việt ḿnh bên Pháp là một cái intégration exemplaire (thí dụ điển h́nh của sự hội nhập) Em nghĩ rằng dù ḿnh rất đông ở bên này mà nếu ḿnh không tham gia th́ người ta không biết đến ḿnh. Người ta không biết ḿnh th́ người ta không tạo ra một khung cảnh tốt để cộng tác với người ta. Thứ hai nữa là có rất nhiều người Pháp nghĩ là người Á đông bên Pháp là người Tàu chứ không phải là người Việt Nam. Em thấy ḿnh cũng phải làm cho người ta biết điểm khác biệt của người Việt Nam với người Tàu.”
Là một phụ nữ, nhưng cô Thu Tâm không gặp trở ngại về giới tính hay sắc tộc trong việc thực hiện niềm mơ ước tham gia vào chính trường Pháp. Hơn thế nữa, là một bác sĩ, cô có lợi thế để nói lên tiếng nói của ḿnh:
“Chính trị quan trọng bởi v́ nó điều khiển cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Người Á châu không có tinh thần chính trị nhiều nên để cho người khác quyết định cuộc sống của họ. Em cũng thích làm chính trị lắm. Theo em nghĩ người phụ nữ cũng phải lên tiếng bởi v́ họ có bổn phận trong gia đ́nh và bổn phận ngoài xă hội, họ cũng phải có quyền lên tiếng.”
Mặc dù đa số người Việt ở Pháp vẫn c̣n bước những bước khởi đầu vào đời sống chính trị ở Pháp. Nhưng là một khởi đầu đa dạng và bộc phát. Ông Phạm Thế Hùng rất hy vọng thế hệ nối tiếp sẽ có những tiếng nói đông đảo hơn trong chính trường Pháp:
“Hiện nay người Việt tham gia chính trường ở cấp quốc gia th́ hầu như chưa có, hy vọng là trong thời gian tới, với sự tham gia ngày càng đông đảo của giới trẻ sẽ thúc đẩy những người khác mạnh dạn hơn trong sinh hoạt chính trị của người Pháp.”
Với khoảng 100 người Pháp gốc Việt ra tranh cử Hội đồng Địa Phương trên toàn nước Pháp năm nay th́ đó không phải là con số đáng kể. Tuy nhiên, so với các nhiệm kỳ trước th́ đây là một khởi đầu đáng khích lệ để người Việt từng bước tham gia góp tiếng nói trong chính quyền sở tại.
rfa

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 03-24-2014
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	e.jpg
Views:	429
Size:	17.5 KB
ID:	590727  
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09867 seconds with 13 queries