VietBF - View Single Post - Thiên tài Quân Sự VNCH - Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu
View Single Post
Old 01-28-2015   #3
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 115,500
Thanks: 9
Thanked 6,099 Times in 5,087 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Default

3. Bản báo cáo đề cập tới khía cạnh t́nh báo của chiến dịch Pleime/Chuprong từ ngày 20 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11 năm 1965. Như vậy nghĩa là chỉ nói tới giai đoạn I và giai đoạn II của toàn bộ chiến dịch Pleime gồm ba giai đoạn Pleime/Chuprong/Iadrang, từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965.

4. Phần 07. Thi hành, chính yếu ghi tóm lược hành quân và tóm lược t́nh báo hằng ngày, từ ngày 23 tháng 10 đến 20 tháng 11, giống y hệt phần 07. Thi Hành, từ ngày 23 tháng 10 đến 20 tháng 11 của Chiến Dịch Pleiku do Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ soạn thảo. Ban 2/MACV chỉ thêm tóm lược hành quân và t́nh báo cho ngày 20-22 tháng 10 năm 1965.

5. Ngoài ra, phần Khái Niệm Hành Quân, và phần Rút kinh nghiệm của hai bản báo cáo Ban 2/MACV và BTL/SĐ1KK cũng giống y hệt nhau. Thêm nữa, phần Kết luận của Ban 2/MACV th́ lại là một đoạn trích của phần Mở Đầu của BTL/SĐ1KK.


6. V́ bản của BTL/SĐ1KK được soạn thảo xong và tŕnh Tướng Kinnard kư ngày 4 tháng 3 năm 1966 mà bản của Ban 2/MACV không biết được soạn thảo xong và tŕnh Tướng Christian kư ngày nào, nên khó xác định được ai sao chép ai.

Có một tài liệu khả dĩ giúp làm sáng tỏ vấn đề này. Why Pleime nhắc tới bản báo cáo t́nh báo đề ngày 24 tháng 11 năm 1965 của Ban 2/SĐ1KK: “27. Intelligence Report, Hqs, 1st Air Cav Div, Office of the G-2, Dated 24 Nov 65, Subject: Ia Drang Valley (Silver Bayonet 1) YA 9104 14-19 Nov 65.” Như vậy xác suất Ban 2/MACV sao chép Pleiku Campaign của BTL/SĐ1KK phần mô tả hành quân từ ngày 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1965 cao hơn là ngược lại.

7. Tuy nhiên dựa vào lời của Tướng Christian:
Khi nhận thức thấy rơ là trong chiến dịch Chu Prong một trận chiến tầm cỡ lớn đang h́nh thành, Phụ Tá Tham Mưu Trưởng/Ban 2, yêu cầu các lực lượng tại chiến trường phải ghi chép cách chính xác các thao tác hành quân vào sổ nhật kư để sau này sẽ được đưa vào một bản báo cáo sau trận đánh. Sau khi tiếp nhận được thông tin này một bản tường tŕnh sau trận đánh đă được soạn thảo và cống hiến cho chỉ huy trưởng ở mọi tầng cấp tùy nghi xử dụng.

có thể suy diễn cấu trúc bản báo cáo hành quân từng ngày gồm hai phần tóm lược hành quân và tóm lược t́nh báo với dụng ư cho thấy mối liên hệ tương quan hậu quả và ảnh hưởng của hai khía cạnh khái niệm hành quân và t́nh báo, là sáng kiến của Tướng Christian, Trưởng Pḥng Ban 2/MACV.

8. Điều đáng ghi nhận là bản báo Ban 2/MACV dè dặt hơn bản báo cáo BTL/SĐ1KK khi nêu lên phương pháp thu thập t́nh báo chỉ liệt kê có SLAR (radar), IR (hồng ngoại tuyến), không ảnh và hỏi cung tù binh, và bỏ qua không nói tới RR (radio research - kiểm thính phát sóng radio): “The DTOC received direct SLAR and infra-red (I-R) reports from the aerial surveillance and target acquisition platoon (OV-1 Mohawk) and USAF sources, plus reports and the Radio Research Unit.” (Pleiku Campaing, trang 128).

