Nguyễn Chánh Thi bị ghép “13 tội” mà theo ông ta tội lớn nhất không được nêu ra là “biết quá rơ những hành động tham ô, buôn lậu á phiện” của phe Kỳ và Thiệu.
Đọc hồi kư của các tướng tá Sài G̣n xuất bản ở nước ngoài:
Đăng Bởi Một Thế Giới - 08:46 25-11-2014
Nguyên tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
Tội nữa là nặng đầu óc cát cứ miền Trung - bộc lộ qua đ̣i hỏi phải thả, hoặc để những nhân vật người Trung cho Thi xử lư qua vụ “hốt” Thượng hội đồng quốc gia cuối năm 1964.
Vụ “hốt” đó do Khánh và” nhóm tướng trẻ” của Kỳ chủ mưu. Nó là sự tiếp tục tham vọng quân đội làm “vua” manh nha ngay sau đảo chính 1.11.1963, như Thiệu đ̣i hỏi:”Quân đội đảo chính th́ quân đội phải hưởng” (trong cuộc họp t́m người thay Nguyễn Ngọc Thơ làm thủ tướng ).
Trần Thiện Khiêm trong chuyến thăm Mă Lai, người nước đó hỏi: Ở Sài G̣n đảng nào mạnh nhất, Khiêm trả lời:”Quân đội!”. Nghe kể lại, các tướng tá Sài G̣n cười ầm lên, người hả hê nhất phải là Khánh. Một tuần trước lễ Giáng sinh 1964, Khánh xuất hiện với bộ quân phục, gặp các ông Đôn – Kim – Xuân tại Đà Lạt và hậm hực nói (giọng vẫn đầy ”ấn tượng” với Dương Văn Minh):
- Thượng hội đồng quốc gia là người của ông Minh, tôi quyết định vấn đề ǵ họ cũng bác hết. Các anh thấy tôi bận quân phục đây chắc là sẽ phải có chuyện ǵ! Chiều nay (19.12) tôi về Sài G̣n nhóm anh em và sẽ có quyết định: một là đảo chính, quân đội lên nắm chính quyền trở lại; hai là xúc Thượng hội đồng quốc gia.
Thượng hội đồng đang soạn thảo hiến pháp để tiến tới thiết lập chính quyền dân sự, nhưng điều đó thâm tâm Khánh-Kỳ-Thiệu–Khiêm và nhóm tướng trẻ diều hâu, quân phiệt không muốn. Nguyễn Cao Kỳ xem rẻ Thượng hội đồng, bảo Quốc trưởng Phan Quốc Sửu là “ông già lải nhải”, gọi thủ tướng Trần văn Hương 61 tuổi, cựu đô trưởng Sài G̣n là “một người mang lại tai họa. Ông ta không có nghị lực, không nh́n xa thấy rộng…”. Tóm lại, Kỳ cũng đang nôn nóng lật ngă cái “Thượng hội đồng” bị mỉa mai là “Viện bảo tàng quốc gia” đó, th́ đùng một cái, như lời hứa, Khánh về Sài G̣n tụ họp “nhóm tướng trẻ” suốt 6 tiếng đồng hồ để xem có nên ra tay chưa.
Kỳ kể lại, cuối cùng tất cả biểu quyết bằng cách đưa tay, kết quả là đồng ư “hốt” ngay hôm 20.12.1964 và: “Tôi c̣n nhớ lúc đó vào khoảng chập tối, tướng Có (sau này là thành viên trong nội các của tôi cho đến khi tôi giải nhiệm ông ta v́ tham ô) nh́n vào đồng hồ tay và nói: Đă muộn rồi. Đến lúc phải lùa về gà và ḅ vào chuồng thôi!”.
