VietBF - View Single Post - Nỗi ḷng khắc khoải về tết của người Việt nơi xa xứ
View Single Post
  #1  
Old  Default Nỗi ḷng khắc khoải về tết của người Việt nơi xa xứ
V́ cuộc sống mưu sinh, v́ tương lai, nhiều người phải xa gia đ́nh, quê hương đến sinh sống, học tập và làm việc ở khắp nơi trên thế giới.

Và ở bất cứ nơi đâu, họ vẫn luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn với những cảm xúc khó tả mỗi khi chung vui với Tết của người bản xứ. Trong cái không khí tưng bừng rộn ră ấy, họ nhớ về gia đ́nh, nhớ những bữa cơm sum họp, đầm ấm trong những ngày tết cổ truyền.
Buồn lắm tết xứ người
Ở Việt Nam, đến giữa tháng Chạp, khắp phố phường, làng quê, không khí Tết đă xuất hiện, tưng bừng rộn ră. Quất, đào, mai đua nhau khoe sắc, phố phường tấp nập người. Những mặt hàng phục vụ ngày Tết được bày bán tràn ngập các chợ, siêu thị càng khiến ḷng người rộn ră. Nhớ lại những khoảnh khắc ấy ở quê nhà, những người xa quê hương chỉ biết ngậm ngùi khi cùng người bản xứ đón Tết Dương lịch.
Anh Nguyễn Mạnh (quê gốc Thanh Hoá), một người bạn từ thuở đại học của tôi hiện tại đang sinh sống tại Osaka, (Nhật Bản) tâm sự: "Ḿnh sang Nhật đă được 5 năm rồi. Xa xứ buồn lắm".
Theo lời anh Mạnh, từ lâu Nhật Bản đă không c̣n ăn Tết âm như ở Việt Nam từ thời Minh Trị mà chuyển qua ăn Tết Dương lịch. Khác với không khí vui vẻ, sum vầy như Tết Việt, Tết của người Nhật vô cùng buồn tẻ. Họ ít khi mời bạn bè đến nhà chơi bởi trong những ngày ấy, họ thường tranh thủ nghỉ ngơi, gia đ́nh nào có điều kiện th́ đi du lịch nước ngoài.
Điểm giống nhau giữa Tết Nhật và Tết Việt chính là việc treo cây nêu, lên chùa thắp hương cầu mong sự b́nh an, may mắn cả năm. Thế nên, cứ mỗi lần chứng kiến Tết của người bản xứ nơi đây, không chỉ riêng anh Mạnh mà rất nhiều người Việt Nam chạnh ḷng nhớ đến Tết cổ truyền của ḿnh, để rồi, những giọt nước mắt nhớ nhà, nhớ quê, cứ thế rơi theo những tiếng nấc nghẹn khi gọi điện về hỏi thăm bố mẹ ở quê nhà trong những ngày Tết của họ.
Tại khu Little Sai Gon, quận Cam thuộc bang California, Mỹ, nơi có đông người Việt Nam sinh sống nhiều nhất, không khí Tết cổ truyền của ḿnh đến từ rất sớm, bắt đầu cùng với Tết của người Mỹ.
Theo chia sẻ của anh Trung Dũng, một người Mỹ gốc Việt tôi gặp hồi đầu năm khi anh về Việt Nam cách đây một tháng th́ Tết ở Mỹ không vui như ở Việt Nam. Vào thời khắc đón chào năm mới, mọi người vui vẻ ra phố, ra quảng trường để ngắm pháo hoa, chúc nhau năm mới b́nh an. Gần 30 năm ăn cả hai Tết: Tết của người bản xứ và Tết cổ truyền Việt Nam trên đất Mỹ, chưa khi nào anh quên được cái không khí Tết của Việt Nam.
Phố Little Sai Gon, (quận Cam bang California, Mỹ) luôn tràn ngập các mặt hàng phục vụ tết âm lịch cho người Việt.