Chỉ có nguồn t́nh báo gặt hái được qua phương pháp kiểm thính mới có được thông tin thức thời về ư định, trù tính, bàn thảo tại Bộ Tư Lệnh B3. Tỉ như (kiểm thính thức thời trong ngày xảy ra):
Ngày 1/11, ngay sau khi tới làng Anta, các cán bộ Trung Đoàn 33 mở một cuộc họp để t́m cách khám phá nguyên do nào khiến các lực lượng Mỹ liên tục pháo tập chính xác. Họ đi đến kết luận là phải có gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp vị trí và di chuyển của các đơn vi thuộc trung đoàn.
Ngày 2/11, Bộ Tư Lệnh B3 nhận được tin Trung đoàn 66 bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang
Ngày 4/11, Trung Đoàn 33 được lệnh ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong th́ di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000);
Ngày 08/11 Trung Đoàn 33 thu thập xong các đơn vị cơ hữu cuối cùng và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Trung đoàn ghi nhận các con số tổn thất sau đây:
Đơn Vị * Quân Sộ Trước Pleime Phần Trăm hay Con Số tổn Thất
Tiểu Đoàn 1: 500, 33% chết
Tiểu Đoàn 2: 500, 50% chết
Tiểu Đoàn 3: 500, 33% chết
Đại Đội Bích Kích Pháo Trung Đoàn: 120, 50% chết
Đại Đội Súng Pḥng Không Trung Đoàn: 150, 60% chết
Đại Đội Truyền Tin Trung Đoàn: 120, 4 chết-16 mất tích
Đại Đội Vận Tải Trung Đoàn: 150, 50% chết
Đại Đội Quân Y Trung Đoàn: 40, 80% chết hay mất tích
Đại Đội Công Binh Trung Đoàn: 60, 15 chết hay mất tích
Đại Đội Trinh Sát Trung Đoàn: 50, 9 chết
Tổng cộng, đếm đầu người cho thấy 890 người của con số nguyên thủy 2200 bị giết, với hơn 100 mất tich và nhiều binh sĩ hứng chịu những vết thương hủy hoại thân thể. Các quân trang mất mát cũng nặng đối với đại đội súng pḥng không trung đoàn mất 13 trong số 18 súng và đại đội bích kích pháo trung đoàn mất 5 trong số 9 ống súng. Thêm 6 ống súng bích kích pháo bị mất bởi các tiểu đoàn, cùng với hầu hết các súng không giựt. Đạn dược, thực phẩm và thuốc men mất đi cũng bộn.
Ngày 8/11, tại bản doanh Mặt Trận Dă Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích. Đính kèm số 15 mô tả bức ảnh t́nh báo tŕnh cho các cấp chỉ huy ngày 9 tháng 11.
Ngày 11/11, Bộ Tư Lệnh trù tính tấn công trại Pleime lần thứ hai vào ngày 16/11.
Ngày 12/11, các đơn vị tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công dự tính trại Pleime.
Ngày 13/11, các lực lượng bắt đầu tụ tập trong vùng Chu Prong-Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11, một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đă lên đường.
Các phương pháp kia – radar, hồng ngoại tuyến, không ảnh, hỏi cung tù binh – quá lắm chỉ cung cấp vị trí của các đơn vị địch quân, chứ không thể biết được những ǵ bàn thảo ngay trong nội bộ BTL Mặt Trận B3.
9. Một điểm khác bản báo cáo Ban 2/MACV (trang 67) nhận xét là phía Việt Cộng không hay biết đến nguồn t́nh báo chính xác phía Mỹ xử dụng: “Các phương pháp thu thập có giá trị đặc biệt v́ chúng trung thực và rất thức thời và địch hầu như không hay biết đến sinh hoạt của các phương pháp t́nh báo này,” và ngỡ tưởng là có gián điệp địch nằm trong hàng ngũ cán bộ:

Mức độ hết sức chính xác của các cuộc tấn kích khiến cho cấp lănh đạo trung đoàn bực tức triệu tập một buổi họp nhằm khám phá điều ǵ đă cho phép các lực lượng Mỹ liên tiếp oanh kích chính xác như vậy. Họ đi đến kết luận là chỉ có thể gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp địa điểm và di chuyển của các đơn vị của trung đoàn.
(Chiến dịch Pleiku, ngày 1 tháng 11, trang 46)

10. Một thông tin cá biệt chỉ t́m thấy trong bản báo cáo Ban 2/MACV (nơi trang 6: mô tả t́nh h́nh trước cuộc hành quân) là kế hoạch đánh rập mật khu Chu Prong bằng B-52 được điều nghiên từ tháng 9 năm 1965, trước khi Việt Cộng khởi động chiến dịch Plâyme ngày 19 tháng 10 năm 1965:

Căn cứ Chu Prong được biết là đă được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đă chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52.
Điều này chứng tỏ cho thấy là chiến dịch Plâyme của Việt Cộng tạo cơ hội cho Quân Đoàn II phối hợp với Ban 3/MACV phụ trách Trung Tâm Hành Oanh Tạc Chiến Lược B-52 thực hiện kế hoạch phá hủy mật khu Chuprong/Iadrang đồng thời triệt tiêu toàn bộ lực lượng gồm ba trung đoàn của Mặt Trận B3 bằng B-52.