Việc “hốt”, “xúc”, hoặc “lùa” (chữ dùng của nhóm tướng tá kiêu binh, quân phiệt) được tiến hành trong đêm tối; y hệt cuộc hợp đồng tác chiến chống lại những ông già ốm yếu không một tấc sắc trong tay.Kỳ ghi nhận: “Khánh cầm đầu các lực lượng vũ trang, tôi hoàn toàn kiểm soát không quân. Những người khác kiểm soát lực lượng đặc biệt, thủy quân lục chiến, nhảy dù. Tôi cho t́m những sĩ quan cấp nhỏ, cung cấp chi tiết (danh sách, địa chỉ, nơi giam giữ), thế là họ cho quân đi bắt…”Khuya đó, một số thành viên Thượng hội đồng và hàng chục chính khách, giáo sư, lănh tụ sinh viên mà Kỳ ghép vào “thành phần bất hảo” bị bắt giữ đưa lên Pleiku và Kontum quản thúc ngay sáng hôm sau. Trong số đó có cả thiếu tướng Đỗ Mậu, ông kể: “Khoảng 3 giờ đêm ngày 20.12.1964, đại tá Nhiêu, một cộng sự viên của Khánh và đang là Giám đốc Sở Trung ương t́nh báo, đi xe jeep cùng với 3 binh sĩ vơ trang đến nhà riêng của tôi mời tôi đến gặp Hội đồng tướng lĩnh đang nhóm họp tại Bộ Tổng tham mưu. Tôi biết việc chẳng lành đang xảy ra nên dặn vợ con cứ yên tâm ở nhà (…), Đến 7 giờ sáng, tướng Có mời tôi lên xe và đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất”. Ở đó, các ông Mai Ngọc Liệu, Vũ Ngọc Các, Nguyễn Văn Lực, bác sĩ Lê Khắc Quyến, luật sư Trần Thanh Hiệp…lần lượt được binh lính chở tới cầu thang máy bay để đưa đi quản thúc tại Kontum và Pleiku.
Đại sứ Mỹ M.Taylor nhanh chóng biết tin và điện thoại cho Khánh, Khánh nghe xong quay qua bảo mọi người có mặt: “Đại sứ Mỹ Taylor muốn gặp tất cả chúng ta tại Đại sứ quán Mỹ ngay bây giờ. Nhưng tôi không đi (…). Trong các anh có ai đại diện tôi không?”. Không ai đi thay cả. Khánh nói: “Này Kỳ, anh là lănh đạo của nhóm tướng trẻ, anh nên đi đi”. Thiệu và Thi đồng ư đi. Đô đốc Chung Tấn Cang cũng thế. Rốt lại: Thiệu-Thi-Kỳ-Cang đi gặp Taylor.
Thái độ và lời nói của Taylor nhằm vào 4 người được mô tả là “quá sỗ sàng”. Ông ta bảo đại ư là cuộc đảo chính náo động tối hôm qua đă làm tiêu tan quá tŕnh h́nh thành chính phủ dân sự đang diễn tiến, khiến Mỹ có thể cắt viện trợ. Hành động của nhóm tướng trẻ quá “loạn”. Lời nói của Taylor đầy vẻ lên lớp, không làm tắt “loạn” được. Hai bên chỏi nhau.Kỳ bảo: “Taylor vẫn cứ tiếp tục nói với chúng tôi như là những học sinh lang thang bị bắt gặp đang trộm quả trong một vườn cây ăn trái”. Ngược lại, các tướng đầy máu kiêu binh, quân phiệt, háo thắng đó lại nh́n Taylor qua một “kính loạn hoa” để thấy ông ta chẳng phải là “ngài đại sứ” đang mặc bộ thường phục trang nhă trước mặt họ mà là, như Kỳ viết, một vị tướng “không sao che đậy được phong thái quân sự…Taylor thuộc về loại người luôn luôn thuyết giảng cho người khác chứ không phải là để nói chuyện với họ”.
Ông hiện ra trong ư nghĩ họ như một người đang mặc áo hoa rằn ri của lính Mỹ với những lời như đạn réo. Thiệu ức lắm, dọa sẽ họp báo về thái độ của Taylor. Thi điên lên. C̣n Khánh? Kỳ bảo sẽ không bao giờ tha thứ Khánh về việc ông ta “lẩn tránh không chịu đi dự cuộc họp đó”. Nhưng 3 ngày sau, Khánh lên Đà Lạt khoe trước Trần Văn Đôn, Linh Quang Viên, Lê Nguyên Khang:
- Bây giờ tôi đă nắm ông Taylor trong tay rồi, ông ta không dám hành động ǵ để chống tôi nữa. Ông Taylor muốn gặp tôi th́ đến văn pḥng tôi ở Bộ Tổng tư lệnh – chứ tôi không đến văn pḥng ông Taylor nữa đâu.
Ông Đôn không lạ về lối nói của Khánh, hỏi:
- Có phải anh gây với ông Taylor không?
Khánh khoái lắm, cười ha hả:
- Ừ, tôi đă mắng ông Taylor một mạch…
Và ông Taylor đă nhịn im?c̣n nữa...
Mai Nguyễn