"Cùng ngày ăn Tết âm lịch với người Việt, tuy nhiên Tết ở Đài Loan buồn lắm. Vào ngày này, công nhân được nghỉ vài ngày để đón Tết, phận giúp việc gia đ́nh như chúng tôi là buồn thôi", chị Mỹ Hạnh, người gốc Thái B́nh, hiện đang sinh sống ở Taipei (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ.
Tôi biết chị khi chị chủ động gọi điện đến toà soạn báo để làm từ thiện cho một cháu bé ở Bắc Giang và trong TP.HCM. Trong những ngày Tết, những người giúp việc như chị chỉ được ra ngoài mua sắm, ăn tết cùng đồng hương người Việt từ chiều 30 tết đến chiều ngày mồng 1.
"Muốn kiếm những món ăn, món đồ trang trí truyền thống để tạo không khí Tết nhưng không có nên ai cũng buồn tủi nhớ nhà", chị Mỹ Hạnh tâm sự.
Ấm áp t́nh đồng hương nơi xứ người
Sau Tết của người Mỹ, tại những khu phố nhiều người Việt sinh sống, không khí Tết tràn ngập khắp các ngả đường. Các loại hoa đào, mai đồ trang trí Tết từ Việt Nam, Thái Lan chuyển sang càng tô đậm không khí Tết nơi đây. Đồ dùng cho ngày Tết không thiếu thứ ǵ.
Gần tết, những người Việt hào hứng đi sắm sửa tại những cửa hàng bán đồ làm sẵn: Bánh chưng, bánh tét, mứt sau đó đến những khu vườn trồng hoa mai mua hoặc mua hoa ở chợ hoa về trang trí nhà cửa. "Ai cầu kỳ hơn th́ mua lá chuối, gạo nếp về tự gói bánh chưng để nhắc con cháu không quên truyền thống nguồn cội", anh Trung Dũng tâm sự.
Hơn 30 năm tha hương nơi xứ người, chưa bao giờ anh Dũng quên được không khí Tết của quê hương. Anh vẫn nhớ như in mùi bánh tét thơm nồng, ngầy ngậy. Quên sao được những ngày nhỏ theo cha mẹ ra nghĩa trang thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Ở Mỹ, tuy không có bàn thờ ông bà tổ tiên như ở Việt Nam, nhưng người Việt sinh sống nơi đây vẫn cố gắng lưu giữ những nét văn hoá Việt. Bắt đầu từ tết dương, người Việt đă tranh thủ thời gian đến thăm nhau, chúc Tết, để đến Tết âm lịch, ai có điều kiện th́ về nước ăn Tết. Dù xa quê nhưng mọi người vẫn cố gắng gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau mỗi khi ai đó gặp khó khăn.
Tôi có một người anh họ tên Vũ Hùng đang làm luận án tiến sĩ ở Strasbourg, Pháp. Qua facebook, anh bảo: Ở nơi anh đang sống, những người Việt Nam luôn đùm bọc, yêu thương nhau. Anh chia sẻ: Bất kể ai khi mới sang đều được những người Việt nơi đây giúp đỡ từ cái ăn, đến việc đi đứng.
Đặc biệt trong ngày Tết, mọi người thường tụ họp nhau thành nhóm, cùng nhau đón tết. Để có được cái Tết xa xứ mang đậm văn hoá Việt, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện, mỗi người góp một ít đồ đạc được gửi từ Việt Nam sang để đón Tết. Càng ở xa quê hương, càng thấy Tết có ư nghĩa.
Cách đây 3 năm, khi cùng mọi người đi mua sắm, chuẩn bị đón Tết cùng người bản xứ, anh Hùng chứng kiến câu chuyện: Một bé gái người Pháp, gốc Việt khoảng 5 tuổi cầm trong tay rất nhiều chiếc đèn lồng nhỏ dùng để trang trí cây trong nhà. Một chiếc đèn bị rơi, lăn xuống đường, đúng lúc có một chiếc ô tô chạy đến. May mắn, bé gái ấy được một người trong nhóm anh kịp thời bế lên, tránh chiếc ô tô đang đi đến. Hai chú cháu ngă lăn ra vỉa hè. Vừa lúc mẹ bé chạy đến, ôm chặt bé và nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt.
Nghe mẹ nói tiếng Việt, cô bé nhoẻn miệng cười: "Con cảm ơn chú, nhờ có chú mà con cứu được chiếc đèn lồng nhỏ quư giá nội con gửi từ Hà Nội sang cho con đón Tết". Hoá ra, cô bé ấy rất thích được đón Tết cổ truyền của người Việt. Theo lời mẹ cô bé, v́ bận công việc, vợ chồng chị chưa bao giờ tổ chức đón Tết cổ truyền. "Giờ người Việt nơi đây tưng bừng đón Tết cùng nhau. Ai cũng hân hoan tranh nhau gói bánh chưng, làm nem và nấu bát miến đậm chất quê hương để thưởng thức trong những ngày đông giá rét", anh Vũ Hùng tâm sự.
Sau Tết của người Mỹ, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại đây đều cố gắng sắp xếp thời gian để đón một cái tết cổ truyền ấm áp. Họ sẵn sàng xin nghỉ phép dài ngày để cùng gia đ́nh đón Tết.
"Không phải bây giờ, mà từ ngày mới sang Mỹ định cư, hầu như năm nào tôi và nhiều người Việt khác xin nghỉ phép vài ngày để đón Tết cổ truyền. Vào ngày này, những người có điều kiện th́ về nước ăn tết, những người không có điều kiện th́ ra các con phố có nhiều người Việt sinh sống để cùng nhau hàn huyên chuyện xưa cho t́nh đồng hương thêm thắt chặt" - đó là chia sẻ của nhiều người Việt đang định cư tại Mỹ.
Dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới có người Việt Nam sinh sống, t́nh người luôn được đặt lên cao nhất. Đặc biệt mỗi khi Tết đến xuân về, t́nh người càng trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Nhiều cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác nhau c̣n đóng quỹ, quyên góp giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở quê nhà tiền mặt, quà để mọi người cùng có Tết vui vẻ, ấm áp t́nh người.
tm

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 01-27-2014
Reputation: 43341


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,850
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	16cam_10d0e.jpg
Views:	246
Size:	192.2 KB
ID:	567120  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.07726 seconds with 11 queries