Nguyễn Văn Tín
31 tháng 8 năm 2013

***

Phê B́nh Nhận Xét của Tướng Bùi Nam Hà về Chiến Dịch Plâyme
Trong cuốn sách, Chiến thắng Plây Me: ba mươi năm sau nh́n lại: tài liệu hội thảo khoa học(*), Thiếu Tướng Bùi Nam Hà lên tiếng góp ư với bài, Từ Plây Mê-Ia Đrăng đến Sa Thầy, Đắc Tô, Một Chặng Đường Phát Triển Đầy Sáng Tạo Trong Nghệ Thuật Đánh Mỹ Ở Chiến Trường Tây Nguyên.
Ông tuyên bố là một người trong cuộc, với cương vị Tham Mưu Trưởng mặt trận, góp một vài nhận xét về chiến dịch .

Xin nói ngay là bài có khá nhiều nhận xét sai lầm và nét nổi bật chung của toàn bài là nặng phần tuyên truyền cổ vơ ba quân hơn là phân tách khách quan thuần túy quân sự.

Hành quân Long Breach
Ngay từ đầu bài, Tướng Nam Hà đă sai lầm trầm trọng khi gọi tên của cuộc hành quân Mỹ nhằm “t́m và diệt” đối phương là Long Breach. Đây không phải lỗi in ấn chính tả, v́ vài đoạn văn sau, ông viết:
Sư đoàn kỵ binh bay số 1 (...) h́nh thành một binh đoàn chiến dịch binh quân chủng hợp thành với ư định mở cuộc hành quân Long Breach (tạm dịch: đốt phá) t́m diệt quân chủ lực ta.

Không hiểu sao mà Tướng Nam Hà lại có thể “tạm dịch Long Breach là đốt phá”? Tuy nhiên xin bỏ qua chuyện nhỏ này v́ tên đúng của cuộc hành quân là Long Reach do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đặt tên cho cuộc hành quân khi giao cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ nhiệm vụ truy đuổi tàn quân địch sau trận vây lấn và phục kích tại trại Pleime. Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, viết trong cuốn, Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, nơi trang 101:

V́ vậy quyết định phải tổ chức truy kích địch của Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II, trong đó Sư đoàn I Không Kỵ làm nỗ lực chính và Liên Đoàn Nhảy dù VN làm trừ bị sẵn sàng tham dự khi t́nh h́nh tiến triển và đ̣i hỏi, được toàn thể chiến sĩ của Sư đoàn hân hoan nhận lănh, v́ đă mấy đơn vị được may mắn mở những trang sử đầu của ḿnh với một cuộc trường chinh (Long Reach).

Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thực hiện cuộc hành quân Long Reach với ba cuộc hành quân All the Way (27/10-9/11, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ), Silver Bayonet I (9/11-17/11, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ), và Silver Bayonet II (17/11-26/11, Lữ Đoàn 2 Không Kỵ). Khi thảo bản tường tŕnh sau trận đánh, phía Mỹ cải danh xưng Long Reach thành Pleiku Campaign có lẽ với dụng ư xóa bỏ dấu vết lệ thuộc vào quyền lănh đạo cuộc hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Chủ yếu chiến dịch Plây Me là quân Mỹ
Tướng Nam Hà nhận xét:
Quyết tâm chiến dịch và chiến đấu được khẳng định là dụ quân địch vào trận để vây diệt mà đối tượng là tổng dự bị chiến dịch – chiến lược Mỹ-ngụy, chủ yếu là quân Mỹ.

Tướng Nam Hà khẳng định như vậy là quá xa sự thật. Chủ đích nguyên thủy của chiến dịch Plây Me là triệt hủy toàn bộ lực lượng của Quân Đoàn II bằng thế “công đồn đả viện”. Chính v́ muốn tránh đụng độ lớn với quân Mỹ mà thay v́ phát động chiến dịch được dự tính vào cuối năm 1965 hay đầu năm 1966 th́ lại khởi động tiến công sớm hơn ngày 19 tháng 10 năm 1965 cốt ư là hy vọng Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ mới đổ bộ lên bờ biển Qui Nhơn cuối tháng 9 và đang rục rịch khăn gói lên An Khê lập trại vào giữa tháng 10 chưa sẵn sàng ứng chiến, mặc dù Trung Đoàn 66 măi đến đầu tháng 11 mới lê gót được đến mật khu Chu Prong.

Rồi khi cho lệnh hai Trung Đoàn 32 và 33 rút lui về mật khu Chuprong-Iadrang với chủ đích kết tụ với Trung Đoàn 66 tiến công trại Pleime lần thứ hai, và lần này sẽ đánh dứt điểm chứ không đánh viện. Quả thật vậy, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 đă không tổ chức đối đầu ứng chiến với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ khi bị lùa về mật khu Chu Prong mà chỉ tập trung quân lại nhằm tấn công trại Pleime lần thứ hai khi nhầm tưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh thay thế cho Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh đánh mất tung tích của các đơn vị ḿnh nên Mặt Trận B3 liền cải đổi thế thủ qua thế công, để rồi bị quân Mỹ đột kích bất thần tại chân rặng núi Chu Prong đang khi các đơn vị chuẩn bị lên đường tiến công trại Pleime tại các địa điểm xuất quân. Thành thử Bộ Tư Lệnh B3 rút quân về Chu Prong không phải là dụ quân Mỹ vào để đánh mà là để chuẩn bị nỗ lực triệt tiêu trại Pleime trong một cuộc tiến công thứ hai.

Phi Pháo Mỹ
Tướng Nam Hà nhận xét:
Với địa h́nh có “rừng che bộ đội, rừng ngăn quân thù”, lại có tài ngụy trang khéo léo, ư thức giữ bí mật, kỷ luật cao, bộ đội ta đă hạn chế, vô hiệu hóa được một phần sức mạnh của không quân, pháo binh các loại của Mỹ - chỗ dựa chủ yếu cho sức mạnh của chúng.

Tướng Nam Hà quả thật không ngờ là phía Mỹ-ngụy đă chủ yếu đánh bại đối phương bằng oanh tạc B-52, chứ không phải bằng bộ chiến và pháo binh. Đại Tá Hiếu viết trong cuốn , Why Pleime, nơi chương VI:

Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đă bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không c̣n hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ c̣n lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.

Nắm thắt lưng địch mà đánh
Tướng Nam Hà nhận xét:
Nhân tố thứ hai là phát huy sở trường về tiến công vận động của binh đoàn chủ lực cơ động mà nội dung cơ bản là đánh gần với khẩu hiệu: “Nắm thắt lưng địch mà đánh”. Theo nguyên tắc đó, từ Tư Lệnh chiến dịch đến từng chiến sĩ các đơn vị binh chủng theo chức trách, vị trí của ḿnh mà cố gắng tiếp cận bám sát địch đến mức độ tối đa. Tất cả là nhằm bảo đảm đưa toàn bộ các tiểu đoàn đột kích vào các trận chiến đấu giáp lá cà. Đó là thể hiện tư tưởng tích cực tiến công tiêu diệt địch của quân đội ta, là cách đánh bảo đảm cho ta luôn nắm quyền chủ động, c̣n địch lúng túng bị động, phải đối phó với ta hết t́nh huống này đến t́nh huống khác, hết trận này đến trận khác.

Có ba t́nh huống trong đó phía Mỹ-ngụy đă không một tị “lúng túng” hoá giải thế “Nắm thắt lưng địch mà đánh”:
- (1) Chiến thuật Việt Cộng xử dụng để triệt hạ thiết đoàn tiếp cứu ở địa điểm phục kích là đặt để các bộ đội thiết bị lưỡi lê và dao găm tiến sát tới cạnh các xe tăng và xe bọc sắt trực sẵn để giết hại các binh sĩ của thiết đoàn sẽ bấn loạn tinh thần tự nhiên chui ra khỏi ḷng xe và nhảy xuống đất để ứng chiến quân phục kích. Trung Tá Nguyễn Trọng Luật biết vậy, nên đă ra lệnh các chiến binh không nhảy ra khỏi xe đồng thời thả cửa tung lựu đạn tay ra banh xác các chiến binh Việt Cộng. Đến khi cuộc phục kích kết thúc th́ chỉ việc ung dung xuống xe đi đếm xác địch bị lựu đạn giết hại nằm ngổn ngang sát cạnh các xe tăng.

- (2) Với thế “kiềm vĩ kích thủ”, nắm đuôi với bộ binh đập đầu với oanh tạc B-52, cán binh Việt Cộng chịu bó tay chết thảm trong khi các toán quân Mỹ cẩn thận đứng xa vùng oanh tạc khoảng cách an toàn trên 3 cây số.

- (3) Đến khi lính dù Việt Nam nhảy vào ṿng chiến trong giai đoạn chót của chiến dịch Pleime th́ các cán binh Việt Cộng của hai Tiểu Đoàn Việt Cộng – 635 và 334 – sống sót chỉ t́m cách tránh nhé sợ đụng độ với quân dù, mặc dù vậy cũng bị quân dù phục kích hai lần, bị thiệt hại khoảng 200 tên
Romano_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.07320 seconds with 10 queries